Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 12 - Tập đọc: "Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi (tiếp theo)

1.Rèn kĩ năng nói

 - Học sinh kể được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có cốt truyện nhân vật nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên một cáhc tự nhiên, bằng lời của mình.

 - Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện

2. Rèn kĩ năng nghe

 - Nghe chăm chú, nhận xét đúng lưòi kể

II. ĐỒ DÙNG

 

doc37 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 12 - Tập đọc: "Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyết trong hành động không lùi bước trước mọi khó khăn 
- Làm việc liên tục bền bỉ 
- Chắc chắn bền vững khó phá vỡ 
- Có tình cảm rất chân thành, sâu sắc
* Bài tập 3:
- Đọc thầm đoạn văn 
- Làm việc theo cặp
- 1 Học sinh đọc bài làm, nhận xét
- 2HS đọc nội dung bài hoàn chỉnh.
*Bài tập 4: 
- Học sinh đọc nội dung bài tập 
- Học sinh giải nghĩa các câu tục ngữ 
+ Vàng phải thử trong lửa mới biết vàng thật hay vàng giả. Người phải thử thách trong gian nan mới biết nghị lực, tài năng.
+ Từ nước lã mà làm thành hồ, từ tay không mà dựng lên cơ đồ mới thật tài giỏi, ngoan cường.
+ Có vất vả mới thanh nhàn. Phải vất vả lao động mới gặt hái được thành công.
3/ Củng cố dặn dò:
? Nêu các câu tục ngữ, các từ ngữ thuộc chủ điểm ý chí, nghị lực?
- GV chốt kiến thức.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc các từ ngữ, tục ngữ của bài và làm bài tập về nhà vào vở.
Thể dục
Học động tác thăng bằng .
Trò chơi: “Mèo đuổi chuột”
I. Mục tiêu
	- Trò chơi “ mèo đuổi chuột”, yêu cầu nắm được luật chơi, chơi tự giác, tích cực, chủ động 
	- Học động tác thăng bằng, học sinh nắm được kỹ thuật động tác và thực hiện tương đối đúng 
II. Địa điểm, phương tiện: sân trường, còi
III. Các hoạt động dạy-học 
1. Phần mở đầu 
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 
- Xoay các khớp cổ chân, gối, hông, vai
- Chạy nhẹ
- Trò chơi: Diệt con vật có hại
2. Phần cơ bản
a. Bài thể dục phát triển chung 
- Ôn 5 độngtác đã học: 2 lần x 8 nhịp 
Lần 1: GV điều khiển 
Lần 2: Cán sự điều khiển 
- Học đông tác thăng bằng 
- Nêu tên đông tác 
+ Làm mẫu + giải thích
+ Hô, học sinh tập- nhận xét 
- Luyện tập 
- ôn 6 đông tác 
b. Trò chơi vận động: mèo đuổi chuột 
- Nêu tên trò chơi 
- Nêu cách chơi, luật chơi
- Chơi thử
- Cả lớp chơi
3. Phần kết thúc
- Vỗ tay và hát
- Thả lỏng 
- Hệ thống bài
- Nhận xét tiết học
10”
20”
5”
- Tập hợp: (*)
* * * * * * * 
* * * * * * * 
* * * * * * * 
- Xoay khớp
- Tập lần 1
- Tập lần 2
- Làm theo cô 
- Cán sự điều khiển
(*)
* * * * * * * 
* * * * * * * 
* * * * * * * 
đạo đức
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.( Tiết 1 )
i/ Mục tiêu:
- HS hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà cha mẹ.
- Biết thực hiện các hành vi những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà,cha mẹ trong cuộc sống.
- Nêu được những việc làm biểu hiện lòng kính yêu ông bà, cha mẹ.
Ii/ đồ dùng dạy học:
Kịch bản cho tiểu phẩm “ Phần thưởng”
Bài hát “ Cho con”.
Iii/ hoạt động dạy học:
1/ Khởi động: 
- GV bắt nhịp cho HS hát bài “ Cho con”.
? Bài hát nói về điều gì?
? Cảm nghĩ của em về tình yêu thương, che chở của cha mẹ đối với mình?
? Em có thể làm gì để cha mẹ vui lòng?
- Thể hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái và ngược lại.
- 3-5 HS trả lời.
