Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Thư thăm bạn

- Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc nhẹ nhành,thương cảm, thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật qua các cử chỉ và lời nói.

- Đọc - hiểu: lọm khọm , giàn giụa.

 Đôi mắt đỏ đọc, sưng húp, tài sản, bàn tay run rẩy,ướt đẫm.

ND: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.( trả lời được câu hỏi 1 , 2 , 3)

 

doc13 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2001 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Thư thăm bạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 2 ngày 2 tháng 9 năm 2013
Tập đọc: Thư thăm bạn
I. Mục tiêu:
1, Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: Quách Tấn Dương, lũ lụt, xả thân, quyên góp
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
2, Đọc - hiểu:
- Hiểu nội dung các từ khó trong bài: xả thân, quyên góp, khắc phục
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm bạn bè, thương bạn, muốn chia sẻ với bạn khi gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống.
3, Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.
GDMT : GV liên hệ : lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người . Để hạn chế lũ lụt con người cần tích cực trồng cây gây rừng , tránh phá hoại MTTN. 
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bảng viết câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
- Tranh, ảnh t liệu về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ: Truyện cổ nước mình.
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Nhận xét.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
HĐ1. Hướng dẫn luyện đọc :
- Chia đoạn: 3 đoạn
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài 2 - 3 lượt 
- GV theo dõi sửa lỗi cho HS.
- Đọc từ khó: lũ lụt, Quách Tuấn Lương, mãi mãi. 
- Đọc chú giải.
- HS luyện đọc nhóm bàn.
- GV đọc mẫu.
HĐ2. Tìm hiểu bài:
*Đoạn 1:
- Lương có biết Hồng từ trước không?
- Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
- Bạn Hồng đã mất mát đau thương như thế nào?
- Em hiểu “hi sinh” là gỡ?
- Đặt câu với từ “hi sinh”.
- Đoạn 1 nói lên điều gì?
*Đoạn 2 + 3:
- Những câu nào trong đoạn 2, 3 cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
- Những câu văn nào cho thấy bạn 
Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
- Ở nơi địa phương bạn Lương, mọi người đã làm gì để đviên, giúp đỡ đbào lũ lụt?
- Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng?
- Đoạn 2 + 3 nói lên ý gì?
- Đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư. Những dòng đó có tác dụng gì?
- Bức thư thể hiện nội dung gì?
HĐ3. Đọc diễn cảm:
- Y/c đọc nối tiếp đoạn.
- Nêu giọng đọc của từng đoạn?
- Luyện đọc diễn cảm.
- Tìm cách đọc diễn cảm đoạn văn 2.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, dặn dò.
- HS đọc nối tiếp đoạn 2 - 3 lượt.
- HS đọc đoạn trong nhóm 3.
- Một vài nhóm đọc trước lớp.
- 1 - 2 HS đọc toàn bài.
- không, chỉ biết sau khi đọc báo.
- để động viên, chia sẻ 
- Cha bạn Hồng đã hi snh trong khi giúp đỡ mọi người thoát khỏi nước lũ.
- “ Hi sinh”: chết vì nghĩa vụ, vì lí 
tưởng cao đẹp.
-ý1: Lí do Lương viết thư cho Hồng.
- Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi......
- Nhưng chắc Hồng cũng tự hào về tấm gương.... Mình tin rằng Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này.
- Mọi người đang quyên góp giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn.
- Lương giúp đỡ Hồng toàn bộ số tiền bỏ ống được.
- ý 2: Lời an ủi động viên của Lương đối với Hồng và tấm lòng của mọi người đối với đồng bào bị lũ lụt.
- HS đọc.
- Ghi lời chúc, nhắn nhủ, họ tên 
người viết thư.
- Tình cảm bạn bè, sự chia sẻ đau buồn cùng với bạn khi bạn gặp đau thương mất mát trong cuộc sống.
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò.
- Bạn Lương là người như thế nào?
- Em đã làm gì để giúp đỡ những người không may gặp hoạn nạn, khó khăn? 
Đạo đức: Vượt khó trong học tập ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vợt khó vơn lên trong học tập.
- KNS: HS có kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập.
+ Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ , giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập. 
II. Đồ dùng:
- Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Bài cũ:
 - Vì sao phải trung thực trong học tập?
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
HĐ1. Kể chuyện: Một học sinh nghèo 
vượt khó
- GV kể chuyện.
- Tóm tắt nội dung câu chuyện.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4:
+ Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày?
+ Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?
- Nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song bạn Thảo đã biết 
vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi:
+ Nếu ở trong hoàn cảnh khó khăn như bạn Thảo em sẽ làm gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
HĐ2. Rỳt ra bài học: ( BT1)
- Khi gặp một bài tập khó, em sẽ chọn những cách làm nào dới đây? Vì sao?
- GV đưa ra các cách lựa chọn.
- Nhận xét, chốt lại việc làm hợp lí.
- Qua bài học này em rút ra được bài học gì cho bản thân?
- GV nêu phần ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Thực hiện hoạt động phần thực hành.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS chú ý nghe.
- HS thảo luận nhóm.
- Một vài nhóm trả lời.
- HS thảo luận theo cặp.
- HS đọc các cách làm đã cho.
- HS đưa ra cách lựa chọn.
 Thứ 3 ngày 3 tháng 9 năm 2013
 Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức
I. Mục tiêu:
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ: Tiếng dùng để tạo nên từ, còn từ dùng để tạo nên câu, tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, còn từ bao giờ cũng có nghĩa.
- Phân biệt được từ đơn và từ phức.
- Bước đầu làm quen với từ điển, biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ (Bt2 , 3) .
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học: 
1. Bài cũ:
HS1: Nêu tác dụng của dấu hai chấm.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
- GV giới thiệu bài:
HĐ1: Tìm hiểu ví dụ:
- Gọi HS đọc phần nhận xét 1.
? Câu văn có mấy từ?
? Em có nhận xét gì về số tiếng ở mỗi từ trong các câu văn trên?
- Yc HS hoạt động bàn làm bài tập vào phiếu , hai nhóm làm vào phiếu lớn.
- Gọi các nhóm đọc bài
- GV: Từ 1 tiếng : Từ đơn
 Từ 2 hay nhiều tiếng : Từ phức
* Nhận xét 2
? " Tiếng" dùng để làm gì?
? "Từ " dùng để làm gì?
GV chốt: 
- Tiếng dùng để cấu tạo từ.
- Từ dùng để biểu thị sự vật, hoạt động , đặc điểm,(tức là biểu thị ý nghĩa); để cấu tạo câu.
 Ghi nhớ: (Sgk)
HĐ2: Luyện tập 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Yc HS dùng bút chì gạch chân dưới từ đơn, 2 gạch dưới từ phức.
- Gọi HS đọc bài làm.
? Thế nào là "từ đơn"?, "từ phức" ?
Bài 2: 
- Đọc bài tập 2
- Y/c HS làm bài tập 2 vào vở
- Giải nghĩa một số từ
- GV chốt bài tập 2
Bài 3: Đặt câu.
- Yc HS làm bài vào vở, 2 HS làm ở bảng lớp.
- Gọi HS đọc câu của mình, GV chữa bài.
- 14 từ
- Có từ gồm 1 tiếng, từ gồm 2 tiếng
+ Từ chỉ có 1 tiếng: nhờ, bạn, lại, 
+ Từ gồm nhiều tiếng: giúp đỡ, học hành, HS,
- Tiếng dùng để cấu tạo từ.
- Cấu tạo nên câu
+ Từ đơn: rất, vừa, lại
+ Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.
- HS làm bài (tra từ điển)
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu:
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình về 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật , có ý nghĩa , nói về lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người.
- Hiểu truyện, trao đổi được với bạn bè về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng: 
 - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học: 
1. Bài cũ:
- HS1: Kể chuyện Nàng tiên ốc.
- HS2: Nêu nội dung câu chuyện.
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới 
- GV giới thiệu bài:
HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện.
- GV chép đề bài - Gọi HS đọc đề
- GV gạch chân: đã được nghe, được đọc, lòng nhân hậu.
- Gọi HS đọc gợi ý.
? Nêu một số biểu hiện của lòng nhân hậu cho VD?
? Em tìm hiểu truyện về lòng nhân hậu ở đâu?
HĐ2: Thực hành:
- Yc HS kể chuyện theo nhóm bàn, GV theo dõi giúp đỡ .
- GV gợi ý: Mỗi HS kể chuyện xong có thể nêu nội dung câu chuyện hoặc trao đổi với bạn bè về ý nghĩa, chi tiết, nhân vật trong truyện.
- Tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp.
- Y/cầu lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
- Cả lớp theo dõi, bình chọn HS kể hay nhất.
- 1 - 2 HS đọc
- 4 HS đọc ý
+ thương yêu quý trọng, quan tâm đến mọi người. VD: Chú cuội ; bạn nhỏ trong bài Mẹ ốm
+ thông cảm, chia sẻ với những người có những hoàn cảnh khó khăn. VD: Các em nhỏ và cụ già (TV3 - T1);
Dế mèn (TV4 - T1). v.v.
