Giáo án Ngữ văn 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Đinh Đức Giang

*HĐ 1: HD HS tìm hiểu phần tiểu dẫn.

Yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn- sgk.

- Phần tiểu dẫn nêu nội dung gì? Các ý chính của nó?

Gv bổ sung: Loạn An Lộc Sơn- Sử Tư Minh (755- 763) khiến Đỗ Phủ và gia đình phải phiêu bạt 7 năm (759- 766), đói nghèo, chết trong bệnh tật trên một con thuyền rách nát.

- Hoàn cảnh sáng tác chùm thơ Thu hứng?

- Vị trí, ý nghĩa bài thơ sẽ học?

Hs đọc bài thơ.

Gv hướng dẫn đọc với giọng: chậm, buồn, trầm uất ở bốn câu đầu, tha thiết ở 4 câu cuối.

- Em sẽ phân chia bài thơ theo bố cục nào?

*HĐ2:HD HS đọc – hiểu VB.

- Ở câu 1-2, những cảnh vật nào được miêu tả? Sắc thái của chúng? So sánh bản nguyên tác và dịch thơ để thấy rõ sắc thái của cảnh trong cảm nhận của Đỗ Phủ? Đó là cảnh thu ở đâu? Điểm khác biệt của nó so với cảnh thu trong thơ Việt Nam (thơ Nguyễn Khuyến.)?

- ở câu 1, tầm nhìn của tác giả là diện hay điểm (bao quát hay cụ thể)?

- Tầm nhìn của tác giả có giữ nguyên ở câu 2 ko? Vì sao?

- Hai câu đầu gợi cảnh thu với vẻ gì đặc biệt? ở đâu?

Gv bổ sung: Lẽ thường, mùa thu mang vẻ thanh thoát, sáng trong. Nhưng trong thơ Đỗ Phủ, bằng cái nhìn tâm trạng, nó đã hiện lên hoàn toàn khác.

- Các hình ảnh thiên nhiên được miêu tả ở câu 3- 4? So sánh nguyên tác và dịch thơ? Nhận xét về sắc thái của cảnh thiên nhiên ở đây? (Thiên nhiên vận động ntn? Nó có tĩnh tại như ở câu 1-2?)

 

