Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ND của bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

- Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn truyện.(TL được các câu hỏi trong SGK)

- Rèn các KNS cho HS: KN xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu và KN quản lí thời gian.

- GDHS lòng kính phục người tài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc nối tiếp đoạn bài Vẽ trứng, nêu nội dung từng đoạn, cả bài.

2. Dạy bài mới :

a. Giới thiệu bài

b. Luyện đọc và tìm hiểu bài

 

doc25 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trị của từng biểu thức vào ô trống ở bảng phụ.
- GV lưu ý cho HS trường hợp 262 x 130 đưa về dạng nhân với số có tận cùng là chữ số 0 đã học.
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn ở trên bảng và đưa ra kết quả đúng.
 3. Củng cố - dặn dò 
- Học sinh nhắc các bước nhân với số có ba chữ số?
- GV nhận xét tiết học . HD HS chuẩn bị bài sau 
.........................................................................................................................
Buổi chiều: Tiếng việt (ôn)
Tiết 1: Luyện viết
Bài 13: Rừng cọ quê tôi
i. mục tiêu
	- HS viết đúng, đều, đẹp đoạn văn: Rừng cọ quê tôi (Vở LVCĐ4 -Q.1 - Tr.13)
	- Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm.
	- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: GV và HS: Vở luyện viết chữ đẹp 4 - T.1.
	- Bảng phụ chép sẵn ND đoạn văn cần viết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 	
	- HSTB: Khi viết một đoạn văn ta cần chú ý điều gì?
	- HSKG: Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm? 
2. Dạy bài mới: 
 a, Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học.
 b, HDHS tìm hiểu và viết đúng
- GV đọc mẫu. Treo bảng phụ chép sẵn ND đoạn văn.
- HS đọc thầm lại bài.
	+ HSKG: Nêu nội dung của đoạn văn? (Vẻ đẹp của cây cọ, rừng cọ)
	+ HSTB: Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? (quật ngã, kiếm sắc vung lên, trồi, xoà, tròn xoè ra,)
- HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó:
	+ GV đọc từng từ ngữ.
	+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết
- GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai.
 c, HDHS viết bài: Rừng cọ quê tôi (Vở luyện viết chữ đẹp 4 – Q.1 – Trg 13 ):
- HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp.
- GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò:
	- GV lưu ý HS những chữ thường viết sai trong bài và cách sửa.
	- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau.
.........................................................................................................................
Tiết 2: TĐ
Ôn : Tập đọc – Học thuộc lòng
i. mục tiêu
	- Củng cố, luyện đọc lại bài tập đọc đã học trong tuần 12, 13: Vẽ trứng, Người tìm đường lên các vì sao.
	- Rèn luyện khái niệm đọc đúng, đọc diễn cảm.
	- Giáo dục HS lòng khâm phục trước y chí, nghị lực của con người.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các bài tập đọc đã học từ tuần trước đến nay?
2. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài :
 b, HD luyện đọc:
	Với mỗi bài, GV tổ chức cho HS luyện đọc theo trình tự như sau:
	- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm.
	- GV cho HS luyện đọc từng đoạn theo nhiều hình thức.
	+ Lần 1: 1 số HS nối tiếp nhau đọc. HS, GV nhận xét, GV nhắc nhở HS phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng.
	+ Lần 2: HS luyện đọc theo cặp.
	- 1 em đọc cả bài.
c, HD HS đọc diễn cảm: Với mỗi bài GV cho HS luyện dưới hình thức sau:
	- HS luyện đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm trước lớp.
	- HS, GV bình chọn bạn đọc hay nhất .
3. Củng cố, dặn dò:
	- Em học tập được gì qua các bài tập đọc trên?
	- GV liên hệ thực tế, giáo dục HS và nhận xét tiết học.
.........................................................................................................................
Tiết 3: LTVC
Ôn tập: Chủ đề: ý chí – Nghị lực .
i. mục tiêu
	- Củng cố mở rộng một số từ ngữ về chủ đề: ý chí – Nghị lực.
	- HS làm tốt 1 số bài tập có liên quan đến chủ đề
	- Giáo dục HS lòng kiên trì, bền bỉ, ý chí vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. 