- truyện cổ, sách báo,
- HS hoạt động nhóm bàn.
- 3 - 5 HS kể
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Về nhà tập kể lại chuyện.
 Thứ 4 ngày 4 tháng 9 năm 2013
Tập đọc: Người ăn xin
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc nhẹ nhành,thương cảm, thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật qua các cử chỉ và lời nói.
- Đọc - hiểu: lọm khọm , giàn giụa.
 Đôi mắt đỏ đọc, sưng húp, tài sản, bàn tay run rẩy,ướt đẫm.
ND: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.( trả lời được câu hỏi 1 , 2 , 3)
- KNS: KN cảm thông.
II. Đồ dùng: 
- Tranh sgk, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học: 
1. Bài cũ:
- HS1: Đọc bài: Thư thăm bạn.
- HS2: Nêu tác dụng của dòng mở đầu và kết thúc bức thư.
2. Bài mới: - GV treo tranh - gt bài.
HĐ1: Luyện đọc đúng
- GV chia đoạn.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài.
- GV sửa sai.
- Gọi HS đọc chú giải.
- Đọc câu dài:"Đôithảm hại
- Đọc đúng những câu cảm thán.
- HS luyện đọc nhóm bàn, 1 nhóm đọc lại.
- GV đọc mẫu.
HĐ2: Tìm hiểu bài
- Y/c HS đọc thầm đoạn 1.
? Cậu bé gặp ông lão ăn xin trong trường hợp nào?
? Hình ảnh ông lão ăn xin ntn?
Ghi: lọm khọm, đoi mắt đỏ đọc.
? "Lọm khọm" diễn tả con người ông lão ntn?
? Đặt câu với cụm từ " đôi mắt đỏ đọc"
? Em hiểu thế nào là"sưng húp"?
? Điều gì khiến ông lão thương cảm đến như vậy?
? Đoạn 1 của bài cho chúng ta biết gì ?
- Y/c HS đọc thầm đoạn 2.
? Cậu bé đã làm gì, nói gì với ông lão?
 Ghi: tài sản, bàn tay run rẩy.
- Đặt câu với từ "tài sản"
? "Bàn tay run rẩy" của ông lão diễn tả điều gì?
? Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin ntn?
GV: Hành động và lời nói của cậu bé chứng tỏ cậu chân thành thương xót ông lão, tôn trọng ông, muốn giúp đỡ ông.
? Đoạn 2 cho ta biết điều gì?
- Y/c HS đọc thầm đ3.
? Người ăn xin nhìn cậu bé với đôi mắt ntn?
Ghi: ướt đẫm
? Đặt câu với từ" ướt đẫm"
? Cậu bé không có gì để cho ông lão nhưng ông nói với cậu bé ntn?
? Vậy, cậu bé đã cho ông lão cái gì?
? Cậu bé nhận được gì ở ông lão? 
? Đoạn cuối bài cho em biết điều gì?
- Y/c HS đọc lướt toàn bài và nêu nội dung chính của bài.
HĐ3: Luyện đọc lại.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài.
- Lđọc đoạn: " Tôi chẳng biết hết"
? Khi đọc đoạn này cần lưu ý gì?
- HS luyện đọc phân vai theo nhóm bàn.
- Gọi HS đọc trước lớp.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 3 đoạn:
- HS nối tiếp nhau đọc bài.
- Lđọc từ khó: lọm khọm , giàn giụa.
- 1- 2 HS đọc.
- HS đọc nhóm bàn, 1 nhóm đọc trước lớp.
- HS theo dõi.
- đang đi trên phố
- ...lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, rên rỉ cầu xin.
- HS nêu.
- nghèo đói
ý1: Ông lão ăn xin thật đáng thương.
- lục túi, tài sảnNắm chặt tay ông.
- ông lão rất đói, rét
+ Hđộng: Rất muốn cho ông lão 1 thứ gì đó nên cố gắng tìm lục hết túi nọ đến túi kia. Nắm chặt tay ông lão.
+ Lời nói: Xin ông đừng giận cháu.
ý2: Cậu bé xót thương ông lão muốn giúp đỡ ông.
- ướt đẫm.
- HS đặt câu.
- Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
- tình thương, sự thông cảm và tôn trọng của cậu bé qua hành động và lời nói của cậu.
- lòng biết ơn , sự đồng cảm: ông hiểu tấm lòng của cậu.
ý3: Sự đồng cảm của ông lão ăn xin và cậu bé.
- HS nêu như mục I.
