Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc - Tiết 21 - Ông trạng thả diều (tiết 3)

Kết luận: Thông thường người ta làm sạch nước 3 cách như sau:

a) Lọc nước:

. Bằng giấy lọc, bông .lót ở phễu

. Bằng sỏi, cát, than củi, .đối với bể lọc

Tác dụng: Tách các chất không bị hòa tan ra khỏi nước

 

doc250 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc - Tiết 21 - Ông trạng thả diều (tiết 3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hau như thế nào?
3) Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới: 25- 30’
1) Giới thiệu bài: Trong tiết học trước, các em đã biết nội dung phần đầu truyện Chú Đất Nung, chú bé Đất trở thành Đất Nung vì dám can đảm nung mình trong lửa đỏ. Phần tiếp theo, các em sẽ biết số phận của hai người bột trôi dạt ra sao? Đất Nung đã thực sự đổi khác, trở thành một người hữu ích như thế nào? Các em cùng tìm hiểu tiếp qua bài hôm nay.
2) HD đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc
- Cho hs xem tranh SGK/139
- Các em cho biết tranh vẽ gì? 
- Chú Đất Nung đã làm gì khi nhìn thấy 2 người bị ngã xuống sông? Thầy mời 1 bạn đọc toàn bài. 
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
- Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng hs
- HD luyện phát âm những từ khó 
- Gọi hs nối tiếp đọc lượt 2 
- Giảng nghĩa từ mới trong bài 
 Đoạn 1: buồn tênh Đoạn 2: hoảng hốt
 Đoạn 3: nhũn , se Đoạn 4: cộc tuếch 
- Y/c hs luyện đọc trong nhóm 4
- Gọi hs đọc toàn bài
- Gv đọc diễn cảm toàn bài với giọng: câu đầu đọc chậm rãi, giọng hồi hộp, căng thẳng. Lời chàng kị sĩ và công chúa lo lắng, căng thẳng khi gặp nạn, ngạc nhiên, khâm phục khi gặp lại Đất Nung. Lời Đất Nung: thẳng thắn, chân thành, cộc tuếch.
 *KNS
b) Tìm hiểu bài:
- Y/c hs đọc thầm từ đầu...nhũn cả chân tay
- Kể lại tai nạn của hai người bột? 
- Y/c hs đọc thầm đoạn văn còn lại, trả lời các câu hỏi:
+ Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn? 
+ Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước, cứu hai người bột?
- Y/c hs đọc thầm đoạn ( Hai người bột tỉnh dần...hết bài) 
PP: Thảo luận nhóm 4.
- Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung ở cuối truyện có ý nghĩa gì? 
PP: Động não. *KNS
- Các em hãy suy nghĩ đặt một tên khác cho truyện. 
c) HD đọc diễn cảm 5-7’
- Gọi hs đọc bài văn theo cách phân vai
- Y/c hs lắng nghe tìm giọng đọc thích hợp
- Nhấn mạnh cách đọc diễn cảm (mục 2a) 
- HD luyện đọc 1 đoạn 
+ Đọc mẫu 
 + Gọi hs đọc theo cách phân vai 
+ Y/c hs luyện đọc trong nhóm 4
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay. 
C/ Củng cố, dặn dò: 2-3’
- Hãy nêu nội dung truyện?
- Rút nội dung truyện: Mục I
- Câu chuyện muốn nói với mọi người điều gì?
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần, kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Bài sau: Cánh diều tuổi thơ
Nhận xét tiết học 
- 3 hs lần lượt lên bảng đọc 3 đoạn của bài và trả lời
1) Một chàng kị sĩ cưỡi ngựa, một nàng công chúa, một chú bé bằng đất.
2) Chàng kĩ sĩ rất bảnh, nàng công chúa xinh đẹp chúng được làm bằng bột màu rất sặc sỡ và đẹp. Còn chú bé Đất là đồ chơi em tự nặn bằng đất sét khi đi chăn trâu.
3) Vì chú muốn được xông pha, làm nhiều việc có ích.
- Lắng nghe
- xem tranh
- Vẽ cảnh chú Đất Nung nhìn thấy hai người bị đắm thuyền, ngã xuống sông. 