II. Đồ dùng dạy học: Tiếng Việt nâng cao 4
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Em hiểu như thế nào về y chí- nghị lực?
	- Kể tên1 số từ ngữ nói về y chí, nghị lực của con người ?
	- Đặt câu với 1 từ ngữ đó?
2. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài :
b, HD luyện tập dưới dạng làm 1 số bài tập sau: Với mỗi bài, GV tổ chức cho HS luyện 
	- 1 HS đọc đầu bài, nêu yêu cầu của bài.
	- HS thi làm bài nhanh (Bài1) suy nghĩ và làm bài cá nhân (bài 2,4) và theo cặp (bài3)
	- HS nhận xét kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung.
	- GV chốt kết quả đúng.
Bài 1 Xếp các từ sau thành 2 nhóm và giải thích vì sao em xếp như vậy?
	chí thân, chí thiết, chí hướng, chí hiếu, chí nguyện, chí tình, chí lí, chí công, thiện chí, lập chí, đắc chí.
	Gợi ý: Các từ này đều có tiếng chí, em cần tìm hiểu xem nghĩa của ác tiếng chí đó có giống nhau không từ đó sắp xếp thành 2 nhóm cho phù hợp.
Bài2: Tìm từ trái nghĩa vớicác từ: bền chí, bền lòng. Đặt câu với các từ vừa tìm được.
Bài 3: Những câu tục ngữ nào sau đây nói về y chí, nghị lực của con người:
	- Một câu nhịn, chín câu lành.	- Có vất vả mới thanh nhàn
	- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.	 Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.
	- Của rề rề không bằn nghề trong tay.	- Chớ thấy sóng cả mà lo
	- Nước lã mà vã nên hồ	 Sóng thì mặc sóng chèo cho có chừng.
	 Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
Bài 4: Viết một đoạn văn nói về một người có chí lớn.
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV liên hệ, GD HS tính kiên trì, và nghị lực vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.
	- GV nhận xét tiết học.	 	 
 Soạn: 21/11/2010 . Giảng: Thứ tư 24/11/2010
Buổi sáng
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
i. mục tiêu
- HS đựa vào SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) thể hiện đúng tinh thần kiên trì vượt khó. 
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện. 
- GDKNS cho HS: KN thể hiện sự tự tin, tư duy sáng tạo và KN lắng nghe tích cực.
ii. đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- HS kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về người có ý chí, nghị lực. 
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
* Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài: 
- HSTB đọc đề bài. GV chép đề bài lên bảng.
- GV gạch chân những từ quan trọng, giúp HS xác định đúng đề bài.
- 4 HSTB nối tiếp nhau đọc ba gợi ý (1,2,3). Cả lớp theo dõi SGK
- Cho HSKG nối tiếp nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện mình sẽ kể.
- GV nhắc HS : + Lập dàn ý câu chuyện trước khi kể
 + Dùng từ xưng hô - tôi kể cho bạn ngồi bên hoặc kể trước lớp.
 	- GV khen những em chuẩn bị tốt dàn bài trước khi đến lớp
- GV treo bảng phụ tiêu chuẩn đánh giá bài lên cho HS đọc lại.
* HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: 
	- Kể chuyện trong nhóm đôi, từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Khuyến khích nhóm HSKG đóng vai để kể lại câu chuyện của mình.. Kể xong trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện .
 	- Thi kể chuyện trước lớp 
 + Gọi ba HS thi kể câu chuyện của mình trước lớp.
+ Mỗi HS kể xong, cho các em khác hỏi bạn, trao đổi cùng bạn về nhân vật, chi tiết,nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
+ Cả lớp bình chọn cá nhân có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất bạn đặt được câu hỏi hay nhất.
3. Củng cố - dặn dò.
- Khi mkể chuyện các em cần chú ý điều gì? ( Tự tin, sáng tạo và biết lắng nghe)
- GV liên hệ GDKNS cho HS, nhận xét tiết học và HD HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe, xem trước nội dung bài kể chuyện tuần sau
.........................................................................................................................
Tập đọc
Văn hay chữ tốt
i. mục tiêu: Giúp HS: 
- Hiểu được các từ ngữ trong bài. Hiểu được ND câu chuyện: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát.
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- GD các KNS cho HS: KN xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu và kiên định.
