Giáo án môn Địa lý Lớp 6

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức:

 - Nắm được định nghĩa đơn giản về bản đồ, biết và nhớ các quy định về phương hướng trên bản đồ. Biết phương hướng trên bản đồ và một số yếu tố bản của bản đồ, lưới kinh vĩ tuyến.

 - Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lý của một điểm .

 2. Kĩ năng:

 - Biết cách tìm phương hướng, kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lý của một điểm trên bản đồ, quả địa cầu.

 3. Thái độ

 - Nhận thức được vai trò của bản đồ trong giảng dạy và học tập địa lý

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: - Bản đồ Châu Á

 2. Học sinh: - Đọc kỹ bài trước ở nhà.

III. Tiến trình dạy hoc

 1. Ổn định tổ chức: (1’)

Lớp 6a

Lớp 6b Vắng .

Vắng .

 2. Kiểm tra: (5’)

 - CH: Nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? 10đ

 - ĐA: - Có hai dạng biểu hiện tỷ lệ.

 - Tỷ lệ số: ( VD: 1:1.000.000; 1:500.000 )

 - Tỷ lệ thước.

 - Tỷ lệ bản đồ cho biết bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu so với thực tế.

 - Bản đồ có tỷ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết càng cao

 3. Bài mới.

 Khi sử dụng bản đồ, chúng ta cần biết những quy ước về phương hướng của bản đồ, đồng thời cũng cần biết cách xác định vị trí của các địa điểm trên bản đồ, nghĩa là phải biết cách xác định tọa độ địa lý của bất cứ địa điểm nào trên bản đồ. Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta những kiến thức đó.

 

