Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh lớp 4 giải toán có lời văn đạt hiểu quả cao trong việc học toán - Trường Tiểu học Tây Phú

 c-Một số kinh nghiệm khi hướng dẫn giải bài toán cơ bản ở lớp 4:

 Cách 1:Toán về tìm số trung bình cộng :

 Đây là dạng toán đơn giải nhất trong chương trình toán có lời văn ở lớp 4. Những bài toán đơn giản theo mẫu ở bài học thì học sinh chỉ cần dùng công thức đã học để áp dụng tính (muốn tìm trung bình cộng của nhiều số,ta tính tổng của các số đó rồi chia tổng cho số các số hạng).

 Khi dạy tiết hình thành qui tắc cho học sinh, giáo viên cần hết sức giúp cho học sinh hiểu cụm từ “số các số hạng”. Có thể hiểu rõ cụm từ này, học sinh mới thực hiện đúng qui tắc, áp dụng đúng qui tắc vào các bài toán có lời văn.

 Ở một số dạng bài này nhưng khá phức tạp hơn, giáo viên cần quan tâm để hướng dẫn học sinh giải tốt.

 Ví dụ : Có 9 ô tô chuyển thực phẩm vào thành phố, trong đó 5 ô tô đi đầu, mỗi ô tô chuyển được 36 tạ và 4 ô tô đi sau, mỗi ô tô chuyển được 45 tạ. Hỏi trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tấn thực phẩm? (SGK /28)

 Thông thường chúng ta hướng dẫn bằng lời, học sinh khá có thể theo dõi và nắm bắt được. Nhưng học sinh trung bình cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ hơn.

 

doc11 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh lớp 4 giải toán có lời văn đạt hiểu quả cao trong việc học toán - Trường Tiểu học Tây Phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t chất lượng đầu năm, bản thân giáo viên phải tìm cách nắm được đặc điểm tâm lí học sinh, trình độ nhận thức của học sinh để đề ra phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp . Xu hướng của giáo dục hiện nay bắt buộc mỗi giáo viên phải đầu tư vào mỗi bài dạy nhằm tìm ra phương pháp tích cực giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một các chắc chắn. Giáo viên là người đặt ra vấn đề, học sinh là người giải quyết vấn đề. Vậy làm sao để học sinh thành thạo các bước giải toán có lời văn để nâng chất lượng môn toán. Sau đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng :
	a-Phân nhóm học sinh theo trình độ:
	-Qua kiểm tra chất lượng đầu năm kết hợp với 1 -2 tuần thực dạy tôi sẽ chia học sinh của lớp ra thành 4 nhóm.
	*Nhóm 1:Những học sinh giải toán , có kiến thức cơ bản vững vàng chắc chắn, đa số các em thuộc thành phần gia đình khá giả, có đủ điều kiện học tập, được phụ huynh quan tâm; cũng có trường hợp các em là học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng thông minh, hiếu học và học rất giỏi. Tôi sẽ giới thiệu sơ lược qua về chương trình toán học lớp 4 cho các em nắm. Từ đó, yêu cầu các em sẽ có sự hỗ trợ cho các bạn khác trong quá trình học toán, đặc biệt là các bạn yếu toán. Khuyến khích các em gần nhà với nhau lập thành các nhóm nhỏ để giúp đỡ nhau trong học tập.
	*Nhóm 2:Những học sinh học khá toán và những em tuy học giỏi toán nhưng thiếu cẩn thận dẫn đến sai sót không đáng có. Tôi cho các em có cách nhìn sơ lược về các dạng toán ở lớp 4 để khuyến khích các em cần sự học tập trao đổi đối với các bạn giỏi và dành thời gian học với các bạn yếu để cùng tiến bộ.
	*Nhóm 3:Những học sinh dạng trung bình toán, đa số các em bị mất căn bản với nhiều lí do như: phụ huynh không quan tâm, thuộc thành phần con gia đình lao động nghèo, phải lao động phụ giúp gia đình. Sẽ cho các em ôn lại thật kĩ các kiến thức cơ bản lớp dưới và biết sơ lược chương trình toán lớp 4 để từ đó có cách nhìn tổng thể về toán lớp 4.
