Văn học Việt Nam sau 1975 và các tác phẩm mới được đưa vào chương trình phổ thông

GS. Hoàng Ngọc Hiến đã nhận xét, trong Nỗi buồn chiến tranh, nhà

văn đã tạo ra những “nghịch lý”,hoàn toàn trái ng-ợc với những “thuận lý”

mang tính truyền thống của t-duy văn học sử thi. Nhà văn đã nhìn và thể hiện

về chiến tranh thông qua số phận con ng-ời. Nhờ đó màbảo Ninh đã thâm

nhập đ-ợc đến cái đáy tận cùng, thẳm sâu của hiện thực chiến tranh và đem lại

cho ng-ời đọc cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về chiến tranh. Bảo Ninh đã

“mang đến cho văn học “nỗi buồn” với những giá trị nhân văn sâu sắc - một

trong những điều “cấm kỵ” của văn ch-ơng tr-ớc đó - và mở ra một rẽ ngả

cho văn học viết về chiến tranh”(Mai H-ơng - Đổi mới t-duy văn học và

đóng góp của một số cây bút văn xuôi, Tạp chí Nghiên cứu văn học số

11/2006).

Sau Nỗi buồn chiến tranh, ng-ời ta buộc phải xem xét lại cách tiếp cận,

cách xử lý, cách viết về hiện thực chiến tranh bấy lâu nay,để rồi nhận ra rằng

“không thể viết về chiến tranh nh-tr-ớc đ-ợc nữa”(Mai H-ơng - Đổi mới t-

duy văn học và đóng góp của một số cây bút văn xuôi, Tạp chí Nghiên cứu

văn học số 11/2006).

