Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 68,69: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Trước khi chuẩn bị đi tập kết, anh Ba cùng anh Sáu về thăm gia đình. Nhưng suốt gần 3 ngày đêm ở nhà, bé Thu tuổi, con gái anh Sáu nhất định không chịu nhận anh là ba, mặc dù anh đã tìm mọi cách để chứng minh anh là ba của nó. Khi nhận ra sự thật thì đã tới lúc chia tay. Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn hết tình cảm và tâm sức để làm chiếc lược bằng ngà voi dành tặng con gái. Nhưng trong một trận càn, anh đã hi sinh- Trước lúc nhắm mắt, anh còn kịp trao cây lược ngà cho anh Ba- người bạn- với lời hứa sẽ đưa tận tay cho cháu. (bé Thu)

- Em hãy giải thích nghĩa các từ: vàm kinh, thẹo, nói trổng ? Đây là những từ thuộc phương ngữ nào? -> Nam Bộ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 17302 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 68,69: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : 28/11/2013 Tiết 68-69
Lớp dạy : 9A4
Tuần : 14 CHIẾC LƯỢC NGÀ
 ( Nguyễn Quang Sáng )
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : 
Cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến thức :
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
 - Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
* KNS :
 - Kĩ năng tự nhận thức tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. 
 - Suy nghĩ sáng tạo : nêu vấn đề, phân tích, bình luận.
3. Thái độ : 
 - Trân trọng tình cảm của các nhân vật .
III/ CHUẨN BỊ :
- GV: SGV, SGK 
- HS: đọc văn bản và tóm tắt văn bản.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ Kiểm tra bài cũ : Vì sao các nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đều không được đặt tên. Điều đó có ý nghĩa gì ?
2/ Bài mới :
 Những tình huống éo le trong cuộc sống, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt để thể hiện và thử thách tình cảm con người. Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được xây dựng trên cơ sở những tình huống thật ngặt nghèo trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ gian lao ở miền Nam qua đó khắc sâu tình cảm cha con sâu nặng cuả người cán bộ chiến sĩ cách mạng đó là anh Sáu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm 
GV: cho HS đọc chú thích SGK 
- Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Quang Sáng?
GV : Là tác giả của những truyện ngắn và tiểu thuyết nổi tiếng: Đất lửa, Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng…
- Hỏi: Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết trong thời gian nào?
- HSTL.
- Gv nhấn mạnh: Truyện được viết trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt. Điều đáng chú ý là truyện ngắn này viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, nhưng lại tập trung nói về tình người- cụ thể ở đây là tình cảm cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Vì thế tình cảm ấy càng đáng trân trọng và đồng thời nó cũng cho thấy những nỗi đau mà chiến tranh gây ra cho cuộc sống của bao người.
- Gv hướng dẫn đọc: Chú ý giọng kể của tác giả, trầm tĩnh, cảm động, hơi buồn; những đoạn văn miêu tả tâm trạng của bé Thu, của anh Sáu, những câu đối thoại ngắn của các nhân vật cần chọn giọng phù hợp.
- Gv và hs nối nhau đọc, kể 1 lần.
- Hỏi: Em hãy tóm tắt 
- Hs tóm tắt:
Trước khi chuẩn bị đi tập kết, anh Ba cùng anh Sáu về thăm gia đình. Nhưng suốt gần 3 ngày đêm ở nhà, bé Thu tuổi, con gái anh Sáu nhất định không chịu nhận anh là ba, mặc dù anh đã tìm mọi cách để chứng minh anh là ba của nó. Khi nhận ra sự thật thì đã tới lúc chia tay. Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn hết tình cảm và tâm sức để làm chiếc lược bằng ngà voi dành tặng con gái. Nhưng trong một trận càn, anh đã hi sinh- Trước lúc nhắm mắt, anh còn kịp trao cây lược ngà cho anh Ba- người bạn- với lời hứa sẽ đưa tận tay cho cháu. (bé Thu)
- Em hãy giải thích nghĩa các từ: vàm kinh, thẹo, nói trổng ? Đây là những từ thuộc phương ngữ nào? -> Nam Bộ.
GV : Lối viết của NQS giản dị, mộc mạc nhưng sâu sắc đậm đà bản chất Nam Bộ
GV : -Đoạn trích nêu mấy tình huống? Em có nhận xét gì về cách tạo tình huống của tác giả ?