- 1 hs đọc toàn bài 
- 4 hs nối tiếp nhau đọc
+ Đoạn 1: Từ đầu... tìm công chúa
+ Đoạn 2: Tiếp theo...chạy trốn
+ Đoạn 3: tiếp theo...se bột lại
+ Đoạn 4: Phần còn lại
- HS luyện đọc cá nhân các từ: buồn tênh, hoảng hốt, nhũn, vữa ra, cộc tuếch.
- 4 hs đọc lượt 2
- Hs đọc giải nghĩa từ ở phần chú giải 
- Luyện đọc trong nhóm 4
- 1 hs đọc cả bài
- lắng nghe 
- HS đọc thầm
- Hai người bột sống trong lọ thuỷ tinh. Chuột cạy nắp lọ tha nàng công chúa vào cống. Chàng kị sĩ đi tìm nàng công chúa, bị chuột lừa vào cống. Hai người chạy trốn, thuyền lật, cả hai bị ngấm nước, nhũn cả chân tay. 
- HS đọc thầm đoạn còn lại
+ Nhảy xuống nước, vớt họ lên bờ phơi nắng cho se bột lại.
+ Vì Đất Nung đã được nung trong lửa, chịu được nắng, mưa, nên không sợ nước, không sợ bị nhũn chân tay khi gặp nước như hai người bột. 
- HS đọc thầm
- HS thảo luận nhóm 4.
. Câu nói có ý xem thường những người chỉ sống trong sung sướng, không chịu đựng nổi khó khăn.
. Câu nói ngắn gọn, thẳng thắn có ý thông cảm với hai người bột chỉ sống trong lọ thuỷ tinh, không chịu đựng được thử thách
. Câu nói có ý nghĩa: cần phải rèn luyện mới cứng rắn, chịu được thử thách, khó khăn, trở thành người có ích. 
- HS lần lượt phát biểu
. Chú Đất Nung dũng cảm
. Hãy tôi luyện trong lửa đỏ
. Lửa thử vàng, gian nan thử sức 
- 4 hs đọc theo vai: người dẫn chuyện, chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung.
- HS phát biểu 
- Lắng nghe
- HS đọc theo vai
-
 Luyện đọc trong nhóm
- Từng nhóm thi đọc trước lớp 
- Học sinh phát biểu 
- 2 hs đọc lại 
. Đừng sợ gian nan, thử thách
. Muốn trở thành con người cứng rắn, mạnh mẽ, có ích, phải dám chịu thử thách, gian nan
TOÁN . Tiết 68:
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
 - Thực hiện được phép chia mộpt số có nhiều chữ số cho số có một chữ số 
 - Biết vận dụng chia một tổng ( hiệu ) cho một số.
 - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 và bài 4a; Bài 3* và bài 4b dành cho HS giỏi.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: 4-5’ Chia cho số có một chữ số
- Gọi hs lên bảng tính và đặt tính 
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới: 25-30’
1) Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài
2) HD luyện tập:
Bài 1: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, y/c cả lớp thực hiện B
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Gọi hs nhắc lại công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
- Gọi hs lên bảng thực hiện.y/c cả lớp làm vào vở. 
Bài 3*: Gọi hs đọc đề toán
- Muốn tìm số TBC ta làm sao? 
- Muốn tìm số kilôgam hàng trung bình mỗi toa xe chở được ta cần biết gì? 
- Muốn tìm số kg hàng 9 toa xe chở được ta cần biết gì? 
- Các em hãy giải bài toán này trong nhóm đôi. (phát phiếu cho 2 nhóm hs) 
- Gọi đại diện nhóm lên dán phiếu và trình bày bài giải. Gọi các nhóm khác nhận xét 
Bài 4 a: Tính bằng hai cách:
- Gọi hs đọc yêu cầu
- Tổ chức học sinh thi đua tính.
C/ Củng cố, dặn dò: 3-4’
- Về nhà làm bài 4/78
 - Bài sau: Chia một số cho một tích 
- Nhận xét tiết học 
- 3 hs lên bảng thực hiện
408090 : 5 = 81618
475908 : 5 = 95181
301849 : 7 = 43121
- Lắng nghe
- Thực hiện bảng con.
a) 67494 : 7 = 9642
 42789 : 5 = 8557
b) 359361 : 9 = 39929
 238057 : 8 = 29757 
- 1 hs đọc y/c
- SB = (tổng-hiệu) : 2
 SL = SB + hiệu 
- Lần lượt 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở. 
a) SB là: (42506 - 18472) : 2 = 12017
 SL là: 12017 + 18472 = 30389 
 Đáp số: SB: 12017; SL: 30489 
- 1 hs đọc đề toán
- Ta tính tổng của các số đó rồi chia tổng đó cho số các số hạng. 
