Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012

Lịch sử

Tiết 16: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG

 QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN

I. MỤC TIÊU :

- Nêu đựơc một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông-Nguyên, thể hiện:

+ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích hai chữc “ Sát Thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.

+ Tài thao lược của các chiến sĩ mà tiêu biểu là Hưng Đạo ( Thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tấn công quyết liệt và giành thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Băch Đằng).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Hỡnh trong SGK phúng to

- Phiếu học tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc28 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ể CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU:
- Biết chọn được câu chuyện ( được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Băng giấy viết đề bài
- Bảng phụ viết 3 cách xây dựng cốt truyện
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện các em được học có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em
3. Bài mới:
* GT bài
 Tiết học trước các em đã giới thiệu với các bạn đồ chơi của mình. Hôm nay, các em sẽ kể những đồ chơi của em hoặc của bạn 
HĐ1: Tìm hiểu đề
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT
- Phân tích đề, gạch chân các từ: đồ chơi của em, của các bạn
- Lưu ý: Câu chuyện phải có thực, nhân vật trong câu chuyện là em hoặc bạn em. Lời kể tự nhiên
HĐ2: Gợi ý kể chuyện 
- Gọi 3 em đọc 3 gợi ý và mẫu
+ Khi kể, em nên dùng từ xưng hô ntn?
+ Em hãy giới thiệu câu chuyện về đồ chơi mà mình định kể?
- Khen ngợi các em chuẩn bị dàn ý bài kể tốt
HĐ3: Thực hành kể, trao đổi nội dung ý nghĩa câu chuyện
a) Kể trong nhóm:
- Yêu cầu từng cặp kể cho nhau nghe về đồ chơi
- HD các nhóm gặp khó khăn
b) Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể
- GV cùng HS nhận xét, ghi điểm. Khuyến khích HS hỏi lại bạn về nhân vật, ý nghĩa truyện.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét
- Chuẩn bị bài 17
- 2 em lên bảng
- Lắng nghe
- 1 em đọc 
- 1 em nêu những từ ngữ quan trọng.
- 4 em tiếp nối đọc.
- 3 em nối tiếp đọc, lớp đọc thầm
+ tôi, mình
+ Tôi muốn kể câu chuyện vì sao tôi có con gấu bông...
+ Tôi muốn kể câu chuỵên vì sao tôi thích con lật đật nhất...
- 2 em cùng bàn kể chuyện, trao đổi với nhau về nhân vật, ý nghiã truyện
- Kể theo từng cặp, trao đổi ý nghĩa, sửa chữa bổ sung cho nhau
- 3 - 5 em thi kể, các em khác lắng nghe để hỏi lại bạn hoặc TLCH của bạn.
- HS nhận xét, bình chọn.
- Lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2012
Tập đọc
Tiết 32: TRONG QUÁN ĂN " BA CÁ BỐNG"
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc đúng tên riêng nước ngoài ( Bu-ra-ti-nô; Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma,A-li-xa, A-đi-li-ô); bước đầu đọc phân biệt rõ người dẫn chuyện với lời của nhân vật
- Hiểu ND: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình. (trả lời được các CH trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa trong SGK
- Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em đọc tiếp nối bài kéo co, trả lời câu hỏi SGK
- Nhận xét
3. Bài mới:
* GT bài:truyện Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện li kì của Bu-ra-ti-nụ. Hôm nay các em sẽ học một đoạn trích vui của truyện đó để thấy phần nào tính cách thông minh của chú bé bằng gỗ Bu-ra-ti-nụ
HĐ1: HD Luyện đọc
- Gọi HS đọc phần giới thiệu truyện
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối đoạn, kết hợp sửa sai phát âm, ngắt nghỉ hơi
- Gọi HS đọc chú giải
- HD quan sát tranh minh họa để nhận biết các nhân vật