Hs : có 2 tình huống
Tình huống bất ngờ nhưng hợp lí. 
*HOẠT ĐỘNG 2 : Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bé Thu. 
- Hỏi: Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu được diễn ra ở mấy thời điểm? Đó là những thời điểm nào?
- Hs: 2 thời điểm.
- Hỏi: Khi ông Sáu từ chiến khu trở về, gặp cha, thái độ và hành động của bé Thu được thể hiện qua chi tiết nào?
- Bé Thu đã tròn mắt nhìn. Đó là đôi mắt như thế nào?
- Mở to, không chớp, biểu lộ sự ngạc nhiên.
- Hỏi: Bé Thu đã vụt chạy và kêu thét lên: Má! Má đó là cử chỉ như thế nào?
- Nhanh, mạnh, biểu lộ ý định cầu cứu.
- Hỏi: Qua đó em có nhận xét gì về cách tả của tác giả?
Gv bình: Cách tả của tác giả thật cụ thể, sinh động và hợp lí: lí do cũng thật dễ hiểu, con bé quá ngạc nhiên, bất ngờ, không hiểu chuyện gì đã xảy ra, tiếp sau là sự sợ hãi, sơ bị lừa, sợ bị bắt. Tâm lí sợ hãi của đứa bé được tả bằng tiếng kêu thét gọi mẹ và hành động chạy vụt đi là rất phù hợp với tâm lí và hành động của trẻ con. Ngay ở chi tiết này đã gây cho người đọc sự cảm động, cảm thương cho anh Sáu, xen lẫn sự tò mò của người đọc.
- Hỏi: Trong hai ngày đêm tiếp theo, thái độ và tình cảm của bé Thu đối với anh Sáu được thể hiện qua chi tiết nào?
- HSTL.
- Bằng cách nói ấy, bé Thu muốn tỏ thái độ như thế nào đối với ông Sáu?
Gv giảng: Trong 2 ngày đêm tiếp theo, mặc kệ những lời nói, cử chỉ âu yếm, làm thân, vỗ về tình cảm của anh Sáu, bé Thu một mực thờ ơ, lạnh lùng đến mức bướng bỉnh, ngang ngạnh, khó hiểu. Không một lần gọi một tiếng ba, khi bị doạ đánh, khi bị buộc phải gọi thì chỉ nói trống không, tỏ vẻ không có gì là lễ phép, ngoan ngoãn như bản tính thường ngày của em.
- Khi anh Sáu gắp cái trứng cá cho bé Thu nó đã phản ứng ntn ?
Từ phản ứng đó cho thấy bé Thu là người như thế nào?
GV giảng
Đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của 1 đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ. Trong sự cứng đầu cứng cổ của bé còn ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về 1 tình yêu dành cho người ba . Rõ ràng đó là sự ương ngạnh hoàn toàn không đáng trách. Bé Thu còn quá nhỏ, không thể hiểu đựơc những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống chiến tranh, và những người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị đón nhận những khả năng bất thường nhưng lại thường xảy ra trong hoàn cảnh chiến tranh.
Tiết 2
Tìm hiểu tiếp diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu 
GV cho HS đọc " Thôi… đến hết trang 198"
- Bé Thu theo ngoại về vào sáng hôm sau, điều đột ngột, bất ngờ nhất đối với mọi người đã xảy ra . Đó là diều gì?
 - Tìm những chi tiết miêu tả tình cảm của Thu với ba ? Em có nhận xét gì về tiếng gọi ba của bé Thu ?
HS : Tiếng gọi đã chất chứa, khát khao suốt bao năm tháng,giờ đây bỗng vỡ òa.
- Hỏi: Trong đoạn văn có xen cả lời bình luận của người kể chuyện: Tiếng kêu của nó như tiếng xé… từ đáy lòng nó.
Em có suy nghĩ gì về lời bình đó?
- Hs: Nói đúng tâm trạng của bé Thu; cho thấy sự am hiểu và đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với nhân vật.
- Hỏi: Những cử chỉ: nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên… đã diễn tả lòng tình cảm của bé Thu với ba như thế nào?
- HSTL: Những cử chỉ thể hiện lòng yêu quý ba hồn nhiên, nồng thắm.
- Hỏi: Em có nhật xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật bé Thu trong đoạn này?
- HSTL.