pdf76 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Văn học Việt Nam sau 1975 và các tác phẩm mới được đưa vào chương trình phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u, đa diện. 
M−ợn nhân vật để bộc lộ quan điểm, t− t−ởng của mình, Bảo Ninh đã 
thể hiện một lối t− duy mới, cái nhìn mới về đề tài chiến tranh. 
 - Giọng điệu 
Nói đến đóng góp của Bảo Ninh về mặt đổi mới t− duy nghệ thuật thể 
hiện qua tác phẩm này không thể không nói đến giọng điệu trần thuật. 
Đọc Nỗi buồn chiến tranh, chúng ta có thể nhận ra giọng điệu chua 
chát, bi th−ơng, đau xót … của nhà văn. Giọng điệu ấy nhiều khi đ−ợc thể 
hiện trong suy nghĩ, trong ký ức của Kiên về những trận đánh. Để rồi “Những 
 32
ngày sau đó quạ bay rợp trời”, “Bãi chiến tr−ờng biến thành đầm lầy, mặt 
n−ớc màu nâu thẫm nổi váng đỏ lòm. Trên mặt n−ớc lềnh bềnh xác ng−ời sấp 
ngửa…”, “Lạ chó gì mà lạ…những thằng lính chiến đấu nh− ông ấy mà ông 
Kiên, chả trở lại thành ng−ời bình th−ờng đ−ợc nữa đâu. Ngay cả giọng ng−ời, 
mẹ kiếp, xin nói là còn chán mới hòng có lại để giao tiếp với đời…”. 
Hoà với giọng điệu chua chát, bi th−ơng, đau xót là giọng day dứt, tiếc 
nuối, hối hận. Những từ ngữ gợi sự tiếc nuối, hối hận xuất hiện với mức độ 
dày đặc: giá nh−…, nếu…, chẳng hạn…, có lẽ…,dù…, song…, chỉ dở là…, sau 
khi…, vậy mà… 
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh thể hiện rất rõ giọng điệu tranh 
biện. Nó thể hiện những băn khoăn, trăn trở, những nghĩ suy của chính bản 
thân tác giả, nhân vật, ng−ời đọc. “Đến bây giờ, đến lúc này đây, bạn hãy xem 
thực chất quanh ta có gì khác hơn ngoài cuộc sống tầm th−ờng và thô bạo của 
thời hậu chiến?”; “Bây giờ thì đã qua cả rồi. Tiếng ồn ào của những cuộc 
xung sát đã im bặt. Gió lặng cây dừng. Và vì chúng ta đã thắng nên đ−ơng 
nhiên có nghĩa là chính nghĩa đã thắng, điều này có một ý nghĩa an ủi lớn lao, 
thật thế. Tuy nhiên, cứ nghĩ mà xem, cứ nhìn vào sự sống sót của bản thân 
mình, cứ nhìn kĩ vào nền hoà bình thản nhiên kia và nhìn cái đất n−ớc đã 
chiến thắng này mà xem: đau xót, chua chát và nhất là buồn biết bao”; 
“Không đ−ợc quên, không đ−ợc quên tất cả những gì đã xảy ra trong cuộc 
chiến tranh này, số phận chung của chúng ta, cả ng−ời sống lẫn ng−ời 
chết!”… 
Nhờ sự đổi mới nghệ thuật trần thuật (giọng điệu) mà những thông điệp 
nghệ thuật của nhà văn đ−ợc chuyển tải sâu sắc hơn, thuyết phục hơn. 
Có thể nói, những đổi mới trong cảm hứng nhân văn và t− duy thể loại 
tiểu thuyết đã làm nên thành công cho tác phẩm. Tìm hiểu Nỗi buồn chiến 
tranh, chúng ta thống nhất với phần đông ý kiến về tác phẩm này: “Một cuốn 
sách gây xúc động buộc phải suy nghĩ, một cuốn sách hay”, “là một bằng 
chứng về sự tr−ởng thành của văn xuôi” (Nguyễn Kiên - Thảo luận về tiểu 
thuyết Thân phận tình yêu, báo Văn nghệ số 9/1991). Tác phẩm đã đánh dấu 
“sự đóng góp của Bảo Ninh vào việc khẳng định một kiểu t− duy văn học mới 
