Giáo án Tin học 8: Làm việc với dãy số

Bước 4: Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả

Câu ND1.LT.NB.1

Cho các từ/cụm từ sau: mảng, cùng, chỉ số, thứ tự, kiểu

Hãy chọn từ/cụm từ thích hợp và điền vào chỗ trống:

Dữ liệu kiểu mảng là một tập hợp hữu hạn các phân tử có ., mọi phần tử đều có . một kiểu dữ liệu, gọi là kiểu của phần tử.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 8: Làm việc với dãy số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ
Bước 1: Lựa chọn chủ đề
	Làm việc với mảng một chiều (Tin học 8)
Bước 2: Xác định KTKN và năng lực hướng tới của chủ đề
a) Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành
Kiến thức
Biết được khái niệm mảng một chiều 
Biết cách khai báo mảng, truy cập các phần tử của mảng 
Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất của một dãy số
Kĩ năng
Thực hiện được khai báo mảng, truy cập phần tử mảng, sử dụng các phần tử của mảng trong biểu thức tính toán 
Viết được chương trình tìm số lớn nhất và số nhỏ nhất của mảng.
b) Năng lực hướng tới
- Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra cần sử dụng dữ liệu mảng. 
- Diễn tả thuật toán sử dụng dữ liệu mảng trên ngôn ngữ lập trình.
Bước 3: Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Khái niệm
Dãy số và biến mảng
Lý thuyết
Mô tả được khái niệm dãy số, mảng một chiều
ND1.LT.NB
Hiểu được nhu cầu cần sử dụng mảng một chiều với bài toán cụ thể
ND1.LT.TH.1
Cách khai báo, truy cập biến mảng
Lý thuyết
Biết mô tả cách khai báo, gán giá trị, đọc giá trị và tính toán với các giá trị của một phần tử trong biến mảng một chiều.
ND2.LT.NB.1
Hiểu và giải thích được câu lệnh khai báo biến mảng một chiều, nhóm câu lệnh thường dùng để nhập giá trị cho biến mảng.
ND2.LT.TH.1
Thực hành
HS sửa được lỗi khai báo, truy cập mảng trong các chương trình quen thuộc.
ND2.TH.TH.1
Một số thuật toán sử dụng mảng
Lý thuyết
HS hiểu và giải thích được cơ chế hoạt động của câu lệnh ghép khi sử dụng mảng
ND3.LT.TH.1
HS viết được câu lệnh ghép với các bài toán đơn giản về mảng
ND3.LT.VDT.1
Thực hành
HS sửa được lỗi trong các chương trình quen thuộc về mảng
ND3.TH.TH.1
HS tự viết chương trình của một số bài toán quen thuộc về mảng
ND3.TH.VDT.1
HS tự viết chương trình của một số bài toán trong tình huống mới về mảng
ND3.TH.VDC.1
ND3.TH.VDC.2
Bước 4: Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả
Câu ND1.LT.NB.1 
Cho các từ/cụm từ sau: mảng, cùng, chỉ số, thứ tự, kiểu
Hãy chọn từ/cụm từ thích hợp và điền vào chỗ trống:
Dữ liệu kiểu mảng là một tập hợp hữu hạn các phân tử có .., mọi phần tử đều có . một kiểu dữ liệu, gọi là kiểu của phần tử.
Câu ND1.LT.TH.1 Trong các bài toán sau bài toán nào bắt buộc phải sử dụng biến mảng
1
Tính tổng các số tự nhiên từ 1 tới 15
2
Tìm các tháng có số tiền điện phải trả lớn hơn số tiền trung bình cộng của 12 tháng
3
Tính tổng tiền điện sử dụng trong 12 tháng
4
Đếm các tháng có số tiền điện lớn hơn 300000đ
Câu ND2.LT.NB.1 Các khai báo, lệnh sau đây là đúng hay sai
1
Var x:array[1.5..10] of real;
2
Var x:array[10..5] of integer;
3
Var x:array[1..10] of integer;
Begin
	x[15]:=0;
End.
Câu ND2.LT.NB.2 Để nhập các giá trị cho mảng x có 18 phần tử, chương trình sau đúng hay sai?
