Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức : Biết ơn thầy giáo, cô giáo

4. Củng cố – dặn dò :

 Đánh giá kết quả kiểm tra theo hai mức : hoàn thành và chưa hoàn thành qua sản phẩm thực hành. Những phẩm tự chọn có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu, thêu được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).

 

doc42 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức : Biết ơn thầy giáo, cô giáo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV kiểm tra 1 HS kể lại 1 – 2 đoạn câu chuyện Búp bê của ai ? bằng lời kể của búp bê.
Dạy bài mới :
Giới thiệu bài :
GV nêu MĐ , Y C của tiết học.
Kiểm tra HS tìm đọc truyện ở nhà như thế nào ? (GV xem lướt, yêu cầu HS giới
Giới thiệu nhanh truyện các em mang đến lớp )
Hướng dẫn HS kể chuyện
+ Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập 
-Một HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK.
-GV viết đề bài, gạch dưới những từ ngữ quan trọng : Kể một câu chuyện em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi 
với trẻ em. 
HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK ( gợi ý HS 3 câu truyện đúng với chủ điểm ), phát biểu : Truyện nào có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em ? Truyện nào có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em. ( Chú lính dũng cảm { An – đéc – xen }, Chú đất nung [ Nguyễn Kiên] – nhân vật là những đồ chơi của trẻ em ; Võ sĩ Bọ Ngựa [Tô Hoài ] – nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em ).
GV nhắc HS : Trong 3 truyện được nêu làm ví dụ, chỉ có truyện Chú Đất Nung còn có : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Chim sơn ca và bông cúc trắng, Voi nhà, Chú sẻ và bông hoa trắng bằng lăng). Kể câu chuyện đã có trong SGK.
VD : Tôi kể với các bạn câu chuyện về một chàng hiệp sĩ gỗ dũng cảm, nghĩa hiệp, luôn làm điều tốt cho mọi người. / Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện “ Chú mèo đi hia “.
Nhân vật chính trong câu truyện là một chú mèo đi hia rất thông minh và trung thành với chủ. Tôi đọc truyện này trong Truyện cổ Grin).
GV nhắc HS :
 + KC phải có đầu có cuối để các bạn hiểu được. Kể tự nhiên, hồn nhiên. Cần kể truyện theo lối mở rộng – nói thêm về tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện để các bạn cùng trao đổi.
+ Với những chuyện khá dài, các em có thể chỉ kể 1, 2 đoạn, dành thời gian cho các bạn khác cũng được kể.
Thi kể trước lớp :
+ Mỗi em kể chuyện xong phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện hoặc đối thoại với các bạn về nội dung câu chuyện.
+ Cả lớp và GV nhận xét : bình chọn bạn ham đọc sách, chọn được câu chuyện hay nhất, bạn KC hay nhất.
Củng cố, dặn dò :
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS chăm chú nghe bạn kể, nhận xét chính xác, đặt câu hỏi hay. Yêu câu HS về nhà tiếp tục 
Luyện kể lại câu chuyện cho người thân.
-Dặn HS đọc trước nội dung của bài tập kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, tuần 16 (Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của của em hoặc của các bạn xung quanh ).
 HS đọc yêu cầu .
 HS đọc đề bài.
 HS quan sát tranh.
 HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện của mình.
 HS htực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
 Từng cặp HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 KĨ THUẬT : CẮT, THÊU, SẢN PHẨM TỰ CHỌN
( Tiết 1)
 I – MỤC TIÊU
 Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
 II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Tranh qui trình của các bài trong chương.
 Mẫu khâu, thêu đã học.
 III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Khởi động : Hát vui.
Kiểm tra bài cũ :
 -Ôân lại các mẫu thêu đã học.
 3. Dạy bài mới :
 Hoạt động 1 : GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1.
GV yêu cầu HS nhắc lại các mũi khâu, thêu đã học (khâu thường, khâu độtkhâu đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích).
GV đặt câu hỏi và gọi một số HS nhắc lại qui trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu ; khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thuờng; khâu đột thưa; khâu đột mau; khâu đường viền gấp mép vải bằng mũi khâu đột; thêu lướt vặn, thêu móc xích.
 Các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
 - GV nhận xét và sử dụng tranh qui trình để củng cố những kiến thức cơ bản về cắt, khâu, 
thêu đã học.