- GDHS lòng yêu quê hương đất nước. Kính phục người tài..
II. Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Người tìm đường lên các vì sao” và TLCH gắn với nội dung đoạn văn.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
- GV chia đoạn bài văn.
- HSTB tiếp nối nhau đọc 2, 3 lượt từng đoạn bài văn.
- GV giúp HS tìm hiểu những từ mới và khó trong bài, và nhắc nhở các em nghỉ ngơi đúng các câu khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HSKG đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài, chú ý nhấn giọng một số từ ngữ khó, đổi giọng một cách linh hoạt.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 1, từ đầu đến xin sẵn lòng, trả lời câu hỏi:
	+ Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém? Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn?
- HS đọc đoạn 2, tiếp đến viết chữ sao cho đẹp, trả lời câu hỏi:
+ Sự việc gì xảy ra khiến Cao Bá Quát phải ân hận?
- HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi:
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
- HS đọc lướt toàn bộ bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi 4. HS phát biểu ý kiến.
	- HS nêu ND bài? (Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát)
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc ba đoạn, GV nhắc nhở, hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc của bài và thể hiện diễn cảm. 
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu (Đoạn1).
- Cả lớp bình chọn bạn nào đọc hay nhất, có trí nhớ tốt nhất.
3. Củng cố - dặn dò
- Em học được gì qua tấm gương Cao Bá Quát ?
- GV liên hệ, GDKNS cho HS, nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau.
................................................................................................................
Toán
Tiết 63 Nhân với số có ba chữ số (tiếp)
i. mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
- Làm tốt các BT: 1,2 (HSKG làm thêm BT3)
- HS yêu thích môn học. 
ii. đồ dùng dạy học: 
iii. các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh nhắc các bước nhân với số có ba chữ số?
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Tìm cách tính 258 x 203 
- HS đặt tính vào bảng con và tính. 1 HSTB lên bảng làm.
- HSKG nhận xét về các tích riêng để rút ra kết luận:
 	+ Tích riêng thứ hai toàn chữ số 0
 	+ Có thể bỏ bớt, không cần viết tích riêng này, mà vẫn dễ dàng thực hiện phép cộng.
- GV hướng dẫn HS cách làm (dạng rút gọn), lưu ý viết tích riêng thứ ba 516 lùi sang bên trái hai cột so với tích riêng thứ nhất.
 c. Thực hành 
Bài 1 :- HS đặt tính và tính từng phép nhân một. 
- GV hướng dẫn để HS biết cách đặt tính, cách tính. Rèn cho HS kĩ năng nhân với số có ba chữ số, trong đó có trường hợp chữ số hàng chục là 0.
- HS lên bảng tính, HS khác nhận xét, chữa bài.
Bài 2 :- HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập.
- HS thảo luận cặp đôi để các em tự phát hiện phép nhân nào đúng, phép nhân nào sai và giải thích vì sao sai.
- GV gọi một số nhóm HS nêu kết quả thảo luận của mình, các em khác nhận xét. 	- GV kết luận chung: Phép tính thứ ba đúng vì các tích riêng được đặt đúng ở phép nhân với số có chữ số 0 ở giữa.
Bài 3(HSKG) : - 1 HS đọc đề, tự tóm tắt bài toán, 1 em lên bảng tóm tắt.
- HS tự giải vào vở, 1 em lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp nêu bài giải của mình, HS chữa bài của bạn trên bảng.
 3. Củng cố - dặn dò: 
	- Học sinh nhắc lại cách nhân với số có ba chữ số mà thữa số thứ hai có chữ số 0 ở giữa?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau 
.........................................................................................................................
Kĩ thuật 
Lắp ô tô tải (tiết 1)
i. mục tiêu
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải.
	- Lắp được từng bộ phận và lắp xe ô tô tải đúng kĩ thuật, đúng quy trình .
	- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ô tô tải.
ii. Đồ dùng dạy họC
	- Mẫu xe ô tô tải đã lắp sẵn.
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước tiến hành lắp xe nôi?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
