Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Chú đất nung (tiếp)

- GV giới thiệu – ghi bảng

- Các em đã biết thế nào là câu hỏi ( câu hỏi dùng để hỏi về những đều chưa biết ) , đã làm các bài tập về câu hỏi , hôm nay các em sẽ chuyển sang một bài học mới có tên gọi “ Dùng câu hỏi vào việc khác “ . Với bài học này , các em sẽ biết thêm một điều rất mới mẻ : câu hỏi không phải chỉ dùng để hỏi . Có những cu6 hỏi được đặt ra để thể hiện thái d0ộ

doc55 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Chú đất nung (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g được nhiều lúa gạo, sự công phu, vất vả của những người nông dân trong việc sản xuất ra lúa gạo.
Hoạt động 2: Cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB
Hoạt động cả lớp
GV yêu cầu nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ.
GV giải thích: Do ở đây có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo & các sản phẩm phụ của lúa gạo nên nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt.
Hoạt động 3: Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh
Làm việc nhóm bàn
-Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ có đặc điểm gì? Vì sao?
Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi trong SGK.
-Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợivà khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
-Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ? 
 Hãy nhớ lại xem Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào? Các loại rau đó cũng được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ.
HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết, trả lời theo các câu hỏi gợi ý.
HS dựa vào SGK, tranh ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ.
HS dựa vào SGK, thảo luận theo gợi ý.
Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xétvà bổ sung.
HS nhóm khác nhận xét 
Củng cố 
HS đọc ghi nhớ 
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiết 2)
 _____________________________
 Thứ năm ngày tháng năm 2009 
 Tập làm văn.
 THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ ?
I: M ục tiêu .
-Hiểu được thế nào là miêu tả (NDghi nhớ ).
- Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung ( BT1, mục III ; bước đầu viết được 1,2 câu miêu tả trong những hình ảnh yêu thíchtrong bài thơ mưa (BT2)
II: Phương tiện 
Bảng phụ 
CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1/ Khởi động:
 Ôn tập văn kể chuyện
 -Gọi hs nêu vài đặc điểm chung của văn kể chuyện.
-Nhận xét chung.
 3/ Bài mới:
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
*Giới thiệu bài, ghi mục bài 
*Hoạt động 1: Thế nào là miêu tả
*Nhận xét:
-Gọi hs đọc thành tiếng đoạn văn miêu tả
-Cho hs đọc thầm và tìm những sự vật được miêu tả trong đoạn văn.
-Cả lớp, gv nhận xét.
-GV nêu yêu cầu , cho hs xem mẫu và giải thích mẫu. 
-GV phát phiếu và yêu cầu hs hoàn thành phiếu được giao.
-Gọi hs nêu kết quả theo từng sự vật.
-Cả lớp, gv nhận xét và cho hs đối chiếu kết quả ghi ở bảng phụ.
*Ghi nhớ:
Gv đàm thoại cùng hs:
Tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
Muốn miêu tả sự vật người viết phải làm gì?
-Gv chốt lại ghi nhớ SGK/140
*Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1:
-GV nêu yêu cầu và cho hs thảo luận theo nhóm. 
-Gọi lần lượt từng nhóm trình bày.
-Cả lớp, gv nhận xét,chốt lại câu văn miêu tả trong cả 2 phần bài” Chú Đất Nung”
Bài 2:
-Gọi hs đọc bài thơ “Mưa”
-Cho hs nêu các hình ảnh mà các em thích.
-GV yêu cầ hs ghi lại hình ảnh đó và viết 1,2 câu tả lại hình ảnh đó.
Gọi hs nêu câu vừa viết, cả lớp nhận xét.
-2 Hs nhắc lại
-1 hs đọc to
-Cả lớp đọc thầm,gạch dưới sự vật tìm được cây sồi, cây cơm nguội, lạch nước.
-Vài hs nêu
-hs lắng nghe
-Cả lớp quan sát,đọc mẫu ,giải thích.
-Hs nêu ý kiến
Hs đổi chéo kiểm tra
-2 hs đọc ghi nhớ
-HS thảo luận theo 5 nhóm
-Đại diện nhóm trình bày
-Vài hs đọc to
-Hs lần lượt nêu
-Cả lớp làm nháp
-Hs chỉnh lại câu viết.