- Ta cần biết số kg hàng 9 toa xe chở được.
- Ta cần biết số kg hàng 3 toa chở và số kg hàng 6 toa chở 
- Thực hành giải bài toán trong nhóm đôi 
- Đại diện nhóm lên dán phiếu và trình bày 
 Số toa xe chở hàng là: 
 3 + 6 = 9 (toa)
Số hàng do 3 toa chở là:
 14580 x 3 = 43740 (kg)
Số hàng do 6 toa xe chở là:
 13275 x 6 = 79650 (kg)
Số hàng do 9 toa xe chở là:
 43740 + 79650 = 123390 (kg)
Trung bình mỗi toa xe chở số hàng là:
 123390 : 9 = 13710 (kg) 
 Đáp số: 13710 kg 
1 HS đọc yêu cầu
HS chọn bạn thi đua.
HS thực hiện.
a. ( 33 164 + 28 528 ) : 4 = 
Cách 1: ( 33 164 + 28 528 ) : 4 = 
 61 692 : 4 = 15 423
Cách 2: ( 33 164 + 28 528 ) : 4 = 
 33 164 : 4 + 28 528 : 4 = 
 8 291 + 7 132 = 15 423
TẬP LÀM VĂN . Tiết 27
THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ ?
I/ Mục đích yêu cầu 
 - Hiểu được thế nào là miêu tả ( ND Ghi nhớ ).
 - Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung ( BT1, mục III ); bước đầu biết được 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong thơ Mưa (BT2).
II/ Đồ dùng dạy-học:
 Bảng phụ ghi viết nội dung BT2 (phần nhận xét)
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: 4-5’Ôn tập văn KC 
Gọi hs kể lại truyện theo 1 trong 4 đề tài ở BT2 
- Y/c cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi: Câu chuyện bạn kể được mở đầu và kết thúc theo cách nào? 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới: 25-30’
1) Giới thiệu bài: 
- Khi nhà em bị lạc mất con mèo. Muốn tìm được đúng con mèo nhà mình, em phải nói thế nào khi muốn hỏi mọi người xung quanh? 
- Nói như vậy là em đã miêu tả con mèo. Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em hiểu thế nào là miêu tả? 
2)Tìm hiểu bài:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy đọc thầm, suy nghĩ tìm những sự việc được miêu tả trong đoạn văn
- Gọi hs phát biểu ý kiến 
Bài 2: Gọi hs đọc y/c, đọc các cột trong bảng theo chiều ngang. 
- Giải thích cách thực hiện (M1) trong SGK. Các em chú ý đọc kĩ đoạn văn ở BT1 để thực hiện bài tập này trong nhóm 4 (phát phiếu cho 3 nhóm)
- Gọi các nhóm trình bày
- Nhóm làm trên phiếu lên dán kết quả 
- Cùng hs nhận xét, sửa lại kết quả đúng (nếu sai) 
- Gọi hs đọc lại kết quả đúng. 
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Để tả được hình dáng của cây sòi, màu sắc của lá cây sòi, cây cơm nguội, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?
- Để tả được chuyển động của lá cây, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?
- Để tả được chuyển động của dòng nước, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào? 
- Muốn miêu tả sự vật, người viết phải làm gì?
Kết luận: Miêu tả là nói lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của sự vật để giúp người đọc, người nghe hình dung được các sự vật ấy. Khi miêu tả người viết phối hợp nhiều giác quan để quan sát khiến cho sự vật được miêu tả thêm đẹp hơn, sinh động hơn.
 - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/140 
3) Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy đọc thầm lại bài Chú Đất Nung để tìm những câu văn miêu tả trong bài
- Gọi hs phát biểu 
Kết luận: Trong truyện Chú Đất Nung có 1 câu văn miêu tả chàng kị sĩ và nàng công chúa.
