Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 27: Chị em Thúy Kiều - Năm học 2014-2015

*HĐ4. HD tìm hiểu văn bản.

- Mục tiêu : HS nắm được vẻ dẹp chung của 2 chị em Thuý Kiều, vẻ đẹp của Thuý Vân, vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều.

 - GV yêu cầu học sinh quan sát tranh chân dung chị em Thúy Kiều

- HS đọc, theo dõi 4 câu thơ đầu.

H: Tác giả giới thiệu về họ như thế nào? Nhận xét cách giới thiệu và cách sử dụng từ ngữ trong câu ấy?

 + Cách giới thiệu ngắn gọn, kết hợp giữa từ Thuần Việt với từ Hán Việt làm cho lời thơ tự nhiên, trang trọng.

H: ả tố nga là gì?

 + Cách gọi làm tăng tính biểu cảm, người đọc suy nghĩ, liên tưởng về nhân vật làm giá trị con người tăng lên.

H: Miêu tả về họ, tác giả chú ý đến những gì? Miêu tả như thế nào?

- HSHĐ cá nhân trả lời

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét –> kết luận

+ Cốt cách: Thanh tú, mảnh dẻ như cành mai.

 + Tinh thần: Trong trắng, thanh sạch như tuyết.

H: Nghệ thuật miêu tả? Tác dụng của nghệ thuật đó?