4/Củng cố – Dặn dò: 
-GV hỏi lại nôi dung cần ghi nhớ
Nhận xét tiết học
 ______________________
 Mĩ thuật 
 Vẽ theo mẫu : Mẫu có hai đồ vật 
 I : Mục tiêu
-Hiểu đặc điểm ,hình dáng ,tỉ lệ của hai mẫu vật.
 - Biết cách vẽ hai mẫu vật.
 - Vẽ được hai mẫu vật gần với mẫu .
II : Phương tiện 
Một số bài vẽ mẫu có hai đồ vật 
Hình gợi ý cách vẽ 
Hoạt động giáo viên 
 Hoạt động học sinh
hoạt động1 : Hướng dẫn học sinh quan sat, nhận xét 
yêu cầu hS quan sát 
Mẫu có mấy đồ vật? Gồm các đồ vật gì ?
Hình dáng và tỉ lệ của từng đồ vật như thế nào ?
So sánh hình dáng ,tỉ lệ giưa hai vật mẫu ?
Vật mẫu ở phía trước ,vật mẫu nào ở phía sau.
Khoảng cách giữa hai vật mẫu như thế nào ?
Hoạt động 2 : hướng dẫn HS cách vẽ 
Yêu cầu HS quan sát mẫu 
Phác khung hình chung ,sau đó phác khung hình của từng mẫu vật dựa vào so sánh ,ước lượng tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu.
 Bẽ đường trục của từng vật mẫu rồi tìm tỉ lệ chiều cao ,chiều ngang từng bộ phận của chúng .
Hoạt động3 : Hướng dẫn HS thựuc hành 
Gv đến từng bàn quan sát HDthêm 
Hoạt động 4: Nhận xét ,đánh giá 
Gv chọn 1số bài để nhận xét đánh giá 
HS nêu
HS quan sát mẫu 
Hs quan sát một số bài vẽ mẫu của HS năm trước 
HS thực hành vẽ 
HS cùng đánh giá 
Dặn dò ; về sưư tầm tranh ảnh chân dung 
 ____________________________________________________----
	 Luyện từ và câu.
 DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC 
I - Mục tiêu 
Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (NDghi nhớ )
-Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1) ; bước đầu biết dùng câu hỏi để tỏ thái độ ken ,chê, sự khẳng định ,phủ định hoặc yêu cầu ,mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2 mục III)
II ; Phương tiện 
- Bảng phụ v 
III Các hoạt động dạy học
1 – Khởi động
 Luyện tập về câu hỏi.
- Nêu nội dung cần ghi nhớ ?
3 – Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu
- GV giới thiệu – ghi bảng
- Các em đã biết thế nào là câu hỏi ( câu hỏi dùng để hỏi về những đều chưa biết ) , đã làm các bài tập về câu hỏi , hôm nay các em sẽ chuyển sang một bài học mới có tên gọi “ Dùng câu hỏi vào việc khác “ . Với bài học này , các em sẽ biết thêm một điều rất mới mẻ : câu hỏi không phải chỉ dùng để hỏi . Có những cu6 hỏi được đặt ra để thể hiện thái d0ộ khen chê , sự kkhẳng định , phủ định hoặc yêu cầu mong muốn.
b – Hoạt động 2 : Phần nhận xét
* Bài 1: 
- Tìm những câu hỏi trong đoạn văn : đoạn đối thoại giữa ông Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung ( phấn 1 ) ?
+ Sao chú mày nhát thế ? Nung đấy ạ ? Chứ sao ?
* Bài tập 2 
- Phân tích câu hỏi 1 : 
- Câu hỏi của ông Hòn Rấm : “ Sao chú mày nhát thế ? “ có dùng để hỏi về điều chưa biết không ? 
- Oâng Hòn Rấm đã biết chú bé Đất nhát , sao còn phải hỏi ? Câu hỏi này dùng để làm gì ? 
- Phân tích câu hỏi 2 :
- Câu “ Chứ sao ? “ của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi điều gì không ? 
- Vậy câu hỏi này có tác dụng gì ? 