 Hoạt động 2: HS tự chọn sản phẩm.
GV nêu : Trong giờ học trước, các em đã ôn lại cách thực hiện các mũi khâu, thêu đã học. Sau đây, mỗi em sẽ tự chọn tiến hành cắt, khâu, thêu sản phẩm mình đã chọn.
Cắt, khâu, thêu khăn tay : Cắt một mảnh vải hình vuông có cạnh là 20 cm. Sau đó kẻ đường dấu ở 4 cạnh hình vuông để khâu gấp mép. Khâu các đường gấp mép bằng mũi khâu thường hoặc mũi khâu đột ( khâu ở mặt không có đường gấp mép). Vẽ và thêu một mẫu theo đơn giản như hình bông hoa, con gà con, cây đơn giản, thuyền buồm, cây nấm..Có thể thêu tên của mình trên khăn tay.
Cắt,khâu, thêu túi rút dây để đựng bút : Cắt mảnh vải sợi bông hoặc sợi pha hình chữ nhật có kích thước 20 cm x 10 cm. Gấp mép và khâu viền đường làm miệng túi trước Sau đó vẽ và thêu một mẫu thêu đơn giản bằng mẫu thêu lướt vặn, thêu móc xích hoặc thêu một đường móc xích hoặc thêu đường móc xích đường gấp mép. Cuối cùng mới khâu phần thân
 Túi bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột. Chú ý thêu trang trí trước khi thêu phần thân túi.
Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác váy liền áo cho búp bê, gối ôm.
Vậy liền áo cho búp bê ( H1 – SGV ) : Cắt một mảnh vải hình chữ nhật, kích thước 25cm x 30 cm. Gấp đôi mảnh vải theo chiều dài. Gấp đôi tiếp một lần nữa
(H.1a – SGV). Sau đó, vạch dấu (vẽ) hình cổ, tay và thân váy áo lên vải (H.1b –SGV).
Cắt theo đường vạch dấu. Gấp, khâu viền đường gấp mép cổ áo, gấu tay áo, gấu tay áo, thân áo. Thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích đường cổ áo, gấu tay áo, gấu váy.Cuối cùng khâu vai và thân áo bằng cách khâu ghép 2 mép vải ( H1c – SGV ).
 -Gối ôm : Cắt một mảnh vải hình chữ nhật, kích thước khoảng 25cm x 30cm. Gấp, khâu hai đường ở phía phần luồn dây ở hai cạnh ngắn (H 2a – SGV ). Thêu trang trí hai đường thêu móc xích ở sát hai đường luồn dây. Sau dó gấp đôi mảnh vải theo cạnh 30cm. Cuối cùng khâu thân gối bằng cách khâu gấp hai mép vải theo cạnh dài ( H.2b – SGV).
4. Củng cố – dặn dò :
 Đánh giá kết quả kiểm tra theo hai mức : hoàn thành và chưa hoàn thành qua sản phẩm thực hành. Những phẩm tự chọn có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu, thêu được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).
 HS nhắc lại các mũi khâu, thêu đã học.
 HS thực hành tự chọn sản phẩm.
 HS thực hành cắt theo yêu cầu.
 HS thực hành.
 HS thực hành.
 Thứ tư, ngày14 tháng 12 năm 2005
 TẬP ĐỌC : TUỔI NGỰA
I – MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
 1. Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc nhẹ
nhàng, hào hứng, trải dài ở khổ thơ (2,3 ) miêu tả ước vọng lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa.
 2.Hiểu các từ mới trong bài (tuổi Ngựa, đại ngàn ).
 Hiểu nội dung bài thơ : Cậu bé tuổi Ngựa thích hay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.
3.HTL, bài thơ.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Tranh minh hoạ bài đọc.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Khởi động : Hát vui 
Kiểm tra bài cũ :
 GV kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Cánh diều tuổi thơ, trả lời các câu hỏi trong bài đọc SGK.
Dạy bài mới :
a) Giới thiệu bài :Hôm nay các em sẽ học bài thơ Tuổi Ngựa. Các em biết một người Tuổi Ngựa là ngưòi như thế nào không ? (HS phát biểu : là người sinh năm Ngựa, theo âm lịch, có đặc tính là đi đây đi đó). Chung ta sẽ xem bạn nhỏ trong bài thơ mơ ước được phóng Ngựa đi đến những nơi nào.
 b)Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 - GV kết hợp sữa lỗi phát âm, cách đọc cho các em giúp HS hiểu từ đại ngân.