với tinh thần nhân văn mới, với ngôn ngữ tiểu thuyết đa thanh mới” và là “một 
thắng lợi lớn của văn ch−ơng” (Mai H−ơng - Đổi mới t− duy văn học và đóng 
góp của một số cây bút văn xuôi, Tạp chí NCVH số 11/2006). 
3. Nguyễn Huy Thiệp với T−ớng về h−u 
3.1. Vài nét về tác giả 
 33
Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950 tại Kh−ơng Hạ, Thanh Trì, Hà Nội. 
Ông tốt nghiệp khoa Lịch sử, Tr−ờng Đại học S− Phạm Hà Nội, lên Tây Bắc 
dạy học khoảng 10 năm, sau đó ông trở về Hà Nội vừa công tác vừa viết văn. 
Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trong đời sống văn học nh− là một sự kiện 
độc đáo mới lạ và gây xôn xao d− luận. Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện 
đại ít có một cây bút lại có sức thu hút giới phê bình và bạn đọc đến nh− thế. 
Nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, nh−ng phần lớn đều nhất trí: đây là một tài 
năng thực sự đã sáng tạo cho mình một thế giới hình t−ợng riêng. Tuy chỉ gói 
gọn trong mấy truyện ngắn nh−ng thực là bề bộn, phức tạp đầy chất sống 
trong đó mỗi hình t−ợng lại chứa đựng một t− t−ởng sắc sảo, gai góc buộc 
ng−ời đọc phải suy ngẫm. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có sức chứa 
ngang tiểu thuyết. 
Nguyễn Huy Thiệp th−ờng đ−a ng−ời đọc cùng với nhân vật của mình 
vào các cuộc phiêu l−u lên rừng, xuống biển, về nông thôn, ra thành phố để 
chứng kiến sự lạ lùng, đa dạng của cuộc sống. Nhiều khi phiêu l−u cả vào quá 
khứ: giữa h− và thực, lẫn lộn cả chính sử, dã sử, truyền sử… 
Nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp th−ờng góc cạnh, 
gân guốc, mãnh liệt: sống hết mình đến tận cùng của cá tính: tốt thì thật tốt, 
xấu thì thật xấu, cao th−ợng thì thật cao th−ợng còn thô bỉ thì thật thô bỉ… Có 
lẽ từ đây ng−ời đọc có thể nhận ra t− t−ởng nghệ thuật của Nguyễn Huy 
Thiệp: “Vô sự với tạo hoá, trung thực đến đáy, dù chỉ có sống với bùn, chẳng 
sợ không xứng là ng−ời”. 
Thế giới nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp nh− muốn chứng minh cho 
một quan niệm: con ng−ời nếu sống hoà hợp với tạo hóa với thiên nhiên, giữ 
đ−ợc bản chất tạo hóa, bản chất thiên nhiên là ng−ời tốt đẹp, thiện căn chắc 
chắn, tính nết vững bền, có thể thoát khỏi tình trạng tha hóa. 
3.2. Truyện T−ớng về h−u 
Giới phê bình tranh luận gay gắt và kéo dài về Nguyễn Huy Thiệp chủ 
yếu xoay quanh vấn đề “cái tâm” của nhà văn: tối hay sáng. Theo dõi kỹ các 
tác phẩm của ông, ông không hề che giấu cái tâm của mình. Nó nằm ngay 
trong cái tôi của ng−ời cầm bút. ở Nguyễn Huy Thiệp cái tâm chính là cái tôi 
l−ơng tâm. Một cái tôi bỡn cợt, khinh bỉ nhìn cái xấu xa của cuộc đời chỉ thấy 
bỉ ổi và thú vật. Một cái tôi khuôn mẫu, cao th−ợng nhân nghĩa, thật thà, nhìn 
cái đẹp của cuộc đời đâu cũng thấy nhân ái (ông Bổng, cô Lài). 
Có lẽ vì cái tôi l−ỡng diện của Nguyễn Huy Thiệp mà trong các sáng tác 
của ông nói chung và trong truyện T−ớng về h−u nói riêng ông th−ờng xây 