* Bài tập 3
- Câu “ Các cháu có thể nói nhỏ hơn không ? “ là một câu hỏi nhưng không dùng để hỏi . Câu hỏi này thể hiện yêu cầu của người bên cạnh : phải nói nhỏ hơn , không được làm phiền người khác .
c – Hoạt động 3 : Phần ghi nhớ
d – Hoạt động 4 : Phần luyện tập
* Bài tập 1: 
- Treo bảng phụ đã viết sẵn bài tập 1 , viết mục đích của câu hỏi bên cạnh từng câu .
a ) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc , mẹ bảo : “ Có nín đi không ? Các chị ấy cười cho đây này . “ 
b ) Aùnh mắt của các bạn nhìn tôi như trách móc : “ Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy ? “ 
c ) Chị tôi cười : “ Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à ? “ 
d ) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe : “ Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không ? “
* Bài tập 2 
a) Bạn có thể chờ hết giờ sinh họat , chúng mình nói chuyện được không ? 
b) Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế ? 
c) Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai . Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ ?
d ) Chơi diều cũng thích chứ ? 
* Bài tập 3 : (HSKG) 
+ Tỏ thái độ khen, chê : Em bé đi mẫu giáo được phiếu Bé ngoan . Em khen em bé bằng câu hỏi : Sao em bé ngoan thế nhỉ ? 
+ Khẳng định , phủ định : Một bạn chỉ thích học ngoại ngữ Tiếng Anh . Em nói với bạn Tiếng Pháp cũng hay chư ?
+ Thể hiện yêu cầu , mong muốn : Cậu em nghịch ngợm trong lúc chị đang chăm chú học bài. Chị nói với em :Em có thể ra ngoài chơi cho chị học bài được không ?
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm. 
- HS làm việc cá nhân 
- HS phát biểu ý kiến
+ Câu hỏi này không dủng để hỏi về điều chưa biết ; chỉ thể hiện thái độ của ông Hòn Rấm cho chú bé Đất là nhát .
- để chê chú bé Đất .
- Câu hỏi này không dùng để hỏi điều gì .
- Câu hỏi này là câu khặng định : đất có thể nung trong lửa .
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi .
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- HS đọc thầm
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm 
- HS làm việc cá nhân 
+ Câu hỏi của mẹ yêu cầu con nín khóc. 
+ Câu hỏi của bạn thể hiện ý chê trách. 
+ Câu hỏi của chị thể hiện ý chê em vẽ ngựa không giống .
+ Câu hỏi của của bà cụ thể hiện ý yêu cầu, nhờ cậy giúp đỡ.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi trong nhóm. Thư kí ghi nhanh ý kiến của nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
- Cả lớp nhận xét 
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm 
- HS làm việc cá nhân viết tóm tắt vào vở nháp một vài tình huống . 
- Cả lớp nhận xét.
4 – Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học, khen HS tốt. 
- Chuẩn bị : Mở rộng vốn từ : Tró chơi , đồ chơi.
____________________________________. Toán.
 CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH 
I - MỤC TIÊU:
Thực hiện được phép chia một số cho một tích .. 
II.Phương tiện 
 Bảng phụ 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
Khởi động: 
Gọi hS lên bảng làm bài tập 1 trang 78 SGK 
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động1: Phát hiện tính chất.
GV ghi bảng: 24 : (3 x 2)
 24 : 3 : 2
 24 : 2 : 3
Yêu cầu HS tính
Gợi ý giúp HS rút ra nhận xét:
+ Khi tính 24 : (3 x 2) ta nhân rồi chia, ta có thể nói đã lấy một số chia cho một tích.
+ Khi tính 24 : 3 : 2 hoặc 24 : 2 : 3 ta lấy số đó chia liên tiếp cho từng thừa số.
Từ đó rút ra nhận xét: Khi chia một số cho một tích, ta có thể chia số đó cho một thừa số rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: Gọi Hs nêu yêu cầu bài tập 1 
Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì ?
Yêu cầu HS tính theo đúng thứ tự thực hiện các phép tính.
Gv nhận xét 
Bài tập 2:(trang 78SGK )
Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
GV viết lên bảng biểu thức 60 : 15 và yêu cầu HS đọc biểu thức 
Cacù em chuyển phép chia một số cho một tích.
GV nêu: vì 15 = 3 x 5 nên ta có 60 : 15 = 60 : ( 3 x 5 
 Tổ chức làm việc nhóm ba, cho vài nhóm làm việc trên bảng bìa
HS thực hiện cách tính theo mẫu. 
