Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 167+168: Tổng kết phần tập làm văn - Năm học 2015-2016

H: Kể tên một số tác phẩm chữ Hán đã học?

- HS hoạt động cá nhân trả lời.

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét-> kết luận.

H: Kể tên một số tác phẩm chữ Nôm đã học.

- HS hoạt động cá nhân trả lời.

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét-> kết luận.

H: Văn học Việt Nam chia làm mấy thời kì lớn?

HS: 3 thời kì lớn

H: Thời kì này nền văn học có những đặc điểm gì?

- HS hoạt động cá nhân trả lời.

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét-> kết luận.

H: Kể tên một số tác phẩm mà em biết?

- GV phân tích một số tác phẩm để chứng minh.

H: Giai đoạn này nền văn học có sự thay đổi như thế nào?

- HS hoạt động cá nhân trả lời.

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét-> kết luận.

 

doc14 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 167+168: Tổng kết phần tập làm văn - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/4/2016 
Ngày giảng: 9A: /4/2016 
 9B: /4/2016 
Ngữ văn. Tiết 167. Bài 33
Tổng kết phần văn học
I. Mục tiêu:
* Mức độ cần đạt:
- Hệ thống lại các văn bản tác phẩm văn học đã học và đọc thêm trong chương trình THCS: văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại.
- Tổng kết những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam.
- Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học đã học.
2. Kĩ năng:
- Hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể lọai văn học gắn với từng thời kì.
- Đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: 
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật
Đàm thoại, tổng hợp/ kĩ thuật dạy học: Động não
V. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức (1p) 
2. Kiểm tra đầu giờ
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động(1p)
Trong chương trình ngữ văn từ lớp 6->9 các em đã được tìm hiểu rất nhiều văn bản thuộc nhiều thể loại khác nhau, để củng cố và khắc sâu kiến thức chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong tiết học này 
 Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tổng kết văn học
Mục tiêu : HS nắm được hệ thống các tỏc phẩm văn học Việt Nam đó học trong chương trình ngữ văn THCS.
 GV yêu cầu HS lập bảng theo mẫu kết hợp gợi ý SGK
- HS thảo luận nhóm 4 trong 5 phút.
- HS hoạt động cá nhân trong 1p
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo.
- HS nhóm khác chia sẻ
- Người điều hành kết luận
GV nhận xét
28p
1. Bảng hệ thống các văn bản đã học trong chương trình THCS :
TT
Giai đoạn
Thể loại
Tên tác phẩm hoặc đoạn trích
Tên tác giả
1
Văn học dân gian
1. Truyện.
-Truyền thuyết.
- Cổ tích.
- Ngụ ngôn.
2. Ca dao – dân ca.
3. Tục ngữ.
4. Sân khấu( chèo)
2
Văn học trung đại
1. Truyện, kí.
2. Thơ.
3. Truyện thơ.
4. Văn nghị luận( hịch, cáo)
3
Văn học hiện đại
1. Truyện, kí.
2.Tuỳ bút.
3. Thơ.
4. Kịch.
5.Văn nghị luận.
H: Thế nào là truyền thuyết?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác chia sẻ
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Thế nào là truyện cổ tích?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác chia sẻ 
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Thế nào là truyện cười?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Thế nào là truyện ngụ ngôn?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Thế nào là Ca dao dân ca?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H*: Thế nào là tục ngữ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác chia sẻ
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Thế nào là chèo?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
HS khuyết tật: Đọc chép tên các văn bản đã học
GV uốn nắn
10p
2. Định nghĩa các thể loại văn học dân gian:
- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử.
- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc. Truyện thường có yếu tố hoang đường.
- Truyện cười là loại truyện kể về những cái đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc...
- Truyện ngụ ngôn: Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc chính về con người để nói bóng nói gió chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy những bài học trong cuộc sống.
- Ca dao dân ca là thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người 
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân, về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống suy nghĩ 
- Chèo là loại hình sân khấu dân gian. Loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu
4. Củng cố(3p)
- GV khái quát nội dung bài.
5. Hướng dẫn học tập(2p)