- HSHĐ cá nhân trả lời

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét –> kết luận

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 27: Chị em Thúy Kiều - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/9/2014
Ngày giảng: 9A
 9B 
Ngữ văn. Tiết 27. Bài 6 
Văn bản: Chị em Thuý Kiều
 (Trích : Truyện Kiều ) - Nguyễn Du
I/ Mục tiêu
* Mức độ cần đạt :
- Học sinh thấy được tài năng, tấm lòng của thi hào dân tộc Nguyễn Du qua một đoạn trích trong Truyện Kiều. 
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức.
- Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.
- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du : ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của một con người qua một đoạn trích cụ thể.
2. Kĩ năng.
- Đọc hiểu 1 văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.
- Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện.
- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.
- Phân tích được 1 số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản.
II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
III / Chuẩn bị 
- GV: Tranh chân dung chị em Thuý Kiều.
- HS:
IV/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận nhóm 
V/ Các bước lên lớp.
1/ Ổn định tổ chức (1p)
2/ Kiểm tra đầu giờ (4p)
	- H. Trình bày những giá trị của Truyện Kiều?
	- ĐH. + Giá trị nội dung: 
 + Giá trị nghệ thuật: 
3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
*HĐ1. Khởi động. 1p
 Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du miêu tả nhiều bức chân dung nhân vật rất đặc sắc. Hai chân dung đầu tiên mà người đọc thưởng thức chính là hai người con gái họ Vương - hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân. 
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
*HĐ2: HD đọc văn bản và thảo luận chú thích
- Mục tiêu: HS nắm được cách đọc diễn cảm văn bản.
- GV hướng dẫn hs đọc : Giọng vui tươi trong sáng, nhịp nhàng.
- GV đọc mẫu
- HS đọc ® nhận xét. 
- GV nhận xét 
Gv nhắc học sinh ôn lại phần tác giả đã học ở tiết trước
H: Cho biết vị trí đoạn trích trong tác phẩm?
- HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét –> kết luận 
*HĐ3. HD tìm hiểu bố cục.
- Mục tiêu : HS nắm được nội dung các phần của văn bản.
H: Đoạn trích có bố cục như thế nào? nội dung từng phần?
- HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét –> kết luận 
 + Phần 1: 4 câu đầu -> Vẻ đẹp chung của 2 chị em.
 + Phần 2: 4 câu tiếp -> Vẻ đẹp của Thuý Vân.
 + Phần 3: 12 câu tiếp theo -> Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều.
 + Phần 4: 4 câu còn lại -> Đức hạnh của 2 chị em.
H: Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản? Phương thức nào nổi bật?
- HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác chia sẻ
- GV nhận xét –> kết luận 
*HĐ4. HD tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu : HS nắm được vẻ dẹp chung của 2 chị em Thuý Kiều, vẻ đẹp của Thuý Vân, vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều.
 - GV yêu cầu học sinh quan sát tranh chân dung chị em Thúy Kiều
- HS đọc, theo dõi 4 câu thơ đầu.
H: Tác giả giới thiệu về họ như thế nào? Nhận xét cách giới thiệu và cách sử dụng từ ngữ trong câu ấy?
 + Cách giới thiệu ngắn gọn, kết hợp giữa từ Thuần Việt với từ Hán Việt làm cho lời thơ tự nhiên, trang trọng.
H: ả tố nga là gì?
 + Cách gọi làm tăng tính biểu cảm, người đọc suy nghĩ, liên tưởng về nhân vật làm giá trị con người tăng lên.
H: Miêu tả về họ, tác giả chú ý đến những gì? Miêu tả như thế nào?
- HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét –> kết luận 
+ Cốt cách: Thanh tú, mảnh dẻ như cành mai.
 + Tinh thần: Trong trắng, thanh sạch như tuyết.
H: Nghệ thuật miêu tả? Tác dụng của nghệ thuật đó?
- HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét –> kết luận 
- HS đọc 4 câu tiếp theo
H: Giải thích nghĩa chú thích 3,4? Tác
giả khái quát vẻ đẹp của Thuý Vân như thế nào? Miêu tả Thuý Vân, tác giả chú ý đến những chi tiết nào? Những chi tiết ấy được miêu tả cụ thể như thế nào?
- HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét –> kết luận 
- Trang trọng khác vời.
 + Khuôn mặt: Đầy đặn, đẹp như mặt trăng rằm.
 + Lông mày: Sắc nét, cong đậm.
 + Miệng cười: Tươi như hoa.
 + Tiếng nói: Trong như ngọc.
 + Mái tóc: Đen, mềm, bóng hơn mây.
 + Nước da: Trắng, mịn hơn tuyết