- Cả lớp theo dõi tìm giọng đọc.
- HS nêu.
- 5 - 7 HS đọc.
3. Củng cố - dặn dò:
? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhận vật.
I. Mục tiêu:
- Hiểu được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩa của nhân vật để khắc phục tính cách nhân vật và nói lên ý nghĩa câu chuyện.
- Biết kể lại lới nói, ý nghĩa cảu nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách trực tiếp và gián tiếp.
II Đồ dùng:
- Bảng phụ - Giấy khổ to.
III. Hoạt động dạy và học: 
1. Bài cũ:
? Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì?
? Tại sao cần phải tả ngoại hình nhân vật?
? Hãy tả đặc điểm ngoại hình của ông lão ăn xin?
2. Bài mới: 
- GV giới thiệu bài.
HĐ1: Tìm hiểu phần nhận xét 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc bt1.
? Tìm những câu ghi lại lời nói, ý nghĩa của cậu bé trong truyện " Người ăn xin"
Bài 2: 
- Gọi HS đọc bt2:
? Lời nói và ý nghĩa của cậu bé nói lên điều gì về cậu?
? Nhờ đâu mà em đánh giá được tính nết của cậu bé?
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bt3
- Yc HS hđ nhóm bàn làm bt3 sau đó trình bày trước lớp.
GV: a) Tác giả dẫn lời nói trực tiếp.
 b) " gián tiếp
? Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩa của nhân vật để làm gì?
? Có những cách nào kể lại lời nói và ý nghĩa của nhân vật?
 Ghi nhớ: (Sgk)
 HĐ2: Luyện tập 
Bài 1: 
- Đọc Bt1.
? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra lời dẫn trực tiếp hay lời gián tiếp?
- Yc HS làm bài vào vở.
Bài 2: 
- Đọc bt2:
? Bài tập y/c gì?
- GV:+) Muốn chuyển được như vậy chúng ta phải nắm vững đó là lời nói của ai, nói với ai, thay từ xưng hô.
 +) Đặt lời nói trực tiếp sau dấu hai chấm, trong ngoặc kép hoặc sau dấu 2 chấm xuống dòng, gạch chân đầu dòng.
- Gọi HS đọc bài, GV nhận xét, bổ sung.
+ Ông đừng giận cháu ông cả.
+ Chao ôi!  ông lão
- người nhân hậu, giàu tình thương yêu con người
- Nhờ lời nói và suy nghĩ của cậu bé.
C1: Tác giả kể lại nguyên văn lời nói của ông lão với cậu bé.
C2: Tác giả kể lời của ông lão = lời của mình.
- thấy rõ tính cách của nhân vật.
- Có 2 cách: Trực tiếp và gián tiếp
- 3 - 5 HS đọc
- Cách kể, lời nói của nhân vật
- HS làm bài sau đó đọc trước lớp.
- chuyển lời dẫn gián tiếp - trực tiếp 
- HS lắng nghe.
- HS làm bài, đọc bài - HS khác nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Học thuộc ghi nhớ, và xem lại bt2,3.
 - Làm bài tập trong vở in.
 Thứ 5 ngày 5 tháng 9 năm 2013
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết.
I. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ theo chủ điểm Nhân hậu - Đoàn kết.
- Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ trên.
- Hiểu được ý nghĩa một số câu thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm.
II. Đồ dùng:
- Giấy khổ to - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học: 
1 Bài cũ:
? Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? Cho Vd?
? Thế nào là từ đơn, phức., cho VD?
2. Bài mới: 
- GV giới thiệu bài:
Bài 1: 
- Đọc bt1
- Hướng dẫn HS tra từ điển
? Tìm từ chứa tiếng "hiền", "ác"
- GV giúp HS giải nghĩa một số từ.
Bài 2: 
- Đọc bt2.
- Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng 
- Yc HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS đọc bài làm - HS khác nhận xét.
- GV chữa bài.
? Đặt câu với 1 trong các từ ở bt2.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bt3.
- Gợi ý: Chọn từ trong ngoặc đơn mà nghĩa của nó phù hợp với nghĩa của các từ khác trong câu điền vào ô trống sẽ tạo thành câu có nghĩa hợp lý.
- Yc HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng lớp.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4: 
- Đọc bt4:
 GV: Muốn hiểu được thành ngữ, tục ngữ em phải hiểu được cả ý nghĩa đen và nghĩa bóng của thành ngữ, tục ngữ. Nghĩa bóng có thể suy ra từ nghĩa đen của các từ
- Yc HS hđ nhóm trình bày trứơc lớp , HS khác nhận xét. GV bổ sung.