doc104 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Địa lý Lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết quả tại chỗ. CTHĐTQ chốt ý đúng 
- GV: Y/c HS HĐ Cá nhân – Đọc thông tin SGK
- Đọc thông tin kết hợp quan sát hình / 143 / SGK 
- H: Hãy nêu đặc điểm của các núi đá vôi?
- GV: Địa hình núi đá vôi có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến là có đỉnh nhọn, sắc, sườn dốc đứng.
- CH: Giải thích thuật ngữ Các-xtơ?
- HS: Hiện tượng độc đáo, hình thành trong các núi hay cao nguyên đá vôi do tác động của nước ngầm.
- H: Vì sao nói đến địa hình Các-xtơ là người ta hiểu ngay đó là địa hình có nhiều hang động?
- HS: Đá vôi là loại đá dễ hoà tan. Trong điều kiện khí hậu thuận lợi, nước mưa thấm vào kẻ nứt của đá khoét mòn tạo thành hang động trong khối núi.
- H: Địa hình (đá vôi) Các-xtơ có giá trị kinh tế như thế nào?
- H: Kể tên những hang động danh lam thắng cảnh mà em biết
- GV: Chốt cả nội dung tiết học 
A/ Hoạt động khởi động. 
B/ Hoạt động hình thành kiến thức.
1/ Tìm hiểu địa hình núi 
- Núi là dạng địa hình nổi cao trên mặt đất.
- Có 3 bộ phận : đỉnh, sườn, chân.
- Có 3 loại núi : thấp, trung bình, cao.
Núi 
Thời gian hình thành 
Đỉnh núi 
Sườn núi 
Thung lũng 
Núi già 
Hàng trăm triệu năm
đỉnh tròn
thoải
rộng
Núi trẻ 
Vài chục triệu năm
đỉnh cao
dốc
sâu.
2/ Khám phá địa hình Các-xtơ và các hang động :
 - Địa hình núi đá vôi đựơc gọi là địa hình Các-xtơ, phổ biến là có đỉnh nhọn, sườn dốc đứng
- Trong vùng núi đá vôi có nhiều hang động đẹp, có giá trị du lịch.
- Đá vôi cung cấp vật liệu xây dựng.
3 ) GV yêu cầu HS về nhà tự nghiên cứu trước phần B- 3,4b; C; D; E.
4) Phần ghi chép bổ sung của GV (Đánh giá, nhận xét quá trình học tập của HS, điều chỉnh, bổ sung nội dung, phương pháp giảng dạy, )
Ngày giảng: 
Lớp 6a
Lớp 6b
 Tiết 16
Bài: 14 ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
(tiếp )
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức:
 - Biết được bình nguyên ,cao nguyên là dạng địa hình thấp ,tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, cao nguyên có sườn dốc, độ cao tuyệt đối trên 500m .Đồi là dạng địa hình nhô cao ,có đỉnh tròn sườn thoải . độ cao tuyệt đối không quá 200m 
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết được 4 dạng địa hình (núi, đồi, bình nguyên, cao nguyên ) qua tranh ảnh, đọc bản đồ dịa hình tỉ lệ lớn 
 3. Thái độ:
 - Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho HS cùng với ý thức xây dựng và bảo vệ, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương mình.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên : Mô hình địa hình cao nguyên và bình nguyên.
 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu kỹ bài trước ở nhà.
III. Tiến trình dạy- học 
 1. Ổn định tổ chức: (1’) 	
Lớp 6a
Lớp 6b
Vắng ..
Vắng ..
 2. Kiểm tra: (5’)
- CH: Thế nào là địa hình các-xtơ? Giá trị kinh tế của chúng ? 10đ
- ĐA: - Địa hình núi đá vôi đựơc gọi là địa hình Các-xtơ, phổ biến là có đỉnh nhọn, sườn dốc đứng.
	- Trong vùng núi đá vôi có nhiều hang động đẹp, có giá trị du lịch. Đá vôi cung cấp vật liệu xây dựng.
 3. Bài mới 
Ngoài địa hình núi ra, trên bề mặt Trái Đất còn có một số dạng địa hình núi nữa, đó là cao nguyên, bình nguyên và đồi. Vậy khái niệm các dạng địa hình này ra sao? Chúng có đặc điểm giống và khác nhau thế nào? Đó là nội dung của bài:
Hoạt động của thầy và trò 
Tg
Nội dung 
*Hoạt động 1: tìm hiểu về Bình nguyên 
- GV cho hs quan sát ảnh,mô hình về đồng bằng:
- CH: Bề mặt của đồng bằng có gì khác với núi? 
- GV: Dựa vào H40 và kênh chữ trong SGK, cho biết:
- CH: Đồng bằng thường có độ cao bao nhiêu mét so với mặt biển? 
- HS: Dửụựi 200m
- CH: Có những loại đồng bằng nào?
- HS: Đồng bằng bồi tụ và ĐB bào mòn.
- GV treo bản đồ tự nhiên thế giới và BĐ tự nhiên VN cho hs quan sát và xác định trên BĐ các đồng bằng lớn của VN và TG.
- CH: Đồng bằng đem lại lợi ích gì cho con người? 
- HS: Bằng phẳng: thuận lợi về giao thông tập chung đông dân cư.Trồng trọt lúa nước.
- CH: ở địa phương mình thuộc dạng địa hình gi?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về Cao nguyên
- GV cho hs quan sát mô hình cao nguyên yêu cầu hs dựa vào H40 và tranh ảnh, cho biết:
- CH: Cao nguyên có gì khác so với ĐB về mặt hình thái? 
- CH: Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa ĐB và CN?
- HS: Giống: Bề mặt tương đối bằng phẳng.
- Khác: Độ cao tuyệt đối, sườn...
- GV cho hs xác định trên BĐ tự nhiên VN một số cao nguyên lớn của nước ta.
Di Linh, Kon tum, Đăk lăk, Lâm Viên...
- CH: Cao nguyên đem lại lợi ích gì cho con người? 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về Đồi:
- GV cho hs quan sát tranh ảnh vùng trung du và yêu cầu hs kết hợp kênh chữ trong SGK để tìm ra những đặc điểm của đồi:
- CH: Đồi là gì ? Thường nằm giữa các vùng địa hình nào?
- HS: Là dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và núi.
- CH: Vùng đồi còn có tên gọi là gì?
 - HS: Vùng Trung du.
- CH: Nước ta có vùng đồi không?
- HS: Vùng đồi nước ta phần lớn tập trung ở vùng Bắc bộ.
 - CH: Đồi có lợi ích gì cho con người? 
- GV kết luận bài 
(13’)
(11’)
(11’)
1. Bình nguyên (Đồng bằng):
- Thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao tuỵêt đối thường < 200 m.
- Có hai loại đồng bằng:
 +Bồi tụ 
 +Bào mòn.
- Đồng bằng thuận lợi cho trồng cây lương thực-thực phẩm.
2. Cao nguyên:
- Bề mặt tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối > 500 m, sườn dốc.
- Thuận lợi cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
3. Đồi:
- Đỉnh tròn, sườn thoải, có độ cao tương đối không quá 200 m.
- Vị trí: giữa miền núi và đồng bằng(chuyển tiếp)
- Thuận lợi trồng cây công nghiệp kết hợp lâm nghiệp, chăn thả gia súc.
 4. Củng cố: (3’)
 - Sự giống nhau và khác nhau giữa ĐB và CN?
 - CH: Đồi là gì ? Thường nằm giữa các vùng địa hình nào?
 5. Hướng dẫn học ở nhà : (1’)
 - Học bài, kết hợp SGK.
 - Đọc và tìm hiểu kĩ trước bài 14/SGK
Ngày giảng 
Lớp 6a
Lớp 6b
 Tiết 17
ÔN TẬP KÌ I
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức
 - Sau bài học HS cần: Ôn tập lại nội dung kiến thức đã học trong học kì I.Tổng hợp kiến thức địa lí tự nhiên
 2. Kĩ năng
 - Biết tổng hợp các thành phần kinh tế.Biết cách liên hệ giữa kiến thức với thực tiễn. Rèn kĩ năng bản đồ, sơ đồ, biểu đồ
 3. Thái độ: 
 - Rền luyện tính tự tin khi làm bài 
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên. Đề cương ôn thi
 2. Học sinh: Tìm hiểu nội dung ôn tập ở nhà 
III. Tiến trình dạy- học 
 1. Ổn định tổ chức: (1’) 	
Lớp 6a
Lớp 6b
Vắng ..
Vắng ..
 2. Kiểm tra: 
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1
Tìm hiểu vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- CH: Hs quan sát và kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời?
- CH: Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh?
- CH: Trái Đất có dạng hình gì?
- CH: Các đường nối từ cực Bắc xuống cực Nam là đường gì? Độ dài của chúng như thế nào?
