Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 1 - Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu

Hiểu: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật (Nội dung Ghi nhớ).

- Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để thành câu chuyện.

 

doc243 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 1 - Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tả: 15’ 
Lưu ý: (GV có thể lựa chọn phần a) 
a)- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS làm xong trước lên làm trên bảng.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Nhắc HS về nhà đọc lại khổ thơ trong BT2b, ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học. 
- Dặn HS về nhà học bài và Chuẩn bị bài: “Những hạt thóc giống”.
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng.
+ Trâu, châu chấu, trăn, trăn, trĩ, cá trê, chim trả, trai, chiền chiện, chèo bẽo, chào mào, chẫu chuộc, 
1.Nhớ – viết: Truyện cổ nước mình.
- 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
+ Vì những câu chuyện cổ rất sâu sắc, nhân hậu..
- HS lên bảng- lớp viết nháp.
- Các từ: truyện cổ, sâu xa, nghiêng soi, vàng cơn nắng 
+ HS viết bài.
- HS tự soát bài và nộp.
- HS sửa bài.
2.a.Điền vào ô trống tiếng có âm đầu là r, d hay gi.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu.
- HS dùng bút chì viết vào vở bài tập.
- Nhận xét, bổ sung bài của bạn.
Lời giải: gió thổi – gió đưa – gió nâng cánh diều.
 ***********************************************
Thứ sáu ngày 26 tháng 9 năm 2014
TẬP LÀM VĂN 
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I.MỤC TIÊU: 
Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
II.CHUẨN BỊ: 
Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý.
Giấy khổ to+ bút dạ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường có những phần nào?
- Gọi HS kể lại chuyện Cây khế? 
- Nhận xét và ghi điểm từng HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
- Tiết tập làm văn hôm nay các em sẽ luyện tập: xây dựng cốt truyện.Lớp mình sẽ thi xem bạn nào có trí tưởng tượng phong phú, ham thích làm văn kể chuyện.
 b.Hướng dẫn làm bài tập 
HĐ1: Cả lớp: 
Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên.
- Phân tích đề bài: GV gạch chân dưới từ cần chú ý.
- Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì?
- Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính.Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại một câu.
 * Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt chuyện 
- GV yêu cầu HS chọn chủ đề.
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
- Hỏi và ghi nhanh các câu hỏi vào 1 bên bảng 
1. Người mẹ ốm như thế nào? 
2. Người con chăm sóc mẹ như thế nào? 
3. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì? 
4. Người con đã quyết tâm như thế nào? 
5. Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào? 
- Gọi HS đọc gợi ý 2 
- Hỏi và ghi nhanh câu hỏi về 1 bên bảng còn lại câu hỏi 1,2 tương tự gợi ý 1 
6. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì? 
7. Bà tiên làm như thế nào để thử thách lòng trung thực của người con? 
 8. Cậu bé đã làm gì? 
HĐ2: Thực hành kể chuyện: 
- Kể trong nhóm: Yêu cầu HS kể trong nhóm theo tình huống mình chọn dựa vào các câu hỏi gợi ý 
- Kể trước lớp 
- Gọi HS tham gia thi kể.Gọi lần lượt 1 HS kể theo tình huống 1 và một HS kể theo tình 
huống 2.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá lời kể của bạn 
- Nhận xét cho điểm HS.
3.Củng cố – dặn dò: 
- Nhắc nhở cách xây dựng cốt truyện.
- Để xây dựng được một cốt truyện, cần hình dung được: 
Các nhân vật của truyện.
Chủ đề của truyện
Biết tưởng tượng ra diễn biến 
của truyện sao cho hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và Chuẩn bị bài sau “ Viết thư (Kiểm tra viết).
- Nhận xét tiết học.
+ Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện,
+ HS kể dựa theo cốt truyện.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc đề bài 
- Lắng nghe 
-..lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện 
- lắng nghe 
- HS tự do phát biểu chủ đề mình lựa chọn.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Trả lời tiếp nối theo ý mình.
+ Người mẹ ốm rất nặng / ốm bệt giường / ốm khó mà qua khỏi.
+ Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm.Người con dỗ mẹ ăn từng thìa cháu./ Người con đi xin thuốc lá về nấu cho mẹ uống /.