doc385 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Đinh Đức Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày: ý nghĩa châm biếm sâu sắc và những bài học thiết thực; nghệ thuật phóng đại và tạo tình huống gây cười.
- Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa;Ca dao hài hước: đời sống tình cảm đa dạng, phong phú của nhân dân lao động; cách thể hiện vừa hài hước, châm biếm vừa tinh tế, sâu sắc.
2. Phần Văn học trung đại:
* Các t/phần của VH từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
- Hai thành phần chủ yếu: + VH chữ Hán.
 + VH chữ Nôm.
- Chữ quốc ngữ xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVII-> VH chữ quốc ngữ xuất hiện vào giai đoạn cuối của VHTĐ nhưng thành tựu chưa đáng kể, chưa được coi là một bộ phận của VHTĐ.
=> Sự song song tồn tại và p/triển của hai t/phần VH trên tạo nên tính song ngữ trong nền VH DT. Chúng không đối lập mà bổ sung cho nhau cùng phát triển.
*Các giai đoạn phát triển của VH từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
- Giai đoạn từ thế kỉ X-XIV:
- Giai đoạn từ thế kỉ XV- XVII:
- Giai đoạn từ thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX:
- Giai đoạn VH nửa cuối thế kỉ XIX:
* Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X-XIX:
 VHTĐVN phát triển dưới sự tác động của các yếu tố: Truyền thống dân tộc.Tinh thần thời đại.Ảnh hưởng từ Trung Quốc.
- Chủ nghĩa yêu nước:
- Chủ nghĩa nhân đạo:
->Vị trí: CNYN và nhân đạo là hai nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của VHTĐVN.
- Cảm hứng thế sự
* Những đặc điểm lớn về NT của văn học thế kỉ X- XIX:
- Tính quy phạm và phá vỡ tính quy phạm:
- Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị:
- Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa VH nước ngoài:
+ Tiếp thu tinh hoa VH Trung Quốc:
+ Quá trình dân tộc hóa hình thức văn học:
+ Ngôn ngữ: sáng tạo và s/dụng chữ Nôm và sử dụng lời ăn tiếng nói, cách diễn đạt của nhân dân lao động.
+ Thể loại: Việt hoá thơ Đường luật
* Các tác phẩm VHTĐ đã học :
- Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)
- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) 
-Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Đọc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du) 
- Đọc thêm: Vận nước (Đỗ Pháp Thuận), Cáo bệnh bảo mọi người (Mãn Giác), Hứng trở về (Ng Trung Ngạn)
=> lí tưởng và nhân sinh quan của con người thời trung đại, tâm sự về số phận con người và thời cuộc ; cách sử dụng sáng tạo thể thơ Đường luật và cách thể hiện cảm xúc trữ tình. 
II. Phân môn Tiếng Việt
1.Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, phương tiện và mục đích. 
- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ : tạo lập (nói, viết) và lĩnh hội văn bản (nghe, đọc).
- Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ : nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.
2. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 
Thể hiện qua bốn phương diện :
- Phương tiện ngôn ngữ : âm thanh / chữ viết.
- Tình huống giao tiếp : trực diện, tức thời (nói)/ không trực diện, có điều kiện thời gian (viết).
- Phương tiện phụ trợ : ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ (nói)/ dấu câu, các hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu (viết).
- Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ : khác nhau về các từ ngữ, kiểu câu, kết cấu VB đặc trưng cho từng dạng ngôn ngữ 
3. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 
- Ngôn ngữ sinh hoạt còn gọi là khẩu ngữ, hoặc ngôn ngữ hội thoại, là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để trao đổi ý nghĩ, tình cảm. Nó được dùng chủ yếu ở dạng nói, đôi khi ở dạng viết (nhật kí, tin nhắn,...) .
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có ba đặc trưng cơ bản : tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể. Làm rõ các đặc trưng đó qua việc phân tích ngữ liệu cụ thể. 
4. Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- AD hình thành trên cơ sở nhận thức được sự tương đồng nào đó giữa các đối tượng trong hiện thực, từ đó chuyển tên gọi từ đối tượng này sang đối tượng khác, nhờ thế từ (tên gọi) có nghĩa mới . AD đáp ứng nhu cầu biểu hiện và nhu cầu thẩm mĩ của con người trong giao tiếp ngôn ngữ 
