Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Trường Xuân 1

Câu 1. Điều gì đã khiến người mẹ trong câu chuyện cảm thấy xúc động?

Trả lời: Bức ảnh trên báo đăng hình một gia đình bị bão tàn phá rất thương tâm

Câu 2. Người mẹ muốn dạy các con mình điều gì?

Trả lời: Biết chia sẻ với những con người đã gặp hoàn cảnh không may mắn

2. Cảnh đông con

Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.

Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh.

Thạch Lam

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời câu hỏi:

Câu 1: Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ:

 Trả lời: Đi làm mướn.

Câu 2: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói.

Trả lời: Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói là gia đình không có ruộng, đông con

 

doc13 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Trường Xuân 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỜNG XUÂN 1
Họ và tên: Phạm Ngọc Dũng
Lớp: 5A4
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 – LỚP 5
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN TOÁN
Thời gian làm bài 35 phút
(Không kể thời gian phát đề
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
Bằng số
Bằng chữ
...
 ĐỀ BÀI
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng:
Bài 1: Hai mươi bốn đơn vị, một phần mười, tám phần trăm được viết là ?: (0,5điểm)
A. 24,18
B. 24,108
C. 24,018
D. 24,0108
Bài 2: Phân số viết dưới dạng số thập phân là: (0,5điểm)
A. 0,065
B. 0,65
C. 6,05
D. 6,5
Bài 3: Phần nguyên của số 1942,54 là :(0,5điểm) 
A. 54 
B. 194254
C. 1942
D. 1924,54
Bài 4: Chữ số 5 trong số thập phân 1942,54 có giá trị là ? (0,5điểm)
A. Phần triệu
B. Phần trăm
C. Phần mười
D. Phần nghìn
Bài 5: 7cm29mm2 = ..............cm2 số thích hợp viết vào chỗ chấm là: (0,5điểm)
A. 79
B.790 
C. 7,09 
D. 7900 
Bài 6: Chiều dài 30m, chiều rộng 15m. Chu vi của một hình chữ nhật là. (0,5điểm)
A. 80 m
B. 70 m
C. 90 m
D. 60 m
Bài 7: Điền dấu ; = ; thích hợp vào chổ chấn: (3điểm)
a)  1
b) .... 
c) 3,125 ... 2,075 
d) 56,9 ... 56
e) 42dm4cm ... 424cm
h) 9kg ... 9000g
Bài 8: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm)
a) 1,5 tấn = kg b) 5000m2 = . ha
Bài 9: Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn: (1điểm)
 34,075; 34,175; 34,257; 37,303; 37,329; 37,314
Bài 10: Một đội trồng rừng trung bình cứ 4 ngày trồng được 1500 cây thông. Hỏi trong 12 ngày đội đó trồng được bao nhiêu cây thông ? (2điểm) 
Bài giải
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN “TOÁN” LỚP 5A4
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng: 0,5 điểm
Bài
1
2
3
4
5
6
Khoanh đúng
A
B
C
C
C
C
Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Bài 7: Điền dấu thích hợp vào chổ chấn: (3 điểm)
a) < 1
b) < 
c) 3,125 > 2,075
d) 56,9 > 56
e) 42dm 4cm = 424cm
h) 9kg = 9000g
Bài 8: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm)
a) 1,5 tấn = 1500 kg b) 5000m2 = 0,5ha
Bài 9: Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn: (1 điểm)
 34,075; 34,175; 34,257; 37,303; 37,314; 37,329
Bài 10: Một đội trồng rừng trung bình cứ 4 ngày trồng được 1500 cây thông. Hỏi trong 12 ngày đội đó trồng được bao nhiêu cây thông ?(2 điểm)
Bài giải
 12 ngày gấp 4 ngày số lần là: (0,25đ)
 12 : 4 = 3 (lần) (0,75đ)
 Số cây thông đội đó trồng được trong 12 ngày là: (0,25đ )
 1500 x 3 = 4500 (cây) (0,5đ)
 Đáp số: 4500 cây thông. (0,25 đ)
Lưu ý: Học sinh làm: Trung bình một ngày đội đó trồng được là: (0,25đ)
 1500 : 4 = 375(cây) (0,25đ)
 Số cây thông đội đó trồng được trong 12 ngày là: (0,25đ )
 375 x 12 = 4500 (cây) (0,5đ)
 Đáp số: 4500 cây thông. (0,25 đ)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2019 - 2020 
LỚP 5A4
Mạch kiến thức, kỹ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đọc, viết, so sánh phân số, số thập phân.
Số câu
3
3
Số điểm
4
4
 Giá trị số thập phân
Số câu
2
2
Số điểm
1
1
 Chu vi hình chữ nhật
Số câu
2
2
Số điểm
1
1
 Đo độ dài, khối lượng
Số câu
2
2
Số điểm
2
2
 Giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ . Giải bài toán Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
Số câu
1
1
Số điểm
2
2
Tổng
Số câu
3
4
2
1
9
1
Số điểm
4
2
2
2
8
2
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2019 - 2020 
LỚP 5A4
Mạch kiến thức,
kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Đọc hiểu
Số câu
2
3
2
1
7
1
Số điểm
1
1,5
3
1,5
5,5
1,5
Đọc thành tiếng
Số câu
1
Số điểm
3
 Viết
Số câu
1
1
2
Số điểm
2
8
10
Tổng
Số câu
3
4
1
1
2
Số điểm
1,5