+ Người con phải vào tận rừng sâu tìm một loại thuốc quý /người con phải tìm một bà tiên già sống trên ngọn núi cao./Người con phải trèo đèo, lội suối tìm loại thuốc quý./ Người con phải cho thần Đêm Tối đôi mắt của mình./ 
+ Người con gởi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lội vào rừng.Trong rừng người con gặp nhiều thú dữ nhưng chúng đều thương tình không ăn thịt./ Người con phải chịu gai cào, chân bị đá đâm chảy máu, bụng đói để trèo lên núi tìm bà tiên./ Người con đành chấp nhận cho thần Đen Tối đôi mắt của mình để lấy thuốc cứu mẹ 
+ Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu./ Bà tiên hiền lành mở cửa đón cậu, cho thuốc quý rồi phẩy tay trong mắt cậu đã về đến nhà./ Bà tiên cảm động cho cậu bé thuốc và bắt thần Đêm Tối trả lại đôi mắt cho cậu /
- 2 HS đọc thành tiếng 
- Trả lời 
+ Nhà rất nghèo không có tiền mua thuốc./ Nhà cậu chẳng còn thứ gì đáng giá cả.Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cậu? 
+ Bà tiên biến thành cụ già đi đường, đánh rơi một túi tiền./ Bà tiên biến thành người đưa cậu đi tìm loại thuốc quý tới một cái hang đầy tiền, vàng và xui cậu lấy tiền để sau này có cuộc sống sung sướng /..
+ Cậu thấy phía trước một bà cụ già khổ sở.Cậu đoán đó là tiền của cụ cũng dùng để sống và chữa bệnh.Nếu bị đói cụ cũng ốm như mẹ cậu.Cậu chạy theo và trả lại cho bà./ Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đường cho mình đến chỗ có loại thuốc quý.
- Kể chuyện theo nhóm, 1 HS kể, các em khác lắng nghe, bổ sung, góp ý cho bạn 
+ HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét 
- Tìm ra một bạn kể hay nhất, 1 bạn tưởng tượng ra cốt truyện hấp dẫn mới lạ.
Vài HS nhắc lại
 ************************************************
TOÁN 
GIÂY, THẾ KỈ
I.MỤC TIÊU: 
- Biết đơn vị giây, thế kỉ.
- Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm.
- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.
* Bài 1 (không làm 3 ý: 7 phút =  giây; 9 thế kỉ =  năm; 1/5 thế kỉ =  năm), bài 2 (a, b)
II.CHUẨN BỊ: 
- Một chiếc đồng hồ thật, loại có cả ba kim giờ, phút, giây và có các vạch chia theo từng phút.
- GV vẽ sẵn trục thời gian như SGK lên bảng phụ và giấy khổ to.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm lại bài tập 3.
- GV nhận xét và ghi điểm HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài:
- Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đơn vị đo thời gian nữa, đó là giây và thế kỉ.
b.Tìm hiểu bài: 
 HĐ1: Cả lớp: 
 * Giớiù thiệu giây: 
- GV cho HS quan sát đồng hồ thật, yêu cầu HS chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ.
- Khoảng thời gian kim giờ đi từ một số nào đó (Ví dụ từ số 1 đến số 2) là bao nhiêu giờ?
- Khoảng thời gian kim phút đi từ 1 vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút?
- Một giờ bằng bao nhiêu phút?
- GV chỉ chiếc kim còn lại trên mặt đồng hồ và hỏi: Bạn nào biết kim thứ ba này là kim chỉ gì?
- GV giới thiệu: Chiếc kim thứ ba trên mặt đồng hồ là kim giây.Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch liền sau đó trên mặt đồng hồ là một giây.
- GV yêu cầu HS quan sát trên mặt đồng hồ để biết khi kim phút đi được từ vạch này sang vạch kế tiếp thì kim giây chạy từ đâu đến đâu?
- Một vòng trên mặt đồng hồ là 60 vạch, vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây.
- GV viết lên bảng: 1 phút = 60 giây.
 * Giới thiệu thế kỉ: 
- GV: Để tính những khoảng thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỉ, 1 thế kỉ dài 100 năm.