Bài 2: Gọi hs đọc y/c 
- Y.c hs quan sát tranh SGK/141: Hình ảnh sự vật trong cơn mưa được Trần Đăng Khoa tạo nên rất sinh động và hay. Trần Đăng Khoa phải quan sát thật kĩ sự vật mới miêu tả được. Các em sẽ thi xem lớp mình ai sẽ viết được những câu văn miêu tả sinh động nhất
- Trong cơn mưa, em thích hình ảnh nào?
- Gọi hs giỏi làm mẫu - miêu tả 1 hình ảnh trong đoạn thơ Mưa. 
- Y/c hs tự làm bài vào VBT
- Gọi hs đọc bài viết của mình.
- Cùng hs nhận xét (sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho hs)
- Tuyên dương hs viết được những câu văn miêu tả hay.
C/ Củng cố, dặn dò: 2-3’ 
- Thế nào là miêu tả? 
- Muốn miêu tả sinh động những cảnh, người, sự vật trong thế giới xung quanh, các em cần chú ý quan sát, học quan sát để có những hiểu biết phong phú có khả năng miêu tả sinh động đối tượng.
- Tập quan sát một cảnh vật trên đường tới trường
- Bài sau: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng kể chuyện
- HS theo dõi trả lời câu hỏi 
- Em phải nói con mèo nhà mình to hay nhỏ, lông màu gì,...
- 1 hs đọc y/c
- Đọc thầm, suy nghĩ
- Lần lượt phát biểu: các sự vật được miêu tả là: cây sòi, cây cơm nguội, lạch nước. 
- 1 hs đọc y/c và mẫu
- HS thực hiện trong nhóm 4
- Lần lượt các nhóm trình bày
- Quan sát phiếu trên bảng
- Nhận xét
- 2 hs đọc lại bảng đúng 
- 1 hs đọc y/c
- Quan sát bằng mắt
- Quan sát bằng mắt
- Quan sát bằng mắt, bằng tai 
- Quan sát kĩ đối tượng bằng nhiều giác quan. 
- HS lắng nghe
- 3 hs đọc to trước lớp 
- 1 hs đọc y/c
- Đọc thầm và tìm câu văn miêu tả
 Câu văn: "Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son"
- Lắng nghe
- 1 hs đọc y/c
- Quan sát, lắng nghe 
- Em thích hình ảnh:
. Sấm ghé xuống sân, khanh khách cười
. Cầy dừa sải tay nhảy múa.
. Khắp nơi toàn màu trắng của nước...
- Sấm rền vang rồi bỗng nhiên "đùng đùng, đoàng đoàng" làm mọi người giật nảy mình, tưởng như sấm đang ở ngoài sân, cất tiếng cười khánh khách.
- HS tự làm bài
- Nối tiếp nhau đọc bài của mình
- 1 hs đọc lại ghi nhớ
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe, thực hiện 
Môn: KHOA HỌC . Tiết 27
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
I/ Mục tiêu:
 - Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,.
 - Biết đun sôi nước trươc khi uống.
 - Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
- GDBVMT : Bộ phận 
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản
- Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: 4-5’Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
Gọi hs lên bảng trả lời
1) Những nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm?
2) Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức khỏe của con người 
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới: 25 -30’
1) Giới thiệu bài: Nguồn nước bị ô nhiễm gây ra nhiều bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Vậy chúng ta sẽ làm gì để làm sạch nước? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2Bài mới:
1) Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cách làm sạch nước
- Gia đình em hoặc địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước?
Kết luận: Thông thường người ta làm sạch nước 3 cách như sau: 
a) Lọc nước:
. Bằng giấy lọc, bông ...lót ở phễu
. Bằng sỏi, cát, than củi, ...đối với bể lọc
Tác dụng: Tách các chất không bị hòa tan ra khỏi nước.
b) Khử trùng nước: cho vào nước chất khử trùng gia-ven để diệt vi khuẩn. Tuy nhiên chất này làm cho nước có mùi hắc.
c) Đun sôi: Đun nước cho tới khi sôi, để thâm chừng 10 phút, phần lớn vi khuẩn chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi thuốc khử trùng cũng hết. 