- GV ghi tên các nhân vật lên bảng, HD phát âm
- Yêu cầu nhóm luyện đọc
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu : Giọng nhanh bất ngờ, hấp dẫn; đọc rõ giọng kể và lời nhân vật
HĐ2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thành tiếng, đọc thầm và TLCH :
+ Bu-ra-ti-no cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ha?
+ Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật?
+ Chú bé gỗ găp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân ntn?
+ Những hình ảnh chi tiết nào trong bài, em cho là ngộ nghĩnh và lí thú?
+ Truyện nói lên điều gì?
- GV ghi bảng, gọi 2 em nhắc lại
HĐ3: HD Đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc phân vai
- HD đọc diễn cảm đoạn " cáo lễ phép ...mũi tên"
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn và cả bài
- Nhận xét, cho điểm
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét 
- CB bài Rất nhiều mặt trăng
- 2 em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- 1 em đọc
- 2 lượt :
+HS1: Từ đầu ... lò sưởi này
+HS2: TT ... bác ạ
+ HS3: Còn lại
- 1 em đọc.
- Quan sát, nêu tên từng nhân vật
- Luyện đọc tên riêng nước ngoài
- Nhóm 2 em cùng bàn luyện đọc
- 2 em đọc
- Lắng nghe
- Nhóm 4 em hoạt động.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi:
+ ...cần biết kho báu ở đâu
+ ..chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn...
+ Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo cho Ba-ra-ba ném bình xuống sàn vỡ tan...chú lao ra ngoài
- Tiếp nối nhau phát biểu
+ Nhờ trí thông minh, Bu-ra-ti-nô đã biết được điều bí mật về nơi cất kho báu 
- 4 em đọc, lớp theo dõi tìm ra giọng đọc đúng.
- Nhóm 4 em luyện đọc.
- 3 em thi đọc với nhau.
- HS nhận xét, uốn nắn
- Lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn
Tiết 31: LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG 
I. MỤC TIÊU
- Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài; biết giới thiệu một số trò chơi ( hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật.
Các KNS
PP/KTDH
- Tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Thể hiện sự tự tin.
- Giao tiếp.
- Trình bày 1 phút.
- Đóng vai.
- Làm việc nhóm, chia sẻ thông tin. 
II. ĐỒ DÙNG 
- Tranh minh họa một số trò chơi, lễ hội trong SGK và ở địa phương
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Khi quan sỏt đồ vật cần chú ý đến điều gì?
- Gọi HS đọc dàn ý tả một đồ chơi mà em đó chọn
3. Dạy bài mới:
* GT bài:
 Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em.
* Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu đọc lướt bài Kéo co
- Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?
- HDHS thực hiện yêu cầu. Nhắc HS giới thiệu bằng lời của mình để thực hiện không khí sôi động, hấp dẫn
- Gọi HS trình bày, nhận xét, bổ sung
Bài 2:
a) Tỡm hiểu đề:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu quan sát các tranh minh họa và nói tên những trò chơi, lễ hội trong tranh
- Hỏi:
+ Ở địa phương mình, hằng năm có những lễ hội nào?
+ Trong lễ hội có những trò chơi nào thú vị?
- Treo bảng phụ, gợi ý cho HS biết dàn ý chính:
+Mở đầu: Tên địa phương em, tên lễ hội hay trò chơi
+Nội dung, hình thức trò chơi hay lễ hội:
Thời gian tổ chức
Những việc tổ chức lễ hội hay trò chơi
Sự tham gia của mọi người
+ Kết thúc: Mời các bạn có dịp về thăm địa phương mình
b) Kể trong nhóm:
- Kể trong nhóm 2 em
Lưu ý: Các em cần giới thiệu rõ quê mình ở đâu? Có trò chơi (lễ hội) gì? Lễ hội đó để lại cho em ấn tượng gì?
c) Giới thiệu trước lớp:
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét, cho điểm
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, tuyên dương 
- Chuẩn bị bài 32
- 1 em trả lời
- 2 em đọc
- Lắng nghe
- 1 em đọc