- GV treo hình vẽ trục thời gian như SGK lên bảng và tiếp tục giới thiệu: 
+ Đây được gọi là trục thời gian.Trên trục thời gian, 100 năm hay 1 thế kỉ được biểu diễn là khoảng cách giữa hai vạch dài liền nhau.
+ Người ta tính mốc các thế kỉ như sau: 
 ¬Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất.
 ¬Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai.
 ¬Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ thứ ba.
 ¬Từ năm 301 đến năm 400 là thế kỉ thứ tư 
 ¬Từ năm 1900 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi.
- GV vừa giới thiệu vừa chỉ trên trục thời gian.Sau đó hỏi: 
+ Năm 1879 là ở thế kỉ nào?
+ Năm 1945 là ở thế kỉ nào?
+ Em sinh vào năm nào? Năm đó ở thế kỉ thứ bao nhiêu?
+ Năm 2008 ở thế kỉ nào? Chúng ta đang sống ở thế kỉ thứ bao nhiêu? Thế kỉ này tính từ năm nào đến năm nào?
- GV giới thiệu: Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta thường dùng chữ số La Mã.Ví dụ thế kỉ thứ mười ghi là X, thế kỉ mười lăm ghi là XV.
- GV yêu cầu HS ghi thế kỉ 19, 20, 21 Bằng chữ số La Mã.
 4. Luyện tập, thực hành: 
HĐ2: Cá nhân: 
 Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
- GV hướng dẫn cách tính: 1/3 phút = giây?
1 phút = 60 giây
 1/3 phút = 60 giây: 3 = 20 giây.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: 
- GV hướng dẫn HS xác định vị trí tương đối của năm đó trên trục thời gian, sau đó xem năm đó rơi vào khoảng thời gian của thế kỉ nào và ghi vào VBT.
- GV chữa bài và khen.
4.Củng cố- Dặn dò: 
- 1 giờ =  phút?
- 1 phút = giây?
- Tính tuổi của em hiện nay? 
- Năm sinh của em thuộc thế kỉ nào?
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà học bài và Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng làm bài, 
- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
1.Giới thiệu giây, thế kỉ: 
- HS quan sát và chỉ theo yêu cầu.
- Là 1 giờ.
- Là 1 phút.
- 1 giờ bằng 60 phút.
- HS nêu (nếu biết).
- HS nghe giảng.
- Kim giây chạy được đúng một vòng.
- HS đọc: 1 phút = 60 giây.
- HS nghe và nhắc lại: 
1 thế kỉ = 100 năm.
¬HS theo dõi và nhắc lại.
+ Thế kỉ thứ mười chín.
+ Thế kỉ thứ hai mươi.
+ HS trả lời.
+ Thế kỉ hai mươi mốt.Tính từ năm 2001 đến năm 2100.
+ HS ghi ra nháp một số thế kỉ bằng chữ số La Mã.
+ HS viết: XIX, XX, XXI.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a.1 phút = 60 giây b.1 thế kỉ = 100năm
 60 giây = 1 phút 100 năm = 1 thế kỉ
 5 thế kỉ = 500 năm
 2 phút = 120 giây 
 1/3 phút = 20 giây 1/2 thế kỉ = 50 năm
1 phút 8 giây = 68 giây 
- HS làm bài.
a) Bác Hồ sinh năm 1890, năm đó thuộc thế kỉ XIX.Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, năm đó thuộc thế kỉ XX.
b) Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, năm đó thuộc thế kỉ XX.
**********************************************
KHOA HỌC
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP
ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT?
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
- Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.
II. CHUẨN BỊ: 
- Các hình minh hoạ ở trang 18, 19 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Pho- to phóng to bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
+ Những nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa, ăn ít, ăn có mức độ và ăn hạn chế?
- GV nhận xét cho điểm HS.
3.Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
- Những ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm cũng những thắc mắc của bài học hôm nay “Tai sao phải phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
”. GV ghi đề.
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Trò chơi: “Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm”. 
- GV tiến hành trò chơi theo các bước: 
- Chia lớp thành 2 đội: Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn.
- Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. (Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn)
- GV cùng trọng tài công bố kết quả của 2 đội.
- Khen đội thắng cuộc.
- GV chuyển hoạt động: Những thức ăn chứa nhiều chất đạm đều có nhiều chất bổ dưỡng. Vậy những món ăn nào vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật và chúng ta phải ăn chúng như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu.