	*Nhóm 4:Những học sinh dạng yếu toán, đây là số học sinh chiếm tỉ lệ 30% so với khảo sát đầu năm học, là đối tượng cần phải quan tâm nhiều hơn. Nhóm này được phụ đạo
 2 buổi/tuần. Các em được trao đổi nhóm nhỏ, giúp các em mạnh dạn trao đổi, học hỏi các bạn trong nhóm nếu chưa hiểu bài.
	+Khi giao việc cụ thể cho học sinh thì giáo viên tiến hành lập thành nhóm nhỏ ( 4- 5 học sinh ) đối với học sinh cả lớp. Mỗi nhóm như thế gồm các đối tượng học sinh (học sinh giỏi, khá, trung bình, học sinh yếu). Đồng thời giáo viên trang bị cho học sinh một cách học toán dễ hiểu, dễ nhớ nhất. Đó là cách giải các bài toán có lời văn 
	b-Hướng dẫn học sinh giải bài toán có lời văn:
	Để giúp học sinh có hứng thú học tập và ham thích giải các bài toán có lời văn thì giáo viên phải luôn đổi mới cách soạn giảng, làm sao cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới, làm được bài . Trước hết giáo viên phải giúp học sinh nắm chắc các bước giải bài toán có lời văn:
	Bước 1: Đọc kĩ đề toán, xác định đâu là: “cái đã cho”, đâu là “cái cần tìm”
	Khi giải bất cứ bài toán dù là ở dạng nào ta cũng cần phải đọc kĩ đề. Đọc để hiểu đề, hiểu đúng nghĩa của nó và xác định yêu cầu của đề bài, không nên xem thường bước này. Đọc kĩ đề bài sẽ xác định được đề bài cho biết những gì? Cần tìm thêm những gì? Yêu cầu buộc học sinh phải đọc đi đọc lại nhiều lần và kết quả là”nhớ đề bài”(tránh tình trạng học sinh hiểu nhầm , giáo viên yêu cầu các em học thuộc lòng đề bài)
 Trong quá trình giải toán , nếu các em chỉ đọc qua loa chiếu lệ, rất dễ dẫn đến trường hợp sau:
	+Hiểu nhầm 1 trong các dữ liệu đề ra.
	+Xác định không đúng yêu cầu của đề bài.
	+Xác định chưa tới đỉnh.
	Từ đó nhắc học sinh phải đọc kĩ đề bài trước khi làm bài.
	Bước 2: Tóm tắt đề toán bằng cách thích hợp:
	Tóm tắt đề toán bằng nhiều cách:
	+Bằng ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn.
	+Bằng sơ đồ đoạn thẳng.
	+Bằng các hình tượng trưng.
	+Bằng sơ đồ ven
	Ở lớp 4 thường gặp nhất là cách tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, tuy nhiên ở một số dạng toán như: toán về đại lượng tỉ lệ nghịch hay tỉ lệ thuận thì cần tóm tắt bằng ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn.
	Bước 3:Phân tích đề toán để tìm cách giải:
	Đây là bước quan trọng nhất trong các bước giải một bài toán. Nó là yếu tố quyết định chất lượng bài giải trong tiết dạy, nó phụ thuộc vào sự hướng dẫn, dẫn dắt của giáo viên. Hướng dẫn các em phân tích đề toán để tìm cách giải, thường có hai con đường:
 *Con đường theo lối phân tích:
	Cách phân tích này thường bắt đầu bằng câu hỏi nhỏ: Bài toán hỏi gì ? Muốn trả lời câu hỏi ấy cần biết gì ? Trong số đó cái nào đã cho, cái nào cần tìm ? Muốn tìm được cái đó ta phải làm sao ? Tức là từ câu hỏi bài toán, ta sẽ đi ngược lại các điều đã cho trong bài toán. Đây là cách phân tích, tìm cách giải hay nhất và áp dụng được với nhiều loại bài.
