Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Nhân với 10, 100, 1 000, chia cho 10, 100, 1 000

Bài cũ.

Gọi HS nêu bài học.

GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới.

 2.1 Giới thiệu bài.

 2.2 Dạy bài mới.

 

doc32 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Nhân với 10, 100, 1 000, chia cho 10, 100, 1 000, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hớ - viết: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ.
I. Mục tiêu.
- Nhớ viết lại chính xác đúng đoạn văn đã học thuộc lòng.
- Làm đúng các bài tập lựa chọn.
II. Chuẩn bị.
- HS học thuộc lòng đoạn văn cần nhớ - viết.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Bài cũ.
2. Bài mới.
 2.1 Giới thiệu bài.
 2.2 Hướng dẫn HS nhớ - viết.
- Yêu cầu HS nhớ lại và viết bài.
- GV nhắc HS lưu ý cách trình bày bài viết.
- GV thu chấm một số bài.
 2.3Hướng dẫn làm bài tập.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu làm bài vào vở bài tập.
- Gọi vài em đọc bài của mình.
Nhận xét, chốt lại.
3. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết các từ ngữ đã viết chính tả trong bài để khộng mắc lỗi chính tả, học thuộc lòng các câu ở bài tập 3.
3’
28’
 3’
- HS đọc thầm lại bài để nhớ.
- HS viết 4 khổ thơ vào vở.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS đọc bài của mình.
- HS khác nhận xét.
Tiết 3: Khoa học
§21 BA THỂ CỦA NƯỚC
I. Mục tiêu.
Sau bài học HS biết:
- Đưa ra những ví dụ chứng tỏ nước trong tự nhiên tồn tại ở ba thể: rắn, lỏng và khí. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở ba thể.
- Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
- Nêu cách chuyển từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại.
- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
II. Chuẩn bị.
- Hình trang 44, 45 SGK.
- Chuẩn bị đồ dùng cho hđ 1 và hđ 2 (theo nhóm).
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Bài cũ.
? Em hãy nêu những tính chất của nước ?
2. Bài mới.
 2.1 Giới thiệu bài.
 2.2 Giảng bài mới.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại.
Cho HS thực hành chuyển nước ở thể lỏng sang thể khí và ngược lại => rút ra kết luận.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại.
Yêu cầu HS quan sát khay nước đá trong hình vẽ và thảo luận câu hỏi:
? Nước ở thể lỏng trong khay đá đã biến thành thể gì ?
? Nhận xét nước ở thể này.
GV: Hiện tượng nước trong khay chuyển từ thể từ thể lỏng sang thể rắn gọi là hiện tượng đông đặc.
 Hiện tượng nóng chảy: HD HS quan sát tương tự.
=> Rút ra kết luận:
* Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước.
? Nước tồn tại ở những thể nào ?
? Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó và tính chất riêng của từng thể ?
GV chốt lại như mục “Bạn cần biết” trong SGK.
Yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước vào vở và trình bày sơ đồ với bạn bên cạnh.
3. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục “Bạn cần biết” và chuẩn bị bài sau.
 3’
28’
2’
Hai em nêu.
HS nêu ví dụ về nước ở thể lỏng và thể khí.
HS nêu ví dụ về nước ở thể rắn (nước đá).
Thảo luận nhóm.
Nước ở thể lỏng . . . biến thành thể rắn.
Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
Rắn, lỏng, khí.
HS nêu.
HS vẽ sơ đồ vào vở.
Vài HS nói về sơ đồ sự chuyển thể của nước và điều kiện nhiệt độ của sự chuyển thể đó.
Hai đến 3 HS đọc mục “Bạn cần biết”
Tiết 5: Luyện từ và câu
§21 LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ.
I. Mục tiêu.
 1. Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (ĐT).
 2. Bước đầu biết sử dụng các từ nói trên.
II. Chuẩn bị.
- Bảng lớp viết nội dung bài tập 1.
- Bút dạ + bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Bài cũ.
2. Bài mới.
 2.1 Giới thiệu bài.
 2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm các câu văn, tự gạch chân bằng bút chì mờ dưới các ĐT được bổ sung ý nghĩa.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2:
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại các câu văn, thơ, suy nghĩ làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp. GV phát bút dạ và phiếu riêng cho một vài HS.