- Em hãy kể lại các cách làm sạch nước? và tác dụng của từng cách 
* Hoạt động 2: Thực hành lọc nước 
- GV thực hành lọc nước theo các bước ở SGK/56 (y/c hs quan sát) 
- Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc? 
- Nước sau khi lọc đã uống được chưa? Vì sao?
- Khi tiến hành lọc nước chúng ta cần có những gì?
- Than bột có tác dụng gì?
- Cát hay sỏi có tác dụng gì? 
Kết luận: Đó là cách lọc nước đơn giản. Nước tuy sạch nhưng chưa loại được các vi khuẩn, các chất sắt và các chất đọc khác. vì vậy nước sau khi lọc chưa uống được ngay.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu qui trình sản xuất nước sạch
- Chia nhóm, phát phiếu học tập, Y/c các em đọc SGK/57 để hoàn thành phiếu. 
 Các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nước sạch
6. Trạm bơm nước đợt 2
5. Bể chứa 
1. Trạm bơm nước đợt 1
2. Dàn khử sắt - bể lắng
3. Bể lọc
4. Sát trùng 
- Y/c hs đánh số thứ tự vào các giai đoạn quy trình sản xuất nước sạch cho phù hợp
- Gọi hs nhắc lại dây chuyền theo đúng thứ tự.
* Hoạt động 4: Thảo luận về sự cần thiết phải đun sôi nước uống
- Nước đã lọc sạch bằng cách trên đã uống ngay được chưa? Tại sao?
 - Muốn có nước uống được, chúng ta phải làm gì? Tại sao
Kết luận: Nước được SX từ nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn: khử sắt, loại các chất không tan trong nước và khử trùng. Lọc nước bằng cách đơn giản chỉ mới loại được các chất không tan trong nước, chưa loại được các vi khuẩn, chắt sắt và các chất độc khác. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp đều phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước 
*BVMT :GDHS có ý thức bảo vệ,biết cách thức làm cho nước sạch ,tiết kiệm nước,bảo vệ bầu không khí
C/ Củng cố, dặn dò: 2 – 3’
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/57
- Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước, các em cần làm gì? 
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Bảo vệ nguồn nước 
- 2 hs lần lượt lên bảng trả lời
1) Xả rác, phân, nước thải bừa bãi, vỡ ống nước, sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy, khó bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ...làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa, vỡ ống dẫn dầu, tràn dầu làm ô nhiễm nước biển.
2) Là nơi các vi sinh vật sinh sống, phát triển và lan truyền các loại bệnh dịch như tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột... 
- lắng nghe
- Dùng bình lọc nước
- Dùng bông lót ở phễu để lọc 
- Dùng phèn chua
- Đun sôi nước 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- vài hs kể lại 
- Quan sát các bước thí nghiệm GV thực hiện
+ Nước trước khi lọc có màu đục, có nhiều tạp chất như đất, cát,... Nước sau khi lọc trong suốt, không có tạp chất. 
- chưa uống được vì nước đó chỉ sạch các tạp chất, vẫn còn các vi khuẩn khác mà bằng mắt thường ta không nhìn thấy được. 
- Than bột , cát hay sỏi
- Khử mùi và màu của nước
- Loại bỏ các tạp chất không tan trong nước 
- Lắng nghe
- Chia nhóm, nhận phiếu thảo luận
- Một số hs lên trình bày 
- Phân phối nước sạch cho người tiêu dùng
- Nước đã được khử sắt, sát trùng và loại trừ các chất bẩn khác
- Lấy nước từ nguồn
- Loại chất sắt và những chất không hòa tan trong nước
- Tiếp tục loại các chất không tan trong nước
- Khử trùng 
- 1 hs lên bảng đánh số
- 2 hs nhắc lại 
- Không uống được ngay, vì vẫn còn các vi khuẩn nhỏ trong nước.
- Đun sôi nước để diệt hết các vi khuẩn nhỏ sống trong nước và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước
- Lắng nghe 
- 3 hs đọc
- Giữ VS nguồn nước chung và nguồn nước tại gia đình mình không để nước bẩn lẫn nước sạch 
Thứ năm , ngày 01 tháng 12 năm 201
Bài 28 : *Ôn bài thể dục phát triển chung
*Trò chơi : Đua ngựa
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh 
 -Ôn bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu thực hiện động tác đúng thứ tự và tập tương đối
 Đúng động tác.
