Thuyết trình về việc bảo vệ môi trường nước ở địa phương

Hàng ngày, mọi người dân ven bờ kênh cứ liên tục thải ra các chất thải sinh hoạt như nước xà phòng, nước bẩn từ thức ăn hay tất cả các loại chất hóa học phục vụ cho đời sống con người mà không qua sử lí. Hay thay gì họ phải trả tiền rác cho công nhân lao công nhưng họ đã tiện tay vứt rác sinh hoạt xuống dòng kênh, thế là tiết kiệm được vài đồng nhưng lại là gây ra một thiệt hại tiềm ẩn trong tương lai. Bởi lẽ, họ suy nghĩ rằng “người không vì mình trời tru đất diệt”. Rồi cứ dần dần về lâu chính cái suy nghĩ lạc hậu, thiếu ý thức ấy đã làm thay đổi màu nước kênh, làm cho một thời dòng kênh trong xanh nay đã trở nên đen ngòm hôi thối, khiến dòng kênh đang phải kêu cứu.

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyết trình về việc bảo vệ môi trường nước ở địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuyết trình về việc bảo vệ môi trường nước ở địa phương:
Bài làm.
Trong ba năm trở lại đây, những thông tin về những “làng ung thư” được báo chí chuyển tải thường xuyên, nhưng hình như chẳng gây tác động hay sự quan tâm đúng mức của các giới chức y tế.  Mới đây, một bài viết của một nhà báo ngoại quốc làm chúng ta phải suy nghĩ về tín hiệu đằng sau những làng ung thư này: đó là ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng. Và ở địa phương ta, nếu chúng ta không kịp thời ngăn chặn những chuyển biến thấy rõ của môi trường thì liệu, một làng ung thư tiếp theo sẽ hiện diện trước mắt ta. Đó là một mối đe dọa lớn cho cộng đồng dân cư của địa phương. Có lẽ có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khôn lường ấy, nhưng điển hình trong địa bàn thành phố Long Xuyên là con kênh Cãi Sơn thuộc phường Mỹ Long và Mỹ Phước. Màu kênh “nhấp nháy”, mùi kênh nhứt mũi.
  Một nền kinh tế bền vững là nền kinh tế có sự cân bằng giữa Kinh tế - xã hội – môi trường. Môi trường là nơi cung cấp các tài nguyên,nguyên liệu,mang lại các điều kiện khác để có thể sản xuất,phát triển kinh tế.Tuy nhiên,trong tiến trình kinh tế,chúng ta lấy đi của môi trường bao nhiêu là khoáng sản,tài nguyên và rồi sau đó lại thải vào môi trường rất rất nhiều chất thải. Nếu kinh tế phát triển nhưng môi trường bị ô nhiễm thì cũng bằng thừa! Bởi kinh tế phát triển là để phục vụ con người nhưng nếu môi trường ô nhiễm thì đã đi ngược lại mục đích của chúng ta là mang lại cuộc sống tốt hơn cho con người. Và nếu như môi trường tiếp tục bị tàn phá thì sự phát triển đó sẽ không bền vững và sẽ sụp đổ. Một nhà khoa học từng nói :   “Chúng ta đang lấy quá khứ và tương lai để nuôi hiện tại.” Thật vậy, để có thể hình thành nên một môi trường có sự cân bằng về sinh thái,sinh học thì có thể phải mất hàng triệu nămĐể có một cánh rừng nguyên sinh phải mất hàng trăm hàng nghìn năm hoặc lâu hơn,một mỏ khoáng sản phải mất hàng vạn,hàng triệu năm để hình thànhnhưng hiện tại chúng ta đang làm ô nhiễm,đang lấy đi,lấy đi cả phần của các thế hệ mai sau.
Bằng chứng, con kênh Cãi Sơn tuy không phải của thiên nhiên hào phóng ban tặng nhưng nó là thành quả của ông cha ta dày công đào bới để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày. Nhưng chúng ta, những thế hệ mai sau không biết lấy cái cũ để phát huy tiềm năng, những giá trị của con kênh mà lại vùi lắp nó thành một thực trạng đáng buồn, ô nhiễm quá mức cho phép. Khi chúng ta bước qua con kênh, một mùi hôi thối bốc lên, nước kênh đen như mực tàu, trên mặt nước lềnh đềnh các rác thải rắn như chai nước, hộp cơm, vỏ kẹo, thậm chí là những vật dụng sinh hoạt hằng ngày cũng được chúng ta đem ra triễn lãm, phơi bày trước mặt những người dân đi qua cầu.
Rồi vì sao lại có cái màu kênh “nhấp nháy”, mùi kênh nhứt mũi ấy, rồi làm sao các chất thải rắn lại lềnh bềnh trên dòng kênh đen kịt? Chỉ duy nhất một nguyên nhân, tất cả là do con người, cho chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường đô thị, nơi mà chúng ta đang sinh sống.