- CH: Các vòng tròn cắt ngang quả Địa cầu là đường gì? Độ dài của chúng như thế nào?
- CH: Để đánh số vào các kinh tuyến, vĩ tuyến người ta phải làm gì ?
- CH: Vậy đối diện kinh tuyến O0 la kinh tuyến bao nhiêu độ?
- CH: Theo em hiểu bản đồ là gì?
- CH: Vậy làm thế nào để vẽ được bản đồ?
- CH: Cho HS đọc phần 2 SGK và cho biết. Để vẽ được bản đồ người ta còn phải làm những công việc gì?
- CH: Hãy nêu ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ?
- CH: Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lý chi tiết hơn?nêu dẫn chứng?
- CH: Vậy đối với bản đồ thì xác định phương hướng như thế nào?
- CH: Tại sao muốn hiểu kí hiệu phải đọc chú giải?
 - CH: Trên bản đồ công nghiệp, nông nghiệp Việt Nam có mấy dạng kí hiệu? Dạng đặc trưng?
- CH: cho biết ý nghĩa thể hiện của các loại kí hiệu?
- CH: Vậy để biểu hiện độ cao địa hình người ta làm thế nào?
- CH: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào?
- CH: Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục trong một ngày đêm quy ước là bao nhiêu giờ?
 - CH: Cùng một lúc trên trái đất có bao nhiêu giờ khác nhau? 
- CH: Việt Nam nằm ở khu vực giờ thứ mấy?
- CH: Trong cùng một lúc ánh sáng mặt trời có thể chiếu toàn bộ Trái Đất không ? Vì sao?
 - CH : Theo dõi chiều mũi tên trên quỹ đạo và trên trục của Trái Đất thì Trái Đất cùng một lúc tham gia mấy chuyển động? 
-CH: Quan sát H23 cho biết thời gian chuyển động quanh mặt trời một vòng của Trái Đất là bao nhiêu? 
- CH: Khi Trái đất chuyển động quanh Mặt trời thì độ nghiêng và hướng của Trái đất trên các vị trí xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí có thay đổi không?
- CH: Hiện tượng gì xảy ra ở vị trí 2 bán cầu thay đổi ntn? Với MT?Sinh ra hiện tượng gì?
- CH: Em có nhận xét gì về sự phân bố nhiệt và ánh sáng ở 2 nửa cầu?
- CH:Dựa vào H26 và bảng 32 kết hợp tranh cấu tạo bên trong của Trái Đất ? 
- CH: Lớp nào mỏng nhất ? Nêu vai trò của mỗi lớp? 
- CH: Nêu vai trò của lớp vỏ Trái Đất ?
- CH: Vỏ Trái đất được cấu tạo như thế nào ?
- CH: Dựa vào H27, hãy nêu số lượng các địa mảng chính của lớp vỏ Trái Đất. Đó là những địa mảng nào? 
- CH: Quan sát H. 27 hãy chỉ ra những chổ tiếp xúc của các địa mảng ?
- CH: Dựa vào bản đồ thế giới xác định khu vực tập trung nhiều núi cao? 
- CH: Nhận xét gì về địa hình Trái Đất ?
- CH: Nội lực là gì?
- CH: Ngoại lực là gì?
- CH: Núi lửa và động đất do nội lực hay ngoại lực sinh ra ?
- CH: Đặc điểm lớp vỏ Trái Đất nơi có động đất và núi lửa như thế nào? 
- CH: Hoạt động núi lửa ra sao?
- CH: Tác hại của núi lửa ?
- CH: Để hạn chế tai hoạ động đất con người đã có biện pháp khắc phục gì?
- CH: Hãy mô tả núi ? Về độ cao như thế nào so với mặt đất? 
- CH: Vậy, núi là dạng địa hình gì? Đặc điểm như thế nào ?
- CH: Núi có những bộ phận nào?
- CH: Có mấy loại núi?
- CH: Ngọn núi cao nhất ở nước ta cao bao nhiêu m? Tên gì? Thuộc loại núi gì?
- CH: Độ cao tương đối của núi đựơc tính như thế nào?
- CH: Địa hình núi ở Việt Nam là núi già hay núi trẻ? 
- CH: Hãy nêu đặc điểm của các núi đá vôi?
- CH: Vì sao nói đến địa hình Các-xtơ là người ta hiểu ngay đó là địa hình có nhiều hang động?
- CH: Địa hình (đá vôi) Các-xtơ có giá trị kinh tế như thế nào?
- CH: Bề mặt của đồng bằng có gì khác với núi? 
- CH: Đồng bằng thường có độ cao bao nhiêu mét so với mặt biển? 
- CH: Có những loại đồng bằng nào?
- CH: Cao nguyên có gì khác so với ĐB về mặt hình thái? 
- CH: Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa ĐB và CN?
- CH: Cao nguyên đem lại lợi ích gì cho con người? 