	Ví dụ :Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 3km, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài . Tính diện tích khu đất đó? (SGK/101)
 	Học sinh: đọc đề, phân tích tìm cách giải
	+Bài toán yêu cầu tính gì? (diện tích khu đất hình chữ nhật )
	+Muốn biết được diện tích hình chữ nhật ta cần biết gì? (chiều dài, chiều rộng )
	+Đề bài đã cho biết gì ? (chiều dài 3km, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài)
	+Vậy ta cần tính gì ? (chiều rộng)
	+Muốn tính chiều rộng ta làm thế nào? (3: 3 )
	Đến đây học sinh đã giải được bài toán.
	*Con đường theo lối tổng hợp:
	Đây là cách giải theo con đường ngược lại với cách phân tích ở trên. Từ các điều đã cho trong bài toán có thể suy ra hoặc tính được điều gì giúp ích cho việc giải bài toán không?...cứ như thế suy luận dần dần từ những điều đã biết cho đến câu hỏi của bài toán.
	Ví dụ : Để lát một căn phòng người ta cần sử dụng hết 200 viên gạch hình vuông có cạch 30cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích bao nhiêu mét vuông, biết phần gạch vữa không đáng kể? (SGK/65)
	Học sinh:đọc đề phân tích tổng hợp cách giải
	+Mỗi viên gạch có cạnh 30cm, vậy ta sẽ tính được gì có ích cho việc giải bài toán? (diện tích một viên gạch)
	+Đơn vị là gì? (cm2 )
	+Người ta dùng 200 viên gạch như thế để lát nền nhà, vậy ta có thể trả lời câu hỏi của bài toán được chưa? Tính bằng cách nào? (200 x diện tích một viên )
	+Ra đơn vị là gì? (cm2 )
	+Vì đơn vị hỏi là m2 nên ta cần làm thêm bước gì? ( đổi từ cm2 ra m2 )
	Đến đây học sinh có thể giải được bài toán.
	-Tuy nhiên quá trình phân tích tổng hợp không phải học sinh nào cũng trả lời có định hướng đúng đắn (như đã nêu ở trên ).Ví dụ : cạnh của viên gạch hình vuông là 30cm, từ điều này ta tính được gì? Học sinh có thể trả lời : “ta tính được chu vi viên gạch”. Nên ta cần nhắc các em “tính được gì có lợi cho việc giải bài toán”.
 c-Một số kinh nghiệm khi hướng dẫn giải bài toán cơ bản ở lớp 4:
	Cách 1:Toán về tìm số trung bình cộng :
	Đây là dạng toán đơn giải nhất trong chương trình toán có lời văn ở lớp 4. Những bài toán đơn giản theo mẫu ở bài học thì học sinh chỉ cần dùng công thức đã học để áp dụng tính (muốn tìm trung bình cộng của nhiều số,ta tính tổng của các số đó rồi chia tổng cho số các số hạng).
	Khi dạy tiết hình thành qui tắc cho học sinh, giáo viên cần hết sức giúp cho học sinh hiểu cụm từ “số các số hạng”. Có thể hiểu rõ cụm từ này, học sinh mới thực hiện đúng qui tắc, áp dụng đúng qui tắc vào các bài toán có lời văn.
	Ở một số dạng bài này nhưng khá phức tạp hơn, giáo viên cần quan tâm để hướng dẫn học sinh giải tốt.
	Ví dụ : Có 9 ô tô chuyển thực phẩm vào thành phố, trong đó 5 ô tô đi đầu, mỗi ô tô chuyển được 36 tạ và 4 ô tô đi sau, mỗi ô tô chuyển được 45 tạ. Hỏi trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tấn thực phẩm? (SGK /28)
	Thông thường chúng ta hướng dẫn bằng lời, học sinh khá có thể theo dõi và nắm bắt được. Nhưng học sinh trung bình cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ hơn.
	Sơ đồ tóm tắt bằng đoạn thẳng giúp các em dễ hình dung hơn:
	 36 tạ
Ô tô đi đầu :	 
 45 tạ 
Ô tô đi sau :	 
	-Dựa vào sơ đồ trên ta dễ dàng hướng dẫn học sinh tìm hiểu :
	+Giả sử mỗi ô tô chuyển hàng là một đoạn thẳng vậy có tất cả bao nhiêu ô tô chuyển hàng : ( 5 + 4 = 9 )
	+5 ô tô đi đầu , mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tạ? 
