Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Hồ Thanh Tâm

A/ MỤC TIÊU:

 I. Theo chuẩn KTKN

 1/ Kiến thức:

 - Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến vũ khí hạt nhân.

 - Hệ thống luận cứ, luận điểm, cách lập luận trong văn bản.

 2/ Kỹ năng:

 - Biết cách tìm hiểu về một văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại.

 3/ Thái độ:

 - Có ý thức đấu tranh để bảo vệ hoà bình.

 II. Nâng cao, mở rộng.

 - Rèn kĩ năng làm văn nghị luận cho HS: biết tạo lập được hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, vận dung linh hoạt các số liệu khi làm văn nghị luận nhằm tăng sức thuyết phục cho văn bản.

B/ CHUẨN BỊ:

- GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

- HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.

C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH:

 - Đàm thoại

 - Gợi mở

 - Phân tích, so sánh số liệu

 - Giảng bình

D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I/ Ổn định tổ chức:

 II/ Bài cũ:(5’)

 GV: Em có nhận xét gì về lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

 III/ Bài mới:

1/ Đặt vấn đề:

Chiến tranh và hoà bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại bởi nó liên quan đến sinh mệnh của hàng triệu con người và nhiều dân tộc. Trong TK XX nhân loại đã trãi qua 2 cuộc chiến tranh lớn. Sau CTTGTII nguy cơ chiến tranh vẫn còn đang tiềm ẩn. Đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn nhưng chiến tranh và hiểm hoạ hạt nhân vẫn đang là mối đe doạ đối với thế giới loài người. Do vậy đấu tranh cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách không của riêng ai.

2/ Tổ chức hoạt động:

 