dựng hai loại nhân vật. Thậm chí trong một nhân vật cũng có hai con ng−ời. 
 34
Việc xây dựng nhân vật có hai con ng−ời không phải là mới, nó đã xuất hiện 
từ lâu trong văn học, gần nhất là văn học Việt Nam hiện đại tr−ớc 1975. Trong 
mỗi nhân vật có một con ng−ời riêng, con ng−ời chung; con ng−ời cá thể, con 
ng−ời công dân; con ng−ời tốt, con ng−ời xấu nh−: cô Đào (Mùa Lạc - 
Nguyễn Khải), cô Chấm (Cái sân gạch - Đào Vũ), chị út Tịch (Ng−ời mẹ cầm 
súng - Nguyễn Thi) … Tuy nhiên trong từng thời điểm nhất định thì con ng−ời 
nào chiếm vị trí −u thế và có sức chi phối con ng−ời kia, không hoàn toàn 
giống nhau. Chẳng hạn nh− trong hoàn cảnh đất n−ớc có chiến tranh, các nhà 
văn phải thể hiện đ−ợc t− t−ởng chung của cả dân tộc thì các nhân vật của họ 
là con ng−ời cộng đồng, con ng−ời chung phải chiếm −u thế và có ý nghĩa 
quyết định. 
T−ớng về h−u của Nguyễn Huy Thiệp sáng tác năm 1987, một năm sau 
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI - Đại hội đổi mới. Khi mà ng−ời đọc vẫn 
còn quen với khái niệm con ng−ời công dân, con ng−ời cộng đồng và cho nó 
là một biểu t−ợng thiêng liêng thì việc tác giả khám phá và phân tích con 
ng−ời cá thể trong một ông t−ớng là điều khó có thể chấp nhận. Cũng nh− việc 
cô Thuỷ nói với chồng cô, (khi ông Thuấn có ý muốn làm việc cùng với 
ng−ời ở là ông Cơ, cô Lài): “Cha là t−ớng; Về h−u cha vẫn là t−ớng; Cha là 
chỉ huy. Cha mà làm lính thì dễ loạn cờ”. 
Cái thành công của tác phẩm; ý nghĩa của tác phẩm chính là ở chỗ 
Nguyễn Huy Thiệp muốn nhấn mạnh đến vai trò của con ng−ời cá thể trong 
cuộc sống hiện tại thông qua cuộc đời của ông Thuấn - môt ông t−ớng đã về 
h−u. Nguyễn Huy Thiệp đã tập trung ý t−ởng của mình vào việc khắc hoạ hai 
con ng−ời trong một nhân vật để từ đó đặt ra vấn đề: Cần phải có sự hài hoà 
của hai con ng−ời trong mỗi con ng−ời và nên nhấn mạnh con ng−ời nào trong 
mỗi hoàn cảnh cụ thể - đó mới là nhân văn. 
- Nhân vật ông Thuấn trong t− cách con ng−ời công dân 
Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng nhân vật ông t−ớng khá hoàn thiện từ 
đầu đến cuối. Một quãng đời trong t− cách một ng−ời lính, một công dân kiểu 
mẫu với 48 năm/ 70 năm của ông Thuấn đ−ợc coi nh− sự thành đạt. Ông bỏ 
nhà ra đi, vào bộ đội phấn đấu không mệt mỏi. Ông “đi biền biệt”, thỉnh 
thoảng “cũng ghé về thăm nhà nh−ng những lần về đều ngắn”. Cho đến năm 
70 tuổi, ông về h−u với hàm thiếu t−ớng. Ông “bao giờ cũng là hình ảnh của 
niềm vinh dự tự hào”. Tên tuổi của ông đ−ợc cả họ, cả làng ng−ỡng vọng. Với 
nửa thế kỷ sống trong khuôn mẫu, ông Thuấn thấm nhuần t− t−ởng đồng cam, 
cộng khổ. Ông theo chủ nghĩa bình quân. Ông “cho mỗi ng−ời trong nhà bốn 
mét vải lính. Ông Cơ và cô Lài cũng thế”. Ông thích sống giản dị, “muốn ở 
 35
một phòng d−ới dãy nhà ngang”. Ông bất bình với lối làm ăn thực dụng. Ông 
cảm thấy rợn rợn khi cô con dâu lấy nhau và thai nhi bỏ đi ở bệnh viện đ−a về 