- GV bình : Vẻ đẹp của Thuý Vân được sánh với những nét kiều diễm của ngọc ngà, mây tuyết ... những báu vật tinh khôi của trời đất.
H: Nghệ thuật miêu tả của tác giả? Nhận xét của em về vẻ đẹp ấy?
- HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét –> kết luận 
H: Tác giả muốn dự báo về cuộc đời của Thuý Vân như thế nào qua vẻ đẹp ấy?
 + Một cuộc đời êm ả, bình yên, không sóng gió.
- HS theo dõi 12 câu tiếp theo.
H: So với Thuý Vân số câu thơ để miêu tả Thuý Kiều nhiều hơn gấp 3 lần. Điều đó chứng tỏ vai trò gì của nhân vật?
H: Tác giả khái quát về Kiều như thế nào?
 + Sắc sảo, mặn mà hơn Thuý Vân về cả tài lẫn sắc -> Dùng hình ảnh đòn bẩy để khẳng định vẻ đẹp vượt trội của Thuý Kiều.
H: Vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của Kiều được tập trung thể hiện qua những hình ảnh nào? ( Dựa vào chú thích hãy miêu tả cụ thể )
- Vẻ đẹp: 
 + Đôi mắt: Đẹp, trong và sáng như làn nước mùa thu.
 + Đôi lông mày: Thanh thoát như nét núi mùa xuân.
 + Một vẻ đẹp làm cho “ hoa ghen” và “ liễu hờn”. Vẻ đẹp có sức cuốn hút mạnh mẽ” làm “ nghiêng thành đổ nước”
+ Vẻ đẹp làm cho tạo hoá phải ghen ghét, đố kị.
H: Cho biết nghệ thuật miêu tả và tác dụng của nó?
- HSHĐ cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét –> kết luận 
H*: Cảm nhận của em về Kiều qua vẻ đẹp ấy?
H: Kiều có tài ở các phương diện nào? đặc biệt là tài gì?
- Tài năng:
 + Đạt tới mức lí tưởng, bao gồm cầm, kì, thi, hoạ. Đặc biệt tài đánh đàn đã trở thành sở trường của nàng.
 + Cung đàn bạc mệnh chính là ghi lại tiếng lòng của người đa sầu, đa cảm của Kiều đối với số phận bất hạnh của con người.
H: Thông qua việc miêu tả tài, sắc của Kiều, tác giả như ngầm báo cho người đọc biết điều gì về cuộc đời nàng?
- HS thảo luận nhóm 4( 5p )
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhóm khác chia sẻ
- Người điều hành kết luận
- GV định hướng 
 + Dự báo trước cuộc đời bể dâu, số phận sóng gió của Kiều, vì Nguyễn Du quan niệm: Chữ tài, chữ mệnh ... Chữ tài liền với chữ tai ... Hoặc quan niệm của người xưa là: Hồng nhan thì bạc mệnh.
H: Tại sao tác giả tả Vân trước rồi mới tả Kiều?
 + Đó là thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy: Thuý Vân làm nền khắc hoạ rõ nét cho Thuý Kiều, để cả hai cùng đẹp. Nếu tả Kiều trước Vân sau, thì sắc đẹp của Vân sẽ mờ đi trước sắc đẹp lộng lẫy của chị mình.
H: ấn tượng của em về Kiều?
*HĐ5: Hướng dẫn tổng kết, ghi nhớ.
H: Cảm nhận của về nội dung và nghệ thuật qua đoạn trích chị em Thuý Kiều ?
- HS trả lời ghi nhớ (SGK )
- Gv khắc sâu
*HĐ6: HD luyện tập
- HS đọc diễn cảm 1phần đoạn trích
7p
4p
18p
3p
2p
I/ Đọc và thảo luận chú thích
1. Tác giả 
2. Tác phẩm
- Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần đầu của tác phẩm “Gặp gỡ và đính ước”
II/ Bố cục
- 4 phần:
- Phương thức: Tự sự, miêu tả và biểu cảm ® Nổi bật là miêu tả.
III/ Tìm hiểu văn bản:
1/ Vẻ đẹp chung của 2 chị em Thuý Kiều.
 " §Çu lßng hai ¶ tè nga
Thuý KiÒu lµ chÞ em lµ Thuý V©n"
- Họ là 2 chị em xinh đẹp mà Thuý Kiều là chị, Thuý Vân là em.
- > Bằng nghệ thuật so sánh, ước lệ, tượng trưng để làm nổi bật vẻ đẹp hoàn hảo “mười phân vẹn mười” của 2 chị em.
2/ Vẻ đẹp của Thuý Vân:
"V©n xem trang träng kh¸c vêi
 ... tuyÕt nhưêng mµu da"
-> Với cách nói ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, so sánh đặc sắc, quan sát tinh tế, gợi cảm, miêu tả biến hoá linh hoạt ® tạo nên vẻ đẹp Thuý Vân. Một vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, vẻ đẹp hài hoà với thiên nhiên, tạo hoá. Khiến thiên nhiên chịu : “ thua”, chịu : “ nhường”
3/ Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều
" KiÒu cµng s¾c s¶o mÆn mµ
So bÒ tµi s¾c l¹i lµ phÇn h¬n."
-> Cách nói ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ kết hợp so sánh và nhân hoá ® ca ngợi vẻ đẹp Thuý Kiều.
-> Kiều đẹp toàn vẹn cả hình thể lẫn tâm hồn, không có cái đẹp nào sánh kịp.
-> Thuý Kiều xứng đáng là một mẫu người phụ nữ hoàn hảo, một tuyệt sắc giai nhân hiếm có.
VI/ Ghi nhớ
V/ Luyện tập
4/ Củng cố (3p)
- H. So sánh vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều
- GV treo bức chân dung của 2 chị em Kiều và yêu cầu hs miêu tả vẻ đẹp của 2 chị em Kiều.
- GV khái quát nội dung văn bản.
5/ Hướng dẫn học bài (2p)
- Về nhà học kĩ nội dung bài, thuộc ghi nhớ, thuộc đoạn trích, nắm được nội dung và nghệ thuật, đọc phần học thêm.
- Chuẩn bị: Cảnh ngày xuân
	+ Đọc và trả lời câu hỏi SGK

File đính kèm:

  • doctiet 27chi em.doc