doc296 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Hồ Thanh Tâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến lên Lào Cai năm 1970, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972)
2/ Đọc-Tìm hiểu chú thích
 3/ Tóm tắt.
- Cuộc gặp gỡ trong vòng 30 phút của bốn nhân vật: ATN, cô kỉ sư, bác lái xe, ông hoạ sĩ già trên trạm nghĩ chân ở Yên Sơn (Lào Cai).
II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1/ Tình huống truyện và cách xây dựng nhân vật.
- Tình huống truyện đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ ngắn ngủi(30’) của 4 nhân vật, qua đó nhân vật chính xuất hiện một cách tự nhiên.
- Nhân vật phụ (cô kỉ sư, hoạ sĩ già, bác lái xe) ->đều hướng về nhân vật chính, làm nổi bật chủ đề câu chuyện
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
- Vài nét về tác giả và tác phẩm.
- Nắm tình huống truyện và cách xây dựng nhân vật.
 	- Đọc lai truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
 	- Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa(tiếp theo)
	* Rút kinh nghiệm:.....
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
Ngày soạn:03/12/2012
	Ngày dạy:05/12/2012
	Tiết: 68	LẶNG LẼ SA PA(Tiếp theo)
(Nguyễn Thành Long)
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
-Thấy được vẻ đẹp của những con người thầm lặng quên mình cống hiến vì Tổ quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh dộng, hấp dẫn trong tác phẩm.
 	2/ Kỹ năng:
- Rèn khả năng nắm bắt được diễn biến truyện và tóm tắt được truện trong tác phẩm.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 	3/ Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu cuộc sống, yêu lao động cho HS
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Giúp HS nâng cao long yêu mến tổ quốc, khâm phục những con người thầm lặng
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Phân tích, giảng bình, gợi mở.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ: (5’) GV: Em có nhận xét gì về tình huống truyện,cách xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa?
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
Nhắc đến Sa Pa có lẽ ai cũng nghĩ đến một nơi nghĩ mát lý tưởng hơn là công việc. Thế nhưng ở ây vẫn có những con người ngày đêm miệt mài với công việc. Họ là ai? Công việc của họ là gì? Tiết học này sẽ giúp các em thấy được điều đó.
2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 2:(30’)
GV: Em có nhận xét gì về vai trò, vị trí của nhân vật anh thanh niên?
GV: Hoàn cảnh sống và làm việc của ATN như thế nào?
GV: Công việc ấy đòi hỏi phải có những đức tính gì?
GV: Mặc dù hoàn cảnh sống và làm việc khó khăn như vậy nhưng ATN vẫn hoàn thành tốt công việc là nhờ đâu?
GV: Ngoài tìm thấy niềm vui từ công việc, ATN còn tìm thấy niềm vui ở đâu?
GV: Anh thanh niên còn có phẩm chát gì đáng quý?
GV: Khi gặp ATN, người hoạ sĩ đã cảm nhận được điều gì?
GV: Trong ý nghĩ của nhân vật hoạ sĩ, hình tượng nhân vật ATN được đề cao như thế nào?
GV: Từ khi gặp ATN, cô kỹ sư có cảm nghĩ như thế nào?
GV: Trong suy nghĩ của bác lái xe, anh thanh niên là người như thế nào?
Hoạt động 3: (5’)
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK 
GV: Chốt lại giá trị nội dung và nghệ thuật
II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1/ Tình huống truyện và cách xây dựng nhân vật.
2/ Nhân vật anh thanh niên.
- Nhân vật chính, chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng đủ để nhân vật khác kịp ghi một ấn tượng.
- Hoàn cảnh sống: một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, xung quanh toang mây mù và cây cỏ, không một bóng người.
- Công việc: đo khí tượng thuỷ văn, kiêm vật lý địa cầu.
-> Tỷ mỷ, chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao
- Hoàn thành công việc nhờ:
+ Có lòng yêu nghè, say mê công việc.
+ Ý thức được công việc có ích cho cuộc sống
+ Có suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc: “...ta với công việc là một đôi, sao gọi là một mình được chứ...”
- Say mê độc sách, tìm thấy niềm vui từ việc đọc sách.
- Cởi mở, chân thành, khiêm tốn, biết quý mến tình cảm của mọi người.
=> Người thanh niên lý tưởng, đáng để học tập.
3/ Nhân vật khác:
a/ Hoạ sĩ:
- Xúc động, bối rối khi gặp anh thanh niên
- Muốn kí hoạ chân dung anh thanh niên nhưng không thể lột tả hết con người bên trong của anh ta.
->Cảm thấy ATN là người lao động trí thức biết sống và cống hiến.
b/ Cô kỹ sư:
- Bàng hoàng khi gặp ATN.
- Yên tâm hơn với những quyết định mà mình đã lựa chọn
c/ Bác lái xe:
- Nhận xét: ATN là người cô độc nhất thế gian.
=> Qua cảm nhận của các nhân vật phụ mà hình ảnh nhân vật chính hiện lên rõ nét hơn.
III/ Tổng kết.
 (Ghi nhớ SGK )
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
- Vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên..
- Cảm nhận của các nhân vật khác về nhân vật anh thanh niên.