nấu cám nuôi chó, bán lấy tiền. Ông uất ức “cầm phích đá ném vào đầu đàn 
chó béc giê: Khốn nạn! tao không cần sự giàu có này”. Ông luôn quan tâm 
tới những ng−ời bất hạnh nh− ông Cơ, cô Lài, Kim Chi… Ông ghét tính nhu 
nh−ợc của con trai ông. Ông vô thần nh− biết bao ng−ời khác. Là một ng−ời 
công dân mẫu mực, ông cũng luôn đ−ợc sự quan tâm của tập thể, nhất là đơn 
vị cũ. Ông đã về h−u nh−ng đơn vị vẫn nhớ đến ông, vẫn cần ông và mong ông 
lên chơi, giúp đỡ đơn vị. Ông là ng−ời có trách nhiệm đến cùng với cộng 
đồng (kể cả những lúc về h−u - cho đến lúc ông hy sinh ở chốt, đồng đội vẫn 
phải thốt lên ông “là ng−ời đáng trọng”). Và cuối cùng ng−ời ta mai táng ông 
theo nghi lễ nhà binh - chôn cất ng−ời công dân mẫu mực. 
Trong t− cách ng−ời công dân ông Thuấn là một con ng−ời hoàn thiện 
có tinh thần trách nhiệm đến cùng. Ông là mẫu hình cho mọi ng−ời ng−ỡng 
vọng. Tuy ông có một phần may mắn. 
- Nhân vật ông Thuấn trong t− cách con ng−ời thế sự 
Có thể nói ông là một ng−ời bất hạnh - một chuỗi dài những sự thất bại, 
những đau đớn, những mất mát (trong mọi t− cách: làm con, làm chồng, làm 
cha, làm ông). Ông sinh ra ít ngày thì mẹ mất, bố ông lấy vợ lẽ, ông phải sống 
với dì ghẻ - ng−ời đàn bà cay nghiệt vô cùng. Tuổi niên thiếu đã phải chịu 
nhiều cay đắng, ông phải bỏ nhà ra đi. Ông về làng lấy vợ nh−ng “chắc chắn 
cuộc hôn nhân này không do tình yêu”. Do hoàn cảnh chiến tranh, thời gian 
hai vợ chồng sống gần nhau quá ít ỏi, sự chăm sóc hầu nh− không có (ông đi 
biền biệt, những bức th− gửi về cũng ngắn). Khi ông trở về thì vợ ông đã lẫn. 
Ông chỉ có duy nhất một thằng con trai “đ−ợc học hành đ−ợc du ngoạn” là có 
một chút tình cảm với ông nh−ng khổ nỗi nó lại đam mê với khoa học và nhu 
nh−ợc, sợ vợ nên ít quan tâm tới ông. Ông hy vọng ở cô con dâu nh−ng cô con 
dâu lại thực dụng và nó cũng “ít biết về ông” vì khi nó về làm dâu trong gia 
đình ông, ông vẫn bặt tin tức. Cuối cùng ông còn các cháu, nh−ng hai cô cháu 
gái “ít gần ông nội”. Ng−ời đọc có cảm giác ông Thuấn chết tới 4 lần chết… 
Ông Thuấn không chỉ bi kịch trong quan hệ với gia đình mà còn bi kịch 
trong quan hệ đối với xã hội - nhịp sống của thời hậu chiến. Ông dứt bỏ cuộc 
sống tập thể để về với cuộc sống gia đình, từ nông thôn ra thành thị (mặc dù 
vẫn ở ven nội). Ông trở nên lạc lõng với lối sống thực dụng: cháu dâu ông 
c−ới mấy ngày thì đẻ, mọi ng−ời thì tìm mọi cách để “kiếm tiền”. Ông trở nên 
lạc lõng với tất cả, ngay cả với đời sống văn học ông cũng cảm thấy: “Nghệ 
thuật bây giờ đọc rất khó vào…” 
 36
Với t− cách con ng−ời thế sự, ông Thuấn hoàn toàn là một ng−ời cô 
đơn, lạc lõng - ông là con ng−ời của bi kịch. 
Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra một nhân vật tiêu biểu cho một lớp ng−ời 
trăn trở trong ranh giới giữa con ng−ời công dân và con ng−ời thế sự lúc bấy 
giờ. Nó giống nh− ngôi nhà của ông Thuấn: “đấy là một biệt thự đẹp nh−ng 
khá bất tiện”. 
T−ớng về h−u của Nguyễn Huy Thiệp là một tác phẩm đặt ra nhiều vấn 