- Ôn tập toàn bộ nội dung bài học.
- Ôn tập văn học ( tiếp )
VĂN HỌC DÂN GIAN 
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI 
1 Truyện 
* Truyền thuyết 
- Con rồng cháu tiên , Sơn tinh Thuỷ tinh , Thánh Gióng , Bánh trưng bánh giày , Sợ tích hồ gươm 
* Cổ tích 
- Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần , Ông lão đánh cá và con cá vàng 
* Ngụ ngôn 
- ếch ngồi đáy giếng , Thầy 
bói xem voi . Chân, Tay, Tai, 
Mắt, Miệng 
* Truyện cười :
Treo biển , Lợn cưới áo mới, 
2, Ca dao - dân ca 
- Những câu hát về tình cảm gia đình 
- Những câu hát than thân 
- Những câu hát châm biếng 
- Những câu hát về tình yêu quê hương đát nước , con người 
3, Tục ngữ 
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 
- Tục ngữ về con người và xã hội 
4, Sân khấu ( Chèo )
Quan âm thị Kính 
1 Truyện – ký 
* Truyện 
- Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng , Chuyện người con gái Nam Xương 
* Ký :
- Hoàng Lê nhất thống Chí 
* Tuỳ bút :
- Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh
2, Thơ 
- Sông núi nước Nam ( Nam Quốc Sơn Hà )
- Phò giá về kinh ( Tụng giá hoàn kinh sư )
- Bài ca côn Sơn, bài ca nhà tranh bị gió thu phá , Sau phút chia ly , Bánh trôi nước , xa ngắm thác núi lư, Qua đèo ngang , Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh , Bạn đến chơi nhà 
3 Truyện thơ 
- Truyện Kiều 
- TRuyện Lục Vân Tiên 
4, Văn nghị luận 
- Bình Ngô Đại Cáo 
- Hịch tướng sỹ 
- Chiếu dời đô 
1 Truyện ký 
* Truyện 
- Bức tranh của em gái tôi 
- Vượt thác, Bài học tiên , Sông nước cà mau , Chiếc lược ngà, lặng lẽ Sa Pa, Những ngôi sao xa sôi, Làng , Cuộc chia tay của những con búp bê , Cổng trường mở ra , Mẹ tôi, Những trò lố hay là Va Ren và Phan Bội Châu , Sống chết mặc bay 
* Ký 
Cô Tô , Cây tre Việt nam 
2, Tuỳ bút 
Một thứ quà của lua non: Cốm 
( Thạch Lam) Mùa xuân của tôi ( Vũ Bằng )
3 Thơ 
- Đêm nay Bác không ngủ 
- Lượm, Mưa
- Tiếng gà trưa, Đoàn thuyền đánh cá , ánh trăng , Đồng chí ,Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác , Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
4, Kịch 
Bắc Sơn , Tôi và chúng ta 
5 Văn nghị luận 
- Bàn về đọc sách 
- Tiếng nói của văn nghệ 
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới 
 Ngày soạn: 24/4/2016 
Ngày giảng: 9A: /4/2016 
 9B: /4/2016 
Ngữ văn. Tiết 168. Bài 33
Tổng kết phần văn học
I. Mục tiêu:
* Mức độ cần đạt:
Như tiết 167
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam.
- Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học đã học.
2. Kĩ năng:
- Hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể lọai văn học gắn với từng thời kì.
- Đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: 
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật
Đàm thoại, tổng hợp/ kĩ thuật dạy học: Động não
V. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức(1p) 
2. Kiểm tra đầu giờ
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động(1p)
Trong chương trình ngữ văn từ lớp 6->9 các em đã được tìm hiểu rất nhiều văn bản thuộc nhiều thể loại khác nhau, để củng cố và khắc sâu kiến thức chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong tiết học này bài học.
 Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tổng kết văn học
Mục tiêu : HS có được cái nhìn khái quát về nền văn học Việt Nam.
H: Văn học dân gian xuất hiện từ bao giờ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
- Được hình thành từ thời kì xa xưa và tiếp tục được bổ sung, phát triển ở các thời kì lịch sử tiếp theo. Văn học dân gian nằm trong tổng thể văn hoá dân gian.
- Là sản phẩm của nhân dân, chủ yếu là tầng lớp bình dân.
H: Lưu truyền bằng phương thức nào là chủ yếu?
- Được lưu truyền chủ yếu bằng hình thức truyền miệng, có hiện tượng dị bản.
- GV lấy ví dụ chứng minh tính dị bản.
H: VHDG có có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Cho ví dụ chứng minh?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác chia sẻ
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Nền VHDG nước ta phát triển như thế nào khi chữ viết ra đời?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: So với VHDG thế giới, VHDG nước ta như thế nào?( về mặt thể loại).
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Văn học viết xuất hiện ở nước ta từ thời kì nào?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Nền văn học viết có những bộ phận nào? Các bộ phận ấy xuất hiện, phát triển, tồn tại như thế nào?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Kể tên một số tác phẩm chữ Hán đã học?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Kể tên một số tác phẩm chữ Nôm đã học.