- Học tập cho giỏi, giúp đỡ mọi việc trong nhà, ngoan.
2/ Hoạt động1: Thảo luận tiểu phẩm “ Phần thưởng”.
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- GV phỏng vấn HS vừa đóng tiểu phẩm.
? Hưng: Tại sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh mà em vừa được thưởng? 
? Bà: Tình cảm của Hưng dành cho Bà như thế nào?
- HS nhận xét về cách diễn, ứng xử trong mỗi vai ở từng nhóm diễn.
* Kết luận: Hưng biết kính yêu bà, chăm sóc bà, Hưng là một đứa cháu hiếu thảo.
- Các em đọc nôị dung chuyện trong SGK và phân vai – diễn tiểu phẩm ( 7 phút).
+ Vai cô giáo
+ Vai bà
+ Hưng
- HS xem tiểu phẩm do các bạn tronglớp đóng.
- Do em thương bà, muốn chia sẻ niềm vui cùng bà.
- Rất chân thành , rất sâu sắc.
3/ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (BT1- SGK )
- GV nêu yêu cầu bài tập. HS thảo luậnnhóm về cách ứng xử ở mỗi tình huống.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm nhận xét.
- GV chốt: Tình huống b,d,đ thể hiện long hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; Việc làm ở tính huống a, c là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ.
Bài 1:
- b, d,đ là những tình huống thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- a, c chưa có sự thể hiện hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
4/ Hoạt động3: Thảo luận nhóm( bài tập 2):
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập . HS thảo luận nhóm đôi. (3’)
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Lớp và GV nhận xét, bổ xung; ngợi khen các nhóm đã đặt tên tranh phù hợp.
? Tại sao phải kính yêu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
? Như thế nào là kính yêu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- 3 HS đọc ghi nhớ SGK – 18
Bài 2:
+ H1: Nam chưa ngoan.
+ H2: Hiền rất thương mẹ.
+ H3: Phương đã quan tâm đến bà chưa?
+ H4: Cậu bé ham chơi diều.
- Vì ông bà, cha mẹ là những người rất vất vả sinh thành, nuôi dạy ta nên người.
- Quan tâm, giúp đỡ
5/ Củng cố và dặn dò:
- Nêu những gương hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài. Chuẩn bị cho bài sau.
Ngày soạn : Ngày 23 tháng 11 năm 2008 
Ngàygiảng:Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2008
Tập đọc
 Vẽ trứng
I. Mục tiêu
	- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Đọc chính xác không ngắt ngứ, vấp váp các tên riêng nước ngoài 
	- Biết đọc diễn cảm bài văn giọn kể từ tốn, nhẹ nhàng. Lời thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo, ân cần
	- Hiểu từ ngữ trong bài 
	Hiểu ý nghĩa truyện: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa vin-xi đã trở thành một nhạc sĩ thiên tài 
II. Đồ dùng 
	- Tranh minh hoạ, bảng phụ.
III. Lên lớp 
A. Bài cũ 
- Học sinh đọc nối tiếp bài: Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi
- Câu chuyên khuyên ta điều gì?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Luyện đọc
- Hướng dẫn học sinh chia đoạn 
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc 
+ Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn (3lần)
- GV đọc mẫu 
3. Tìm hiểu bài 
- HS đọclướt đoạn 1 và trả lời câu hỏi
? Sở thích của Lê-ô-nát-đô khi còn nhỏ là gì?
?Vì sao những ngày đầu đi học vẽ cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán?
? Thầy cho cậu bé vẽ trứng để làm gì?
*Kết luận: Lê-ô-nát-đô đã phải rất kiên trì tập luyện sự khéo léo đôi tay qua những bài vẽ trứng
- Đọc đoạn 2:
? Lê-ô-nát-đô... đã thành đạt như thế nào?
? Những nguyên nhân nào khiến ông trở thành hoạ sĩ nổi tiếng?
? Nguyên nhân nào quan trọng nhất? Vì sao?
*Kết luận: Không ai sinh ra đã là thiên tài, tất cả đều do khổ luyện mà được. Những lý do bên là nguyên nhân đua Lê-ô-nát-đô thành một tài năng lớn của thế giới.
? Nội dung của đoạn 2 là gì?
Nêu ý chính?
-Học sinh chia đoạn
+ Đoạn1: Ngay từ nhỏ đến vẽ được như ý.