 -GV đọc diễn cảm cả bài – giọng đọc dịu dàng, hào hùng ; nhanh và trải dài ở khổ thơ (2,3 ) miêu tả ước vọng lãng mạn của đứa con tuổi Ngựa : lắng lại đây trùi mến ở hai dòng kết bài thơ : cậu bé đi đâu cũng nhớ mẹ, nhớ đường về với mẹ.
 c) Tìm hiểu bài
 -HS đọc khổ thơ 1 ( lời đối đáp hai mẹ con cậu bé ).
 + Bạn nhỏ tuổi gì ? ( Tuổi Ngựa )
 +Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào ? ( Tuỗi ấy không chịu ở yên một chỗ, là tuổi thích đi. )
 “ Ngựa con” theo Ngựa gió rong chơi ở đâu ? (“ Ngựa con “ rong chơi qua miền trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đến triền núi đá. “ Ngựa con “ mang về cho mẹ gió ở trăm miền.)
 HS đọc thành tiếng, đọc thầm khổ thơ 3.
 Điều gì hấp dẫn “Ngựa con” trên những cánh đỗng hoa ? ( màu sắc trắng loá của hoa mơ, hương thơm ngào ngạt của huệ, gió và nắng xôn xao trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc đại.)
 -HS đọc thành tiếng đọc thầm khổ thơ 4.
 + Trong khổ thơ cuối “ ngựa con “ nhắn nhủ mẹ điều gì ? ( Tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi rừng, cách sông biển, con cũng nhớ đường tìm về với mẹ.)
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ. GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc và thể hiện đúng nội dung các khổ thơ.
 -GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 khổ thơ tiêu biểu. Có thể chọn khổ 2.
Mẹ ơi, con sẽ phi
Qua bao nhiêu ngọn gió
Gió xanh miền trung du
Gió hồng miền đất đỏ
Gió đen hút đại ngàn
Mấp mô triền núi đá
Con mang về cho mẹ
Ngọn gió của trăm miền.
Củng cố – dặn dò :
GV yêu cầu HS :
+ Nhận xét của em về tính cách cậu bé tuổi Ngựa trong bài thơ. ( Cậu bé giàu mơ ước, giàu trí tượng tượng./ Cậu bé không chịu ở yên một chỗ, rất ham đi./ Cậu bé yêu mẹ, đi đâu cũng tìm hướng về với mẹ ).
 + Nêu nội dung bài thơ ( Bài thơ nói lên ước mơ và trí tưởng tượng đầy lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa. Cậu thích bay nhảy nhưng yêu mẹ,đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ ).
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tịếp tục HTL, bài thơ.
 HS phát biểu.
HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ – đọc 2, 3 lượt.
 HS đọc theo cặp.
 Một hai đọc cả bài.
 HS trả lời câu hỏi.
 HS đọc thành tiếng ,đọc thầm 2 khổ thơ.
 HS trả lời câu hỏi.
 HS trả lời câu hỏi.
 HS trả lời câu hỏi.
 Bốn HS đọc nối tiếp nhau bài thơ.
 HS đọc thuộc lòng.
 HS trả lời.
TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP MÔ TẢ ĐỒ VẬT
I – MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 1. HS luyện tập phân tích cấu tạo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ) của một bài văn miêu tả đồ vật; trình tự miêu tả.
 2. Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẻ lời tả với lời kể.
 3. Luyện tập lập dàn ý một bài văn miêu tả ( tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay ).
 II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Một số tờ phiếu to viết ý của bài tập 2, để khoảng trống cho HS các nhóm làm bài vào 1 tờ giấy viết lời giải BT2.
Một số tờ phiếu để HS lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo ( BT3)
 III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Khởi động : Hát vui.
Kiểm tra bài cũ :
 GV kiểm tra
Một HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong tiết 2 TLV trước ( Thế nào là miêu tả ? Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật ).
Một HS đọc mở bài, kết bài cho thân bài tả cái trống trường để hoàn chỉnh bài văn miêu tả.