	+4 ô tô đi sau, mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tạ?
	+Vậy trung bình mỗi ô tô chở được bao nhiêu tạ?
	(Lưu ý : học sinh ở đây tổng cộng 9 ô tô, số các số hạng là 9. Trong trường hợp này học sinh dễ nhằm lẫn là 2)
	Cách 2:Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó :
	Đây là dạng toán thường xuyên áp dụng nên ngay từ đầu ta cần lưu ý cho học sinh để các em quan tâm nhiều hơn.
	Trong nội dung kiến thức cần truyền đạt cho học sinh thì dạng toán này có thể giải bằng nhiều cách khác nhau, song các bài luyện tập không yêu cầu giải bằng 2 cách . Vì thế nên ta có thể hướng dẫn cho học sinh làm quen với một cách, sau đó mới giới thiệu cách
thứ 2. Ví dụ ta có thể hướng dẫn cho các em tìm số bé trước.
	Số bé = (tổng – hiệu ) : 2
	Số lớn = (tổng + hiệu ) : 2 
	Đối với dạng toán này một số em khá giỏi chỉ cần đọc đề bài, sau đó xác định đâu là tổng, đâu là hiệu, các em áp dụng công thức rồi tìm ra câu trả lời của bài toán.
	Tuy nhiên, đối với học sinh trung bình, yếu ta cần hướng dẫn bằng sơ đồ đoạn thẳng để các em tìm ra cách giải.
Tóm tắt : ? Sản phẩm 
Phân xưởng I : 
 120 sản phẩm 1200 sản phẩm
Phân xưởng II: ------------ 
 -Hướng dẫn học sinh giải : ta xem đoạn thẳng ngắn hơn biểu thị số sản phẩm phân xưởng I , đoạn thẳng dài hơn biểu thị số sản phẩm của phân xưởng II . Tổng chính là của cả 2 đoạn thẳng cộng lại.
	+Nếu ta đem tổng sản phẩm của 2 phân xưởng trừ đi hiệu sản phẩm của 2 phân xưởng ta được hai lần số sản phẩm phân xưởng nào? (hai lần số sản phẩm phân xưởng I )
	Vậy muốn tìm số sản phẩm phân xưởng I ta còn phải làm gì nữa? (lấy hai lần số sản phẩm phân xưởng I chia cho 2). Đến đây ta có tìm được số sản phẩm của phân xưởng II không? Em hãy tìm cách tính, tính dễ nhất. (Số sản phẩm của phân xưởng I cộng với 120 sản phẩm).
	Tuy nhiên bước giải cuối cùng (tìm số sản phẩm của phân xưởng II nhiều hơn em sẽ áp dụng công thức: số lớn = (tổng + hiệu) : 2 . Nên giáo viên cần hướng dẫn các em tìm cách tính dễ nhất, nhanh nhất.
	*Phần trực quan tóm tắt bằng sơ đồ, nó là điểm tựa trong trí nhớ của học sinh. Nó sẽ giúp các em dễ nhớ và nhớ lâu về công thức áp dụng tính cho dạng toán này. Giúp các em mở rộng tư duy tìm cách giải cho các dạng bài khác nữa. Vì vậy giáo viên phải dặn dò học sinh luôn phải tóm tắt đối với dạng toán này. Vì có tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng như thế ta mới dễ dàng nhận ra cách giải.
	Cách 3:Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó:
	Để giúp học sinh học tốt 2 dạng toán này thì giáo viên phải chuẩn bị chu đáo cho các em kiến thức về “tỉ số”.
	Ví dụ :Tổ có 3 bạn gái và 6 bạn trai thì tỉ số của bạn trai so với bạn gái là 6 : 3 = 2 . Ta nói rằng “số bạn trai gấp 2 lần số bạn gái”. Cũng tổ ấy,nhưng nếu là tỉ số của bạn gái so với bạn trai thì lại khác. Tỉ số của bạn gái so với bạn trai là 3 : 6 = 3/6. Ta nói rằng “số bạn gái bằng 3/6 số bạn trại”.