+ Đoạn2: Lê-ô-nát-đô đa Vin-xi đến thời địa Phục hưng.
- Học sinh luyện đọc
+ Lần 1+2: sửa phát âm từ và câu khó...
* Chú ý câu: Trong một nghìn quả trứng xưa nay/ không có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. 
+ Lần 3: kết hợp giải nghĩa từ
- Học sinh đọc theo cặp
- 1-2 học sinh đọc toàn bài 
1/ Sự kiên trì khổ luyện của Lê-ô-nát-đô đa Vin-xi
- Sở thích của Lê-ô-nát-đô là rất thích vẽ.
- Vì phải vẽ trứng suốt mười mấy ngày
- Để biết quan sát mộtc cách tỉ mỉ, mô tả nó một cách chính xác 
2/ Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nát-đô đã có tài năng thật sự.
- Hoạ sĩ thiên tài
- Bẩm sinh đã có tài, gặp thầy giỏi khổ luyện 
- Sự khổ công kuyện tập
* nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành hoạ sĩ thiên tài 
- Bài văn ca ngợi sự khổ công rèn luyện của Lê-ô-nát-đô đa Vin-xi, nhờ đó ông đã trở thành danh hoạ nổi tiếng.
4. Luyện đọc diễn cảm 
	- Hướng dẫn luyện đọc “ Thầy Vê-rô-ki-ô liền bảo... như ý”
	- Học sinh đọc-nêu cách đọc
- GV treo bảng phụ ghi đoạn 2 ,3 . Yêu cầu HS tìm cách đọc hay và thực hiện.
- GV đọc mẫu, HS đọc thi
III. Củng cố dặn dò
	- 1 Học sinh đọc toàn bài.
	? Nêu nội dung bài
	- Nhận xét tiết học 
	- Chuẩn bị bài sau: “ Người tìm đường lên các vì sao”
Toán
Luyện tập
I.Mục Tiêu:Giúp HS:
- Củng kiến thức đã học về tính chất giao hoán,kết hợp của phép nhânvà cách nhân một số với 1 tổng (hoặc hiệu)
-Thực hành tính toán, tính nhanh
II.Đồ Dùng:
Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:
- Viết dạng tổng quát của 1 số nhân với 1 tổng;
-Viết dạng tổng quát của 1 số nhân với 1 hiệu.
-Nêu tính chất giao hoán và tinh chất kết hợp của phép nhân
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học
2. Luyện tập
* Bài 1:
- HS đọc yêu cầu.
? Nhận xét về dạng bài tập ở 2 phần a,b
- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Nêu cách nhân 1 số với 1 tổng (1 hiệu).
? Muốn nhân 1 số với 1 tổng (1 hiệu) ta làm thế nào?
- Nhận xét đúng sai.
- Một HS đọc cả lớp soát bài.
*Bài 1: Tính:
a/ 135 x ( 20 + 3 ) = 135 x 20 + 135 x 3 = 3105
427 x (10+8) = 7686
b/ 642 x ( 30 – 6 ) = 642 x 30 – 642x6 = 15408
287 x ( 40 – 8) = 9184
* Gv chốt: Củng cố cho Hs áp dụng cách nhân một số với một tổng hoặc một hiệu để tính giá trị của biểu thức.
* Bài 2:
- HS đọc đề bài.
? Ta sử dụng tính chất nào của phép nhân? Tại sao?
- GV hướng dẫn mẫu HS phát hiện cách làm.
167 x 4 x 25 =167x(4x 25)= 167 x 100 = 16700
145x2 +145x98=145x(2+98)=145x100= 14500
- Cả lớp làm bài, 2 HS lên bảng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kết quả bài tập.
 Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
 a)134 x 4 x 5 = 134 x (4 x 5) = 2680
 5 x 36 x 2= (5 x 2) x 36 = 360
 42 x 2 x 7 x 5 = (42 x 7) x (2 x 5) = 2940 
b) 137 x 3 + 137 x 97 = 137 x (3 + 97) 
 = 13700
 94 x 12 + 94 x 88 = 94 x (12 + 88) 
 = 9400
 428 x 12 - 428 x 2 = 428 x (12- 2) 
 = 4280
 537 x 39 - 537 x 19 = 537 x (39- 19) 
 = 10740
* GV chốt: Củng cố cho HS áp dụng tính chất nhân một số với 1 tổng (hiệu) để tính giá trị biểu thức một cách thuận tiện nhất.