- GV gợi ý làm bài tập 2b.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3:
- GV cùng cả lớp chữa bài, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập 2, 3; kể lại truyện vui “Đãng trí” cho người thân nghe.
2’
33’
2’
 - HS đọc ghi nhớ của bài trước
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Hai HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả.
- Nhận xét bài bạn.
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập và mẩu chuyện vui “Đãng trí”. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, làm bài.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
 Ngày soạn: 29/11/2011 Ngày giảng: Thứ tư ngày 2/11/2011
Tiết 1: Kể chuyện
§11 Bàn chân kì diệu.
I. Mục tiêu.
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện Bàn chân kì diệu, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
- Hiểu truyện. Rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Ký.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ câu chuyện.
- Theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. Đồ dùng dạy- học.
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to.
III. Các hoạt động day- học.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
I. Bài cũ.
II. Bài mới.
1. Giới thiệu truyện.
2. GV kể chuyện (giọng thong thả, chậm rãi)
- GV kể lần 1.
Kết hợp giới thiệu về ông Nguyễn Ngọc Ký.
- GV kể lần 2, kết hợp chỉ vào từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
- GV kể lần 3 (nếu cần).
 3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩ câu chuyện.
 a). Kể chuyện trong nhóm.
 b). Thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất; người nhận xét lời kể của bạn đúng nhất. 
3. Củng cố- dặn dò.
? Qua câu chuyện, em học tập được điều gì?
- GV chốt lại, rút ra ý nghĩa, ghi bảng.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, CB cho tiết học kể chuyện tuần 12.
3’
35’
2’
- HS nghe.
- HS nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ.
- HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm 3.
- 2 - 3 tốp HS (mỗi tốp 3 em) tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện.
- 1 vài học HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- HS kể xong đều trả lời các câu hỏi 3 trong SGK.
- HS phát biểu.
Tiết 2: Lịch sử
§11 NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG.
I. Mục tiêu.
Sau bài học HS có thể nêu được:
- Lý do nhà Lý tiếp nối nhà Lê và vai trò của Lý Công Uẩn.
- Lý do Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
- Sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời Lý và kể được các tên gọi khác của kinh thành Thăng Long.
II. Đồ dùng dạy - học.
- Các hình minh hoạ trong SGK, bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Bài cũ.
Gọi HS nêu bài học.
GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
 2.1 Giới thiệu bài.
 2.2 Dạy bài mới.
* Hoạt động 1: Nhà Lý - sự tiếp nối của nhà Lê.
? Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình đất nước ntn ?
? Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua ?
? Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào ?
* Hoạt động 2: Nhà Lý rời đô ra Đại La đặt tên kinh thành là Thăng Long.
GV treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu HS chỉ vị trí vùng Hoa Lư, Ninh Bình, vị trí của Thăng Long – Hà Nội.
? Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định rời đô về đâu ?
GV chia nhóm cho HS hoạt động.
? So sánh vùng đất Hoa Lư và Đại La.
? Câu hỏi 1 trong SGK.
GV giới thiệu thêm về sự kiện trên.
* Hoạt động 3: Vài nét về xây dựng Thăng Long.
? Thăng Long dưới thời Lý đã được xây dựng như thế nào ?
GV chốt lại.
3. Củng cố - dặn dò.
- Yêu cầu HS đọc tóm tắt cuối bài.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
3’
30’
2’
- HS nêu nội dung bài học.
- HS đọc thầm từ Năm 1 005 . . . nhà - Lý bắt đầu từ đây.
. . . Lê Long Đĩnh lên làm vua, nhà vua tính tình bạo ngược.
Vì Lý Công Uẩn là một vị quan trong triều đình nhà Lê. Ông vốn thông minh, văn võ song toàn, đức độ.
. . . từ năm 1 009.
- HS lên bảng chỉ.
. . . từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên là thành Thăng Long.
- HS đọc SGK, thảo luận để trả lời câu hỏi.
- HS lập bảng so sánh.
Về vị trí: . . . 
Về địa thế: . . .
Cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no.
 Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Dân tụ họp ngày càng đông và lập nên phố, nên phường.
Hai – ba em đọc tóm tắt trong SGK.
Tiết 4: Kĩ thuật
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BĂNG MŨI KHÂU ĐỘT MAU
I. Mục tiêu
- Học sinh biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc mũi khâu đột mau.
- Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc mũi khâu đột mau đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
- Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Đồ dùng dạy - học
- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viên bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền và đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc bằng máy.
- Vật liệu dụng cụ cần thiết.
+ Một mảnh vài trắng hoặc mầu 20x30 
+ Len hoặc sợi khác với mầu vải.
+ Kim khâu len, kéo cắt vải, bút chì, thước.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra chuẩn bị dụng cụ, vật liệu học.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích cầu bài.
2. Nội dung bài: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu.
- Giáo viên giới thiệu mẫu
- Yêu cầu học sinh nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu.
- Nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâuviềngấpmépvải. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Hướng dẫn quan sát hình 1,2,3,4 SGK và đặt câu hỏi:
? Yêu cầu nêu các bước thực hiện ?
- Yêu cầu đọc nội dung của mục 1 kết hợp quan sát hình 1, 2a, 2b SGK và trả lời câu hỏi về cách gấp mép vải. 
- Gọi học sinh thực hiện thao tác vạch hai đường dấu lên mảnh vải được gim trên bảng.
- 1 học sinh thực hiện thao tác gấp đường mép vải.
- Nhận xét các thao tác.
- Hướng dẫn các thao tác theo nội dung SGK. 
- Giáo viên lưu ý: Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới. Gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải vải sang mặt trái của vải. Sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai.
- Yêu cầu đọc nội dung mục 2,3 quan sát hình 3,4 để trả lời câu hỏi và thực hiện các thao tác khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Nhận xét chung.
- Hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
 - Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của học sinh.
- Tổ chức học sinh thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu. 
3. Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét sụ chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của học sinh.
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để tiết sau thực hành. 
3’
30’
 3’
- Quan sát mẫu
+ Mép vải được gấp hai lần. Đường gấp mép vải ở mặt trái của mảnh vải và được khâu bằng mũi khâu đột thưa (hoặc khâu đột mau). Đường khâu thực hiện ở mặt phải mảnh vải. 
- Quan sát hình 1,2,3,4 và nêu các bước thực hiện.
- Quan sát hình 1, 2a,2b SGK trả lời về cách gấp mép vải.
- 1 học sinh lên bảng thực hiện thao tác vạch hai đường dấu lên vải.
- 1 học sinh thực hiện thao tác gấp.
- Nhận xét.
- Quan sát. 
+ Đọc nội dung mục 2,3. Quan sát hình 3,4 trả lời câu hỏi và thực hiện các thao tác.
- Nghe.
- Quan sát thao tác. 
- Học sinh đưa vật liệu và dụng cụ lên bàn, thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu. 
Tiết 3: Toán
§53 NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I. Mục tiêu.
- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Bài cũ.
KT học sinh nêu tính chất kết hợp của phép nhân và kiểm tra xem HS đã làm hết bài tập ở nhà chưa.
2. Bài mới.
 2.1 Giới thiệu bài.
 2.2 Dạy bài mới.
a. Phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
GV ghi lên bảng phép tính: 1324 x 20 = ?
? Có thể nhân 1324 với 20 ntn ?
? Có thể nhân 1324 với 10 được không ?
GV hướng dẫn HS thay 20 = 2 x 10.
Từ đó suy ra cách đặt tính và tính như SGK.
b. Nhân các số có tận cùng là chữ số 0.
Cách hướng dẫn tương tự như trên nhưng áp dụng cả tính chất giao hoán và kết hợp.