HĐ2: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.15’
 § Bước 1: Thảo luận cả lớp: 
- GV yêu cầu cả lớp cùng đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm do các em lập nên qua trò chơi và chỉ ra các món ăn nào chứa nhiều đạm ĐV vừa chứa đạmTV.
 § Bước 2: Làm việc với phiếu học tập.
- Chia nhóm HS.
- Yêu cầu các nhóm nghiên cứu bảng thông tin vừa đọc, các hình minh hoạ trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: 
+ Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật?
+ Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
+ Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá?
§ Bước 3: Thảo luận cả lớp: 
 GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. 
Nhận xét và khen nhóm có ý kiến đúng.
GV yêu cầu HS đọc 2 phần đầu của mục Bạn cần biết.
- GV kết luận: Ăn kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Chúng ta nên ăn thịt ở mức vừa phải, nên ăn cá nhiều hơn thịt, tối thiểu mỗi tuần nên ăn ba bữa cá.
 4.Củng cố- dặn dò: 
- Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết; Sưu tầm tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i- ốt trên báo hoặc tạp chí.
- Chuẩn bị bài: “Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn”.Nhận xét tiết học.
- HS hát
+ Không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ các chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể  
+ Nhóm cần ăn đủ: lương thực, rau, quả chín; nhóm ăn vừa phải: thịt cá,thuỷ sản và đậu phụ; 
+ HS chơi trò chơi theo 2 đội
- HS lên bảng viết tên các món ăn.
- HS nhắc lại.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc to trước lớp, HS dưới lớp đọc thầm theo.
- HS hoạt động.
- Chia nhóm và tiến hành thảo luận.
+ Đậu kho thịt, lẩu cá, thịt bò xào rau cải, tôm nấu bóng, canh cua, 
+ Nếu chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động sống của cơ thể. Mỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng khác nhau.
+ Chúng ta nên ăn nhiều cá vì cá là loại thức ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá có nhiều a- xít béo không no có vai trò phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
+ Báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
- 2 HS đọc to cho cả lớp cùng nghe.
 **********************************************
KĨ THUẬT
KHÂU THƯỜNG
I.MỤC TIÊU: 
- Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường.Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau.Đường khâu có thể bị dúm.
* Với HS khéo tay: 
Khâu được các mũi khâu thường.Các mũi khâu tương đối đều nhau.Đường khâu ít bị dúm.
II.CHUẨN BỊ: 
- Tranh quy trình khâu thường.
- Mẫu khâu thường được khâu bằng len trên các vải khác màu và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thườmg.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: 
+ Mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu kích 20 – 30cm.
+ Len (hoặc sợi) khác màu với vải.
+ Kim khâu len (kim khâu cỡ to), thước may, kéo, phấn vạch.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: 3’ Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Bài mới: 
 a)Giới thiệu bài: Khâu thường.
 b.Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu khâu mũi thường và giải thích: Khâu thường còn được gọi là khâu tới và khâu luôn.- GV bổ sung và kết luận đặc điểm của mũi khâu thường: 
+ Đường khâu ở mặt trái và phải giống nhau.
+ Mũi khâu ở mặt phải và ở mặt trái giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau.
- Vậy thế nào là khâu thường?
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
- GV hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác khâu, thêu cơ bản.
- Đây là bài học đầu tiên về khâu, thêu nên trước khi hướng dẫn khâu thường HS phải biết cách cầm vải, kim, cách lên xuống kim.
- Cho HS quan sát H1 và gọi HS nêu cách lên xuống kim.
- GV hướng dẫn 1 số điểm cần lưu ý: 
+ Khi cầm vải, lòng bàn tay trái hướng lên trên và chỗ sắp khâu nằm gần đầu ngón tay trỏ.Ngón cái ở trên đè xuống đầu ngón trỏ để kẹp đúng vào đường dấu.
+ Cầm kim chặt vừa phải, không nên cầm chặt quá hoặc lỏng quá sẽ khó khâu.
+ Cần giữ an toàn tránh kim đâm vào ngón tay hoặc bạn bên cạnh.
- GV gọi HS lên bảng thực hiện thao tác.