đề bức xúc của thời đại, gây nhiều tranh cãi khác nhau. Ng−ời khen cũng 
nhiều, ng−ời chê cũng lắm. Nh−ng dù sao nó cũng là một đóng góp mới cho 
nội dung và nghệ thuật của văn học thời kỳ đổi mới. Còn nó tuyệt tác hay 
không cần phải có thời gian để thẩm định. 
4. Thơ Thanh Thảo 
4.1. Vài nét về tác giả 
Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công sinh 1946; Quê xã Tân Đức, 
huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Tốt nghiệp Khoa Văn, Tr−ờng Đại học Tổng 
hợp Hà Nội, tham gia chiến đấu ở chiến tr−ờng miền Nam. Sau 1975, ông hoạt 
động trong lĩnh vực văn nghệ và báo chí. Giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng 
thơ, Hội nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi. 
Tác phẩm chính: Những ng−ời đi tới biển (1977), Trẻ con ở Sơn Mỹ 
(1978), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Những nghĩa sĩ Cần Giuộc (1980), 
Bùng nổ của mùa xuân (1982), Đêm trên cát (1983), Khối vuông ru-bích 
(1985), Từ một đến một trăm (1988), Trò chuyện với nhân vật của mình 
(2002), Cỏ vẫn mọc (2002). 
 Tác giả đ−ợc nhận giải th−ởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1979 cho tập 
thơ Dấu chân qua trảng cỏ. 
4.2. Thanh Thảo - nhà thơ của những triết luận, nhà thơ của những tìm tòi 
đổi mới 
4.2.1. Nhà thơ của những triết luận 
 - Con ng−ời nghĩa khí 
 Quan niệm nghệ thuật về con ng−ời có thể coi là một nét đặc tr−ng 
trong sáng tác của các nhà văn, nhà thơ. Bởi thông qua nó phần nào ng−ời ta 
có thể nhận ra đ−ợc một nét phong cách của ng−ời nghệ sĩ. Họ khám phá và 
thể hiện con ng−ời bằng nghệ thuật. Và cũng bằng nghệ thuật, ng−ời nghệ sĩ 
bày tỏ quan niệm về nhân sinh. Quan niệm ấy luôn luôn đi theo hành trình 
sáng tác của họ. Nhiều khi nó trở thành những triết luận. 
 Theo suốt hành trình nghệ thuật của nhà thơ Thanh Thảo, có thể nhận 
thấy cách quan niệm về con ng−ời của ông có những nét không giống với các 
 37
nhà thơ khác cùng thời. Nó không hoàn toàn là con ng−ời sử thi và nó cũng 
không phải là con ng−ời thế sự. Nó không phải là con ng−ời công dân đ−ợc 
tụng ca cũng không phải con ng−ời thế sự đáng phê phán. Nó là con ng−ời 
đúng nghĩa với chất ng−ời. Mà cái chất ng−ời theo Thanh Thảo đấy là nghĩa 
khí. Nghĩa khí là bản tính, là phẩm giá, là sức mạnh của con ng−ời. Nghĩa khí 
ấy vốn có ở ng−ời nghĩa sĩ Cần Giuộc (Những nghĩa sĩ Cần Giuộc), ng−ời 
chiến sĩ Ba Tơ (Bùng nổ của mùa xuân), ở Tr−ơng Công Định, Nguyễn Trung 
Trực (Cỏ vẫn mọc), ở Nguyễn Đình Chiểu (Trò chuyện với nhân vật của 
mình), ở Cao Bá Quát (Đêm trên cát)... 
 Con ng−ời cần có chất ng−ời; chất ng−ời thể hiện nghĩa khí. điều này 
đã trở thành một triết luận trong thơ Thanh Thảo. Nó xuất hiện ngay từ những 
vần thơ đầu tiên của ông: 
“hạnh phúc nào cho tôi 
 hạnh phúc nào cho anh 
hạnh phúc nào cho chúng ta 
hạnh phúc nào cho đất n−ớc 
những câu hỏi ch−a thể nào nguôi đ−ợc 
mảnh đất hôm nay bè bạn chúng ta nằm 