 -Trò chơi : Dua ngựa.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi chủ động.
 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
Địa điểm : Sân trường; Còi 
 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
Khởi động
Trò chơi:Nhóm ba nhóm bảy
Kiểm tra bài cũ : 4 hs
 Nhận xét
 II/ CƠ BẢN:
a.Trò chơi : Đua ngựa
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi
 Nhận xét
bÔn bài thể dục phát triển chung.
Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp
 Nhận xét
*Kiểm tra thử bài thể dục phát triển chung
Mỗi động tác thực hiện 1x8 nhịp
Mỗi lần kiểm tra từ 3-4 học sinh
Nhận xét ưu khuyết điểm sau kiểm tra
 III/ KẾT THÚC:
HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
- Về nhà tập luyện bài thể dục đã học
5phút
 25phút
 7 phút
 18phút
 5phút
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình tập luyện
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * * 
 GV 
TOÁN . Tiết 69
CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH
I/ Mục tiêu: 
 Thực hiện được phép chia một số cho một tích.
 Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 ; bài 3* dành cho HS giỏi.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: 4-5’ Luyện tập
- Gọi hs lên bảng thực hiện bài 4/78 
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới: 25-30’
1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ được làm quen với tính chất chia một số cho một tích. 
2) Giới thiệu tính chất một số chia cho một tích
- Ghi bảng: 24 : (3 x 2) ; 24 : 3 : 2 ; 24 : 2 : 3 
- Gọi hs lên bảng tính 
- Em có nhận xét gì về các giá trị của 3 biểu thức trên?
- Và ta có thể viết:
24 : (3x2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3 
- Biểu thức VT có dạng gì? 
- Em thực hiện tính giá trị của biểu thức này như thế nào? 
- Ngoài cách tính trên ta còn có thể tính theo cách nào? 
- Khi chia một số cho một tích , ta làm sao? 
- Nhấn mạnh cách tính VP
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/78
3) Luyện tập: 
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Ghi lần lượt từng phép tính lên bảng, Y/c hs thực hiện B
Bài 2: Gọi hs đọc y/c và mẫu
- HD mẫu SGK 
- Y/c hs tự làm bài vào vở nháp. Gọi lần lượt từng hs lên bảng làm 
Bài 3*: Gọi hs đọc đề bài
- Muốn tính giá tiền mỗi quyển vở em cần biết gì? 
- Gọi 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở nháp. 
- Y/c hs nhận xét, sau đó đổi vở nhau để kiểm tra.
- Gọi hs nêu cách giải khác 
C/ Củng cố, dặn dò: 2-3’
- Muốn chia một số cho một tích ta làm sao? 
- Về nhà học thuộc ghi nhớ
- Bài sau: Chia một tích cho một số
Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng tính 
a) (33164 + 28528) : 4 = 61692 : 4 = 15423
 (33164 + 28528) : 4 = 33164 : 4 + 28528:4
 = 8291 + 7132 = 15423 
b) (403494 - 16415) : 7 = 387079 : 7 = 55297 
- Lắng nghe 
- 3 hs lên bảng tính, mỗi dãy làm 1 bài.
* 24 : (3 x 2) = 24 : 6 = 4
* 24 : 3 : 2 = 8 : 2 = 4
* 24 : 2 : 3 = 12 : 3 = 4 
- Các giá trị đó bằng nhau 
- 2 hs đọc lại 
- Một số chia cho một tích.
- Tính tích 3 x 2 = 6 rồi lấy 24 : 6 = 4 
- Lấy 24 : 3 rồi chia tiếp cho 2 (lấy 24: 2 rồi chia tiếp cho 3) 
- Ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia. 
- 3 hs đọc 
- 1 hs đọc y/c
- HS thực hiện B, 3 em lên bảng tính 
a) 50 : (2 x 5 ) = 50 : 10 = 5
b) 72 : (9 x 8) = 72 : 72 = 1
c) 28 : (7 x 2) = 28 : 14 = 2 
- 1 hs đọc
- Theo dõi 
- 3 hs lần lượt lên bảng làm

File đính kèm:

  • docgiao an lớp 4 u tuan 11 - 18 năm 2011 -2012.doc