c. Thực hành.
Bài 1:
GV gọi HS nêu cách làm và kết quả.
Bài 2: Gọi HS phát biểu cách nhân các số có tận cùng là chữ số 0.
Bài 3:
GV tóm tắt bài toán.
Bài 4: HD tương tự bài 3.
3. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
4’
35’
3’
Vài HS nêu.
Lớp mở vở bài tập đặt lên bàn.
HS thay: 20 = 2 x 10
1324 x 20 = 1324 x (2 x 10) (áp dụng tính chất kết hợp)
 = (1324 x 2) x 10 
HS nhắc lại cách nhân 1324 với 20.
HS phát biểu cách nhân một số với số tận cùng là chữ số 0.
HS tự làm bài vào vở.
HS làm bài sau đó nêu cách làm và kết quả.
Cả lớp nhận xét.
HS đọc bài toán.
HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài giải:
Ô tô chở số gạo là:
50 x 30 = 1500 (kg)
Ô tô chở số ngô là:
60 x 40 = 2400 (kg)
Ô tô chở tất cả số gạo và số ngô là:
1500 + 2400 = 3900 (kg)
Đáp số: 3900 kg gạo và ngô.
Tiết: 5 Mỹ thuật
BÀI 11: THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT
XEM TRANH CỦA HỌA SĨ
I. Mục tiêu.
-Kiến thức: Học sinh bước đầu hiểu được nội dung của các bức tranh giới thiệu trong bài thông qua bố cục, hình ảnh và màu sắc.
-Kỉ năng: Học sinh làm quen với chất liệu và kĩ thuật làm tranh.
-Thái độ: Học sinh yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên.
- Sưu tầm tranh của các họa sĩ về các đề tài.
Học sinh. 
- Sưu tầm tranh của các họa sĩ về các đề tài có ở các sách báo, tạp chí.
III. Các hoạt động.
HĐ của GV
TG
HĐ của HS
1. Về nông thôn sản xuất. Tranh lụa của họa sĩ Ngô Minh Cầu.
Cho học sinh xem tranh và hoạt động nhóm
- Nhấn mạnh và tóm tắt.
+ Sau chiến tranh, các chú bộ đội về nông thôn sản xuất cùng gia đình.
+ Tranh Về nông thôn sản xuất của họa sĩ của họa sĩ Ngô Minh Châu vẽ về đề tài sản xuát ở nông thôn.
+ Hình ảnh chính ở giữa tranh là vợ chồng người nông dân đang ra đồng. Người chồng vai vác bừa, tay dắt con bò, người vợ vai vác cuốc, hai người vừa đi vừa nói chuyện.
+ Hình ảnh con bò mẹ đi trước, bê con chạy theo mẹ làm cho bức tranh thêm sinh động.
+ Phía sau là nhà tranh, nhà ngói cho thấy cảnh nông thôn yên bình, đầm ấm.
+ Giới thiệu sơ qua về chất liệu tranh (tranh lụa), cách thể hiện tranh.
* Về nông thôn sản xuất là bức tranh đẹp, có bố cục chặt chẽ, hình ảnh rõ ràng, sinh động, màu sắc hài hoà, thể hiện cảnh lao động trong cuộc sống hằng ngày ở nông thôn sau chiến tranh
2. Gội đầu. Tranh khắc gỗ màu của họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910- 1994).
- Cho xem tranh và trả lời các câu hỏi về.
+ Tên của bức tranh.
+ Tác giả của bức tranh là ai?
+ Tranh vẽ về đề tài nào?
+ Hình ảnh nào là chính trong bức tranh?
+ Màu sắc trong tranh được thể hiện như thế nào?
+ Chất liệu để vẽ tranh là gì?
- Bức tranh Gội đầu của họa sĩ Trần Văn Cẩn vẽ về đề tài sinh hoạt (cảnh cô gái nông thôn đang chải tóc, gội đầu).
- Hình ảnh cô gái là hình ảnh chính: thân hình cô gái cong mềm mại, mái tóc đen dài buông xuống chậu thau làm cho bố cục vững chãi. Bức tranh đã khắc họa hình ảnh của người thiếu nữ nông thôn Việt Nam.
- Tranh khắc gỗ là tranh in từ các bản khắc gỗ, vì vậy khác với tranh vẽ, tranh khắc gỗ có thể in ra thành nhiều bản.
* Bức tranh Gội đầu là một trong nhiều bức tranh đẹp của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Với sự đóng góp to lớn cho nền Nghệ thuật Việt Nam, ông đã được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật (đợt I- năm1996).
Hoạt động 2. Nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét chung về tiết học và khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài học.
- Giáo dục: Mỗi bức tranh có một vẻ đẹp riêng nó có một cảm xúc riêng mà tác giả muốn nói, nếu các em quan sát sẽ thấy rõ điều đó.
Dặn dò.
- Học sinh sưu tầm các tranh, ảnh của các họa sĩ.
- Quan sát cảnh sinh hoạt hằng ngày.
 10’
12’
5’
 3’
Hoạt động nhóm. 
Học sinh trả lời các câu hỏi.
+ Bức tranh vẽ về đề tài gì?
+ Trong bức tranh có những hình ảnh nào?
+ Hình ảnh nào là chính?
+ Bức tranh được vẽ bằng những màu nào?
Đại diện nhóm trả lời.
Học sinh theo dõi.
Quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi của giáo viên theo cảm nhận của mình.
+ Bức tranh Gội đầu 
