Đề kiểm tra tháng 4 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tráng Liệt (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 ( 2 điểm)

a. Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của ai ? Sáng tác trong hoàn cảnh nào ?

b. Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Ý nghĩa của cách lựa chọn ngôi kể này?

Câu 2 (3 điểm)

 Suy nghĩ của em về câu ca dao sau:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông”.

Câu 2 (5 điểm)

 Phân tích phần hai bài thơ “Nói với con” của Y Phương.

 “ Người đồng mình thương lắm con ơi

 Nghe con.”

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra tháng 4 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tráng Liệt (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS TRÁNG LIỆT
ĐỀ KIỂM TRA THÁNG 4 NĂM HỌC 2013-2014
 MÔN: NGỮ VĂN 9
 Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 ( 2 điểm)
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của ai ? Sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Ý nghĩa của cách lựa chọn ngôi kể này?
Câu 2 (3 điểm)
 Suy nghĩ của em về câu ca dao sau:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông”.
Câu 2 (5 điểm)
 Phân tích phần hai bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
 “ Người đồng mình thương lắm con ơi
 Nghe con.”
 - Hết –
TRƯỜNG THCS TRÁNG LIỆT
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA THÁNG 4
 MÔN: NGỮ VĂN 9
Câu 1 (2 điểm)
Phần
Nội dung
Điểm
a
- Của nhà văn Lê Minh Khuê
0,5
- Viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
0,5
b
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất, Phương Định vừa là nhân vật chính vừa là nhân vật kể chuyện.
0,5
- Cách lựa chọn ngôi kể này tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật và tạo ra một điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực khốc liệt của cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
0,5
Câu 2 (3 điểm)
Yêu cầu chung:
Thể loại: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Cách trình bày: viết thành một bài văn ngắn.
Nội dung: Bàn luận về một câu ca dao.
Đáp án và biểu điểm:
Phần
Nội dung
Điểm
MB
- Giới thiệu về công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và trích dẫn được câu ca dao.
0,5
TB
KB
* Giải thích nghĩa của câu ca dao:
- Công cha: lớn lao, sừng sững như ngọn núi cao; nghĩa mẹ nhiều, bao la, rộng lớn như nước ngoài biển cả.
- Mượn hình ảnh so sánh để tác giả dân gian khẳng định công lao của cha mẹ đối với con cái là lớn lao vô tận, không gì có thể đo đếm hết được.
0,5
* Đánh giá, giải thích, chứng minh ý nghĩa câu cao dao:
- Đó là một lời nhận xét vô cùng đúng đắn bởi vì:
+Cha mẹ là người sinh ta ta, cho ta cuộc sống.
+Cha mẹ đã nuôi dưỡng ta, chăm sóc, dạy dỗ ta từ khi ta sinh ra đến lúc trưởng thành; cha mẹ luôn theo sát ta “vui với niền vui của ta, buồn với nỗi buồn của ta”; cha mẹ chịu đựng mọi nỗi vất vả, cực nhọc để nuôi con khôn lớn thành người.
+Khi con đã trưởng thành, có thể cha mẹ đã già yếu nhưng vẫn lo cho con, vẫn hết lòng vì con
 (Lấy dẫn chứng chứng minh)
1,0
*Liên hệ mở rộng và rút ra bài học từ vấn đề:
- Phê phán những người con không cảm nhận được công lao của cha mẹ với bản thân mình; còn có lúc để cha mẹ buồn lòng; không biết cách báo hiếu cha mẹ; không biết chia sẻ nỗi vất vả với cha mẹ
- Câu tục ngữ khuyên mỗi con người cần phải hiểu và cảm nhận, thấm thía được công lao to lớn của cha mẹ đối với bản thân mình.
- Người con phải biết cách để đền đáp công ơn cha mẹ, biết làm cho cha mẹ vui lòng.
- Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải coi trọng chữ Hiếu đối với cha mẹ, biết hi sinh cho cha mẹ.
0,5
Bày tỏ suy nghĩ của bản thân về vấn đề nghị luận
0,5
 (Bài viết có thể có thêm những ý khác ngoài nội dung trên nhưng phải phù hợp với nội dung của câu ca dao và thể loại văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí)
 - Bài viết đúng thể loại, đảm bảo đủ nội dung; biết cách diễn đạt; cảm xúc sâu sắc, tự nhiên chân thật; không bị mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả - đạt 3 điểm.
- Tuỳ theo mức độ mà cho điểm thấp hơn.
Câu 3 ( 5 điểm)
 Yêu cầu chung: 
Thể loại: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Trình bày: học sinh viết thành một bài văn có kết cấu đủ 3 phần MB-TB-KB.
Nội dung: phân tích được những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha qua lời tâm tình với con.
Đáp án và biểu điểm:
Phần
Nội dung
Điểm
MB
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nội dung đoạn thơ và tình cảm khái quát của người viết.
0,5
TB
- Qua việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”, người cha dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương.
 “ Người đồng mình thương lắmKhông lo cực nhọc”.
- Tác giả lấy từ ngữ, hình ảnh diễn tả khoảng cách không gian: cao, xa, như sông, như suối, lên thác xuống ghềnh để nói lên tâm hồn mạnh mẽ, phóng khoáng; cách sử dụng điệp từ “sống” và nhịp thơ tuôn chảy gợi lên sức sống mãnh liệt, bền bỉ của con người trước cuộc sống gian truân vất vả.
- Con người quê hương mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo.
- Từ đó cha mong con phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.
2,0
 “Người đồng mình thô sơ da thịtNghe con”
- Cách nói cụ thể, giàu hình ảnh mà đầy ẩn nghĩa, mang màu sắc triết lí, suy tư.
- Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ mộc mạc, giản dị nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và khát vọng xây dựng quê hương. Chính những con người như thế, bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại hằng ngày, đã làm nên quê hương với truyền thống, phong tục tốt đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa riêng. Từ đó người cha mong con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời. Lời của cha chứa chan tình cảm trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều cha tâm tình với con vượt lên tình cảm gia đình, trở thành lời gửi trao thiêng liêng giữa các thế hệ.
1,5
- Đánh giá: 
+Nghệ thuật: Giọng điệu thiết tha, trìu mến; lời thơ như lời tâm tình, trò chuyện; xây dựng hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ; bố cục chặt chẽ; dẫn dắt tự nhiên.
+Nội dung: Qua việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình, người cha gợi cho con lòng tự hào về quê hương, dân tộc, dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương.
- Bài thơ như một lời nhắc nhở mỗi người đọc phải biết chung thủy, nghĩa tình với quê hương, biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương mình.
0,5
KB
Suy nghĩ và liên hệ
0,5
Bài viết đảm bảo nội dung, nắm chắc thể loại, biết cách trình bày diễn đạt, không mắc lỗi dùng từ diễn đạt, chính tả sẽ đạt điểm tối đa.
Tuỳ theo mức độ mà cho điểm thấp hơn.
(Đối với những bài chữ xấu, trình bày xấu bẩn, mắc nhiều lỗi chính tả điểm trừ toàn bài ít nhất 0,5 điểm)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_thang_4_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2013_2014_truong_t.doc