- Nắm giá trị nội dung và nghệ thuật, xem ghi nhớ SGK.
 	- Soạn bài Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
	* Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................
Ngày soạn:03/12/2012
	Ngày dạy:11/12/2012
Tiết:69+70	VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
 	 ( VĂN TỰ SỰ)
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
- Viết được một bài văn TS có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
 	2/ Kỹ năng:
 	- Rèn khả năng diễn đạt và trình bày.
 	3/ Thái độ:
 	- Có ý thức nghiêm túc, tự lập khi làm bài..
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả và nghị luận khi làm văn TS cho HS.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, ra đề, hướng dẫn..
HS: giấy, bút và các dụng cụ học tập cần thiết khác..
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Viết bài tự luận
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ 
 	III/ Bài mới:
1/ Đề ra:	Kể lại chuyyện em đã trót đọc thư của bạn
2/ Hướng dẫn làm bài:
a/ Mở bài:
- Nói rõ thời gian, địa điểm, lý do xem thư của bạn
b/ Thân bài: 
- Kể diễn biến việc xem thư của ban.
- Niềm ân hận khi trót xem thư của bạn
c/ Kết bài:
- Bài học rút ra từ việc làm đó của bản thân
*/ Yêu cầu: kể lại câu chuyện xem trộm thư của ban có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
-Nhận xét giờ làm bài.
-Hướng dẫn qua cách làm, nội dung cần trình bày.
-Nghiên cứu bài Người kể trong văn tự sự
	* Rút kinh nghiệm:.....
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
Ngày soạn:03/12/2012
	Ngày dạy:05/12/2012
	Tiết: 71	CHIẾC LƯỢC NGÀ
 (Nguyễn Quang Sáng)
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
	- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong đoạn trích
- Thấy được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý, tình huống truyện bất ngờ, tự nhiên.
 	2/ Kỹ năng:
- Rèn khả đọc hiểu văn bản truyện hiện đại sang tác trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Vân dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tựi sự để cảm nhận một văn bản truyện trung đại.
 	3/ Thái độ:
- Giáo dục HS có thái độ đúng đắn trong quan hệ cha con
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Giúp HS có cái nhìn cảm thông, chia sẽ với nỗi đau thương mất mát do chiến tranh mang lại.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Phân tích, giảng bình, đàm thoại
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ: (5’)
	GV: Vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trọng truyên ngắn Lặng lẽ Sa Pa?
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
Tình cha con luôn là nguồn cảm hứng của sáng tạo nghệ thuật, nhưng mổi tác giả lại có cách khai thác riêng. Nguyễn Quang Sáng khai thác đề tài đó trong hoàn cảnh chiến tranh éo le.
2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:(20’)
HS: Đọc phần chú thích (*) SGK tr201
GV: Hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng ?
GV: Hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Chiếc lược ngà?
GV: Chốt lại vài nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
GV: Hướng dẫn HS đọc 
HS: Đọc toàn bộ văn bản
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK-tr 201
GV:Tóm tắt 8- 10 dòng nội dung chính của truyện ngắn Chiếc lược ngà?
Hoạt động 2:(15’)
GV: Những từ ngữ, hình ảnh nào chứnh tỏ bé Thu không nhận ông Sáu là cha?
GV: Cách nói năng của Bé Thu đối với ông Sáu như thế nào?
GV: Qua những chi tiết này em thấy bé Thu là người như thế nào?
I/ Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả và tác phẩm:
- Nguyễn Quang Sáng là nhà văn quân đội, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ
- Đề tài: chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam bộ.
- Truyện ngắn Chiếc lược ngà sáng tác năm 1966 khi đang hoạt động ở chiến tròng Nam bộ.
2/ Đọc-Tìm hiểu chú thích
 3/ Tóm tắt:
II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1/ Hình ảnh bé Thu trong lần anh Sáu về thăm nhà.
a/ Trước khi nhận ông Sáu là cha.
- Hốt hoảng, sợ hãi, tái mặt bỏ chạy khi ông Sáu định ôm hôn con.
- Tỏ ra lạnh nhạt, xa lánh
- Nói trổng, không chịu gọi ông Sáu là ba -> cứng đầu, ương ngạnh.
-> Là đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
- Vài nét về tác giả và tác phẩm.
- Nắm cốt truyện, tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình cha con.
- Hình ảnh bé Thu khi chưa nhận ra anh Sáu là cha.
 	- Đọc lai truyện ngắn Chiếc lược ngà.
 	- Soạn bài Chiếc lược ngà(tiếp theo)
	+ Hình ảnh bé Thu khi nhận ra ông Sáu là cha.
	+ Tình cảm cha con sâu nặng
	* Rút kinh nghiệm:.....
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
Ngày soạn:05/12/2012
	Ngày dạy:07/12/2012
	Tiết: 72	CHIẾC LƯỢC NGÀ ( tiếp theo)
 (Nguyễn Quang Sáng)
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
	- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong đoạn trích