	*Lưu ý học sinh: đại lượng đầu thì số tương ứng là tử số, đại lượng sau thì số tương ứng là mẫu số.
	Ví dụ : Nói : “khối lượng gạo loại I bằng 1/4 khối lượng gạo loại II ” thì ta biết là khối lượng gạo loại I là một phần, khối lượng gạo loại II là 4 phần.
	Trước khi giải các bài toán trong 2 dạng này, ta cần yêu cầu học sinh đọc kĩ đề, đọc kĩ phân số (hay số nguyên ) chỉ tỉ số. Sau đó hỏi lại cách hiểu tỉ số đó ở học sinh để kiểm tra đúng sai, sửa chữa, hướng dẫn kịp thời mới cho tóm tắt, làm như thế đỡ tốn thời gian tiết học, vừa ôn lại kiến thức cũ cho các em. Tuyệt đối giáo viên không được làm thay các em khâu này, cần gọi học sinh lên bảng tóm tắt, học sinh bên dưới nhận xét, chữa bài nếu sai.
	*Ở hai dạng bài này, cần lưu ý các em:
	+Sau khi tóm tắt cần tìm phương pháp nào để biết trong tổng ấy ( hay trong hiệu ấy) được chia ra làm mấy phần bằng nhau?
	+Tính giá trị của một phần.
	+Từ đó tính giá trị của nhiều phần.
	Ví dụ bài toán : Mẹ hơn con 27 tuổi. Sau 3 năm nữa tuổi mẹ sẽ gấp 4 lần tuổi con. Tính tuổi của mỗi người hiện nay? (SGK /176)
	Bài toán mang tính suy luận nên cho 01 học sinh đọc đề bài, sau đó học sinh giải theo nhóm rồi trình bày bài để đi đến cách thống nhất cách giải.
	Vì mỗi năm mỗi người tăng thêm 1 tuổi nên hiệu số tuổi giữa mẹ và con không thay đổi theo thời gian.
	Ta có sơ đồ sau 3 năm: 
 ? tuổi
-Tuổi con : 	 
	 27 tuổi
-Tuổi mẹ :	 
 ? tuổi 
Từ sơ đồ tóm tắt, học sinh sẽ tính được hiếu số phần bằng nhau là : 4 -1 = 3 (phần )
Tính được tuổi của con sau 3 năm là : 27 : 3 = 9 (tuổi)
Tuổi của co hiện nay là: 9 -3 = 6 (tuổi)
Tuổi của mẹ hiện nay là : 6 + 27 =33 (tuổi )
d)Lồng ghép một số bài toán vui –học để gây hứng thú cho học sinh :
	Thỉnh thoảng , giáo viên nên lồng ghép một số bài toán vui để tạo hứng thú trong học toán cho học sinh. Nội dung những bài toán đó không khó lắm để học sinh giải được. Tuy nhiên vẫn có những điểm “mẹo” để học sinh tranh luận gây sôi nổi trong tiết học.
	Ví dụ bài toán : +Một người đốt 15 cây nến ở trong phòng, một lúc sau vì có gió nên đã làm tắt đi 3 cây nến. Thấy thế, người đó mới đóng các cánh cửa lại thì nến không tắt nữa. Hỏi một lúc sau thì còn mấy cây nến?
	+Bài toán : Một con ốc sên leo lên đỉnh một cái cây thẳng đứng cao 14m. Ban ngày ốc sên ta leo lên được 4m, nhưng ban đêm do buồn ngủ nên bị tụt xuống hết 2m. Hỏi sau mấy ngày thì ốc sên leo lên tới đỉnh?
e)Thành lập nhóm yêu toán, đăng lên báo lớp những bài toán hay và những bài có cách giải hay.
 Để các em tình nguyện tham gia vào nhóm học sinh yêu toán 1 tuần có thể sinh hoạt các em một buổi. Trong buổi đó các em giải theo nhóm một bài toán nào đó, hay tìm cách giải mới cho một bài toán ở trên lớp, hoặc đặt đề toán cho một câu tóm tắt do giáo viên đưa ra.