nơi máu đổ phải sống bằng thực chất 
nơi cao nhất thử lòng ta yêu đất n−ớc 
thử lòng ta chung thuỷ vô t− 
nơi vỡ vụn d−ới chân ta những mảng đêm hèn nhát 
những g−ơng mặt ngẩng lên lấp lánh chất ng−ời”. 
 (Thử nói về hạnh phúc) 
 Cái chất ng−ời ấy không hề chung chung. Nó là bản tính là phẩm giá: 
 “chúng tôi không muốn chết vì h− danh 
 không thể chết vì tiền bạc 
 chúng tôi lạ xa với những tin t−ởng điên cuồng 
 những liều thân vô ích 
 đất n−ớc đẹp mênh mang 
 đất n−ớc thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt 
 chỉ riêng cho Ng−ời, chúng tôi dám chết ! 
 đêm nay ai cầm tay nhau vào tiệc c−ới 
 ai thức trắng lội sình 
 38
 ai trầm ngâm viết những câu thơ thông minh 
 ai trả nghĩa đời mình bằng máu 
 màu đỏ thật không ồn ào 
 máu lặng lẽ −ớt đầm ngực áo”. 
 (Thử nói về hạnh phúc) 
 Khi trở về với cuộc sống thời hậu chiến, chất ng−ời vẫn là nỗi niền trăn 
trở, day dứt trong thơ Thanh Thảo. 
 “tôi yêu 
 chất ng−ời đầu tiên 
 những giọt s−ơng lặn vào lá cỏ 
 qua nắng gắt qua bão tố 
 vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh 
 vẫn long lanh bình thản tr−ớc vầng d−ơng”. 
 (Bùng nổ của mùa xuân) 
 “mong một ngày hiện rõ 
 chất thật mỗi con ng−ời”. 
 (Đêm trên cát) 
 Thanh Thảo viết về nghĩa khí và viết bằng nghĩa khí là một mãnh lực 
của ngòi bút triết lý đậm tính nhân văn. 
 - Mối quan hệ t−ơng khắc - t−ơng sinh 
 Hình t−ợng nghệ thuật trong thi ca đ−ợc tạo dựng nhờ các biểu t−ợng. 
Ng−ời x−a th−ờng lấy cây ngô đồng, sen tàn, cúc nở làm biểu t−ợng của mùa 
thu, Xuân Diệu lấy cành non, lá tơ, chim yến, oanh biểu t−ợng cho mùa xuân. 
Dùng các biểu t−ợng mang tính t−ơng đồng để tạo nên hình t−ợng là điều 
th−ờng thấy. ở Thanh Thảo hình nh− lại khác, ông hay sử dụng cái t−ơng khắc 
để nói cái t−ơng sinh. Không phải ngẫu nhiên nhà thơ lấy bút danh của mình 
là Thanh Thảo. Thanh Thảo có nghĩa là cỏ xanh. Cỏ xanh th−ờng gợi cái mềm 
mại, mát trong nh−ng thơ Thanh Thảo lại dữ dội, nóng bỏng. M−ợn cái mềm 
mại, mát trong để nói về cái dữ dội, nóng bỏng cũng là một phần của t−ơng 
khắc - t−ơng sinh. 
 “lá non ơi lá non 
 nhỏ mềm áp vào mặt ta nóng rực” 
Bởi vì: 
 “những giọt s−ơng lặn vào lá cỏ 
 qua nắng gắt qua bão tố 
 vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh 
 39
 vẫn long lanh bình thản tr−ớc vầng d−ơng”. 
 (Những dấu chân qua trảng cỏ) 
 Biểu t−ợng mà Thanh Thảo dùng nhiều nhất tạo nên hình t−ợng thơ 
chính là Lửa và N−ớc. 
 Lửa và N−ớc là hai yếu tố t−ơng khắc nh−ng với thơ Thanh Thảo nó lại 
là yếu tố t−ơng sinh. Trong t− duy nghệ thuật của Thanh Thảo, Lửa và N−ớc là 
hình t−ợng kì diệu nhất của vẻ đẹp ng−ời, thậm chí, sự t−ơng sinh của Lửa và 
N−ớc đã làm nên mỗi cá thể ng−ời. 
 Theo Thanh Thảo: 
 + Lửa và N−ớc hoá sinh thành cặp phẩm chất Can đảm và Trung thực. 
Đây là những phẩm chất cốt yếu để mỗi cá thể ngẩng cao đầu làm ng−ời. 
Không trung thực và can đảm làm sao dám là mình, dám hết mình, dám tranh 