- Hoán dụ hình thành trên cơ sở nhận thức được quan hệ tương cận (liên quan đến nhau, hay đi đôi với nhau) của các đối tượng trong hiện thực, từ đó cũng có sự chuyển tên gọi và từ được dùng theo nghĩa mới. Hoán dụ cũng đáp ứng nhu cầu biểu hiện và nhu cầu thẩm mĩ của con người trong giao tiếp. 
- Ẩn dụ và hoán dụ tu từ về bản chất giống với ẩn dụ và hoán dụ từ vựng, nhưng khác ở tính chất mới mẻ, lâm thời, tính hấp dẫn và giá trị nghệ thuật.
III.Phân môn Làm văn
1. Văn bản 
- Văn bản: là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Đặc điểm văn bản: mỗi văn bản triển khai một chủ đề trọn vẹn; được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc, các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ; có dấu hiệu thể hiện tính hoàn chỉnh về nội dung; thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
- Phân loại:
+ Theo phương thức biểu đạt: VB tự sự, miêu tả,biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành (hành chính - công vụ).
+ Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp: văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt; văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học; văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính; văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận; văn bản thuộc PCNN báo chí.
2. Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
- Tự sự: phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Sự việc tiêu biểu: là sự việc qtrọng góp phần hình thành cốt truyện và gắn với n/vật chính trong tác phẩm tự sự.
- Chi tiết tiêu biểu: là chi tiết có giá trị nghệ thuật cao, làm cho các sự việc thêm sinh động.
3. Tóm tắt văn bản tự sự: 
+ Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính trong văn bản.
+ Mục đích: nắm vững tính cách và số phận của nhân vật để đi sâu tìm hiểu và đánh giá tác phẩm
+ Y/cầu: bản tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc.
+ Cách thức tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính: cần đọc kĩ văn bản gốc, xác định nhân vật chính, chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó; tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của cốt truyện.
4. Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh 
- Theo trình tự t/gian (q/trình hình thành, v/động và p/ tr) 
- Theo trình tự kh/gian (theo tổ chức vốn có của sự vật) 
- Theo trình tự lô gích (các mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, chung - riêng); 
- Theo trình tự hỗn hợp (kết hợp nhiều trình tự k nhau).
4. Củng cố : 
- Hệ thống các kiến thức đã học.
5. HDVN: 
- Ôn tập KT và KN, chuẩn bị Kiểm tra học kì I
Ngày.... tháng.... năm 201..
Duyệt tổ chuyên môn:
Nguyễn Thị Kim Nhung
 TUẦN 18
 Tiết 51 – 52 – Làm văn:
KIỂM TRA HỌC KỲ I
( Bài viết số 4)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Về kiến thức: Củng cố kiến thức đã học.
 2. Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận.
3. Về thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, trân trọng, tin yêu cuộc sống và tinh thần lạc quan.
B/CHUẨN BỊ - PHƯƠNG PHÁP:
 1. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng.
- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
2. Phương pháp: 
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp 
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định tổ chức: 
Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
2- Hình thức kiểm tra:
 - Hình thức: Tự luận
 - Cách thức tổ chức kiểm tra: cho hs làm bài kiểm tra tự luận trong thời gian 90 phút
3- Thiết lập ma trận:
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở mức độ thấp
Vận dụng ở mức độ cao
Tổng
Câu 1 : Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Nhận biết được các đặc trưng cơ
bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 
Chỉ được dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong các câu ca dao nêu ở bài tập
0,5
0,5
0,5
1,0
1
 1,5điểm = 15% 
Câu2: Thực hành phép tu từ
 Nhận biết được các hình ảnh hoán dụ trong đoạn thơ . 
Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ trong đoạn thơ. 
0,5
	0,5
0,5
 1,0
1 
 1,5điểm = 15% 
Câu 3: Nghị luận văn học
Viết bài NLVH về tác phẩm thơ hoặc đoạn trích thơ (phần thơ trung đại)
1
7,0
 1 
 7điểm = 70% 
Tổng
1
1,0
0,5 
1,0
 0,5
 1,0
1
 7,0
3
 10điểm
 = 100%
 4- Biên soạn đề: 
Đề theo hệ thống kiểm tra chung toàn trường.
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 
Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,5 điểm): Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc trưng cơ bản nào?
Câu ca dao nào sau đây mang dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
 - Ước gì sông rộng một gang - Trúc xinh trúc mọc bờ ao
 Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi. Em xinh em đững nơi nào cũng xinh.
 - Gặp đây anh nắm cổ tay - Gió sao gió mát trên đầu
 Anh hỏi câu này: Có lấy anh không? Dạ sao dạ nhớ dạ sầu người dưng.
Câu 2 (1,5 điểm): Hai câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó? 
 “Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
 ( Hoàng Trung Thông)
Câu 3 (7,0 điểm):
 Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
5- Hướng dẫn chấm:
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có ba đặc trưng cở bản:
+ Tính cụ thể
+ Tính cảm xúc
+ Tính cá thể
- Câu ca dao sau đây mang dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Gặp đây anh nắm cổ tay
 Anh hỏi câu này: Có lấy anh không?
0,5đ
1,0đ
Câu 2
- Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ:
- Cụ thể: 
+ Bàn tay: hình ảnh hoán dụ chỉ sức lao động
+ Sỏi, đá : hình ảnh hoán dụ chỉ đất xấu, khô cằn
+ Cơm: hình ảnh hoán dụ chỉ thành quả lao động( lương thực nuôi sống con người)
- Tác dung của các hình ảnh hoán dụ :
+ Tăng sức gợi cảm, sự liên tưởng; giàu ý nghĩa biểu tượng
+ Khẳng định và ngợi ca sức lao động sáng tạo phi thường của con người. Từ mảnh đất cằn cỗi, với bàn tay, trí óc và sự quyết tâm,...con người sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách để làm nên tất cả.
0,25đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3.a (lóp 10 A2, 6)
 a) Yêu cầu về kĩ năng
Biết vận dụng kĩ năng nghị luận về một tp thơ hoặc đoạn trích thơ. Diễn đạt mạch lạc, dùng từ, đặt câu chính xác, không mắc lỗi chính tả,...
 b) Yêu cầu kiến thức
 Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, hs trình bày những cảm nhận riêng về bài thơ theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính sau:
* Giới thiệu khái quát về t/giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ Tỏ lòng
* Nội dung bài thơ: Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí tưởng cao cả; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến thắng:
- Vóc dáng hùng dũng
+ Hình ảnh tráng sĩ: hiện lên qua tư thế "cầm ngang ngọn giáo" (hoành sóc) giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. 
+ Hình ảnh "ba quân": hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sôi sục khí thế quyết chiến thắng.
+ Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh "ba quân" mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần - "hào khí Đông A".
- Khát vọng hào hùng - Khát vọng lập công danh để thoả "chí nam nhi", cũng là khát vọng được đem tài trí "tận trung báo quốc"-> thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.
* Nghệ thuật:
- H/ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.
-Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.
* Đánh giá về vị trí và giá trị của bài thơ.
1,0đ
0,5đ
2,0đ
1,25đ
1,1,25đ
1,0đ
6/ Củng cố: - Thu bài.
 - Nhận xét giờ kiểm tra. 
7. HDVN : - Ôn tập kiến thức Ngữ Văn 10 học kì I.
 - Giờ sau: Lập dàn ý bài văn thuyết minh.
Ngày.... tháng.... năm 201..
Duyệt tổ chuyên môn:
Nguyễn Thị Kim Nhung
 TUẦN 19
Ngày soạn: 7/12/2015 Tiết 53 – Làm văn:
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Về kiến thức: Thấy được sự cần thiết của việc lập dàn ý khi làm văn nói chung và viết bài văn thuyết minh nói riêng. 
2. Về kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.
- Củng cố vững chắc hơn kĩ năng lập dàn ý.
3. Về thái độ: Hình thành ở HS có kĩ năng sử dụng văn thuyết minh.
B/CHUẨN BỊ - PHƯƠNG PHÁP:
 1. Chuẩn bị:
- GV: SGK + SGV + TLTK + GA
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
2. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức : 
Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Lập dàn ý là một khâu quan trọng trong quá trình làm văn. Đối với bài văn thuyết minh cũng vậy. Song việc lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có gì giống và khác với việc lập dàn ý cho các kiểu VB khác?
Hoạt động của GV&HS
Nội dung kiến thức cơ bản
- Nhắc lại bố cục của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần?
- Bố cục 3 phần của một bài làm văn có phù hợp với đặc điểm của bài văn thuyết minh ko? Vì sao?
- So sánh sự giống và khác của phần mở bài và kết bài trong bài văn tự sự với bài văn thuyết minh?
- Nêu trình tự sắp xếp ý ở phần thân bài của VB thuyết minh?
- Những nội dung chính cần nêu ở phần mở bài bài văn thuyết minh?
- Yêu cầu đối với mở bài của VB thuyết minh? 
- Các bước cần làm để có dàn ý phần thân bài?
- Các việc cần làm ở phần kết bài?
Yêu cầu hs thảo luận, lập dàn ý cho 2 bài văn thuyết minh:
 Đề 1: Trình bày cách chế biến món đậu phụ rán?
Đề 2:
 Giới thiệu về tác giả văn học Nguyễn Trãi?
I. Dàn ý văn thuyết minh:
1. Bố cục và nhiệm vụ các phần của bài văn:
- Mở bài: Giới thiệu sự vật, sự việc, nội dung cần đề cập.
- Thân bài: Triển khai nội dung chính của bài viết.
- Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ, đánh giá, cảm xúc của người viết.
" Phù hợp với VB thuyết minh. Vì VB thuyết minh cũng là kết quả của thao tác làm văn, người viết cũng cần giới thiệu, trình bày rõ các nội dung thuyết minh, có lúc cần miêu tả, nêu cảm xúc, trình bày sự việc,...
2. So sánh phần mở bài và kết bài của bài văn tự sự và bài văn thuyết minh:
- Giống: cơ bản tương đồng ở phần mở bài.
- Khác: ở phần kết bài.
+ VB tự sự: chỉ nêu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật (người viết).
+ VB thuyết minh: vừa trở lại đề tài thuyết minh vừa lưu lại cảm xúc, suy nghĩ lâu bền trong lòng độc giả.
3. Trình tự sắp xếp ý ở phần thân bài:
- Thời gian: xưa " nay.
- Không gian: xa " gần; ngoài " trong; dưới " trên,...
- Nhận thức: dễ " khó; quen " lạ.
- Trình tự chứng minh: phản bác- chứng minh.
II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh:
1. Xác định đề tài:
 Xác định rõ đối tượng thuyết minh: 
- Một danh nhân văn hóa.
- Một tác giả văn học.
- Một nhà khoa học.
- Một danh lam thắng cảnh.
- Một phương pháp...
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Nội dung chính: nêu được đề tài (giới thiệu được đối tượng thuyết minh).
- Yêu cầu:
+ Giúp người đọc nhận ra kiểu bài thuyết minh.
+ Thu hút được sự chú ý của người đọc
b. Thân bài:
- Nội dung chính: triển khai các nội dung chính cần thuyết minh.
- Các bước cần làm:
+ Tìm ý, chọn ý.
+ Sắp xếp các ý theo trình tự không gian, thời gian, nhận thức hoặc trình tự chứng minh.
c. Kết bài:
- Trở lại đề tài của bài văn thuyết minh.
- Lưu lại những suy nghĩ, cảm xúc.
III. Luyện tập:
 Đề 1: 
Trình bày cách chế biến món đậu phụ rán.
- MB: Giới thiệu món đậu phụ rán.
- TB:
 + Nguyên liệu.
 + Cách chế biến.
 + Yêu cầu thành phẩm.
- KB: 
 + Trở lại vấn đề.
 + Nêu suy nghĩ, đánh giá.
 Đề 2: 
Giới thiệu về tác giả văn học Nguyễn Trãi.
- MB: Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi (tên, hiệu, quê hương, gia đình và tầm vóc của ông trong lịch sử văn học dân tộc.)
- TB: 
+ Giới thiệu các sự kiện nổi bật trong cuộc đời Nguyễn Trãi.
+ Giới thiệu về sự nghiệp thơ văn
- KB:
+ Đánh giá vị trí của Nguyễn Trãi trong lịch sử dân tộc.
+ Nêu cảm xúc, suy nghĩ.
4. Củng cố:
- Vai trò của lập dàn ý đối với việc làm văn.
5. HDVN:
- Luyện tập.
- Giờ sau: Trả bài kiểm tra học kì I. 
Ngày soạn : 7 /12/2015 Tiết 54 – Làm văn :
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 4
(Bài kiểm tra học kỳ I)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Về kiến thức:
 - Nhận rõ những ưu, nhược điểm về kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học.
 - Biết cách tự đánh giá chất lượng học và thực hành viết văn.
2. Về kĩ năng : Rèn luyện tính tự tin và khả năng điều chỉnh bài nói cho phù hợp với đối tượng và tình huống cụ thể.
