Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường THCS TânTiến (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2,0 điểm)

 Chi tiết đặc sắc và có ý nghĩa nghệ thuật nhất trong “Chuyện người con gái Nam Xương” - Nguyễn Dữ là chi tiết “cái bóng’’.

 Theo em, ý nghĩa nghệ thuật của chi tiết này là gì?

Câu 2 (3,0 điểm)

 Nói về truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, ca dao có câu:

 Bầu ơi thương lấy bí cùng

 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

 Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tư tưởng, đạo lí được gửi gắm qua bài ca dao trên.

Câu 3 (5,0 điểm)

 “ Ta làm con chim hót

 Ta làm một cành hoa

 Ta nhập vào hòa ca

 Một nốt trầm xao xuyến

 Một mùa xuân nho nhỏ

 Lặng lẽ dâng cho đời

 Dù là tuổi hai mươi

 Dù là khi tóc bạc ”

 (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

 Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải: Muốn được cống hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung - cho đất nước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường THCS TânTiến (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT GIA LỘC
TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
MÔN: NGỮ VĂN
MÃ ĐỀ
 V-05-TS10-TT-PGDGL
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề này gồm 03 câu, 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
 Chi tiết đặc sắc và có ý nghĩa nghệ thuật nhất trong “Chuyện người con gái Nam Xương” - Nguyễn Dữ là chi tiết “cái bóng’’.
 Theo em, ý nghĩa nghệ thuật của chi tiết này là gì?
Câu 2 (3,0 điểm)
 Nói về truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, ca dao có câu:
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
 Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tư tưởng, đạo lí được gửi gắm qua bài ca dao trên.
Câu 3 (5,0 điểm)
	 “ Ta làm con chim hót
	Ta làm một cành hoa
	Ta nhập vào hòa ca
	Một nốt trầm xao xuyến
	Một mùa xuân nho nhỏ
	Lặng lẽ dâng cho đời
	Dù là tuổi hai mươi
	Dù là khi tóc bạc”
	(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
	Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải: Muốn được cống hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung - cho đất nước.
 ...........................Hết.............................
PHÒNG GD& ĐT GIA LỘC
TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN
MÃ ĐỀ
V-05-TS10-TT-PGDGL
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
MÔN: NGỮ VĂN
 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2 điểm)
Cái bóng là chi tiết đặc sắc nhất và đầy ý nghĩa trong “Chuyện người con gái Nam Xương’’- Nguyễn Dữ :
- Cái bóng xuất hiện hai lần trong tác phẩm, là những mắt xích quan trọng vừa làm câu chuyện triển khai hợp lí, lô gíc, vừa làm cho câu chuyện trở nên kịch tính hấp dẫn.
- Lần 1: Chi tiết làm nảy sinh mâu thuẫn (thắt nút câu chuyện). Nó (cái bóng của Vũ Nương) là đầu mối trực tiếp dẫn tới sự nghi ngờ của Trương Sinh, buộc Vũ Nương phải tìm đến cái chết.
- Lần 2: Chi tiết giải quyết mâu thuẫn (mở nút câu chuyện). Nó (cái bóng của Trương Sinh) cũng là đầu mối giải toả sự nghi ngờ của Trương Sinh về Vũ Nương sau khi nàng đã mất.
- Cái bóng được lấy làm chi tiết để dẫn dắt câu chuyện một cách khéo léo, thể hiện bi kịch của nhân vật; đồng thời cái bóng còn khái quát hoá, hình tượng hoá tấm lòng của người vợ trong cảnh ngộ cô đơn.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
2
(3 điểm)
Về kỹ năng
- Học sinh làm đúng kiểu bài nghị luận xã hội, dạng bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Bài làm phải có bố cục ba phần, liên kết mạch lạc, luận điểm, luận cứ, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Diễn đạt trôi chảy, viết chuẩn chính tả, ngữ pháp. 
Về kiến thức
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các ý sau:
a. (0,5 điểm)
- Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng đạo lí thể hiện qua bài ca dao 
0,5 điểm
b. (2,0 điểm)
* Giải thích ý nghĩa bài ca dao 
- Bầu và bí là hai thứ cây giống nhau nhưng cùng loài, thường được trồng cho leo chung giàn nên cùng điều kiện sống; bầu và bí được nhân hoá, trở thành ẩn dụ để nói về con người cùng chung làng xóm, quê hương, đất nước. 
- Qua bài ca dao, tác giả dân gian muốn khuyên con người phải biết yêu thương, đoàn kết dù khác nhau về hoàn cảnh, điều kiện riêng.
0,25 điểm
0,25 điểm
* Suy nghĩ về tư tưởng, đạo lí được gửi gắm qua bài ca dao
- Yêu thương đoàn kết sẽ giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Người được giúp đỡ sẽ vượt qua khó khăn, tạo lập cuộc sống; người giúp đỡ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, gắn bó với xã hội, cộng đồng hơn, xã hội bớt những người khó khăn.
- Yêu thương đoàn kết giúp đỡ nhau là đạo lí của con người và truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
* Bàn bạc, mở rộng
- Thái độ thờ ơ vô cảm, vô trách nhiệm cần phê phán, lên án.
* Cách thực hiện đạo lí 
- Tự nguyện chân thành; kịp thời, không cứ ít nhiều, tuỳ hoàn cảnh.
- Quan tâm giúp đỡ người khác về vật chất và tinh thần.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
c. (0,5 điểm)
- Kết luận, nêu lời khuyên, liên hệ bản thân.
0,5 điểm
3
(5 điểm)
* Về kỹ năng : Làm đúng kiểu bài nghị luận về đoạn thơ; bố cục rõ rµng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu 
* Về kiến thức : Bài làm có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau:
1. (1,0 điểm) 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, bước đầu nêu đánh giá sơ bộ về tác phẩm. 
- Nêu vị trí và nội dung đoạn thơ.
0,5 điểm
0,5 điểm 
 2. (3,0 đ)
 - Đoạn thơ thể hiện ước nguyện cống hiến của tác giả qua những điệp ngữ ta làm, hình ảnh giản dị: muốn làm con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hòa ca, hình ảnh ẩn dụ một mùa xuân nho nhỏ/ dâng cho đời;
 - Đó là ước nguyện được sống đẹp, sống có ích, được cống hiến phần nhỏ bé nhưng tinh túy, cao đẹp của tâm hồn mình; sự dâng hiến lặng lẽ cả cuộc đời mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
 - Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành giản dị, khiêm nhường, rất đáng trân trọng.
 - Sự thay đổi cách xưng hô từ “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn, đó là ước nguyện chung của nhiều người; ước nguyện ấy thể hiện mối quan hệ mật thiết hữu cơ giữa cuộc đời mỗi con người với cuộc đời chung, với đất nước; thể hiện cái nhìn đầy tiến bộ về con người ...
0,75 điểm
0,75 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
- Khổ thơ thể hiện xúc động một vấn đề nhân sinh lớn lao. Đặt khổ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy, ta càng hiểu hơn vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.
0,5 điểm
3. (1,0 đ)
 - Khẳng định lại ý nghĩa đoạn thơ, đánh giá thành công của tác phẩm, đánh giá tác giả
 - Liên hệ trách nhiệm bản thân.
0,5 điểm
0,5 điểm
...............................Hết.............................

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_thi_ngu_van_nam_hoc_2014_2.doc