đấu với ph−ờng bất nghĩa, dám xả thân cho lẽ phải cuộc đời? Trong chiến 
tranh, can đảm và trung thực là phẩm chất cao nhất của một công dân; trong 
đời th−ờng, can đảm và trung thực là phẩm chất quý nhất của một con ng−ời 
thế sự. Thanh Thảo thể hiện điều đó qua các nhân vật trong thơ. Họ dám xả 
thân vì nghĩa lớn. 
 + Lửa và N−ớc còn hoá thân thành phẩm chất Nhiệt huyết và Nhân 
hậu, Dữ dội và Âm thầm, Quyết liệt và T−ơi mát... 
 Trong các trang thơ Thanh Thảo, anh và em là hiện thân sống động và 
diệu kì của Lửa và N−ớc 
 “thân hình em trong sáng tựa đất đai 
 nơi thu hút màu xanh và ngọn lửa”. 
 “Tôi ch−a biết có nơi nào trên trái đất 
 ánh mặt ng−ời lại dịu mát nh− nơi đây... 
 Tôi ch−a biết có nơi nào trên trái đất 
 ánh mặt ng−ời lại mãnh liệt nh− nơi đây”. 
 Nóng và lạnh, d−ơng và âm, dữ dội và âm thầm, cuồng nộ và lặng lẽ, 
bất khuất và hiền hoà, nồng nàn và sáng trong, mãnh liệt và dịu mát v.v... đều 
là những hoá sinh khác nhau của Lửa và N−ớc. Chúng kết tụ nên nghĩa khí 
con ng−ời. 
4.2.2. Thanh Thảo, một ngòi bút khao khát đổi mới 
 Nói đến thơ Thanh Thảo là nói đến sự cách tân. Cách tân là “phải húc 
đầu vào đá” nh−ng “để mở cửa”, Thanh Thảo chấp nhận “ném thơ mình vào 
thác xiết” làm “một tiếng thét khi đầm lầy ngập cổ/ tr−ớc mõm chó vó ngựa/ 
lần đầu thơ biết đến hiểm nguy” (Đêm trên cát). Thanh Thảo không thể tách 
 40
mình ra khỏi dòng chảy của phong trào hiện đại hoá thơ cuối thế kỷ XX đầu 
thế kỷ XXI: thực hơn! tự nhiên hơn! giàu chất nghĩ hơn! 
 + Thực hơn: đời thực hơn và tình thực hơn. 
 + Tự nhiên hơn: ngôn ngữ thơ gần với lời nói hàng ngày, khẩu ngữ hoá 
nhiều hơn. 
 + Giàu chất nghĩ hơn chính là việc cái tôi nghiêng về nội cảm. 
 Đọc thơ Thanh Thảo dễ dàng nhận thấy sự cách tân của ông thể hiện 
trên nhiều ph−ơng diện từ nội dung đến hình thức. Đề tài, chủ đề trong thơ 
Thanh Thảo đề cập đến đời thực hơn. Những rung động của cảm xúc cũng là 
những cái mà ng−ời ta th−ờng thấy. Nó không bị gò ép, khiên c−ỡng bởi 
những yếu tố bên ngoài. Ngôn ngữ thơ Thanh Thảo chính là thứ ngôn ngữ tự 
nhiên - khẩu ngữ mà ta bắt gặp trong đời sống hàng ngày. 
 Vậy cái gì đã tạo ra nét riêng trong sự đổi mới của thơ Thanh Thảo? Đó 
là cấu trúc. Cấu trúc là tổ chức bên trong, là các dạng liên kết, các kiểu kết 
hợp của ngôn từ. Chính cấu trúc đã làm gia tăng tr−ờng liên t−ởng cho thơ 
Thanh Thảo. Nó làm cho thơ Thanh Thảo giàu chất nghĩ hơn. ý t−ởng này bộc 
lộ rất rõ trong Khối vuông ru-bích. Ng−ời ta có thể thấy trò chơi ru-bich là 
một trò chơi hấp dẫn vì nó biến đổi kỳ diệu. Nó có sáu mặt với sáu màu nh−ng 
khi nó chuyển động thì nó tạo ra đ−ợc muôn vàn các mảng liên kết của các 
màu sắc. Nó không còn là trạng thái ban đầu. Sự hỗn loạn của các ô màu trong 
quá trình biến đổi là vô cùng lớn nh−ng ng−ời chơi khi đã nắm bắt đ−ợc quy 
luật của nó thì điều khiển m

File đính kèm:

  • pdfvanhocvnhiendai2[1]- ĐH SP Thái nguyên.pdf
Giáo án liên quan