- Thấy được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý, tình huống truyện bất ngờ, tự nhiên.
 	2/ Kỹ năng:
- Rèn khả đọc hiểu văn bản truyện hiện đại sang tác trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Vân dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tựi sự để cảm nhận một văn bản truyện trung đại.
 	3/ Thái độ:
- Giáo dục HS có thái độ đúng đắn trong quan hệ cha con
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Giúp HS có cái nhìn cảm thông, chia sẽ với nỗi đau thương mất mát do chiến tranh mang lại.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Phân tích, giảng bình, đàm thoại
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ: (5’)
	GV: Tóm tắt nội dung truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng?
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 2:(30’)
GV: Vào buổi sáng anh Sáu chuẩn bị trở về đơn vị, bé Thu đã có thái độ và hành động ra sao?
GV: Em có cảm nhận gì về hình ảnh của bé Thu?
GV: Tài năng của tác giả được thể hiện như thế nào khi miêu tả hình ảnh bé Thu?
GV: Tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu được thể hiện ở những chi tiết nào?
GV: Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về chiến tranh và cuộc sống tâm hồn của người lính?
GV:Cách xây dựng cốt truyện của tác giả như thế nào?
GV: Cách lựa chọn ngôi kể của tác giả? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó?
Hoạt động 3: (5’)
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK tr202
GV: Chốt lại giá trị nội dung và nghệ thuật
II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1/ Hình ảnh bé Thu trong lần anh Sáu về thăm nhà.
a/ Trước khi nhận ông Sáu là cha.
b/ Khi nhận ra ông Sáu là ba.
- Thái độ: thay đổi hẳn, khuôn mặt sầm lại, đôi mắt mênh mông
- Hành động: gọi ba, chạy đến ôm chầm lấy anh Sáu, hôn ba, không muốn rời xa ba nó.
-> Mọi sự nghi ngờ trước đây đã được giải toả, ân hận vì sự đối xữ của mình trước đây đối vớ ba.
=> Có tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ, có cá tính nhưng cũng rất hồn nhiên.
-> Tác giả rất am hiểu tâm lý trẻ thơ.
2/ Tình cha con sâu nặng của ông Sáu.
- Háo hức, muốn gặp và ôm con vào lòng.
- Ân hân vì đã đánh con
- Làm cây lược ngà tặng con
- Hy sinh khi chưa trao được lược cho con.
=> Thấm thía những mất mát, éo le, đau thương mà chiến tranh mang đến cho bao người, bao gia đình.
3/ Nghệ thuật:
- Cốt truyện chặt chẽ, bất ngờ và hợp lý.
- Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp, Bác ba- người bạn thân của anh Sáu có tác dụng làm câu chuyện khách quan, bày tỏ sự đồng cảm với nhân vật..
III/ Tổng kết.
 (Ghi nhớ SGK tr 202)
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
- Hình ảnh bé Thu khi nhận ra anh Sáu là cha.
- Tình cha con sâu nặng của ông Sáu.
- Nghệ thuật tiêu biểu của truyện
 	- Nắm nội dung và nghệ thuật đã phân tích, xem ghi nhớ SGK tr 202
 	- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra một tiết (truyện và thơ hiện đại)
	* Rút kinh nghiệm:.....
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
Ngày soạn:05/12/2012
	Ngày dạy:07/12/2012
	Tiết: 73	KIỂM TRA MỘT TIẾT
 (Tiếng Việt )
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
-Củng cố, kiểm tra lại kiến thức về tiếng Việt đã học. trong học kì I
 	2/ Kỹ năng:
- Rèn khả năng trình bày, diễn đạt vấn đề.
 	3/ Thái độ:
- Có ý thức tự chủ, độc lập khi làm bài.
 II. Nâng cao, mở rộng.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, ra đề kiểm tra, đáp án.
HS: Xem lại những kiến thức đã học về tiếng Việt trong học kì I..
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Kiểm tra viết
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ:
 	III/ Bài mới:
1/ Đề ra:
A. Trắc nghiệm: .( 5 điểm)
Câu I: Chọn và khoanh tròn đáp án đúng nhất.
Câu 1: Từ chân trong câu ca dao sau được dùng với nghĩa gì?
	“Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
a/ Không phải cả ba đáp án trên.	b/ Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
c/ Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ	d/ Nghĩa gốc 
Câu 2: Trong các từ sau, từ nào là từ mượn của tiếng Hán?
a/ Ma-ket-ting..	b/ Mô-đen.	c/ Phong thuỷ.	d/ Gác-đờ-sên.
Câu 3: Tác giả sử dụng biên pháp nghệ thuật gì trong 2 câu thơ sau?
	“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (Viễn Phương)
a/ So sánh.	b/ Hoán dụ 	c/ Nhân hoá	d/ Ẩn dụ
Câu 4: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn thơ sau?
	“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xãnh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” (Chinh phụ ngâm)
a/ Ẩn dụ	b/ Hoán dụ	c/ Điệp từ.	d/ Nhân hoá..
Câu 5: Có bao nhiêu từ Hán Việt trong câu thơ sau?
	“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh” (Truyện Kiều)
a/ 6.	b/ 7.	c/ 8.	d/ 9
Câu II: Điền vào chổ trống các thuật ngữ sao cho phù hợp.
Câu 1: ...............................là những từ chỉ hoạt động của con người và sự vật.