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Văn học Việt Nam chia làm mấy thời kì lớn?
HS: 3 thời kì lớn
H: Thời kì này nền văn học có những đặc điểm gì?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Kể tên một số tác phẩm mà em biết?
- GV phân tích một số tác phẩm để chứng minh.
H: Giai đoạn này nền văn học có sự thay đổi như thế nào?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Kể tên một số tác phẩm em biết.
- GV phân tích một số tác phẩm để chứng minh.
H: Giai đoạn này về mặt lịch sử như thế nào? Văn học có ảnh hưởng như thế nào?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Hãy phân tích một vài tác phẩm để chỉ rõ các đặc điểm?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Nêu những nét đặc sắc nổi bật của nền văn học Việt Nam? chứng minh qua một số tác phẩm?
- HS thảo luận nhóm 4 trong 5 phút.
- HS hoạt động cá nhân trong 1p
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo.
- HS nhóm khác chia sẻ
- Người điều hành kết luận
GV nhận xét
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
38p
A. Nhìn chung về nền văn học Việt nam
I. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam
1. Văn học dân gian
- Có vai trò quan trọng nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của nhân dân, là kho tàng phong phú cho văn học viết khai thác phát triển.
- Tiếp tục phát triển trong suốt thời kì Trung đại.
- Có đầy đủ các thể loại chủ yếu của VHDG thế giới có một số thể loại mới.
2. Văn học viết
- Xuất hiện từ thế kỉ X.
- Văn học chữ Hán: xuất hiện từ thời kì đầu, phát triển tồn tại trong thời kì Trung đại, tiếp thu nhiều tư tưởng Trung Hoa nhưng vẫn mang tư tưởng dân tộc.
- Văn học chữ Nôm: xuất hiện từ thế kỉ XVII, tồn tại song song với nền văn học chữ Hán, phát triển mạnh mẽ ở thế kỉ XVIII, XIX.
- Văn học chữ quốc ngữ từ thế kỉ XVII, cuối thế kỉ XIX mới được sử dụng sáng tác, phát triển mạnh từ đầu thế kỉ XX.
II. Tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam
1. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ( nền văn học Trung đại)
- Nền văn học phát triển trong xã hội phong kiến.
- Văn học có nhiều đặc điểm chung về tư tưởng, về quan niệm thẩm mĩ, về hệ thống thể loại ngôn ngữ.
- Có sự phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu.
2. Từ đầu thế kỉ XX đến 1945.
- Chuyển sang thời kì hiện đại .
- Nền văn học vận động theo hướng hiện đại hoá, có những biến đổi toàn diện, mau lẹ. Đạt nhiều thành tựu cả thơ và văn xuôi.
3. Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
- Nền văn học ở thời đại mới.
+ 1945-1975: thời kì kháng chiến, văn học phục vụ tích cực vào kháng chiến và nhiệm vụ cách mạng, nêu cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, lòng nhân ái, đức hi sinh, đã sáng tạo ra những hình ảnh cao đẹp về đất nước và con người Việt Nam. 
+ Từ 1975 đến nay: văn học bước vào thời kì đổi mới, tiếp cận đời sống một cách toàn diện, khám phá con người nhiều mặt, hướng tới sự thức tỉnh cá nhân và tư tưởng tự do.
III. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam:
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng.
- Thể hiện sức sống bền bỉ, tinh thần lạc quan.
- Quy mô và phạm vi kết tinh nghệ thuật: quy mô không lớn , chú trọng sự tinh tế mà dung dị có vẻ đẹp hài hoà.
4. Củng cố (3p)
- GV hướng dẫn HS khái quát nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học bài (2p)
- Học thuộc nội dung bài học.
- Tiếp tục ôn tập phần Văn học giờ sau
Ngày soạn: 24/4/2016 
Ngày giảng: 9A: /4/2016 
 9B: /4/2016 
Ngữ văn. Tiết 169. Bài 33
Tổng kết phần văn học
I. Mục tiêu:
* Mức độ cần đạt:
Như tiết 168
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam.
- Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học đã học.
2. Kĩ năng:
- Hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể lọai văn học gắn với từng thời kì.
- Đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, các tài liệu liên quan đến bài học.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu trong SGK
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Đàm thoại, gợi tìm, phân tích, tổng hợp/ Kĩ thuật dạy học: Động não
V. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức(1p) 
2. Kiểm tra đầu giờ
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động(1p)
Để hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam, củng cố và hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học. Hôm nay chúng ta sẽ đi tiến hành tổng kết về văn học 
Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tổng kết văn học
Mục tiêu : HS nắm được khái niệm về thể loại văn học.
GV giảng về khái niệm thể loại văn học