* Bài 3:
- GV treo bảng phụ, HS quan sát đọc đề.
? Ta đã học nhân một số có 2 chữ số chưa?
? Để tính được nhanh , tiện lợi ta làm như thế nào?
- HS thảo luận nhóm (4’-6’) và làm bài.
- 3 HS lên bảng, lớp nhận xét sửa sai.
- GV chốt kết quả.
* Bài 3. Tính.
a) 217 x 11 = 217 x (10 + 1) = 2387
 217 x 9 = 217 x (10 - 1) = 1953
b) 413 x 21 = 413 x (20 + 1) = 8673
 413 x 19 = 413 x (20 - 1) = 7847
c) 1234 x 31 = 1234 x (30 + 1) = 38254
 875 x 29 = 875 x (30 - 1) = 25375 
* GV chốt : Vận dụng linh hoạt tính chất nhân một số với 1 tổng (hiệu) để tính giá trị biểu thức
* Bài 4
- HS đọc bài toán
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng. 
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
- Nhận xét đúng sai.
- Đổi chéo vở kiểm tra.
* Bài 4
Bài giải
Chiều rộng sân vận động là:
180 : 2 = 90 (m)
Chu vi sân vận động là:
( 180 + 90) x 2 = 540 (m)
Diện tích sân vận động là:
108 x 90 = 16200 (m2)
 Đáp số: 540m
 16200m2
* Gv chốt: Củng cố tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
3:Củng cố :
? Muốn nhân một số với một tổng (hiệu) ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn bài, làm bài tập 1, 2, 3 trong VBT.
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu
1.Rèn kĩ năng nói
	- Học sinh kể được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có cốt truyện nhân vật nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên một cáhc tự nhiên, bằng lời của mình.
	- Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện 
2. Rèn kĩ năng nghe
	- Nghe chăm chú, nhận xét đúng lưòi kể 
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy-học
A. Bài cũ 
	- Kể chuyện “Bàn chân kì diệu” 
	- Em học được điều gì từ Nguyễn Ngọc Ký?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục tiêu yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn kể chuyện 
a. Tìm hiểu đề 
Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về một người có nghị lực?
- Gợi ý:
1+2
+ Giới thiệu câu chuyện 
- Treo bảng phụ: ( nêu trình tự để kể câu chuyện)
a. Trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
b. Thực hành kể chuyện, thực hành trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- GVyêu cầu bình chọn người kể hay
- 2 học sinh đọc đề bài 
- Xác định trọng tâm của lời đề 
- 4 học sinh đọc nối tiếp 
- Đọc thầm gợi ý 1+2
- Chọn câu chuyện để kể 3+4 học sinh
- Học sinh kể theo nhóm bàn 
- Thi kể chuyện 
+ Đại diện các nhóm lên kể 
- Nhận xét
3/ Củng cố dặn dò
? Qua các câu chuyện mà em và các bạn vừa kể, em học tập được gì từ những nhân vật đó?LấyVD
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS vềnhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. Nhắc HS luôn ham đọc sách.
Khoa học
 Nước cần cho sự sống
I. Mục tiêu 
 Sau bài học, học sinh có khả năng:
 - Nêu một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
- Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí 
II. Đồ dùng
	- Hình vẽ
	- Giấy khổ to
III. Các hoạt động dạy-học
A. Bài cũ
Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
 Nước khôngnhững rất cần với cây trồng mà nước còn có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về vai trò của nước.
2. Nội dung hoạt động 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật
- Trình bày tranh ảnh đã sưu tầm 
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ à giao tư liệu tranh ảnh và dụng cụ 
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Nhận xét, bổ sung 
GV đưa ra kết luận : Nước có vai trò đặc biệt đối với sự sống của con người, thực vật và động vật. Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể. Mất một lượng nước từ 10 đến 20% nước trong cơ thể sinh vật sẽ chết.
* Chuyển ý: Nước rất cần cho sự sống. Vậy con người còn cần nước vào những việc gì khác. Chúng ta cùng tìm hiểu để biết.
Yêu cầu tìm hiểu và trình bày 
N1: Vai trò của nước đối với cơ thể người 
- Thiếu nước con người sẽkhông thể sống nổi. Con người sẽ chết vì khát. Cơ thể con người sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn.
