Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Học vần on - An

Hoạt động 2.2 : Luyện đọc từ (rau non, hòn đá, thợ hàn, bàn ghế)

- GV đính bảng các từ .Trong các từ trên tiếng nào có chứa vần vừa học. Hs đứng tại chỗ nói. Gọi 1 HS lên bảng gạch chân và đọc trơn vần on, an có trong các tiếng trên – 1 HSNX – GV khẳng định.

* Luyện đọc từ:

- GV hướng dẫn cách đọc từ (rau non: Đọc đánh vần tiếng : non(5em). Đọc trơn từ: rau non ( 5 em ).

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Học vần on - An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T1
HỌC VẦN
 TIẾT: 
ON - AN
SGK/60-61
 TGDK: 38’
A.Muïc tieâu:
 - Đọc được: on, an, mẹ con, nhà sàn; từ và các câu ứng dụng.
 - Viết được: on, an, mẹ con, nhà sàn.
 - Luyện nói từ 1-3 câu theo chủ đề: Bé và bạn bè. 
 - HS khá, giỏi biết đọc trơn.
B.Đồ dùng dạy học:
 	- GV : SGK, Bảng nỉ, bộ chữ cái, thẻ từ, tranh ..... 
 	- HS: SGK, vở BTTV,bảng con, Bộ đồ dùng học tập, vở tập viết.
C.Các hoạt động dạy học: 
I.TIẾT 1: 
1.Hoạt động 1: Bài cũ 
Tiết HV hôm trước các em học bài gì? ôn tập
- Đọc: Bảng ôn,vần: ao bèo, Vần: ao bèo, cá sấu.Vần: ao bèo, cá sấu; kì diệu 
- 1HS đọc câu ứng dụng sgk/89() 
- TLCH: Tìm trong câu tiếng chứa vần đã học?
 - Lớp viết bảng con từ: .
- NX– NX bài cũ. 
2.Hoạt động 2 : Dạy bài mới.
* Giới thiệu: Ở các tiết học trước các em đã học được rất nhiều vần. Hôm nay, chúng ta sẽ học thêm 2 vần mới có kết thúc bằng âm n, đó là vần on và vần an. 
- Chúng ta học vần mới thứ nhất vần on.
a.Hoạt động 2.1 : Dạy vần mới on.
- GV viết vần on lên bảng – HD cách phát âm:( Khi phát âm vần on các em chú ý mở miệng hơi rộng, đầu lưỡi đặt ở chân răng, hơi thoát qua đường mũi. Các em nghe cô đọc: on
- GV phát âm mẫu - Gọi HS phát âm (1/2 lớp) , cả lớp ĐT 1 lần .
- Phân tích vần on :Vần on gồm có mấy âm ghép lại( có 2 âm ghép lại, âm o đứng trước, âm n đứng sau) – HSNX sau đó phân tích lại. Các em tìm âm và ghép vần on vào bảng cài. – KT, sửa sai.- HS đưa bảng- GV đính vần on lên bảng lớn. 
- Gọi HS đọc đánh vần vần on (10 em) – đọc trơn vần on (10 em) trên bộ ĐDHT. 
- GV: có vần on các em tìm âm c ghép tiếng con . GV kiểm tra, sửa sai,giơ bảng đính tiếng con. 
- Gọi HS phân tích tiếng con: Tiếng con gồm âm gì ghép với vần gì?( tiếng con gồm âm c đứng trước , vần on đứng sau )- HSNX – P. tích lại - HS đánh vần tiếng (3 -5 em )- Đọc trơn tiếng ( 3-5 ).
* GV đưa tranh –- GT từ mẹ con : mẹ là người sinh ra con, có mối quan hệ ruột thịt. 
- GV đính từ – HS đọc trơn từ ( 3-5 em ) - HS đọc cột ( 3 em ). 
* Chúng ta học vần mới thứ 2 đó là vần an.
b.Hoạt động 2.2 : Dạy vần mới an.
- GV viết vần an lên bảng – HD cách phát : Khi phát âm vần an các em chú ý mở miệng rộng hơn, đầu lưỡi đặt ở chân răng, hơi thoát qua đường mũi. Các em nghe cô đọc: an
- GV phát âm mẫu . 
- Gọi HS phát âm (1/2 lớp) , cả lớp ĐT 1 lần .
- Phân tích vần an:Vần an gồm có mấy âm ghép lại( có 2 âm ghép lại, âm o đứng trước, âm n đứng sau) – HSNX sau đó phân tích lại. Các em tìm âm và ghép vần an vào bảng cài. – KT, sửa sai.- HS đưa bảng- GV đính vần an lên bảng lớn. 