- Gv bình: Đoạn văn thật cảm động, cách tả thật ấn tượng và phù hợp với tâm lí trẻ con. Những chi tiết sinh động và đầy kịch tính, sự đột phá dữ dội trong tình cảm, bao nhiêu yêu thương mong đợi dồn nén giờ đây vỡ oà thành nước mắt, những giọt nước mắt yêu thương xen lẫn hối hận.
Và ở đây ta cũng thấy cách giải thích lí do của tác giả cũng rất khéo và hợp lí: nêu hiện tượng rồi mới để nhân vật bà ngoại giải thích lí do với nhân vật anh Ba người chứng kiến và kể chuyện. Và lí do thật đơn giản, tất cả chỉ vì cái sẹo. Bây giờ nghi ngờ được giải toả. Vì vậy, trong phút chia tay cuối cùng, tình yêu, nỗi nhớ, niềm ân hận và hối tiếc của bé Thu bị dồn nén bấy lâu, nay bỗng bùng ra mạnh mẽ, hối hả và cuống cuồng, mãnh liệt. Chứng kiến cảnh ấy tất cả mọi người không ai không xúc động, không cầm được nước mắt vì thương cảm. Riêng người kể chuyện thì như cảm thấy có ai đang nắm lấy tim mình.
HS thảo luận nhóm (3p)
- Hỏi: qua biểu hiện tâm lí và thái độ, tình cảm, hành động của bé Thu, ta thấy em là ngưòi thế nào?
- HS thảo luận, đại diện báo cáo kết quả.Các nhóm nhận xét.GV nhận xét nhóm,cá nhân.GV kết luận.
* HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu tình cảm của ông Sáu
- Tình cảm của ông Sáu cũng được nhà văn miêu tả ở hai thời điểm và sự việc khác nhau ? (về thăm nhà và ở căn cứ)
Hỏi: Trong chuyến về thăm nhà, tình cảm, hoàn cảnh và tâm trạng của anh Sáu được thể hiện như thế nào?
Hs : phát hiện
- Hỏi: Qua những chi tiết ấy cho thấy tình cảm của ông Sáu đối với con như thế nào?
GV : Tất cả những hành động, thái độ đó của ông đều thể hiện tình yêu con tha thiết. Nhưng tình huống bộc lộ rõ nhất tình yêu con mãnh liệt của ông Sáu là khi ông ở căn cứ. 
- Lúc ở căn cứ nỗi day dứt ám ảnh ông nhiều ngày là gì ? Lời dặn của con đã thúc đẩy ông như thế nào ?
- Ông làm chiếc lựơc đó như thế nào?
- Chi tiết nào chứng tỏ ông dồn hết tâm trí vào cây lựơc?
HS tìm chi tiết
- Cây lược đó có ý nghĩa như thế nào?
- Trước lúc hy sinh ông Sáu có hành động gì ? GV : Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng, mà còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao gia đình.
- Hỏi: Câu chuyện về chiếc lược ngà gợi lên trong chúng ta điều gì ? Qua đó em thấy được tình cảm của người cha đối với con như thế nào?
* HOẠT ĐỘNG 4 : Tổng kết
GV :Em nhận xét nghệ thuật đặc sắc của truyện ?
- HSTL 
 Hỏi: Một trong những điểm tạo nên sức hấp dẫn của truyện là nhờ ở cốt truyện. Em có nhận xét gì về cốt truyện của truyện ngắn này ?
- HSTL.- Gv phân tích.
- Hỏi: Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?
HSTL-GVKL:
Hỏi: Hãy tổng kết lại giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện?
HS đọc ghi nhớ trong sgk.
I . Tìm hiểu chung :
1- Tác giả : 
 Nguyễn Quang Sáng sinh 1932 quê ở Chợ Mới -An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp ông tham gia bộ đội hoạt động ở chiến trường miền Nam.Từ năm 1954 tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn. Tác phẩm của Nguyễn Quang sáng có nhiều thể loại, hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam bộ. 
2. Tác phẩm: Viết 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường miền Nam.
2- Tình huống truyện : 2 tình huống
+ Cuộc gặp gỡ của hai cha con Sáu 8 năm xa cách, bé Thu nhất định không chịu nhận anh Sáu là ba. Đến lúc em nhận ra biểu lộ tình cảm thì ông Sáu lại phải ra đi. 
 + Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào làm chiếc lược ngà, nhưng chưa kịp trao cây lược ngà cho con thì ông đã hi sinh.