Câu 2: ...............................là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới.
Câu 3: ...............................là những chất do hai hoặc nhiều nguyên tố tạo nên.
Câu 4: ...............................là sự đối chiếu giữa sự vật này với sự vật khác.
Câu 5:................................là những từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ.
Câu 6: ...............................là những từ được cấu tạo từ một tiếng có nghĩa
Câu 7: ...............................là những từ có nghĩa giông nhau nhưng khác nhau về ngữ âm.
Câu 8: ...............................là những từ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội.
Câu 9: ...............................là hợp chất của các nguyên tố H2 và O2.
Câu 10: .............................là rời gia đình đi công tác hay chiến đấu.
B: Tự luận.( 5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng với đề tài tự chọn trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp và gián tiếp. Hãy chỉ ra các cách dẫn trong đoạn văn.
2/Đáp án: 
A/ Trắc nghiệm:
Câu I: (3 điểm, đúng mổi câu cho 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
b
c
d
C
a
Câu II: (3 điểm, đúng mổi câu cho 0,3 điểm)
1/ Động từ.	6/ Từ đơn.
2/ Phản ứng hoa học.	7/ Từ đòng nghĩa.
3/ Hợp chất.	8/ Biệt ngữ xa hội.
4/ So sánh.	9/ Nước.
5/ Thuật ngữ.	10/ Li tán.
B/ Tự luận:(4 diểm)
	Yêu cầu: + Viết được đoạn văn có sử dụng 2 cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
	 + Chỉ ra các cách dẫn đó.	
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
- Nhận xét giờ làm bài.
- Hướng dẫn đáp án.
 	- Nắm các nội dung về tiếng Niệt đã học trong HKI
 	- Ôn tập chuẩn bị thi học kì I.
* Rút kinh nghiệm:......
...............................................................................................................................................................
Ngày soạn:07/12/2012
	Ngày dạy:08/12/2012
Tiết: 74 NGƯỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
- Vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự.
- Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong một số tác phẩm đã học
 	2/ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhận diện và sử dụng ngôi kể khi làm văn tự sự cho HS
 	3/ Thái độ:
- Có ý thức sử dụng ngôi kể dho phù hợp khi làm văn tự sự.
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Rèn cho HS biết cách chon ngôi kể phù hợp khi làm văn TS.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi trong từng phần.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Gợi mở, thực hành
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ:
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết, tự sự là kể lại, thuật lại cho người khác biết sự việc ấy diễn ra như thế nào? Nhưng ai là người kể chuyện? Người kể chuyện thường xuất hiện ở nhửng ngôi kể nào? Thay đổi ngôi kể sẽ ảnh hưởng như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài học ngày hôm nay.
2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:(35’) 
HS: Đọc ví dụ mục I1 SGK tr 192
GV: Đoạn trích kể về ai? Kể về vấn đề gì?GV: Ai là người kể lại câu chuyện trên?Ở đây người kể có phải là một trong 3 nhân vật có trong câu chuyện ấy không? Vì sao?
GV: Những câu “ giọng cười nhưng đầy tiếc rẽ”, “ những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa hay nhì tan như vậy”...là lời nhận xét của người nào? Về ai?
GV: Căn cứ vào đâu để có thể nhận xét: người kể chuyện ở đây dường như biết hết tất cả mọi việc, mọi hành động, việc làm, tâm tư, tình cảm của nhân vật?
HS: Rút ra nội dung bài học ở ghi nhớ SGK 193
I/ Vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự.
 1/ Ví dụ .
(SGK tr192)
2/ Nhận xét.
- Kể về phút chia tay của 3 nhân vật anh thanh niên, cô kỹ sư, ông hoạ sĩ.
- Người kể không phải một trong ba nhân vật trong câu chuyện(không xưng tôi), mà đó là một người không xuất hiện trong văn bản
- Nhận xét của người kể chuyện về nhân vật anh thanh niên và những suy nghĩ của anh ta. Ở câu thứ 2, người kể chuyện đã nhập vai vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ những tình cả, suy nghĩ của anh ta.
- Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể chuyện, đối tượng được miêu tả và ngôi kể, điểm nhìn, lời văn.
3/ Ghi nhớ:
 ( SGK tr193)
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
- Kể theo ngôi thứ ba (người kể chuyện không xuất hiện)
- Vai trò của việc lựa chọn ngôi kể.
- Năm nội dung mục ghi nhớ (SGK tr193 )
- Làm BT phần luyện tập
- Nghiên cứu bài người kể chuyên trong văn tự sự (tiếp theo)
	* Rút kinh nghiệm:.....
..............................................................................................................................................................
............................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12846662.doc