Var x:array[1..10] of integer;
Begin
 For i:=1 to 18 do Readln(x[1]);
End
Câu ND2.TH.TH.1 Tìm và sửa lỗi sai trong chương trình tìm số lớn nhất của dãy số gồm 20 phần tử
Var x:aray[1..10] of real;
 max:integer;
Begin
	For i:=1 to 20 do readln(a[i]);
	max:=a[1];
For i:=2 to 20 do 
If max<a[i] then max:=a[i];
	Writeln(max);
End.
Câu ND3.LT.TH.1 Cho biết kết quả của biến S sau khi thực hiện các đoạn chương trình sau 
S:=0;
For i:=1 to 10 do 
A[i]:=i;
S:=s+a[i]; 
S:=0;
For i:=1 to 10 do 
Begin
A[i]:=i;
S:=s+a[i]; 
	End;
Câu ND3.LT.VDT.1 Hoàn thiện đoạn lệnh sau nhằm mục đích tìm GTLN và GTNN trong mảng
	min:=a[1]; max:=a[1];
For i:=2 to n do 
If max<a[i] then max:=a[i];
min>a[i]  min:=a[i];
Câu ND3.TH.TH.1 Cô giáo có một túi kẹo để thưởng cho 10 bạn học giỏi, mỗi bạn được bốc kẹo trong túi một lần. Hỏi có bao nhiêu bạn bốc được số viên kẹo là chẵn. 
Chương trình viết sau đây bị sai. Em hãy sửa lại cho đúng.
Var a:array[1..50] of integer;
 dem: integer;
Begin	
	For i:=1 to 20 do 
readln(a[i]); 
	If i mod 2 = 0 then dem:=dem+1;
	Writeln(dem);
End.
Câu ND3.TH.VDT.1 Trò chơi lò cò lẻ
Trò chơi lò cò rất phổ biến, một trong những cách chơi khác của trò chơi được diễn tả như sau: có N ô trên sân, mỗi ô có chứa một số viên sỏi. Một người chơi phải nhảy lò cò lần lượt qua các ô, mỗi ô chỉ qua một lần, tại mỗi ô nhảy qua người đó có 3 lựa chọn
Bốc hết số sỏi trong ô
Bốc ½ số sỏi trong ô
Không bốc viên sỏi nào trong ô
Em hãy viết chương trình giúp người chơi bốc các viên sỏi như thế nào để sau cùng số lượng các ô có số viên sỏi là số lẻ nhiều nhất.
Dữ liệu vào
Dữ liệu ra
5 8 7 3 4 10
4
Câu ND3.TH.VDC.1: Bài toán gặp mặt
Tại một vương quốc nọ, nhà vua mở hội kén phò mã cho công chúa. Từ sáng sớm nhà vua cho mở cổng thành để các hoàng tử từ mọi nơi có thể vào thành ứng thí. Khi vào hoàng cung, công chúa sẽ đặt 1 câu hỏi khác nhau cho mỗi hoàng tử trả lời. Nếu trả lời sai, vị hoàng tử ấy sẽ phải rời khỏi cổng thành. Sau khi kết thúc một ngày chọn hoàng tử, nhà vua muốn biết số lượng hoàng tử nhiều nhất có mặt trong hoàng cung tại một thời điểm là bao nhiêu. Rất may, người lính gác cổng thành đã rất cẩn thận ghi lại thời gian, mỗi người đi vào sẽ được đánh một số ‘1’ và đi ra sẽ được đánh một số ‘-1’. Em hãy viết chương trình giúp nhà vua thực hiện yêu cầu trên.
Ví dụ:
Dữ liệu vào
Dữ liệu ra
1 -1 1 1 1 -1 -1 -1
3
Câu ND3.TH.VDC.2: Alibaba
Một lần vô tình Alibaba tìm được một hang động chứa nhiều vật quý hiếm của một băng cướp, trong hang động có rất nhiều rương, mỗi rương đựng cùng một loại cổ vật quý giống nhau, mỗi cổ vật có giá trị là một số nguyên dương và không trùng với giá trị của cổ vật ở các rương khác. Alibaba đi qua một số rương tại mỗi rương Alibaba có thể không lấy hoặc lấy một số cổ vật nếu lấy thì Alibaba xếp vào túi theo cách vật nào lấy sau thì xếp lên trên vật lấy trước. Sau khi lấy được N cổ vật Alibaba đi ra cửa hang thì gặp bọn cướp, thủ lĩnh bọn cướp sau khi tra hỏi biết Alibaba là người tốt đã cho phép Alibaba mang số cổ vật đi với điều kiện các loại cổ vật giống nhau chỉ được giữ lại một. Hỏi số cổ vật Alibaba phải trả lại là bao nhiêu?
Ví dụ:
Dữ liệu vào
Dữ liệu ra
5 5 5 7 7 4 4 9
4

File đính kèm:

  • docBài tập tập huấn KTDG_2.doc