Hàng ngày, mọi người dân ven bờ kênh cứ liên tục thải ra các chất thải sinh hoạt như nước xà phòng, nước bẩn từ thức ăn hay tất cả các loại chất hóa học phục vụ cho đời sống con người mà không qua sử lí. Hay thay gì họ phải trả tiền rác cho công nhân lao công nhưng họ đã tiện tay vứt rác sinh hoạt xuống dòng kênh, thế là tiết kiệm được vài đồng nhưng lại là gây ra một thiệt hại tiềm ẩn trong tương lai. Bởi lẽ, họ suy nghĩ rằng “người không vì mình trời tru đất diệt”. Rồi cứ dần dần về lâu chính cái suy nghĩ lạc hậu, thiếu ý thức ấy đã làm thay đổi màu nước kênh, làm cho một thời dòng kênh trong xanh nay đã trở nên đen ngòm hôi thối, khiến dòng kênh đang phải kêu cứu. 
Dòng kênh đen như vậy, tuy con người không ưa thích gì cái nơi thối nát ấy, nhưng các loại mũi rét hay vi khuẩn gây hại lại cư ngụ ở đó và sinh sôi nảy nở ra các loại bệnh dịch như sốt rét, bệnh về đường hô hấp, tả lị. Không những cái nước kênh đen như mực ấy chỉ gây ra một hậu quả là đơn thuần là bệnh dịch mà nó còn tiếp diễn những hậu quả gián tiếp ở đó. Hậu quả còn nghiêm trọng hơn khi hàng ngàn chất hóa học dưới dòng kênh tương tác với nhau, về lâu nước kênh sẽ lắng xuống mạch nước ngầm, bờ đê xung quanh, bốc hơi vào không khí, rồi lại ra ô nhiễm mạch nước ngầm, ô nhiễm đất, và ô nhiễm không khí. Vì sao lại nghiêm trọng? Những hậu quả điễn hình trên là hệ lụy của một quá trình sinh sống thiếu trách nhiệm, nó sẽ ảnh hưởng một phần nhỏ ở hiện tại, khi chúng ta gây ra và gánh lấy, nhưng nó ảnh hưởng nặng nề vào cuộc sống con cháu ta sau này. Dù con kênh ấy ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư ở ven kênh và lân cận như thể nào đi chăng nữa nhưng đã mấy ai lo lắng, bận tâm đến đó làm gì. Bởi lẽ họ chỉ nghĩ rằng, “trời kêu ai náy dạ”.
Cái mối quan niệm cổ hữu ấy, có thể một lần làm cho họ thấu hiểu, sẽ biết những điều mình đã làm trước kia là sai hoàn toàn và trầm trọng, rồi luôn mở miệng nói lên hai tiếng “giá như”: giá như trước kia ta không xả rác bừa bãi, hay gía như trước kia ta sinh hoạt có trách nhiệm với môi trường hơn thì đâu có ra nông nổi thế này. Nhưng đến khi đó, cả xóm sẽ mắc bệnh ung thư như “làng ung thư” ở Trạch Sơn, Phú Thọ, thì mới biết đau đớn và hối hận. Điều đó là chuyện của tương lại, nhưng ngay từ lúc này, hối hận sẽ có thể chưa muộn màn. Nếu đã ngộ nhận ra được sự tai hại của nó thì chúng ta phải hành động, hành động một nhiệm vụ bất khả thi. Chúng ta phải ngừng nagy những việc àm thiếu trách nhiệm với môi trường cũng nhưvới dòng kênh Cãi Sơn, đó là một yêu cầu đơn giản nhất. Còn làm sao để dòng nước trong sạch trở lại như thuở ban đầu là việc của chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương sẽ đưa ra những chính sáchvà quy định về quy trình kĩ thuật, quản lí và sử dụng nguồn nước, nâng cao năng lực cho các cấp chính quyền và địa phươngvà cộng đồng dân cư trong việc giám sát, quản lí nguồn nước. Huy động sự tham gia rộng rãi của người thụ hưởng nước vào quá trình lập kế hoạch vận hành và tài trợ cho các cơ sở hạ tầng về nguồn nước. Xây dựng cơ chế tổng thể về việc quản lí dòng kênh Cãi Sơn, nhằm xem xét các nhu cầu khác nhau về nước như tiêu thụ nước trong sinh hoạt của con người hay sử dụng để tưới tiêu trong nông nghiệp. Tất cả để góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nền tảng của y tế dự phòng là: duy trì sức khỏe lành mạnh tốt hơn là mắc bệnh hay chết.  Đó là tiền đề và cũng là cứu cánh của một nền y tế hiện đại.  Phát biểu đó cần và đủ.  Mỗi cái chết là một mất mát cho quốc gia.  Sứ mệnh của của chúng ta là cứu lấy chính chúng ta để cải thiện chất lượng cuộc sống.  Do đó, đừng để sự bộc phát của các làng ung thư diễn ra ở địa phương mình, cần phải có biện pháp điều nghiên và xác định nguyên nhân hay yếu tố nguy hiểm của ô nhiễm nguồn nước.  Chỉ có thể qua điều nghiên cẩn thận mới có thể tiến đến một chiến lược cãi thiện.  Chúng ta phải bảo vệ môi trường đô thị bằng cách thay đổi cách sống khỏe hơn, và thay đổi môi trường sống lành mạnh hơn. Chúng ta có quyền đòi hỏi những biện pháp khắc phục từ địa phương để giảm thiểu hết mức những rủi ro xảy ra và bảo vệ cuộc sống của gia đình và xã hội.

File đính kèm:

  • docThuyet_trinh_ve_viec_bao_ve_moi_truong_nuoc_o_dia_phuong_20150725_032225.doc