3.Về thái độ : Giáo dục các em luôn tự tin trong giao tiếp. Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn chuẩn bị tốt cho bài viết sau.
B/CHUẨN BỊ - PHƯƠNG PHÁP:
 1. Chuẩn bị: 
- GV: SGK + SGV + Đề + ĐA + BĐ.
- HS: xem lại đề bài, sưu tầm các tài liệu tham khảo có liên quan.
2. Phương pháp: Gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức : 
Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
2. Kiểm tra bài cũ: 
Không.
3. Bài mới: 
HĐ của GV- HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Xác định 
yêu cầu cần đạt đối với đề bài
Gv chép đề và xác định lại nội dung yêu cầu đề:
? Xác định các yêu cầu của đề ( về kĩ năng , nội dung , tài liệu,)? 
* GV: Hướng dẫn HS lập dàn bài sơ lược. 
 HS trao đổi thảo luận theo tổ và lập dàn bài sơ lược. 
-> GV nhận xột và thống nhất về dàn bài.
Hoạt động 2:Nhận xét, rút kinh nghiệm, 
- GV (hoặc HS) đọc bài viết khá và kém, sau đó cho HS nhận xột. 
- GV:
+Nêu nhận xét chung.
+ Trả bài và hướng dẫn HS nhận ra ưu, khuyết điểm của mình qua bài làm. 
HS đọc nhận xét của GV trong bài làm để thấy ưu khuyết điểm, kiểm tra lỗi sai và sửa lỗi
I. Xác định yêu cầu cần đạt 
Đề bài: 
 Câu 1 (2,0 điểm) : Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc trưng cở bản nào?
Câu ca dao nào sau đây mang dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
Ước gì sông rộng một gang 
 Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi. 
 - Trúc xinh trúc xinh trúc mọc bờ ao
 Em xinh em đững nơi nào cũng xinh.
Gặp đây anh nắm cổ tay Anh hỏi câu này: Có lấy anh không? 
Gió sao gió mát trên đầu
Dạ sao dạ nhớ dạ sầu người dưng. 
Câu 2 (2,0 điểm): Hai câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó? 
 “Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
 ( Hoàng Trung Thông)
Câu 3 (6,0 điểm): Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
II. Yêu cầu cần đạt:
Như hướng dẫn chấm tiết 51 +52
III. Nhận xét chung :
a. Ưu điểm : 
Đa số các em làm đúng kiểu bài, có sự vận dụng những hiểu biết về vấn đề. Nhiều cách giải quyết đưa ra hợp lí. Bài viết điểm cao như : Quang, Nhi....
* Nhược điểm: 
- Có một số em chưa có sự hiểu biết về kiến thức xã hội khiến cho bài viết sơ sài, còn mắc lỗi diễn đạt.
- Chữa lỗi cụ thể: (GV thống kê lỗi mà HS mắc phải và chữa lỗi trực tiếp trên bài HS ).
5. Trả bài, sửa lỗi
- Trả bài, sửa lỗi
4. Củng cố: Nhắc lại yêu cầu của đề bài viết số 4, lưu ý học sinh sửa lỗi để rút kinh nghiệm viết bài viết số 5.
5. HDVN : Giờ sau: Phú sông Bạch Đằng.
Ngày.... tháng.... năm 201..
Duyệt tổ chuyên môn:
Nguyễn Thị Kim Nhung
TUẦN 20
Ngày soạn: 28/12/2015 Tiết 55 – Đọc văn:
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (T1)
 - Trương Hán Siêu –
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Về kiến thức: 
- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài thơ.
- Nắm được những đặc trưng cơ bản của thể phú: kết cấu, hình tượng và lời văn.
2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích và xây dựng kết cấu, bố cục văn bản.
3. Về thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địa danh lịch sử, những danh nhân lịch sử, văn hóa.
B/CHUẨN BỊ - PHƯƠNG PHÁP:
 1. Chuẩn bị:
- GV: SGK + SGV + TLTK + GA
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
2. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức : 
Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
2. Kiểm tra bài cũ:
Không 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Dòng sông Bạch Đằng gắn liền với những chiến công vang dội của dân tộc ta (Ngô Quyền thắng giặc Nam Hán, quân dân nhà Trần thắng giặc Nguyên- Mông). Địa danh lịch sử này đã trở thành nguồn đề tài cho nhiều nhà thơ xưa khai thác: Trần Minh Tông với bài Bạch Đằng giang (trong đó có hai câu: “Ánh nước chiều hôm màu đỏ khé/ Tưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô”), Nguyễn Trãi với Bạch Đằng hải khẩu, Nguyễn Sưởng với bài Bạch Đằng giang,... Khác với các tác giả trên, Trương Hán Siêu cũng viết về địa danh lịch sử đó nhưng lại sử dụng thể phú.

File đính kèm:

  • docNgu van 10 (14 - 15).doc
Giáo án liên quan