Trong các buổi họp mặt đó các em vui-học nên thoải mái hơn, thích thú hơn, giúp giáo viên vui vẻ hơn, yêu nghề mến trẻ hơn nữa.
Mặt khác bên cạnh tờ báo tường của lớp, ta cần làm thêm những tờ báo với tiêu đề: “Góc tiếng Việt” hay “Góc toán vui-Toán học”. Trên đó ta cho gắn những bài giải điểm cao, những bài toán hay, những kiến thức cơ bản trong chương trình của khối lớp học. Làm như vậy nhằm khích lệ tinh thần học tập của các em. Nhằm giúp các em noi gương bạn bè để hoàn thiện mình hơn.
 Giúp các em không thấy khó khăn khi học công thức toán,không cảm thấy quá khô khan, cứng nhắc.
g)Tổ chức các buổi học ngoại khóa cho các em:
 Ngoài giờ học trên lớp, các em cần có những tiết phụ đạo để ôn lại kiến thức cũ, củng cố kiến thức mới. Cần cho các em tham gia thi với các lớp khác về kiến thức toán học ở mỗi giữa học kì 1 lần hoặc vào sáng thứ 2 hàng tuần, với nhiều hình thức thay đổi như: đố em, hái hoa dân chủ, rung chuông vàng,.
h)các hoạt động hỗ trợ:
 Giáo viên thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để nhắc nhở, động viên các em học bài, làm đầy đủ bài tập ở nhà theo vở bài tập toán. Đối với học sinh yếu giáo viên chuẩn bị một số đề toán dạng cơ bản để giao cho các em luyện thêm trong các buổi học phụ đạo. Đối với học sinh khá,giỏi thì giao cho các em những bài toán nâng cao nhằm phát hiện học sinh giỏi toán. Đề toán đưa ra với nhiều hình thức khác nhau như : trắc nghiệm, tự luận, nhằm giúp các em tự học, tự đánh giá mình, không nên ỉ lại bạn bè và thầy cô.
 Trong các buổi học ôn tập giáo viên luôn thay đổi hình thức ôn tập: bảng con, làm vở, thảo luận để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
 3-Nguyên nhân thành công và tồn tại nẩy sinh trong quá trình tổ chức:
	*Thành công : -Do giáo viên có kế hoạch ngay từ đầu năm,nắm tình hình đặc điểm của từng học sinh và từng nhóm học sinh. Từ đó xây dựng một lớp học đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập. Có kế hoạch phân nhòm học tập với nhiều đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu khác nhau nhằm tạo dựng tình cảm thân thiết giữa thầy và trò, giữa trò với trò.
	-Phối hợp nhiều hình thức học tập, giữa thảo luận nhóm, cá nhân, tập thể dưới sự hướng dẫn của thầy mà học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Giúp học sinh hiểu học tốt môn toán lớp 4 chính là tạo nền tảng vững chắc cho việc học toán lớp 5.
	-Khi học sinh gặp khó khăn trong giải toán , giáo viên cần có thái độ gợi mở, nhẹ nhàng, chọn lựa câu hỏi dễ hiểu, gần gũi, tránh gây căng thẳng , giúp các em tự tin trong học tập. Giáo viên chịu khó thiết kế đề bài trắc nghiệm cho học sinh ôn tập để học sinh làm quen với cách ra đề của phòng, sở .
	Giáo viên phải luôn là người có tác phong chuẩn mực, có sự chuẩn bị chu đáo về kế hoạch bài học trước khi lên lớp, ứng xử linh hoạt với các tình huống xảy ra trong lớp.
 *Tồn tại :-Do chương trình lớp 4 đa dạng, phong phú từ cơ bản đến suy luận nên học sinh thường ngán ngại. Một số em mất cơ bản về giải toán có lời văn ở lớp dưới nên khả năng tiếp thu chậm. 