? Nêu tình huống sử dụng trong các thành ngữ, tục ngữ trên.
+) hiền dịu, hiền đức, hiền hậu, hiền hòa, hiền từ,..
+) ác độc, ác ôn, ác nghiệt,
- 
- HS đặt câu.
- 1 HS đọc bt3.
- HS theo dõi.
a. Hiền như bụt (đất).
b.Lành như đất (bụt)
c. Dữ như cọp.
d. Thương nhau như chị em gái.
- 1 HS đọc bt4
- HS theo dõi.
- HS hđ nhóm bàn sau đó trìng bày trước lớp.
- HS nêu tình huống, HS khác bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Chính tả: Cháu nghe câu chuyện của bà
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết lại đúng chính tả bài thơ.
- Trình bày đúng , đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
- Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu và thanh dễ lẫn t/ ch; dấu ?/~.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học: 
1. Bài cũ:
- HS1;2: Viết bảng: xuất sắc, sản xuất, xôn xao.
- Lớp viết nháp
2. Bài mới: 
- GV giới thiệu bài.
HĐ1: Hdẫn HS nghe viết chính tả
- GV đọc bài thơ.
- Gọi 1 HS đọc lại bài thơ.
? Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày?
? Bài thơ nói lên điều gì?
- Lviết từ khó: mỏi, dẫn, bỗng.
? Nêu cách trình bày bài thơ lục bát.
- GV đọc từng dòng. 
HĐ2: Luyện tập
 Bài 2a: 
- Y/ c HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS đọc bài- GV nhận xét
? Em hiểu câu thơ" trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng" ntn?
? Đoạn văn muốn nói với chúng ta điều gì?
- HS theo dõi sgk
- bà vừa đi vừa chống cậy.
- Tình thương của 2 bà cháu dành cho 1 cụ già bị lẫn đến mức không biết đường về nhà mình.
- HS nêu.
- HS viết.
- tre – chịu – trúc - cháy – tre – tre – chí – chiến - tre
- HS nêu.
Nd: Ca ngợi cây tre thẳng thắn bất khuất là bạn của con người
3. Củng cố - dặn dò:
- GV chấm 1 số bài và nhận xét giờ học.
 Thứ 6 ngày 6 tháng 9 năm 2013
Tập làm văn: Viết thư 
I. Mục tiêu:
- HS nắm chắc hơn (so với lớp 3) mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
- Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi; trao đổi thông tin.
II. Đồ dùng: 
 - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học: 
1. Giới thiệu bài:
2. Bài mới: 
HĐ1: Tìm hiểu phần nhận xét
- Đọc bài: Thư thăm bạn
? Bạn Lương viết thư cho Hồng để làm gì?
Theo em, người ta viết thư để làm gì?
? Bài Thư thăm bạn, đầu thư bạn Lương 
viết gì?
? Lương thăm hỏi Hồng như thế nào?
? Lương thông báo với Hồng tin gì?
? Theo em, một bức thư cần có những nội dung gì?
- GV: có thể viết tách từng ý riêng hoặc viết xen kẽ các nội dung đó trong bức thư.
? Qua bức thư đã học, em thấy 1 bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?
- Ghi nhớ: (Sgk)
HĐ2: Luyện tập 
a) Tìm hiểu đề:
- GV chép đề lên bảng
? Đề bài y/c em viết thư cho ai?
? Đề bài x/định m/đích viết thư để làm gì?
? Viết thư cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào?
? Cần thăm hỏi bạn những gì?
? Cần kể cho bạn nghe những gì ở trường, ở lớp mình?
? Nên chúc bạn , hứa hẹn với bạn điều gì?
b) HS viết thư.
- Yc HS làm bài.
- Gọi HS trình bày miệng trước lớp.
- GV nhận xét - bổ sung.
- Chia buồn cùng Hồng
- Thăm hỏi, động viên, thông báo tình hình, ...
- Chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng.
- Thông cảm, chia sẻ với gia đình Hồng
- sự quan tâm của của mọi người với người dân vùng lũ lụt.
+) Nêu lý do và mục đích viết thư.
+) Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
+) Thông báo tình hình của người viết thư
+) Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
- 2 - 3 HS nêu
- 3 - 5 HS đọc.
- HS nêu
- bạn - cậu - mình - tớ.
- sức khỏe, công việc, học hành.
- Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn gặp lại.
- 3 - 5 HS
 3. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà viết hoàn chỉnh bức thư.

File đính kèm:

  • docga 4 Tuan 3.doc