4,5
2
8
2
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỜNG XUÂN 1
Họ và tên: Phạm Ngọc Dũng
Lớp: 5A4
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 – LỚP 5
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN TIẾNG VIỆT(Đọc thành tiếng)
Thời gian làm bài 35 phút
(Không kể thời gian phát đề
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
Bằng số
Bằng chữ
ĐỀ BÀI
A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
1. Lòng nhân ái thật sự
Một cơn bão vừa tàn phá thị trấn nhỏ ở gần thành phố của chúng tôi làm nhiều gia đình phải sống trong cảnh khốn khó. Tất cả các tờ báo địa phương đều đăng hình ảnh và những câu chuyện thương tâm về một số gia đình mất mát nhiều nhất. Có một bức ảnh làm tôi xúc động. Một phụ nữ trẻ đứng trước ngôi nhà đổ nát của mình, gương mặt hằn sâu nỗi đau đớn. Đứng cạnh bà là một cậu bé chừng 7 hay 8 tuổi, mắt nhìn xuống. Đứa con gái nhỏ bám chặt quần mẹ, nhìn chằm chặp vào máy ảnh, mắt mở to vẻ bối rối và sợ hãi. Bài báo đi kèm kêu gọi mọi người giúp đỡ những người trong gia đình đó. Tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để dạy các con mình giúp đỡ những người kém may mắn hơn.
Tôi đưa tấm ảnh gia đình đó cho các con tôi xem, giải thích nỗi khổ của họ cho hai đứa con trai sinh đôi 7 tuổi và đứa con gái 3 tuổi. Tôi bảo chúng: “Chúng ta có quá nhiều trong khi những người này bây giờ không còn gì cả. Chúng ta hãy chia sẻ với họ những gì mình có.”. Tôi và hai con trai chất vào thùng cứu trợ nào đồ hộp và xà bông, mì gói, Tôi cũng khuyến khích chúng chọn ra một số đồ chơi mà chúng không chơi nữa. Đứng nhìn hai anh sắp xếp mọi thứ, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi. Tôi nói với con: “Mẹ sẽ giúp con tìm một thứ gì đó cho em bé trong ảnh”.
 	Trong lúc hai anh mình đặt những món đồ chơi cũ chúng đã chọn vào thùng, con gái tôi đi vào, tay ôm chặt con búp bê cũ kĩ nhạt màu, tóc rối bù, nhưng là món đồ chơi nó yêu thích nhất. Nó ôm hôn con búp bê lần chót trước khi bỏ vào thùng. Tôi nói: “Con không cần phải cho nó, con thương nó lắm mà.”.
 	Con gái tôi gật đầu nghiêm trang: “Nó đem lại niềm vui cho con mẹ ạ, có lẽ nó cũng sẽ đem lại niềm vui cho bạn kia.”
Tôi nhìn sững con, chợt nhận ra rằng bất cứ ai cũng có thể đem cho những thứ mình bỏ đi, nhưng lòng nhân ái thật sự là đem cho những gì mình yêu quý nhất.
(Theo Báo điện tử - hoathuytinh.com)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời câu hỏi:
Câu 1. Điều gì đã khiến người mẹ trong câu chuyện cảm thấy xúc động?
Trả lời: Bức ảnh trên báo đăng hình một gia đình bị bão tàn phá rất thương tâm
Câu 2. Người mẹ muốn dạy các con mình điều gì?
Trả lời: Biết chia sẻ với những con người đã gặp hoàn cảnh không may mắn
2. Cảnh đông con
Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.      
Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh. 
Thạch Lam
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời câu hỏi:
Câu 1: Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ: 
 Trả lời: Đi làm mướn. 
Câu 2: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói. 
Trả lời: Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói là gia đình không có ruộng, đông con
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỜNG XUÂN 1
Họ và tên: Phạm Ngọc Dũng
Lớp: 5A4
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 – LỚP 5
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN TIẾNG VIỆT (Phần chính tả)
Thời gian làm bài 25 phút
(Không kể thời gian phát đề
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
Bằng số
Bằng chữ
 ...
..
ĐỀ BÀI
B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 
 1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (25 phút) 
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài 
QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
	Từ lâu Trường Sa là mảnh đất gần gũi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút. Trên đảo còn có những cây bàng, quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín, vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng. Tán bàng là những cái nón che bóng mát cho những hòn đảo nhiều nắng nầy. Bàng và dừa đều đã cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn phải từ rất xa xưa.
 HÀ ĐÌNH CẨN
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỜNG XUÂN 1
Họ và tên: Phạm Ngọc Dũng
Lớp: 5A4
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 – LỚP 5
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)