	- GV cho HS quan sát mẫu xe ô tô tải đã lắp sẵn.
	- GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận và trả lời câu hỏi: 
	+ Để lắp xe ô tô tải cần bao nhiêu chi tiết?
	- GV nêu tác dụng của xe ô tô tải trong thực tế: 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
* GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK
	+ GV cùng HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng, đủ.
	+ Xếp các chi tiết vào nắp hộp trong từng loại chi tiết.
* Lắp từng bộ phận.
	 + Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin. 
	? Để lắp đợc bộ phận này, ta cần phải lắp mấy phần?
	- GV tiến hành lắp từng phần. 
* Lắp ca bin: 
	- HS quan sát hình 3 SGK. 
	? Em hãy nêu các bước lắp ca bin. 
	- GV tiến hành lắp theo các bước trong SGK. 
* Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe. 
	- GV có thể gọi HS lên lắp vì bộ phận này đơn giản.
* Lắp ráp xe đẩy hàng.
	- GV lắp ráp xe ô tô tải theo các bớc trong SGK. 
	- Sau khi lắp xong GV kiểm tra sự chuyển động của xe.
* GV hướng dẫn cách tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 
3. Củng cố - dặn dò 
	- Nêu các bước tiến hành lắp xeô tô tải?
- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị giờ sau học tiếp. 
............................................................................................................................ Buổi chiều (Nghỉ)
 Soạn: 22/11/2010 . Giảng: Thứ năm 25/11/2010
Buổi sáng
Thể dục
Bài 26: Ôn bài thể dục phát triển chung.
Trò chơi :"Chim về tổ "
i. mục tiêu
	- Ôn bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng các ĐT của bài TDPTC (Chưa yêu cầu HS nhớ thứ tự các ĐT)
	- Trò chơi "Chim về tổ " yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
	- Giáo dục học sinh yêu thích rèn luyện TDTT.
II. Địa điểm, phương tiện
	- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện
	- Phương tiện: Chuẩn bị một còi ,phấn kẻ sân.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu: 
	- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 –2 phút
2. Phần cơ bản: 
a. Đội hình đội ngũ: 
* Ôn từ ĐT 4-8: 2-3 lần.
	+ Lần 1: GV điều khiển1 HS tập chậm 1 lần, mỗi động tác 2x8 nhịp.
	+ Lần 2: GV quan sát, sửa những động tác sai cho HS.
	+ Lần 3: Chia tổ tập luyện..
	- Sau mỗi lần, tập GV nhận xét tuyên dương những HS học tập tốt và động viên những HS tập chưa tốt rồi mới cho tập lần tiếp theo.
	- Thi đua tập giữa các nhóm.
* Ôn cả bài: 2 lần do cán sự điều khiển.
* HS tập luyện theo tổ duới sự điều khiển của cán sự tổ: 3 lần. 
b. Trò chơi vận động:
	- Trò chơi "Chim về tổ". GV phổ biến cách chơi, luật chơi, cho chơi thử sau đó điều khiển cho HS chơi. Sau mỗi lần chơi GV công bố kết quả.
3. Phần kết thúc:
	- GV cùng học sinh hệ thống bài.
	- GV nhận xét đánh, giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. 
................................................................................................................
Tập làm văn
Trả bài văn kể chuyện
i. mục tiêu
- HS biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ đặt câu và viết đúng chính tả,)
- Biết tự sửa lỗi mắc trong bài viết theo sự HS của GV. HSKG biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại dàn bài của bài văn kể chuyện.
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Phần nhận xét chung bài làm của HS:
* Một HS đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề.
* GV nhận xét chung.
 + Nhận xét ưu điểm về các mặt: 
 	- Hiểu đề viết đúng yêu cầu của đề, hầu hết các em chọn đề 2 thay lời An-đrây-ca để kể lại câu chuyện, một số em chọn đề 3 Dùng đại từ nhân xưng nhất quán. Diễn đạt câu, ý rõ ràng. Sự việc, cốt truyện, liên kết giữa các phần tương đối tốt. Thể hiện sáng tạo khi kể theo lời nhân vật (Với đề số 2). Viết đúng chính tả, hình thức trình bày bài làm khoa học, sạch đẹp.
- GV nêu tên những bài hay, đúng yêu cầu của bài.
+ Nhận xét về khuyết điểm:
 	- GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ đặt câu, đại từ nhân xưng cách trình bày bài văn, chính tả. 
- GV viết các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận phát hiện lỗi, HSKG tìm cách sửa lỗi để có các câu văn hay.
