Bài ôn tập Tiếng Việt lớp 4 - Trường Tiểu học Xuân Tiến

1. Được mẹ nuông chiều, cậu con trai trở thành người như thế nào?

a. Ngoan ngoãn, chăm chỉ làm việc.

b. Trở thành một kẻ vô tâm và đoảng vị.

c. Trở thành một kẻ vô tâm và đoảng vị.

2. Hình ảnh người mẹ héo mòn và khi chết đi biến thành cây xương rồng cằn cỗi cho em thấy điều gì?

a. Người mẹ vô cùng đau khổ, cằn cỗi, khô héo như cây xương rồng khi có con hư.

b. Sức sống mãnh liệt của người mẹ.

c. Người mẹ bị trừng phạt.

3. Người con khi chết biến thành gì?

a. Người con biến thành gió.

b. Người con biến thành cát, làm thành sa mạc.

c. Người con biến thành một cái cây.

4. Vì sao người ta giải thích rằng: “Cát không sinh ra xương rồng mà chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng”?

a. Vì chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng.

b. Vì hình ảnh cây xương rồng tượng trưng cho lòng người mẹ thương những đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.

c. Vì cây xương rồng sinh ra trước cát.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài ôn tập Tiếng Việt lớp 4 - Trường Tiểu học Xuân Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TIẾNG VIỆT 4
Họ và tên: ......................................................................................Lớp: 4.......
 Cây xương rồng
Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp, nết na nhưng bị câm từ nhỏ. Về sau một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh chỉ ở với cô được vài năm thì chết, để lại cho cô một đứa con trai.
Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều nên cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm và đoảng vị. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và rượu chè bê tha. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.
Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà hoá thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng.
Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu biến thành những hạt cát bay đi vô định. Ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ nơi sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.
Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ quạnh hiu.
 (Theo Văn 4- sách thực nghiệm CNGD)
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:
1. Được mẹ nuông chiều, cậu con trai trở thành người như thế nào?
a. Ngoan ngoãn, chăm chỉ làm việc.
b. Trở thành một kẻ vô tâm và đoảng vị.
c. Trở thành một kẻ vô tâm và đoảng vị.
2. Hình ảnh người mẹ héo mòn và khi chết đi biến thành cây xương rồng cằn cỗi cho em thấy điều gì?
a. Người mẹ vô cùng đau khổ, cằn cỗi, khô héo như cây xương rồng khi có con hư.
b. Sức sống mãnh liệt của người mẹ.
c. Người mẹ bị trừng phạt.
3. Người con khi chết biến thành gì?
a. Người con biến thành gió.
b. Người con biến thành cát, làm thành sa mạc.
c. Người con biến thành một cái cây.
4. Vì sao người ta giải thích rằng: “Cát không sinh ra xương rồng mà chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng”?
a. Vì chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng.
b. Vì hình ảnh cây xương rồng tượng trưng cho lòng người mẹ thương những đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
c. Vì cây xương rồng sinh ra trước cát.
5. Các loài cây đều tránh xa sa mạc. Riêng cây xương rồng vẫn mọc trên vùng cát bỏng và hoang vu ấy. Hình ảnh đó nói lên điều gì?
a. Lòng người mẹ thương con có thể làm tất cả.
b. Cây xương rồng có sức sống mãnh liệt.
c. Người con đã hối hận và nhận ra những lỗi lầm của mình.
6. Trong câu: “Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ nơi sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.” có mấy tính từ?
a. Một tính từ: (đó là từ: .....................................)
b. Hai tính từ: (đó là các từ: ..............................)
c. Ba tính từ: (đó là các từ: ..............................)
7. Gạch dưới vị ngữ trong câu: 
	“Người mẹ vừa nghèo vừa câm ấy luôn hầu hạ và tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.”
8. Viết một câu hỏi để tỏ thái độ khen (hoặc chê).
2. Tập làm văn 
Đề 2. Tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích.

File đính kèm:

  • docbai_on_tap_tieng_viet_lop_4_truong_tieu_hoc_xuan_tien.doc
Giáo án liên quan