GV nhận xét chuă bài 
HS tính
HS nêu nhận xét.
Vài HS nhắc lại.
HS nêu yêu cầu bài tập 1 
Tính giá trị của biểu thức .
HS lên bảng làm 
Cả lớp làm vào vở 
HS làm bài, vận dụng tính chất chia một số cho một tích để tính.
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
Hs nêu yêu cầu bài tập 2
HS làm bài vào vở
HS sửa bài trên bảng vàthống nhất kết quả.
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Một tích chia cho một số.
__________________________________
Thể dục 
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA”
I-MUC TIÊU:
Thực hiện cơ bản đúng động tác của bài thể dục phát triển chung.
-Biết cách chơi và tham gia chơi được .
II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: còi.
III-Hoạt động dạy học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. hoạt động1 ; Phần mở đầu: 6 – 10 phút. 
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Khởi động các khớp.
Trò chơi: GV tự chọn. 
2. Hoạt động 2: Phần cơ bản: 18 – 22 phút. 
a. Trò chơi vận động: Đua ngựa. GV nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình.
b. Bài thể dục phát triển chung. 
Ôn tập toàn bài: GV cho cả lớp tập cả bài 2-3 lần, mỗi động tác 2 lần 8 nhịp. 
GV hô 1 lần, sau đó cán sự lớp vừa hô nhịp vừa tập cùng động tác.
Kiểm tra thử: GV gọi lần lượt từng nhóm (mỗi nhóm 3 HS ) lên tập bài TD phát triển chung. Cán sự hoặc 1 trong 3 em đó hô nhịp.
Sau khi kiểm tra thử xong. GV nhận xét ưu, khuyết điểm của từng HS trong lớp. Cuối cùng GV hô nhịp cho cả lớp tập bài TD phát triển chung. 
3 hoạt động3 :. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. 
Đứng tại chỗ vỗ tay hát. 
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
HS tập hợp thành 4 hàng.
HS chơi trò chơi. 
HS chơi trò chơi. 
Nhóm trưởng điều khiển.
HS thực hành. 
HS thực hiện.
 Thứ sáu ngày tháng năm2009 
Tập làm văn
 CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT .
I - MỤC TIÊU 
1- Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tảđồ vật , các kiểu mở bài , kết bài ,trình tự miêu tả trong phần thân bài.(ND ghi nhớ )
2- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài ,kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường (Mục III ). 
II. phương tiện 
 Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động:
 Gọi 2HS lên bảng viết câu văn miêu tả sự vật mà mình được quan sát .
 Thế nào là văn miêu tả ?
 HS trả lời 
 GV nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu: Ghi mục bài 
Hoạt động 1: Hướng dẫn phần nhận xét.
Bài tập 1: HS đọc bàiTrang 143 SGK 
 Bài văn tả cái gì?
Tìm phần mở bài ,kết bài .mỗi phần ấy nói lên điều gì ?
GV chốt lại: 
Câu a: Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre. 
Câu b: Phần mở bài: Giới thiệu cái cối. 
Phần kết bài: Nêu kết thúc bài. 
Câu c: Giống nhau: mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện. 
Câu d: Phần thân bài tả cái cối theo trình tự: từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. Tiếp theo là tả công dụng của cái cối. 
Bài tập 2ûTrang 144 SGK
 Goi HS nối tiếp nhau đọc bài tập 
 Khi tả một đồ vật ,tâ cần tả những gì ?
 GV chốt lại: Khi tả đồ vật, ta cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả từng bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật. 
Hoạt động 2: Ghi nhớ 
GV nhắc HS học thuộc lòng ghi nhớ. 
Hoạt động 3: Phần luyện tập
Bài tập :(Trang 145 SGK)
 Câu văn nào tả bao quát cái trống ?
 Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả 
GV dán tờ phiếu viết đoạn thân bài tả cái trống. 
GV gạch dưới câu văn tả bao quát cái trống, tên các bộ phận, những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống.
Gợi ý câu d: 
Có thể mở bài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Khi viết, cần chú ý tạo sự liền mạch giữa đoạn mở bài với thân bài, giữa đoạn thân bài với đoạn kết luận. 