 3. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : Trong tiết học này, các em sẽ làm các bài luyện tập để nắm chắc cấu tạo của một bài văn tả đồ vật ; vai trò của quan sát trong việc miêu tả. Từ đó lập dàn ý một bài văn miêu tả đồ vật.
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài tập 1
 Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK. ( Chiếc xe đạp của chú tư, suy nghĩ, trao đổi, GV phát biểu đã kẻ bảng để HS trả lời. Viết câu hỏi b. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng ( dán tờ giấy đã ghi lời giải ):
 1a) Các phần mở bài và kết bài trong bài “ Chiếc xe đạp của chú Tư “
 +Mở bài ( Trong lòng tôi, hầu như ai cũng biết chú Tư.Chia mà còn vì chiếc xe đạp của chú ). Giới thiệu chiếc xe đạp ( đồ vật được tả ). ( mở bài trực tiếp ).
 +Thân bài (Ở xóm vườnNó đá đó. ). Tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư với chiếc xe.
 + Kết bài ( Câu cuối : Đám con nít cười rộ, 
còn chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình . Nêu kết thúc của bài ( niềm vui đám con nít và chú Tư bên chiếc xe ). ( kết bài tự nhiên ).
 1b) Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được miêu tả theo trình tự :
 +Tả bao quát chiếc xe : -xe đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng.
 +Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật : -xe màu vàng, hai cái vành láng coóng, khi ngừng xe đạp, xe ro ro thật êm tai.
giữa tay cầm có gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa.
 +Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe : -bao giờ dừng xe, chú cũng rút giẻ dưới yên, lau, phải sạch sẽ.
chú âu yếm gọi chiếc xe là con ngựa sắt, dặn bọn trẻ đừng đụng vào con ngựa sắt.
 1c ) Tác giả quan sát chiếc xe bằng giác quan nào ?
 Bằng mắt nhìn : -Xe màu vàng, hai cái vành láng bóng./ Giữa tay cầm là hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa.
 + Bằng tai nghe : - Khi ngừng xe đạp, xe ro ro thật êm ái.
 1d )Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn : Chú gần hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cần có một cành hoa. / Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phải sạch sẽ. / Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt./ Chú dặn bọn nhỏ : “ Coi thì coi, đứng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây”./ Chú hãnh diện với chiếc xe của mình = Nhưng lời kể xen lẫn lời miêu tả nói lên tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp : chú yêu quý chiếc xe, rất hãnh diện về nó.
 Bài tập 2 :
 -GV viết bảng đề bài.
 + Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay ( áo hôm nay, không phải áo hôm khác. HS nữ mặc váy có thể tả chiếc váy của mình ).
 + Lập dàn ý cho bài văn dựa theo nội dung ghi nhớ trong tiết TLV trước và các bài văn mẫu : chiêc cối tân, chiếc xe đạp của chú Tư, đoạn thân bài tả cái trống trưòng.
- GV phát giấy và bút dạ cho một vài HS.
 -GV nhận xét : đi đến một dàn ý chung cho cả lớp tham khảo. ( không bắt buộc ).
 a) Mở bài : Giới thiệu chiếc áo em mặc đến hôm nay ; là chiếc áo sơ mi đã cũ, em mặc đã hơn một năm.
 b) Thân bài : - Tả bao quát chiếc áo ( dáng, kiểu, rộng, hẹp, vải, màu.)
 +Aùo màu xanh lơ.
 +Chất vải cô tông, không có ni lông mùa đông ấm, mùa hè mát.
 +Dáng rộng, tay áo không quá dài, mặc rất thoải mái.
 -Tả từng bộ phận ( Thân áo, tay áo, nẹp, khuy áo) :
 +Cổ côn mềm, vừa vặn.
 +Aùo có hai cái túi áo trước ngực rất tiện, có thể cài bút vào trong.
 +Hàng khuy xanh bóng, được khâu vắt chắc chắn.
 c) Kết bài : Tình cảm của em với chiếc áo :
 + Aùo đã cũ nhưng em rất thích
 +Em đã cùng mẹ đạp xe đến cửa hàng chọn mua nó từ năm ngoái.
 +Em có cảm giác mình lớn lên khi mặc áo.