- Lớp đọc thầm
- Trả lời câu hỏi
- 2 em cùng bàn giới thiệu, sửa chữa cho nhau
- 3-5 em trình bày
- 1 em đọc
- Quan sát và nêu:
+ Trò chơi: thả chim bồ câu, đu bay, ném còn
+ Lễ hội: hội bơi chải, hội cồng chiêng, hội hát quan họ (Hội Lim)
- Trả lời câu hỏi
- 2 em đọc, lớp đọc thầm
- Kể trong nhóm
- 3-5 em trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Tiết 78: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
I. MỤC TIÊU :
 Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số( chia hết và chia có dư). BT1(a); BT2(b).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ viết quy trỡnh thực hiện phộp chia
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em lên bảng giải bài 1 SGK/85
- Nhận xét, sửa sai
3. Bài mới:
HĐ1: Trường hợp chia hết
- GV nêu phép tính: 1944 : 162 = ?
- HDHS đặt tính và tính từ trái sang phải
- Giúp ước lượng tìm thương:
+ 194:162 lấy 1:1=1 
+ 324:162 lấy 300:150=2
HĐ2: Trường hợp có dư
- Nêu phép tính: 8469 : 241 = ?
- HDHS đặt tính và tính từ trái sang phải
- Giúp ước lượng tìm thương:
+ 846 : 241 lấy 8 : 2 = 4 nhưng vì 241 x 4 = 964 > 846 nên lấy 8 : 2 đựơc 3
+ 1239 : 241 lấy 12 : 2 = 6 nhưng vì 241 x 6 = 1446 > 1239 nên lấy 12 : 2 được 5
HĐ3: Luyện tập
Bài 1a : 
- HDHS đặt tính rồi tính
- Lưu ý: Không đặt tính trừ mà phải trừ nhẩm
- Gọi HS nhận xét, chữa bài cho điểm
Bài 2b: 
- Gọi HS đọc biểu thức và nêu quy tắc tính giá trị biểu thức
- Yêu cầu tự làm bài
b) 87
- Kết luận, ghi điểm
Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi nếu còn thời gian.
- Gọi HS đọc bài tập
- Gợi ý HS nêu các bước giải
- Yêu cầu nhóm 2 em làm bài, phát phiếu cho 2 nhóm
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét 
- Chuẩn bị bài 79
- 3 em lên bảng làm bài.
- HS theo dõi, nhận xét.
- Đọc phép tính
1944 162
0324 12
 000
- 1 em đọc phép chia, HS làm vở nháp
8469 241
 1239 35
 034
- 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào VBT
 2120 : 424 = 5
1935 : 354 = 5 dư 165
- HS nhận xét
- 1 HS đọc và nêu cách thực hiện biểu thức
- 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào VBT
 8700 : 25 : 4 = 8700 : (25 x 4)
 = 8700 : 100 = 87
- Lớp nhận xét
- 1 em đọc
+ Tính số ngày cửa hàng thứ nhất bán hết số vải
+ Tính số ngày cửa hàng thứ hai bán hết số vải
+ So sánh hai số đó
- 2 em cùng bàn thảo luận làm bài
- Dán phiếu lên bảng
7128 : 264 = 27 (ngày)
7128 : 297 = 24 (ngày)
24 < 27 và 27 - 24 = 3 (ngày)
- Lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khoa học
Tiết 31: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I. MỤC TIÊU :
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu 1 số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Chuẩn bị theo nhúm: Một số quả bóng bay có hình dạng khác, bơm tiêm, bơm xe đạp
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hiểu thế nào là khí quyển?
- Kể ra những ví dụ khác chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí?
3. Dạy bài mới:
HĐ1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí:
- Hỏi:
+ Em có nhìn thấy không khí không? Vì sao?
+ Dùng mũi ngửi, dùng lưỡi nếm, em nhận thấy không khí có mùi vị gì?
+ Đôi khi ta ngửi thấy mùi thơm hay một mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không? Cho ví dụ?
HĐ2: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí:
- Chia nhóm 4 em và yêu cầu KT đồ dùng học tập
- Tổ chức thi Thổi bong bóng: Cùng số lượng bóng, thổi cùng thời điểm.
- Yêu cầu đại diện nhóm mô tả hình dạng của các quả bóng vừa thổi
- Hỏi: 
+ Cái gì có trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy?
+ Qua đó rút ra: không khí có hình dạng nhất định không?
- Gọi vài em nhắc lại
HĐ3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giản ra của không khí