N2: Vai trò của nước đối với cơ thể động vật.
- Nếu thiếu nước động vật sẽ chết khát, một số loài sống ở môi trường nước như cá, cua, tôm sẽ tuyệt chủng.
N3: Vai trò của nước đối với Thựuc vật 
- Nếu thiếu nước cây cối sẽ bị héo, chết, cây không lớn hay nẩy mầm được.
- Trình bày vào giấy Ao
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, vui chơi giải trí 
?Con người sử dụng nước vào những việc gì khác?
? Nước cần cho mọi hoạt động của con người. Vậy nhu cầu sử dụng nước của con người chia ra làm 3 loại đó là những loại nào? 
- Yêu cầu HS sắp sếp các dẫn chứng sử dụng nước của con người vào cùng nhóm 
KL: (mục bạn cần biết)
- Kết luận: Con người cần nước vào rất nhiều việc. Vậy tất cả chúng ta hãy giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ở ngay chính gia đình và địa phương mình.
- Học sinh phát biểu ý kiến
- Tắm rửa, lau nhà, tưới cây, làm lạnh...
- Con người cần nước để sinh hoạt, vui chơi, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- HS tự sắp sếp vào giấy nháp.
- 2 HS đọc to trước lớp.
III. Củng cố dặn dò
- GV chốt nội dung
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết.
Toán
Nhân với số có hai chữ số
I.Mục Tiêu:
Giúp HS:
- Biết cách nhân với số có 2 chữ số
- Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ 2 trong phép nhân với số có 2 chữ số
II.Đồ Dùng:
Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra:
H làm bảng 64 x 20 ; 14 x9
B. Bài mới.
1. Tìm cách tính: 
-G đưa VD:36 x23=?
+Kết quả của em là bao nhiêu?
+Nêu cách làm?
-G ghi: 36 x23 = 36 x(20+3) 
=36 x20+36 x3
= 720+108 
= 828
-H đọc phép tính
-H làm nháp
-H nêu
-H trả lời
2. Giới thiệu cách đặt tính:
- G vừa nêu vừa ghi phép tính.
 36
 x 23	
 108
 72
 828
+Nêu các bước làm?
- GV lấy VD: 45 x 17, HS nêu từng bước thực hiện.
Thông thường khi nhân với số có 2 chữ số ta làm như sau:
 * B1:Đặt tính
 * B2:Tính:
- lấy hàng đơn vị x cả thừa số thứ nhất 
 ->tích riêng thứ nhất 
- Lấy hàng chục x cả thừa số thứ nhất 
 ->Tích riêng thứ hai viết lùi vào 1 chữ số so với hàng đơn vị( thẳng hàng chục)
 * B3:Cộng 2 tích riêng->tích chung
3. Luyện tập:
* Bài 1:Đặt tính rồi tính:
- HS đọc đề bài.
- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Nêu các bước thực hiện nhân với số có hai chữ số?
? Tại sao tích riêng thứ 2 lại viết lùi vào bên trái 1 chữ số?
- Nhận xét đúng sai.
- Cả lớp đối chiếu bài trên bảng
 * Bài 1. Đặt tính rồi tính:
98 x 32
x
98
32
196
294
3136
245 x 37
x
245
37
1715
735
9065
245 x 46
x
245
46 
1470
980
11270
* Gv chốt: Củng cố HS cách đặt tính rồi tính nhân với số có hai chữ số.
* Bài 2:.
- HS đọc đề bài.
- HS làm cá nhân, ba HS làm bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Em dựa vào kiến thức đã học nào để tính giá trị biểu thức?
- Nhận xét đúng sai.
- Cả lớp đối chiếu bài trên bảng
* Bài 2: Tính giá trị biểu thức 45 x a với a bằng 13, 26 39.
Bài giải
a = 13 thì 45 x a = 45 x 13 = 585.
a = 26 thì 45 x a = 45 x 26 = 1170
a = 39 thì 45 x a = 45 x 39 = 1755
* Gv chốt: Củng cố cho HS cách tính giá trị biểu thức có chứa một chữ.
* Bài 3:
- HS đọc bài toán
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng. 
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
- Nhận xét đúng sai.
- Đổi chéo vở kiểm tra. - HS đọc bài toán
Tóm tắt
Mỗi vở: 48 trang
25 vở:...... trang?