Thời gian làm bài 35 phút
(Không kể thời gian phát đề
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
Bằng số
Bằng chữ
 ...
..
ĐỀ BÀI
 Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút)
Em hãy Tả một cơn mưa.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5A4
Môn: Tiếng việt 
A – Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)
Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 0,5 điểm
(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)
Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu
1
2
4
5
6
Khoanh đúng
C 
B
C
C
A
Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Khoanh đúng mỗi câu từ câu 1- 6 được 0,5 điểm.
Câu 3: (1,5 điểm) Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình là: một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, (0,75 điểm) không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình (0,75 điểm).
Câu 7: (1,5 điểm)
- Tìm đúng từ: 0,5 điểm
- Đặt đúng câu: 1 điểm.
Câu 8: (1,5 điểm) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu văn sau: M3
Những trang sách của các bậc tiền bối / đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.
                    CN                                                              VN
B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 
1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) (25 phút)
- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 25 phút.
- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn ( 2 điểm).
- Học sinh viết mắc từ 5 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0,5 điểm.(kể từ lỗi thứ 6 trở lên)
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Đánh giá, cho điểm
- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:
+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.
* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả cảnh.
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỜNG XUÂN 1
Họ và tên: Phạm Ngọc Dũng
Lớp: 5A4
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 – LỚP 5
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN TIẾNG VIỆT (Phần đọc hiểu)
Thời gian làm bài 35 phút
(Không kể thời gian phát đề
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
Bằng số
Bằng chữ
 ....
....
I. Đọc hiểu: (7 điểm)
 Những trang sách đầu tiên
Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.
Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thư, có lẽ còn có những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì và bài học làm người có ích mà Nguyễn Sinh Cung đã nhận thấy để tự răn mình là: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình.
Vậy là trong tâm trí của cậu bé Làng Sen đã sớm xuất hiện tình yêu quê hương, để từ đó hình thành tình yêu Tổ quốc. 
Trần Viết Lưu
Đọc thầm văn bản trên và khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu: 
Câu 1: (0,5 điểm) Chi tiết nào trong bài cho ta biết Nguyễn Sinh Cung rất ham học. 
A. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.
B. Nguyễn Sinh Cung còn học từ cuộc sống, từ người thân
C. Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách. chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ Thư”, “Ngũ kinh”.
Câu 2: (0,5 điểm) Ngoài việc học trên lớp, học sách người lớn, Nguyễn Sinh Cung còn học ở đâu? 
A. Học từ cuộc sống thiên nhiên.
B. Học từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương.
C. Học từ người thân như bố, mẹ
Câu 3: (1,5 điểm) Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình điều gì? .............................................................................................................................................
Câu 4: (0,5 điểm) Nhân vật Nguyễn Sinh Cung trong câu chuyện là ai? 
A. Anh Kim Đồng.             B. Lê Quý Đôn.                C. Bác Hồ.
Câu 5: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây là nhóm các từ đồng nghĩa? 
A. lung linh, long lanh, lóng lánh, mênh mông.
B. vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, lung linh.
C. bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát.
Câu 6: (0,5 điểm) Trong câu: “Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều”. Từ tiền bối thuộc từ loại: 
A. Danh từ              B. Động từ                C. Tính từ
Câu 7: (1,5 điểm) Em hãy tìm một từ trái nghĩa với từ “chiến tranh” và đặt câu với từ vừa tìm được. 
Câu 8: (1,5 đ) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu văn sau: 
Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_toan_tieng_viet_lop_5_nam_hoc.doc