- CH: Đồi là gì? Thường nằm giữa các vùng địa hình nào?
- CH: Vùng đồi còn có tên gọi là gì?
- CH: Nước ta có vùng đồi không?
- CH: Đồi có lợi ích gì cho con người? 
(42’)
1. vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
 - Hình dáng và kích thước:
- Trái Đất có dạng hình cầu
- Bán kính : 6370 Km
- Xích đạo : 40076 Km
 - Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến
- Kinh Tuyến gốc là đường kinh tuyến O0 đi qua đài thiên văn Grin - uyt (Luân Đôn nướn Anh )
- Vĩ Tuyến gốc O0 là đường xích đạo.
2. Bản đồ cách vẽ bản đồ 
3. Phương hướng trên bản đồ.
4. Kí hiệu bản đồ 
- Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước .
- Ba loại kí hiệu: Điểm, đường và diện tích .
- Ba dạng kí hiệu: Hình học, chữ, tượng hình.
5. Sự vận động của Trái Đất quanh trục.
- Hướng tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông.
a, Hiện tượng ngày và đêm
b, Sự lệch hướng do vận động tự quay của trái đất
6. Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời
 - Trái đất chuyển động quanh Mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông , trên một quỹ đạo có hình Elip gần tròn.
- Hai nửa cầu luân phiên nhau ngả gần và chếch xa MT sinh ra các mùa.
7. Cấu tạo bên trong của trái đất 
- Gồm 3 lớp :
- Lớp vỏ mỏng nhất, quan trọng nhất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên, môi trường xã hội loài người.
8. Tác động của nội lực và ngoại lực 
- Nội lực 
- Ngoại lực 
- Núi lửa và động đất :
.
- Động đất 
- Để hạn chế thiệt hại người ta đã xây nhà chịu chấn động và nghiên cứu dự báo ...
9. Địa hình bề mặt trái đất 
- Có 3 bộ phận : đỉnh, sườn, chân.
- Có 3 loại núi : thấp, trung bình, cao.
 - Núi già và núi trẻ :
 Địa hình Các-xtơ và các hang động :
 - Địa hình núi đá vôi đựơc gọi là địa hình Các-xtơ, phổ biến là có đỉnh nhọn, sườn dốc đứng.
- Có hai loại đồng bằng:
 + Bồi tụ
 + Bào mòn.
- Cao nguyên
- Đồi:
 4. Củng cố: (1’)
	- Giáo viên nhận xét giờ ôn tập
 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
 	- Học bài chuẩn bị thi kì I
Ngày giảng: 
Lớp 6a
Lớp 6b
 Tiết 18
THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HOC KÌ I
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
- Kiểm tra đánh giá các kiến thức cơ bản về phần đại cương khoa học Trái Đất, đặc điểm địa hình bề mặt Trái Đất .
 2. Kĩ năng:
- Rèn ý thức tự giác khả năng tư duy lô gic khi làm bài kiểm tra của học sinh
 3.Thái độ: 
- Học sinh có thái độ nghiêm túc học tập, cũng như ý thức tự giác.
II. Chuẩn bị - Hình thức kiểm tra:
 1 Chuẩn bị:
- Giáo viên: Ma trận, câu hỏi, đáp án, biểu điểm 
- Học sinh: Ôn toàn bộ nội dung kiến thức đã học 
 2. Hình thức kiểm tra
- Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
III. Tiến trình kiểm tra:
 1. Ổn định tổ chức:	
Lớp 6a
Lớp 6b
Vắng 
Vắng .
 2. Kiểm tra : Không kiểm tra 
 3. Bài mới : 
 Ma trận
 Cấp độ
Tên chủ
 đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TN
KQ
TL
Trái Đất 
- Biết được phương hướng trên bản đồ. Cấu tạo của Trái Đất. - - Diện tích các lục địa trên Trái Đất.
Sự tham gia chuyển động của Trái Đất.
. 
Nắm trắc được hình dạng, hướng chuyển động của TĐ quay quanh trục. Hệ quả của sự chuyển động, nguyên nhân của hệ quả đó.
Số câu: 6
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 6%
Số câu: 3
Số điểm: 1,75 
17,5=%
Số câu: 1
Số điểm: 0,25 
2,5=%
Số câu: 1
Số điểm:4
40= %
Số câu: 6
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 60%
 2. Các thành phần tự nhiên của Trái Đất