 GV hướng dẫn kỹ thuật khâu thường: 
- GV treo tranh quy trình, hướng dẫn HS quan sát tranh để nêu các bước khâu thường.
- Hướng dẫn HS quan sát H.4 để nêu cách vạch dấu đường khâu thường.
- GV hướng dẫn HS đường khâu theo 2cách: 
+ Cách 1: dùng thước kẻ, bút chì vạch dấu và chấm các điểm cách đều nhau trên đường dấu.
+ Cách 2: Dùng mũi kim gẩy 1 sợi vải cách mép vải 2cm, rút sợi vải ra khỏi mảnh vải được đường dấu.Dùng bút chì chấm các điểm cách đều nhau trên đường dấu. 
- Hỏi: Nêu các mũi khâu thường theo đường vạch dấu tiếp theo?
- GV hướng dẫn 2 lần thao tác kĩ thuật khâu mũi thường.
- GV hỏi: khâu đến cuối đường vạch dấu ta cần làm gì?
- GV hướng dẫn thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu theo SGK.
- GV lưu ý: 
+ Khâu từ phải sang trái.
+ Trong khi khâu, tay cầm vải đưa phần vải có đường dấu lên, xuống nhip nhàng.
+ Dùng kéo để cắt chỉ sau khi khâu
- Cho HS đọc ghi nhớ
- GV tổ chức HS tập khâu các mũi khâu thường cách đều nhau một ô trên giấy kẻ ô li.
 4.Củng cốt- dặn dò: 
- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
- Chuẩn bị các dụng cụ vải, kim, len, phấn để học tiết sau.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- HS quan sát sản phẩm.
- HS quan sát mặt trái mặt phải của H.3a, H.3b (SGK) để nêu nhận xét về đường khâu mũi thường.
- HS đọc phần 1 ghi nhớ.
- HS quan sát H.1 SGK nêu cách cầm vải, kim.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện thao tác.
- HS quan sát hình 4
- HS đọc phần b mục 2, quan sát H.5a, 5b, 5c (SGK) và trả lời.
- HS theo dõi.
- HS quan sát Hình 6a, b,c và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi.
- HS đọc ghi nhớ cuối bài.
- HS thực hành.
**********************************************
BUỔI CHIỀU
LUYỆN TẬP TOÁN
I.MỤC TIÊU:
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ của tạ, tấn với ki- lô- gam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki- lô- gam.
- Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn.
-Hoàn thành VBT
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới: 
 a.:Hướng dẫn thực hành 
 Bài 1
- H nêu yêu cầu 
-Hướng dẫn
-H tự làm bài
-Chốt kết quả 
Bài 2: Viết “ 2 kg’,
 GV gợi ý HS hình dung về 3 con vật xem con nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất.
- Yêu cầu HS tự làm vào VBT.
 Bài 3: H nêu yêu cầu BT-tự làm bài
- GV sửa chữa, khen.
 Bài 4: H tự giải bài toán 
 4.Củng cố- Dặn dò: 
- Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo: tấn, tạ, yến, kg.
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Bảng đơn vị đo khối lượng.
- Nhận xét tiết học
- HS lên bảng làm bài,HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe hướng dẫn
- HS thực hành
 -H làm bài
 ***********************************************
LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I.MỤC TIÊU: 
Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường có những phần nào?
- Gọi HS kể lại chuyện Cây khế? 
- Nhận xét và tuyên dương
2.Bài mới: 
 a.Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: Yêu cầu H nêu yêu cầu BT
Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên.
- Phân tích đề bài: 
- Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì?
- Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính.Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại một câu.
 - GV yêu cầu HS chọn chủ đề.
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
- Hỏi và ghi nhanh các câu hỏi vào 1 bên bảng 
1. Người mẹ ốm như thế nào? 
2. Người con chăm sóc mẹ như thế nào? 
3. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì? 
4. Người con đã quyết tâm như thế nào? 
5. Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào? 
- Gọi HS đọc gợi ý 2 
- Hỏi và ghi nhanh câu hỏi về 1 bên bảng còn lại câu hỏi 1,2 tương tự gợi ý 1 
6. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người

File đính kèm:

  • docgIAO AN 4TUAN 1234567.doc