Tình huống bất ngờ nhưng hợp lí. 
II- Đọc – hiểu văn bản :
1. Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần anh Sáu về thăm nhà.
a. Trước khi nhận anh Sáu là cha :
- Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. nó ngơ ngác, lạ lùng.
- Con bé thấy lạ quá…, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên…
→ Nghệ thuật miêu tả tâm lí rất cụ thể, sinh động , hợp lí diễn tả thái độ bất ngờ, ngạc nhiên và sợ hãi của bé Thu.
- Khi phải mời ông Sáu ăn cơm: nói trống không
( vô ăn cơm! ... Cơm chín rồi!).
- Nhờ rồi lại tự mình chắt nước cơm.
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
=> Thái độ thờ ơ, lạnh lùng không chấp nhận anh Sáu là ba.
- Anh Sáu gắp cái trứng cá cho nó.
-> Lấy đủa hất ra, cơm văng tung toé
- Bị đánh -> Nhảy xuống xuồng sang nhà ngoại.
=> Bướng bỉnh, cự tuyệt một cách quyết liệt trước tình cảm của anh Sáu.
→ Là đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ, yêu thương cha hết mực. Phản ứng tâm lý tự nhiên, hành động của bé Thu là không đáng trách.
b. Khi bé Thu nhận ra anh Sáu là ba .
- Vẻ mặt nó có gì hơi khác… vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu… nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
- Bỗng kêu thét lên: Ba. Tiếng kêu như tiếng xé…
- Vừa kêu vừa chạy xô tới ôm chặt lấy cổ ba nói trong tiếng khóc.
- Hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo...
-> Tình yêu ba thật mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt.
- Hồn nhiên, chân thật trong tình cảm, mảnh liệt dứt khoát trong tình yêu thương.
→ Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật: miêu tả dáng vẻ, lời nói, cử chỉ để bộc lộ nội tâm, kết hợp bình luận về nhân vật.
→ Bé Thu là người có tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc nhưng cũng rất dứt khoát, rạch ròi.
- Có nét cá tính cứng cỏi đến ương ngạnh, bướng bỉnh nhưng vẫn là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.
- Có tình yêu cha mãnh liệt và sâu sắc.
2-Tình cảm của ông Sáu đối với con :
- Ngạc nhiên, hụt hẫng và buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy.
- Hai ngày sau tìm mọi cách để làm thân, để vỗ về, mong con bé gọi mình là ba mà không thành.
- Không nén được bực, giận đánh mắng con.
- Buổi chia tay, đau khổ, bất lực chào con ra đi.
- “Một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, hôn lên tóc con”...->Sung sướng, cảm động, hạnh phúc nghẹn ngào khi con đột ngột gọi ba. 
-> Là một người cha độ lượng và thương con hết mực.
- Ân hận, khổ tâm vì đã đánh con.
- Làm chiếc lược ngà, dồn hết tâm trí vào cây lược tỉ mỉ, thận trọng...
-> Là tình cảm yêu mến, nhớ thương của người cha đối với con.
→ Tình yêu con sâu nặng, thắm thiết và những đau thương ,mất mát mà chiến tranh gây ra.
III. Tổng kết :
* Nghệ thuật đặc sắc :
- Cốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí.
- Người kể chuyện kể khách quan và bày tỏ sự đồng cảm với các nhân vật
+ Làm cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy.
+ Nhân vật được nhìn nhận, đánh giá khách quan.
+ Người kể chuyện chủ động, cách kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
* Ghi nhớ : SGK
 * Củng cố : ( 3 phút)
? Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong chiến tranh ở truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng .
? Nét đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật
3. Hướng dẫn tự học :
- Đọc, nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích.
- Nắm được những kiến thức của bài học, tìm các chi tiết minh chứng cho những nội dung này. 
 4- Hướng dẫn về nhà : (1 phút) 
- Chuẩn bị tiết sau Kiểm tra 1 tiết thơ và truyện hiện đại 
- Chuẩn bị tiết (tt) Ôn tập phần Tiếng Việt ( SGK- 190, 191 )
- Xem lại kiến thức các phương châm hội thoại.
- Xưng hô trong hội thoại.
- Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
- Nhóm 1 : Chuẩn bị bảng phụ đoạn trích (SGKtr 191 )

File đính kèm:

  • docTiet 6869 Chiec luoc nga Nguyen Quang Sang.doc