Hiểu được núi là dạng địa hình như thế nào ?
Hiểu được cấu tạo của núi. Đặc điểm núi già, núi trẻ và giá trị kinh tế vùng núi.
Số câu:2
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu:2
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Tổng số câu 8
Tổng số điểm 10
Tỉ lệ 100%
Số câu:4
Số điểm: 2,75
27,5 %
Số câu :2
Số điểm: 4,25
42,5%
Số câu :1
Số điểm:4
40 %
Số câu 8
Số điểm 10
100 %
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
 Khoanh tròn vào các chữ cái ở đầu em cho là đúng ( Từ câu 1-> câu 4)Mỗi ý đúng 0,25 điểm )
Câu 1. Trên bản đồ ta xác định được mấy phương hướng chính
A. Bẩy phương hướng chính
C. Chín phương hướng chính
B. Tám phương hướng chính
D. Mười phương hướng chính
Câu 2. Trái Đất tham gia mấy sự chuyển động
A. Hai sự chuyển động
C. Bốn sự chuyển động
B. Ba sự chuyển động
D. Năm sự chuyển động
Câu 3. Cấu tạo bên trong của Trái đất gồm mây lớp
A. Gồm hai lớp
C. Gồm bốn lớp
B. Gồm ba lớp 
D. Gồm năm lớp
Câu 4. Lục địa nào có diện tích lớn nhất trên Trái Đất
A. Lục địa Nam Cực
C. Lục địa Ô-xtrây-li-a
B. Lục địa Phi 
D. Lục địa Á-Âu
Câu 5. Điền từ và cụm từ thích hợp vào chỗ chấm (1 điểm)
Núi là dạng địa hình (1)................... nhô cao rõ rệt trên (2) ........................ mặt đất, cao trên (3).....................500m so với (4) ................... mực nước biển. 
Câu 6: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp ( 1 điểm )
A. Tên Lục địa
 Nối 
B. Diện tích ( triệu Km)
1. Lục địa Á – Âu 
1 -
a. 29,2
2. Lục địa Phi
2 -
b.	 50,7
3. Lục địa Bắc Mĩ
3 -	
c. 18,1
4. Lục địa Nam Mĩ 
4 -
d. 20,3
e. 13,9 
II. Trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
Câu 6: (4 điểm) 
 Cho biết hình dạng, hướng chuyển động của Trái Đất ? Trái Đất chuyển động quay quanh trục sinh ra những hệ quả gì ? Giải thích vì sao có hệ quả đó ?
Câu 7: (3 điểm) 
 Em hiểu núi là gì ? Núi gồm mấy bộ phận ? Đặc điểm hình thái của núi già và núi trẻ ? Đồi núi có giá trị gì trong phát triển kinh tế ?
 * Đáp án - Biểu điểm: 
I. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
Ý đúng
B
A
B
D
Câu 5: Học sinh cần nối đúng các ý sau (1 điểm)
 (1) nhô cao rõ rệt (2) mặt đất Trái Đất (3) 500m (4) mực nước biển
Câu 6: (1điểm )
 1-b; 2-a; 3-d; 4-c
II. Trắc nghiêm tự luận
 Câu 1: (4 điểm)
- Trái Đất có dạng hình cầu 
- Hướng chuyển động từ Tây sang Đông
- Trái Đất chuyển động quanh trục sinh ra các hệ quả:
+ Sinh ra hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất. Do Trái Đất hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa, nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là ban đêm. Do Trái Đất tự quay quanh trục nên có ngày và đêm luân phiên nhau ở khắp nơi trên Trái Đất.
+ Làm lệch hướng chuyển động của các vật thể: Bán cầu Bắc lệch về bên phải, bán cầu Nam lệch về bên trái
 Câu 2: (3điểm)
- Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, cao trên 500m so với mực nước biển. 
- Núi gồm các bộ phận: Đỉnh núi; Sườn núi; Chân núi. 
- Đặc điểm hình thái của núi già và núi trẻ
+ Núi già: Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng
+ Núi trẻ: Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu
- Giá trị của đồi núi: trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển du lịch, khai thác khoáng sản...
 4. Củng cố : 
- Giáo viên nhận xét giờ kiểm tra 
 5. Hướng dẫn học ở nhà : 
- Đọc trước bài mới 
Ngày giảng : 
Lớp 6a
 6b....................
TIẾT 19
Bài 15 CÁC MỎ KHOÁNG SẢN 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	 - Học sinh hiểu khái niệm khoáng vật, đá, khoáng sản, mỏ khoáng sản.