- Thể loại VH là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một loại hình thức VB và phương thức chiếm lĩnh đời sống.
- Sáng tác VH thuộc ba loại: Tự sự, trữ tình và kịch. Ngoài ra còn có loại nghị luận, chủ yếu sử dụng phương thức lập luận.
- Loại rộng hơn thể, loại bao gồm nhiều thể:
H: VH DG bao gồm những thể loại nào? Nêu định nghĩa?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác chia sẻ
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Cho ví dụ cụ thể các VB đã học?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác chia sẻ
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Giá trị của VHDG như thế nào?
- HS thảo luận nhóm 4 trong 5 phút.
- HS hoạt động cá nhân trong 1p
- HS hoạt động nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm chia sẻ
- Người điều hành kết luận
GV nhận xét
*GV giới thiệu: Nguồn gốc và sự phân loại các thể thơ Trung đại.
H: Ví dụ về thể cổ phong?
H: Nhận xét đặc điểm của thể cổ phong?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
Học sinh đọc thể thơ Đường luật trang 169 SGK.
H*: Trong thơ Đường luật (Thất Ngôn Bát Cú) Những quy định về vần, thanh, luật, niệm, đối, và kết cấu như thế nào?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Các thể thơ nguồn gốc dân gian bao gồm?
H: Đặc điểm của các thể thơ đó? Cho VD minh hoạ?
H: VD các truyện, kí trong VH trung đại.
H: Phản ánh lên những nội dung gì?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Nghệ thuật thể hiện như thế nào?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Truyện thơ Nôm viết ở thể thơ gì?
H: Được chia làm mấy loại?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Các dạng thể văn nghị luận? cho VD?
H: Đặc điểm chủ yếu là gì?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác chia sẻ
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Ví dụ cụ thể ở các tác phẩm văn nghị luận này?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
-Ví dụ: Chiếu Dời Đô (Lí Công Uẩn)
Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn)
Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi)
H: Các thể loại của VH hiện đại bao gồm?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận
H: Đặc điểm của từng thể loại?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận
H*: Sự đổi mới của thơ hiện đại là gì?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận
H: Cho ví dụ những tác phẩm tiêu biểu về VH hiện đại?
HS đọc ghi nhớ( SGK – 2001)
GV đọc lại, khắc sâu
HS khuyết tật: Đọc chép một bài thơ mà em thuộc
HS đọc – chép
GV uốn nắn
33p
5p
B: Sơ lược về một số thể loại văn học
1. Một số thể loại văn học dân gian
- Tự sự dân gian: gồm các truyện thần thoại, cổ tích.
- Trữ tình dân gian: Ca dao, dân ca
- Chèo và Tuồng.
Ngoài ra tục ngữ coi là một dạng đặc biệt của nghị luận.
2. Một số thể loại văn học trung đại
a. Các thể thơ:
- Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc
® Có 2 loại chính: Cổ Phong và thể Đường Luật.
+ Thể cổ phong: Không cần tuân theo vần, niêm, luật, chữ , số câu trong bài thơ.
+ Thể Đường Luật: Quy định khá chặt chẽ về thanh, đối, số câu, số chữ, cấu trúc thể hiện nhiều dạng
- Các thể thơ có nguồn gốc dân gian
+ Thể thơ lục bát để sáng tác truyện thơ Nôm VD: Truyện Kiều – Nguyễn Du.
+ Thể song thất lục bát
VD: Chinh Phụ Ngâm - Đoàn Thị Điểm.
b. Các thể truyện, kí
- Ví dụ: “Truyền kì mạn lục” - Nguyễn Dữ.
“Thượng Kinh Kí Sự”- Lê Hữu Trác...
- Kể về các nhân vật lịch sử, các anh hùng, về phụ nữ; có truyện còn mang yếu tố kì ảo tưởng tượng.
c. Truyện thơ Nôm
- Viết chủ yếu là thơ lục bát; có cốt truyện nhân vật...giàu chất trữ tình.
+Truyện thơ nôm bình dân (khuyết danh); 
+ Truyện thơ Nôm bác học đỉnh cao là kiệt tác truyện Kiều của Nguyễn Du.
d. Một số thể văn nghị luận:
- Các dạng thể: Chiếu, biểu, hịch, cáo; có sự kết hợp giữa tư tưởng lí lẽ với tình cảm, cảm xúc, lập luận chặt chẽ với hình ảnh phong phú; ngôn ngữ biểu cảm.
3. Một số thể loại VH hiện đại
- Thể truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết) được phát triển.
- Thể tuỳ bút in đậm dấu ấn của chủ thể sáng tác giàu biểu cảm.
Thơ hiện đại, tính từ thơ mới (1932-1945) có nhiều dạng thể; thơ tự do xuất hiện và phát triển có nhiều thành công.
® Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng cảm xúc mà còn đổi mới về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.
II. Ghi nhớ:
4. Củng cố(3p)
- GV khái quát lại nội dung tiết học
5. Hướng dẫn học tập(2p)
- Nắm chắc nội dung bài
- Học bài theo phần ghi nhớ
- Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì

File đính kèm:

  • docTIẾT 167,168.doc
Giáo án liên quan