Củng cố, dặn dò :
GV mời 1HS nhắc lại nội cần củng cố qua bài học :
 +Miêu tả đồ vật là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của đồ vật, giúp người đọc hình dung được đồ vật ấy.
 +Bài văn tả đồ vật có 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ). Có thể mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng hay không mở rộng.
 +Dể tả đồ vật sinh động, phải quan sát kĩ đồ vật bằng nhiều giác quan.
 -GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả chiếc áo.
 -Chuẩn bị 1, 2 đồ chơi em thích, mang đến lớp để học tiết TLV Quan sát đồ vật.
 HS đọc thầm bài văn.
 Trả lời lần lượt các câu hỏi.
 HS đọc yêu cầu bài.
 HS làm bài cá nhân.
 HS đọc dàn ý. HS làm bài trên giấy dán trên bảng.
 HS đọc lại nội dung bài học.
 TOÁN : CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( TT )
 I - MỤC TIÊU
 Giúp HS biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số.
 II – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Khởi động : Hát vui.
Kiểm tra bài cũ :
2HS lên bảng sửa bài.
a) X x 17 = 378 b) 12 x X = 276.
3. Dạy bài mới :
1. Trường hợp chia hết 
 8192 : 64 = ?
a) Đặt tính
b) Tính từ trái sang phải 
Lần 1 : 81 : 64 được 1, viết 1; 8192 64 
 1 nhân 4 bằng 4, viết 4; 64 1
 1 nhân 6 bằng 6, viết 6; 17
 81 trừ 64 bằng 17, viết 17; 
Lần 2 : Hạ 9, được 179; 179 chia 64 được 2, viết 2;
 2 nhân 4 bằng 8, viết 8; 8192 64
 2 nhân 6 bằng 12, viết 12; 64 12
 12 179
 179 trừ 128 bằng 51, viết 51;128
 31
Lần 3 : *Hạ 2 được 512;
 512 chia 64 được 8;
 8 nhân 4 bằng 32, viết 2 nhớ 3;
 8 nhân 6 bằng 48, thêm 3 bằng 51;
 512 trừ 512 bằng 0, viết 0
Chú ý : Giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. Chẳng hạn : 
 179 : 64 = ? Có thể ước lượng ; 17 : 6 = 2 ( dư 5 ).
512 : 64 = ? Có thể ước lượng ; 51 : 6 = 8 
( dư 3 ).
Trường hợp chia có dư
 1154 : 62 = ?
Tiến hành tương tự như vấn đề trên.
Thực hành
 Bài 1 : HS đặt tính rồi tính. 
 Bài 2 : Hướng dẫn HS chọn phép tính thích hợp :
Đóng gói 3500 bút chì theo từng tá (12 cái );
Chia 3500 cho 12
 Bài giải
 Theo thực hiện phép chia ta có :
 3500 : 12 = 291 (dư 8).
 Vậy đóng gói được nhiều nhất 291 tá chì và thừa 8 bút chì.
 Đáp số : 291 tá bút chì.
 Còn thừa 8 bút chì
Bài 3 : GV cho HS nhắc lại qui tắc tìm thừa số chưa biết ; tìm số chia chưa biết. Sau đó hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
4.Củng cố – dặn dò :
-Nhận xét,ưu khuyết điểm.
HS cùng GV thực hiện.
HS cùng GV thực hiện.
HS thực hiện.
 HS lên bảng giải.
HS làm vào bảng con.
HS làm vào vở.
HS nêu qui tắc.
HS làm bài.
ĐỊA LÍ : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
 CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
 I – MỤC TIÊU
 Học xong bài này, HS biết :
Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động và trồng trọt của người dân đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của đất nước, là nơi nuôi nhiều lợn, gà cầm, trồng nhiều loại rau xứ lạnh).
Các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
 II – ĐỒ DÙNG DẠYHỌC
Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ ( do HS và GV sưu tầm ).
 III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1Khởi động : Hát vui
Kiểm tra bài cũ :
-Trong lễ hội có những hoạt động gì ? Kể tên một số hoạt động và lễ hội mà em biết.
3. Dạy bài mới :
a) Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước 
* Hoạt động 1 :
 Bước 1 :
 HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết, trả lời theo các câu hỏi sau :
Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước ?
Nêu thứ tự các công việc cần phải làm 

File đính kèm:

  • docGA4THT15.doc