 4-Kết quả đạt được:
 Tóm lại, việc nâng cao chất lượng giải Toán có lời văn lớp 4 là một công việc đòi hỏi giáo viên phải cải tiến phương pháp giảng dạy và tự đề ra cho mình một số biện pháp tích cực, phù hợp với từng đối tượng học sinh và đặc điểm của lớp học. Người giáo viên cần phải linh hoạt , sáng tạo khi áp dụng biện pháp không cứng nhắc, rập khuôn, điều quan trọng là tạo sự hứng thú, say mê học toán đối với các em ngay từ khi mới bước chân vào lớp 4. Tất cả điều đó sẽ giúp cho kết quả môn toán ở cuối năm học đạt kết quả cao.
*Kết quả thực hiện kiểm chứng:
Năm học
Sỉ
số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Ghi chú
SL
TL (%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
2012 -2013
30
5
16,66
9
30
13
43,33
3
10
Cuối HKI
2013 -2014
28
6
21,42
9
32,14
11
39,3
2
7,14
2012 -2013
30
7
23,33
10
33,33
12
40
1
3,33
Cuối năm
2013 -2014
28
8
28,6
10
35,7
10
35,7
0
0
 -Từ kết quả đạt được của học sinh trong năm học :2013 -2014, tôi vui mừng nhận thấy chất lượng môn toán của học sinh được nâng lên rõ rệt, số lượng học sinh giỏi toán có phần tăng lên, học sinh trung bình, yếu môn toán giảm đi hẳn.
 5-Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
	-Qua nhiều năm áp dụng biện pháp nêu trên tôi nhận thấy hiệu quả của việc “nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 4” thật đáng khích lệ. Số lượng học sinh giỏi tăng lên rõ rệt, học sinh khá dần dần khắc phục những sai sót, rèn luyện tính cẩn thận. Chất lượng học sinh trung bình, yếu được nâng lên rõ rệt. Đa số các em đã có ý thức học tập, tự giác làm bài, biết giúp đỡ lẫn nhau, biết sử dụng đồ dùng học toán một cách thành thạo, biết quan sát các đối tượng liên quan đến toán học trong thực tế cuộc sống.
 6-Phạm vi, tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm :
 - Từ thực tế dạy học và thực trạng của học sinh, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm trong việc dạy toán có lời văn cho học sinh lớp 4 vào việc họp chuyên môn trong tổ để được chia sẽ. Hy vọng sẽ phần nào giúp các đồng chí, đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm để dạy toán cho học sinh của lớp mình được tốt hơn. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí, đồng nghiệp để tôi ngày một hoàn thiện hơn về chương trình môn toán có lời văn ở lớp 4. Từ đó giúp học sinh yêu thích, có hứng thú học môn học này hơn và không còn nhàm chán.Đồng thời sẽ giảm bớt tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng vì bị hỏng kiến thức hay không tiếp thu được bài,khi học môn toán.
 7-Những bài học kinh nghiệm:
	-Giáo viên phải luôn quan tâm đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm tâm lý và trình độ nhận thức của học sinh lớp mình. Đồng thời phải nắm được trình độ nhận thức của từng học sinh, tạo sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh, giúp học sinh tích cực, chủ động , sáng tạo trong học tập. Đặc biệt tạo cho học sinh có thói quen thực hiện các bước khi giải bài toán có lời văn: 
	+Đọc kĩ đề bài trước khi làm bài.
	+Tóm tắt và suy nghĩ để tìm cách giải.
	+Trình bày bài giải.
	+Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
	-Giáo viên nên tích lũy kinh nghiệm qua từng bài, từng tiết học để lần sau dạy các em dễ nhớ, dễ hiểu hơn, hiệu quả bài học cao hơn.
	-Thường xuyên quan tâm, theo dõi học sinh yếu để có kế hoạch phụ đạo, tổ chức các buổi học ngoại khóa, thành lập nhóm yêu toán, lồng ghép một số bài toán vui để gây hứng thú cho học sinh.
	-Trình tự việc làm trên lớp của giáo viên là: giao nhiệm vụ, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra đánh giá. Khâu giao nhiệm vụ cho học sinh có nghĩa là em nào cũng nắ

File đính kèm:

  • docGiúp học sinh lớp 4 giải toán có lời văn đạt hiệu quả trong học toán.doc
Giáo án liên quan