GV cùng HS nhận xét và chốt lại.
HS đọc yêu cầu bài tập: đọc nối tiếp. 
Trao đổi, suy nghĩ trả lời lần lượt các câu hỏi. 
Bài văn tả cái cối xay gạo được làm bằng tre 
HS trả lời 
HS đọc yêu cầu bài tập: Đọc thầm, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 
Vài HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
Hai HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập.
HS đọc câu hỏi. 
HS phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi . 
HS nhắc lại ghi nhớ 
 HS nêu yêu cầu bài tập 
 HS trả lờ i
HS hoạt động trong nhóm 
HS làm vào vở. 
HS nối tiếp nhau đọc phần bài làm.
HS nhận xét 
4. Củng cố – dặn dò: Về nhà làm bài tập 1,2,3 VBT
Nhận xét tiết học. 
____________________________
 Kĩ thuật 
 Thêu móc xích (tiết 2)
I: Mục tiêu:
 HS biết cách thêu móc xích .
 - thêu được mũi thêu móc xích .
- các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau tương đối đều nhau.Thêu được ít nhất năm vòng móc xích . đường thêu có thể bị dúm 
 HS thêu được các mũi thêu móc xích 
 HS hứng thú thêu 
II: Phương tiện 
 Tranh qui trình thêu móc xích 
 Mẫu thêu móc xích bằng len
 III:Hoạt động dạy học 
HĐ1.HS thực hành thêu móc xích 
Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích 
Bước 1.Vạch dấu đường thêu 
 Bước 2.Thêu mocù xích theo đường vạch dấu 
 GV nhắc lại các bước
 HS thực hành thêu 
HĐ2.Đánh giá kết quả thực hành của HS 
GV tổ chức HS trưng bày SP 
 GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá .
Thêu đúng kĩ thuật 
 Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi móc xích và tương đối bằng nhau 
 Đường thêu phẳng ,không bị dúm .
 Hoàn thành SP đúng thời gian qui định 
 HS dựa vào tiêu chuẩn trên ,tự đánh giá SP của mình 
GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS
Dặn dò : về nhà tập thêu móc xích 
 _____________________________________________________
 Toán.
 CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I - MỤC TIÊU
Thực hiện được phép chia một tích cho mmọt số .
II.Phương tiện :
 Bảng phụ 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.	
Khởi động: 
 GVGọi HS lên bảng làm bài 3trang 79 SGK
 HS lên bảng làm 
 yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: Ghi mục bài 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động1; so sánh giá trị các biểu thức 
GV ghi bảng: ( 9x15): 3
 9x (15:3) 
 ( 9:3) x15
Yêu cầu HS tính và so sánh kết quả
Gợi ý giúp HS rút ra nhận xét:
+ Khi tính ( 9x15) : 3 ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó ( nếu chia hết), rồi nhân kết quả với thừa số kia. 
.+ Cho vài em nhắc lại, GV ghi bảng.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:( Trang 79 SGK )
Yêu cầu HS tính theo đúng thứ tự thực hiện các phép tính vào vở, một HS làm bảng..
Bài tập 2(Trang 7 9 SGK)
Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
Tổ chức làm việc nhóm đôi để trao đổi cách làm.Sau đó làm vào vở
Bài tập 3 HSKG (Trang 79 SGK)
 Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
 Cửa hàng có bao nhiêu mét vải tất cả ?
Cửahàng bán được bao nhiêu phần số vải đo?
Vậy cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải ?
 Cho HS tự tóm tắt ,một em tóm tắt trên bảng, nêu cách giải và giải vào vở.
Hai bước giải: 
Tìm số vải có tất cả.
Tìm số mét vải đã bán.
Chấm một số vở.
HS tính
HS nêu nhận xét.
Vài HS nhắc lại.
HS làm bài, vận dụng tính chất chia một số cho một tích để tính.
HS sửa và thống nhất kết quả
HS nêu yêu cầu bài tập 1
HS làm bài
HS sửa
 HS nêu yêu cầu bài tập 
HS trả lời 
HS tóm tắt và giải
Sửa bài và thống nhất kết quả
HSKG nêu yêu cầu bài tập 3

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 14 lop 4.doc