- Chia nhóm 2 em, yêu cầu đọc mục quan sát SGK
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả
- Yêu cầu thực hành
+ Tác động lên chiếc bơm ntn để chứng minh không khí có thể nén lại và giãn ra?
+ Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống?
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét 
- Chuẩn bị bài 32
- 1 em lên bảng.
- 2 em trả lời tại chỗ
- Hoạt động cả lớp
+ Mắt ta không nhìn thấy không khí vì không khí trong suốt, không màu
+ Không mùi, không vị
+ Đấy không phải là mùi của không khí mà mùi cả các chất khác có trong không khí.
- Nhóm trưởng báo cáo số lượng bong bóng
- Nhóm nào thổi xong trước, bóng căng và không bị vỡ là thắng cuộc
- 3 nhóm mô tả
- Nhóm thảo luận, trả lời:
Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó
- 2 em nhắc lại
- Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2b, 2c và rút ra kết luận:
Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
- Hoạt động cả lớp
- HS vừa làm thử với chiếc bơm xe đạp vừa trả lời
+ Làm bơm, kim tiêm, bơm xe...
- Lắng nghe
 Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Đạo đức
Tiết 16: YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được ích lợi trong lao động.
- Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
- Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động
- Biết được ý nghĩa của lao động
- Không yêu cầu HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm, có thể chỉ kể sự chăm chỉ lao động của mình haocjw của các bạn trong lớp, trong trường.
Các KNS
PP/KTDH
- Kĩ năng xác định giá trị của lao động.
- Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nha và ở trường.
- Thảo luận
- Dự án. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số đồ dựng, đồ vật phục vụ cho trũ chơi đúng vai
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao chúng ta phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo?
- Em hãy nêu những việc làm thể hiện lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo
3. Bài mới:
HĐ1: Đọc truyện "Một ngày của Lê-chi-a"
- GV đọc lần 1
- Gọi HS đọc lần 2
- Cho các nhóm đôi thảo luận 3 câu hỏi SGK
- Đại diện nhóm trình bày 
- KL : Cơm ăn, áo mặc, sách vở...đều là sp của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn.
- Gọi HS đọc ghi nhớ và học thuộc lòng
HĐ2: Làm bài trắc nghiệm (Bài 1SGK)
- Gọi 1 em đọc yêu cầu
- Yêu cầu các nhóm 2 em thảo luận ghi ra BC. 
- Đại diện nhóm trình bày
- GV kết luận về những biểu hiện của yêu lao động - lười lao động
HĐ3: Đóng vai (Bài 2SGK)
- Gọi 2HS nối tiếp nhau đọc 2 tình huống
- Gọi 1 số nhóm lên đóng vai
- Tổ chức cho HS thảo luận:
+ Cách xử lí trong mỗi tình huống đã phù hợp chưa? Vì sao?
+ Ai có cách ứng xử khác? ...
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Nhận xét 
- Chuẩn bị bài tập 3,4,5,6
- 1 em lên bảng trả lời
- 2 em đứng tại chỗ nêu
- Lắng nghe
- 2 em đọc.
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- HS trao đổi, thảo luận.
- Lắng nghe
- 2 em đọc, cả lớp đọc thầm thuộc lòng
- 1 em đọc
- Thảo luận nhóm 2 em làm BT
- HS bày tỏ ý kiến vào BC
- Đại diện từng nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 em đọc.
- Nhóm 2 em thảo luận và đóng vai
- 4 nhóm tiếp nối trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 2 em đọc
- Lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2012
Luyện từ và câu
 Tiết 32: CÂU KỂ
I MỤC TIÊU
- HS hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể. ( ND ghi nhớ)
- Nhận biết được câu kể trong đoạn văn ( BT1, mục III); biết đặt một vài câu kể để tả, trình bày ý kiến ( BT2).
II. ĐỒ DÙNG 
- Đoạn văn ở BT1 viết trên bảng phụ
- Giấy khổ to và bút dạ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng, mỗi em viết 2 câu thành ngữ, tục ngữ mà em biết.