* Hướng dẫn HS chữa bài:
 	- HS đọc thầm bài viết của mình, đọc kĩ lời phê của cô giáo tự sửa lỗi
 	- GV giúp HS yếu nhận ra lỗi, biết cách sửa lỗi.
 	- GV đến từng nhóm, kiểm tra giúp đỡ HS sửa lỗi trong bài.
* Học tập những đoạn văn, bài văn hay: 
- GV đọc một số đoạn hoặc bài làm tốt của HS.
 	- Trao đổi, tìm ra cái hay, cái tố của đoạn hoặc bài văn được cô giới thiệu.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* HS chọn viết lại một đoạn trong bài làm của mình:
- HS chọn đoạn văn cần viết lại.
- GV đọc so sánh 2 đoạn văn của một HS: đoạn viết cũ với đoạn viết mới viết lại giúp HS hiểu các em có thể viết bài viết tốt hơn.
3. Củng cố - dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- HD HS chuẩn bị trước nội dung tiết TLV tới, chuẩn bị nội dung để kể chuyện theo 1 trong 4 đề tài ở bài tập 2 trong tiết sau.
.........................................................................................................................
Toán
 Tiết 64 Luyện tập (74)
i. mục tiêu
- HS thực hiện được nhân với số có hai chữ số, có ba chữ số. Biết vận dụng các tính chất của phép nhân (nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu, tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân) trong thực hành tính. Biết công thức tính bằng chữ và tính được diện tích HCN.
- Rèn kĩ năng nhân với số có hai, ba chữ số, kĩ năng giải toán qua các BT: 1;3;5a.
- Tính chính xác và yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại các bước nhân với số có ba chữ số?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b. Luyện tập:
Bài 1: - GV hướng dẫn HS cách làm. Cho HS tự đặt tính rồi tính, hết phép tính này rồi mới chuyển sang phép tính khác.
 - Cho HS tự thực hành làm bài rồi chữa bài, có thể cho các nhóm thi tính nhanh xem nhóm nào tính nhanh nhất.
	- HS nêu lại cách nhân với số có tận cùng là CS0; nhân với số có hai, ba chữ số?
Bài 3 :- Cho HS đọc, nêu yêu cầu của đề bài.
- HS nêu thế nào là cách tính thuận tiện nhất. HS làm theo cách cho là nhanh nhất.
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài. HS nhác lại t/c nhân 1 số với 1 tổng, 1 hiệu?
Bài 5(a): - HS tự làm phần a vào vở. 2 em lên bảng làm bài: S = a x b. Với a = 12 cm và b = 5 cm thì S = a x b = 12 x 5 = 60 cm2.
- HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- HSKG đọc kĩ phần b của bài tập. Lập công thức tính diện tích hình chữ nhật và cho chiều dài tăng lên 2 lần để tìm ra diện tích thay đổi thế nào: S = a x 2 x b = 2 x (a x b). Vậy DT tăng thêm 2 lần.
Bài 2(HSKG) : - Cho HS tự làm bài vào nháp.
- HS làm xong cho các em nhận xét kết quả. 
Bài 4(HSKG) : 
- HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán.
- Cho HS nêu cách làm, HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV nêu cho HS biết bài toán có thể giải bằng nhiều cách. Mỗi em chỉ cần giải bằng một cách và giải đúng.
- GV cùng HS nhận xét các cách giải ấy. (ĐS: 896 000 đồng)
3. Củng cố - dặn dò 
- Học sinh nhắc lại các tính chất của phép nhân.
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung
........................................................................................................................
Luyện từ và câu
Câu hỏi và dấu chấm hỏi
i. mục tiêu
- Hiểu tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng (ND ghi nhớ)
- Xác định được câu hỏi trong một văn bản (BT1 mục III), bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo ND, yêu cầu cho trước (BT2,3). HSKG đặt được CH để tự hỏi mình theo 2,3 ND khác nhau.
- Có ý thức sử dụng đúng loại câu khi nói và viết.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại một số từ ngữ đã học về chủ điểm: ý chí - Nghị lực
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 b. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
* Phần nhận xét: 
- GV kẻ lên bảng gồm các cột: Câu hỏi - Của ai - Hỏi ai - Dấu hiệu, lần lượt HS lên điền nội dung vào từng cột khi HS thực hiện các bài tập 1,2,3.
Bài tập 1: - HS nêu yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm bài “Người

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_13_nam_hoc_2010_2011_ngu.doc