 - Phân biệt các loại khoáng sản theo công dụng.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng phân loại khoáng sản.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức bảo vê TNTN.Tích hợp sử dụng tiết kiệm năng lượng vào mục 2
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Một số mẫu khoáng sản,bản đồ khoáng sản VN
 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu kĩ bài trước ở nhà.
III. Tiến trình dạy- học 
 1. Ổn định tổ chức: (1’)
 Lớp 6a
 Lớp 6b.....................
Vắng .
Vắng .
 2. Kiểm tra: Kết hợp trong quá trình học bài mới 
 3. Bài mới 
	Khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia. Hiện nay, nhiều loại 
khoáng sản là những nguồn nhiên liệu và nguyên liệu không thể thay thế được của
 nhiều ngành công nghiệp quan trọng. Vậy khoáng sản là gì, chúng được hình 
thành như thế nào và vai trò, ứng dụng của chúng ra sao?
Hoạt động của thầy và trò 
Tg
Nội dung 
*Hoạt động 1.Các loại khoáng sản:
- GV: Vật chất cấu tạo nên lớp vỏ Trái đất gồm các loại khoáng vật và đá. Khoáng vật thường gặp trong tự nhiên dưới dạng tinh thể trong các loại đá.
- VD: Đá còn gọi nham thạch là vật chất tự nhiên có độ cứng ít khác nhau tạo nên lớp vỏ trái đất. Qua thời gian, dưới tác động của quá trình phong hóa, khoáng vật và đá có loại có ích, có loại không có ích . những loại có ích gọi là khoáng sản
- CH: Vậy Khoáng sản là gì?
- GV: Cho HS xem các mẫu khoáng sản.
- CH: Quan sát ø bảng 49 SGK, quan sát mẫu khoáng sản. Khoáng sản được phân thành mấy loại? Kể tên, công dụng từng loại? 
HS: Gồm 3 loại.
+ Năng lượng; Than, dầu mỏ khí đốt, nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất.
+ Kim loại đen: Sắt mang gan, ti tan, crôm.
+ Kim loại màu: Đồng, chì kẽm.->Nguyên liệu cho công nghiệp .
+ Phi kim loại: Muối mỏ, apatít, thạch anh, kim cương, đá vôi, cát sỏi -> Sản xuất phân bón, gốm sứ, VLXD.
- GV: Ngày nay với sự tiến bộ khoa học, con người đã bổ sung nguồn khoáng sản ngày càng hao hụt đi bằng các nguồn năng lượng mới.
- CH: Vậy người ta bổ sung khoáng sản năng lượng bằng nguồn năng lượng mới nào?
- HS: Năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, nhiệt năng dưới đất.
- GV: Kết luận phần 1
*Hoạt động 2: Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh:
- GV: Treo bản đồ khoáng sản lên và xác định nơi tập trung mỏ khoáng sản trên bản đồ.
- CH: Theo em thế nào gọi là mỏ khoáng sản?
- CH: Các mỏ khoáng sản nội sinh được hình thành như thế nào?
- HS:Các mỏ khoáng sản nội sinh là những mỏ được hình thành do nội lực (mắc ma)
- CH: Các mỏ khoáng sản ngoại sinh được hình thành như thế nào?
- HS: Các mỏ khoáng sản ngoại sinh được hình thành do các quá trình ngoại lực ( quá trình phong hóa, tích tụ)
- GV: Các mỏ khoáng sản đều được hình thành trong điều kiện tự nhiên nhất định và những khoảng thời gian địa chất rất lâu dài.
 - 90% quặng sắt hình thành cách đây khoảng 500 – 600 triệu năm.
 - Than 230 – 280 tr năm. 140 – 195 tr năm.
 - Dầu mỏ từ xác sinh vật chuyển thành dầu mỏ cách đây 2 – 5 tr năm.
GV: Các mỏ kháong sản được hình thành trong thời gian rất lâu dài. Do đó chúng rất quý và không phải là vô tận. 
- CH: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ khoáng sản?
- GV: Mở rộng thêm về vấn đề kạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
(20’)
(20’)
1. Các loại khoáng sản:
- Khoáng sản là những khoáng vật và đá có

File đính kèm:

  • docBai 3 Ti le ban do_12813868.doc