- Gọi HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ trong bài.
3. Bài mới:
* GT bài: - Nêu MĐ - YC của tiết học
 HĐ1: Tìm hiểu ví dụ
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Gọi HS đọc câu văn được viết bằng phấn đỏ
+ Câu đó là kiểu câu gì? Được dùng trong để làm gì?
+ Cuối câu ấy có dấu gì?
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Những câu còn lại trong bài văn dùng để làm gì?
- Cuối mỗi câu có dấu gì?
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi
- HDHS nhận xét, bổ sung, GV chốt lại lời giải đúng:
+ Ba-ra-ba uống rượu đã say
+ Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói:
+ Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này.
- Hỏi: + Câu kể dùng để làm gì?
+ Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể?
HĐ2: Nêu ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Gọi HS đặt câu kể
HĐ3: Luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung 
- Phát giấy và bút dạ cho 2 nhóm, yêu cầu tự làm bài
- GV chốt lại lời giải đúng
Bài 2:
- Gọi HS đọc bài tập2
- Yêu cầu tự làm bài
- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm những HS viết tốt
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét
- Chuẩn bị bài 33
- 2 em lên bảng.
- 2 em đọc
- Lắng nghe
- 1 em đọc 
+ Những kho báu ấy ở đâu?
+ là câu hỏi, được dùng để hỏi về điều chưa biết
+ dấu chấm hỏi
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Nhóm 2 em thảo luận trả lời:
+ giới thiệu, miêu tả và kể sự việc liên quan đến Bu-ra-ti-nô
+ dấu chấm
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Thảo luận nhóm đôi
- Tiếp nối phát biểu, bổ sung
+ Kể về Ba-ra-ba
+ Kể về Ba-ra-ba
+ Suy nghĩ của Ba-ra-ba
+ Câu kể dùng để kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc, nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
+ Cuối câu kể có dấu chấm
- 2 em đọc, lớp học thuộc lòng
- 1 số em tiếp nối đặt câu
- 1 em đọc
- 2 cùng bàn làm VT hoặc phiếu
- Dán phiếu lên bảng
- Nhận xét, bổ sung
+ Kể sự việc-Tả cánh diều- Kể sự việc-Tả tiếng sáo diều- Nêu ý kiến, nhận định
- 1 em đọc
- Tự làm VBT
 Cả nhà ăn cơm trưa xong, em cùng mẹ rửa chén đũa.
- 5 em trình bày
- Lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Tiết 79: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
 - Biết chia cho số có 3 chữ số
- (làm BT1a; 2)
III HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 4 em lên bảng giải bài 1 SGK/86
- Kiểm tra bảng chia
- Nhận xét, sửa sai
3. Luyện tập:
Bài 1a: 
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính
- Giúp HS yếu ước lượng số thương và nhân- trừ nhẩm
- Gọi HS nhận xét, chữa bài
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề
- Gợi ý để HS nêu các bước giải
- Gọi 1 em lên bảng tóm tắt đề
- Yêu cầu nhóm 2 em thảo luận làm bài. Phát phiếu cho 2 nhóm
- Gọi HS nhận xét
- Kết luận, ghi điểm.
Bài 3a: Dành cho HS khá, giỏi nếu còn thời gian.
- Gọi HS đọc bài tập
- HDHS ôn lại quy tắc chia một số cho một tích
- HDHS chọn 2 trong 3 cách để làm bài
- Yêu cầu tự làm VBT
- Kết luận, ghi điểm
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét 
- Chuẩn bị bài 80
- 4 em lên bảng làm bài.
- HS trung bình
Bài 1a: 
- 3 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào VBT
 708 : 354 = 2 7552 : 236= 32
 9060 : 456 = 20
- HS nhận xét
Bài 2: 
- 1HS đọc đề
+ Tính số gói kẹo
+ Tính số hộp để xếp hết số kẹo đó
+ Mỗi hộp 120 gói: 24 hộp
 Mỗi hộp 160 gói: ? hộp
- Nhóm 2 em làm VT hoặc phiếu
- Dán phiếu lên bảng:
Số gói kẹo trong 24 hộp là:
120 x 24 = 2880 (gói)
Nếu mỗi hộp chứa 160 gói kẹo thì cần số hộp là:
2880 : 160 = 18 (hộp)
- 1 em đọc
- 2 em nêu

File đính kèm:

  • docOn_tap_cac_so_den_100_000_tiep_theo.doc