- Gọi HS đọc đánh vần vần an (10 em) – đọc trơn vần an (10 em) trên bộ ĐDHT. 
- GV: có vần an các em tìm âm s và dấu sắc ghép tiếng sàn . GV kiểm tra, sửa sai, giơ bảng đính tiếng sàn. 
- Gọi HS phân tích tiếng sàn: Tiếng sàn gồm âm gì ghép với vần gì và dấu gì?( tiếng sàn gồm âm s đứng trước , vần an đứng sau và dấu sắc đặt trên âm a )- HSNX – P. tích lại - HS đánh vần tiếng (3 -5 em )- Đọc trơn tiếng ( 3-5 ).
- GT từ nhà sàn: nhà có sàn để ở, làm ở lưng chừng cột, cách mặt đất hay mặt nước, thường thấy ở miền rừng núi.
- GV đính từ – HS đọc trơn từ ( 3-5 em ) 
- HS đọc cột ( 3 em ). 
* Hs đọc lại 2 cột vần theo thứ tự sau đó gv chỉ bất kì vần, tiếng, từ để các em nhận diện.
* So sánh :
 - Giống: Đều kết thúc là n. 
 - Khác: on có o, còn an có a. Vì khác nhau nên đọc cũng khác nhau: on, an .
- GV yêu cầu 3 HS đọc lại 2 vần on,an.
* NGHỈ GIỮA TIẾT. 
b.Hoạt động 2.2 : Luyện đọc từ (rau non, hòn đá, thợ hàn, bàn ghế) 
- GV đính bảng các từ .Trong các từ trên tiếng nào có chứa vần vừa học. Hs đứng tại chỗ nói. Gọi 1 HS lên bảng gạch chân và đọc trơn vần on, an có trong các tiếng trên – 1 HSNX – GV khẳng định.
* Luyện đọc từ: 
- GV hướng dẫn cách đọc từ (rau non: Đọc đánh vần tiếng : non(5em). Đọc trơn từ: rau non ( 5 em ).
- Từ hòn đá HD tương tự.
- Từ thợ hàn: đánh vần tiếng hàn – kết hợp đọc trơn từ thợ hàn ( 5em).
Giảng từ: GV giải thích từ: thợ hàn : là thợ sửa chữa, hàn những sản phẩm bằng kim loại. 
- Từ bàn ghế HD tương tự.
- Gọi HS đọc 4 từ ( theo thứ tự) 3 em – HS đọc ( không theo thứ tự)2 em. 
- HS đọc toàn bài ( 1 em ). 
* Phân biệt chữ in thường và chữ viết thường: .
- Chữ in thường các em thấy ở đâu?
- Chữ viết thường các em thường thấy ở đâu?
* Chữ in thường dùng để đọc, chữ viết thường dùng để viết, cô sẽ hướng dẫn các em viết các vần và tiếng vừa học.
3.Hoạt động 3: Luyện viết ( on, an, con, sàn ). 
- GV hướng dẫn cách viết vần on : - viết mẫu. HSTLCH: các con chữ o và n cao mấy ô li?- 1 HSTL – 1 HSNX – GV khẳng định.
- Hướng dẫn viết trên không bằng ngón trỏ. Viết bảng con. Nhắc HS tư thế ngồi viết, khi viết nhớ viết liền mạch, đúng mẫu.
- HS viết – GV nhận xét, sửa sai . 
- GV hướng dẫn cách viết vần an - viết mẫu. HSTLCH: con chữ a và chữ n cao mấy ô li?- 1 HSTL – 1 HSNX – GV khẳng định.
- Hướng dẫn viết trên không bằng ngón trỏ. Viết bảng con. Nhắc HS tư thế ngồi viết, khi viết nhớ viết liền mạch, đúng mẫu.
- HD viết - viết mẫu tiếng con. Khi viết các em đặt phấn ở dưới dòng kẻ thứ 3 bắt đầu viết con chữ c, cuối nét của con chữ c lia lên nối với vần on.
- HS viết – GV nhận xét, sửa sai . 
- HD viết - viết mẫu tiếng sàn. Khi viết các em đặt phấn ở trên dòng kẻ thứ 2 bắt đầu viết con chữ s, cuối nét của con chữ c lia lên nối với vần an, đặt dấu huyền trên con chữ a.
- HS viết – GV nhận xét, sửa sai . 
- HS đọc ND tiết1 ( 1em ). 
* Nhận xét tiết 1.

File đính kèm:

  • docvan on an.doc