+ Của họa sĩ Trần Văn Cẩn 
+ Vẽ về đề tài sinh hoạt
+ Hình ảnh cô gái là hình ảnh chính
+.......
+ Màu sắc trong tranh nhẹ nhàng: màu trắng hồng của thân hình cô gái, màu hồng của hoa, màu xanh dịu mát của nền và màu đen đạm của tóc cô gái tạo cho bức tranh thêm sinh động về màu sắc.
Học sinh theo dõi.
 Ngày soạn:30/11/2011 Ngày giảng: Thứ năm ngày 3/11/2011
Tiết 1: Tập đọc
§22 CÓ CHÍ THÌ NÊN.
I. Mục tiêu.
1. Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành rẽ từng câu tục ngữ. Giọng đọc khuyên bảo nhẹ nhàng, chí tình.
2. Bước đầu nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ.
Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ có thể phân loại chúng vào 3 nhóm: khẳng định có ý chí thì nhất định thành công, khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
3. Học thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
II. Đồ dùng dạy - học.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Bài cũ.
Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp truyện: “Ông Trạng thả diều” trả lời những câu hỏi gắn với nội dung mỗi đoạn văn.
2. Bài mới.
 2.1 Giới thiệu bài.
 2.2 Dạy bài mới.
 a. Luyện đọc.
GV rút ra từ khó.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
 b. Tìm hiểu bài.
Yêu cầu HS đọc thành tiếng, đọc thầm, đối thoại, trao đổi về những câu hỏi đặt ra trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV.
 c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm toàn bài.
 GV đọc mẫu.
3. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL 7 câu 
4’
35’
2’
Hai HS thực hiện yêu cầu của GV.
HS đọc nối tiếp lần 1 từng câu tục ngữ.
HS luyện đọc từ khó.
HS đọc nối tiếo lần 2 + chú giải.
HS luyện đọc theo cặp.
Một HS đọc toàn bài.
HS đọc nối tiếp lần 3.
HS luyện đọc.
Thi đọc.
HS nhẩm HTL cả bài.
HS thi đọc thuộc lòng từng câu, cả bài. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất, có trí nhớ tốt nhất.
Tiết 2: Toán
§54 ĐỀ- XI- MÉT VUÔNG.
I. Mục tiêu.
- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích đề-xi-mét vuông.
- Biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo dm2.
- Biết được 1 dm2 = 100 cm2 và ngược lại.
II. Đồ dùng.
- GV và HS chuẩn bị hình vuông cạnh 1 dm đã chia thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có diện tích 1 cm2 (bằng bìa hoặc nhựa).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt độngcủa HS
1. Bài cũ.
KT xem HS đã làm hết bài tập trong vở BT chưa.
2. Bài mới.
 2.1 Giới thiệu bài.
 2.2 Nội dung bài.
a. Giới thiệu đề-xi-mét vuông.
Giới thiệu: Để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị đề-xi-mét vuông.
GV giới thiệu: Đề-xi-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm, đây là đề-xi-mét vuông.
GV gt: Đề-xi-mét vuông viết tắt là: dm2.
b. Thực hành.
Bài 1, 2.
Yêu cầu HS đọc và viết đúng các số đo diện tích và kí hiệu dm2
Bài 3: Yêu cầu HS quan sát và suy nghĩ để viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Bài 4: Yêu cầu HS quan sát các số đo (theo từng cặp), so sánh để viết dấu thích hợp vào chỗ chỗ chấm.
Bài 5:
GV yêu cầu HS quan sát hình vuông và hình chữ nhật để phát hiện mối quan hệ diện tích giữa 2 hình theo các hướng:
+ Tình diện tích 2 hình, so sánh rồi viết Đ hoặc S.
+ Không tính diện tích các hình, chỉ cắt, ghép hình để so sánh.
3. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
3’
35’
2’
Mở vở bài tập cho GV kiểm tra.
Quan sát hình vuông đã chuẩn bị, đo cạnh bằng 1 dm.
HS qua sát để nhận biết mối quan hệ: 
1dm2 = 100cm2
HS đọc yêu cầu của bài tập.
HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng:
48 dm2 = 4 800 cm2
1997 dm2 = 199700 cm2
2 000 cm2 = 20 dm2
9 900 cm2 = 99 dm2
210 cm2 = 2 dm2 10 cm2
6 dm2 3 cm2 = 603 cm2
1954 cm2 > 19 dm2 50 cm
2 001 cm2 < 20 dm210 cm2
Tiết 3: Khoa học
§22 MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ? MƯA TỪ ĐÂU RA ?
I. Mục tiêu.
Sau bài học, HS có thể:
- Trình bày mây được hình thành như thế nào ?
- Giải thích được nước mưa từ đâu ra.
- Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học.
	Hình trang 46, 

File đính kèm:

  • docGA Tuan 11.doc