Bài giải
25 quyển vở có số trang là:
48 x 25 = 1200 (trang)
 Đáp số: 1200 trang
* GV chốt: HS áp dụng cách nhân với số có hai chữ số để giải bài toán có lời văn.
4. Củng cố, dặn dò:
? Nêu cách nhân với số có 2 chữ số?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà làm BTVN 1, 2, 3, 4 trong VBT.
Ngày soạn : Ngày 24 tháng 11 năm 2008 
Ngàygiảng:Thứ năm ngày 27 tháng 11 năm 2008
Tập làm văn
Kết bài trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu
	- Biết được hai cách kết bài: kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện.
	- Bước đầu biết viết kế bài cho bài văn kể chuyện theo 2 cách mở rộng và không mở rộng 
II. Đồ dùng
	- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy-học
A. Bài cũ
	- Nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trứơc
	- Đọc phần mở bài đã làm ở bài tập 3
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
? Có những cách mở bài nào ?
GV giới thiệu bài
2. Phần nhận xét 
Nhận xét 1: 
- Đọc lại truyện “ông trạng thả diều” 
Nhận xét 2:
? Tìm đoạn kết của truyện?
Nhận xét 3: 
?Thêm vào cuối truyện một lời, đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài ?
- Hướng dẫn phân tích mẫu. Kết bài bằng cách rút ra bào học kinh nghiệm hay ý nghĩa câu chuyện?
Nhận xét 4: 
?So sánh 2 cách kết bài ?
Kết luận: Cách kết bài thứ nhất chỉ có kết cục câu chuyện không bình luận gì thêm là cách kết bài không mở rộng.
 Cách kết bài thứ hai trở thành một đoạn câu chuyện . Sau khi cho biết kết cục , có lời đánh giá, nhận xét , bình luận thêm là cách kết bài mở rộng.
? Thế nào là kết bài không mở rộng , kết bài mở rộng ?
3. Ghi nhớ (SGK)
4. Luyện tập
* Bài 1:
- Kết bài mở rộng: b, c, d, e
- Kết bài không mở rộng: a
KL: Có nhiều cách kết bài mở rộng
*Bài 2:
+ Đọc lại truyện: Một người chính trực (T.36, 37-SGK)
+ Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca (T 55,56 - SGK)
- GV cho học sinh chữa bài-chốt lời giải đúng
- Có 2 cách mở bài: 
+Mở bài trực tiếp : kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện . 
+ Mở bài gián tiếp : nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
- 1 học sinh đọc-lớp đọc thầm
- “Thế rồi vua ... nước Nam ta’’
- Học sinh nêu yêu cầu và phân tích mẫu 
- Làm cá nhân-đọc phần kết 
- Nhận xét
+ C1: Cho biết kết cục của câu chuyện là kết bài không mở.
 + C2: Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận là kết bài mở.
4. Học sinh đọc
* Bài 1: Đó là những kết bài theo cách nào? Vì sao em biết?
- 5 học sinh đọc nối tiếp yêu cầu và các cách kết bài 
- Trao đổi theo cặp 
- Giải thích sự lựa chọn 
* Bài 2
- Học sinh nêu yêu cầu 
- Làm bài các nhân
- 2 Học sinh chữa bài 
- Thảo luận
Tên truyện
Kết bài
Kiểu kết bài
Một người chính trực 
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
THT tâu...Trần Truy Tá
Nhưng An-đrây ca...ít năm nữa
- Không mở rộng
- Không mở rộng
Bài 3: 
- Viết kết bài mở rộng
III. Củng cố dặn dò
? Có mấy cách kết bài, đó là cách kết bài nào?
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS HTL: Ghi nhớ và Làm BT3
- Học sinh đọc yêu cầu bài
- Nhận xét, sửa chữa
- Đọc bài viết 
- Đánh giá nhận xét
lịch sử.
Chùa thời Lý.
i/ mục tiêu:
- Qua bài, HS biết: Đến thời Lý, đạo phật phát triển mạnh nhất.
- Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
- Chùa là công trình kiến trúc đẹp.
- Mô tả được ngôi chùa.
Ii/ đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh như SGK( phóng to), phiếu học tập.
Iii/ Hoạt động

File đính kèm:

  • docGiao an4(tuan12).doc