Bài giảng Môn Tin học lớp 8 - Tuần 9 - Tiết 18 - Bài tập

HS: Ghi bài vào vở, nghiên cứu tìm hiểu nội dung bài.

+ HS: Đọc và tìm hiểu các thông tin và nội dung liên quan đến bài toán được đưa ra.

+ HS: Trình bày Input và Output.

- Input: cân nặng, chiều cao của một người.

- Output: Chỉ số BMI.

+ HS:Khai báo biến chiều cao và cân nặng và chỉ số BMI.

+ HS: Kiểu dữ liệu Real.

 

doc2 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2237 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 8 - Tuần 9 - Tiết 18 - Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/10/2014
Ngày dạy: 15/10/2014
Tuần: 9
Tiết: 18
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Luyện tập nội dung khái báo và sử dụng biến.
2. Kĩ năng: 
- Sửa các lỗi trong quá trình khai báo và sử dụng biến.
- Viết được chương trình Pascal đơn giản, khai báo đúng biến, câu lệnh vào ra để nhập thông tin từ bàn phím hoặc đưa thông tin ra màn hình.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong quá trình làm bài tập, có ý thức học tập, sáng tạo, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: 
8A1:……………………………………………………………………………
8A2:……………………………………………………………………………
8A3:……………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: 
Lồng ghép trong nội dung bài học
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 1.
+ GV: Tìm lỗi sai trong các lệnh khai báo sau và sửa lại cho đúng:
a) var start, begin: real;
b) const x:=3.14; y:=1000;
c) var a:=5;
d) const ten lop = ‘8A 2’;
e) var HS, TB: integer, real;
f) const ten = Tin hoc;
g) var a; b: integer;
+ HS: Thực hiện theo cá nhân thực hiện vào vở học.
a) var start: real;
b) const x=3.14; y=1000;
c) const a=5;
d) const ten_lop = ‘8A 2’;
e) var HS: integer; TB: real;
f) const ten = ‘Tin hoc’;
g) var a, b: integer;
1. Bài tập 1.
a) var start: real;
b) const x=3.14; y=1000;
c) const a=5;
d) const ten_lop = ‘8A 2’;
e) var HS: integer; TB: real;
f) const ten = ‘Tin hoc’;
g) var a, b: integer;
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập 2.
+ GV: Yêu cầu HS tìm hiểu nội dung bài tập.
Bài tập: Viết chương trình tính chỉ số khối cơ thể BMI theo công thức BMI=, trong đó w là cân nặng của một người (tính bằng kilôgam), H là chiều cao của người đó (tính bằng mét).
+ GV: Cho biết biến cần khai báo trong chương trình là gì?
+ GV: Mỗi biến này tương ứng với từng loại dữ liệu gì?
+ GV: Giải thích lí do lựa chọn dữ liệu trên.
+ GV: Gọi một HS trả lời các bạn khác lắng nghe nhận xét.
+ GV: Cho HS thảo luận nhóm lớn.
+ GV: Yêu cầu HS viết đoạn chương trình này ra giấy để minh họa.
+ GV: Vấn đáp các dữ liệu nào được nhập từ bàn phím.
+ GV: Dữ liệu nào dùng để xuất kết quả tình toán.
+ GV: Cho HS thực hiện trên máy tính, viết chương trình theo cá nhân.
+ GV: Chỉnh sửa sai xót và hoàn chỉnh nội dung.
+ HS: Ghi bài vào vở, nghiên cứu tìm hiểu nội dung bài.
+ HS: Đọc và tìm hiểu các thông tin và nội dung liên quan đến bài toán được đưa ra.
+ HS: Trình bày Input và Output.
- Input: cân nặng, chiều cao của một người.
- Output: Chỉ số BMI.
+ HS:Khai báo biến chiều cao và cân nặng và chỉ số BMI.
+ HS: Kiểu dữ liệu Real.
+ HS: Cân nặng và chiều cao có số lẽ nên khai báo kiểu Real để có thể tính được phần thập phân phù hợp với yêu cầu bài toán.
+ HS: Thảo luận theo yêu cầu.
+ HS: Viết chương trình minh họa và tìm hiểu về chương trình thưc hiện.
+ HS: Chiều cao và cân nặng được nhập từ bàn phím.
 + HS: Chỉ số BMI.
+ HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV đưa ra.
+ HS: Lắng nghe, chú ý theo dõi bài học.
2. Bài tập 2.
* Bài giải:
Program chiso;
Uses Crt;
Var BMI, h, w: Real;
Begin
Write(‘nhập h’);
Readln(h);
Write( ‘nhập w’);
Readln(w);
BMI := w/(h*h);
Writeln(‘BMI= ’,BMI);
End.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài tập 3.
+ GV: Yêu cầu HS tìm hiểu nội dung bài tập.
Bài tập: Tính cước phí sử dụng các dịch vụ internet qua đường truyền ADSL hàng tháng với cách tính cước phí là trả theo lưu lượng sử dụng, được cho như sau:
Tổng số tiền=tiền thuê bao hàng tháng + đơn giá 1MB * số MB dữ liệu đã sử dụng.
+ GV: Hãy cho biết biến cần khai báo trong chương trình là gì?
+ GV: Biến này tương ứng với từng loại dữ liệu gì?
+ GV: Giải thích lí do lựa chọn kiểu dữ liệu trên.
+ GV: Nhận xét và bổ sung.
+ GV: Yêu cầu hoàn thành đoạn chương trình này ra giấy.
+ GV: Chỉnh sửa sai xót và hoàn chỉnh nội dung.
+ GV: Hướng dẫn HS làm một bài toán đơn giản trong TP pascal.
+ HS: Ghi bài vào vở, nghiên cứu tìm hiểu nội dung bài.
+ HS: Đọc và tìm hiểu các thông tin và nội dung liên quan đến bài toán được đưa ra.
+ HS: Trình bày Input và Output tương tự như bài toán trên.
+ HS: Thực hiện các bước lập chương trình thực hiện tương tự sự hướng dẫn của bài tập trên.
+ HS: Phát biểu: 
A: Tiền thuê bao hằng tháng, b: Đơn giá 1MB, c: Số MB dữ liệu đã sử dụng, T: Tổng số tiền. Kiểu dữ liệu Real.
+ HS: Chú ý lắng nghe phần giải thích sử dụng biến.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe.
+ HS: Viết chương trình theo nhóm lớn.
+ HS: Thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV.
+ HS: Lắng nghe, chú ý theo dõi và thực hiện theo hướng dẫn.
3. Bài tập 3.
* Bài giải:
Program ADSL;
Var a,b,c,T: Real;
Begin
 Write(‘Nhap tien thue bao hang thang: ’);
 Readln(a);
 Write(‘Nhap don gia 1 MB: ’);
 Readln(b);
 Write(‘Nhap MB du lieu da su dung ’);
 Readln(s);
 T:= a+b*s;
 Write(‘Tong so tien phai thanh toan: ’,T:5:2);
 Readln;
End. 
4. Củng cố: 
- Củng cố trong nội dung bài học.
5. Dặn dò:
- Xem trước nội dung bài tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctuan 9 tiet 18 tin 8 2014 2015.doc