Giáo án Địa lí 6 - Tiết 16, Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất - Năm học 2015-2016

Hoạt động 2: Tìm hiểu núi già, núi trẻ

+Hoạt động nhóm :4nhóm

- B1giao nhiệm vụ cho các nhóm

- Yêu cầu HS đọc kiến thức SGK và quan sát H35 phân loại núi già và núi trẻ

- B2 thảo luận thống nhất ghi vào phiếu

- B3thảo luận trước toàn lớp

Treo phiếu học tập –GV đưa đáp án-cácnhóm nhận xét

 *Hoạt động3:Địa hình cactơ

- Yêucầu HS QS H37cho biết:

- Địa hình cacxtơlà thế nào ?(địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.)

- Đặc điểm của địa hình? (Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn.

- Nước mưa có thể thấm vào khe và kẻ đá, tạo thành hang động rộng và sâu)

-Yêu cầu HS quan sát H37, H38 (SGK) cho biết:

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 6 - Tiết 16, Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/11/2015.
 Tiết 16- Bài 13: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức.- HS phân biệt được: Độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của địa hình.
- Biết khác niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao
sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ.
- Hiểu được thế nào là địa hình Caxtơ.
2. Kĩ năng.- Phân tích tranh ảnh.
3.Thái độ : giúp các em hiểu biết thêm về thực tế.
*/ GDMT: Mục 3( Biết được các hang động cacxtơ là dạng địa hình độc đáo ở vùng núi đá vôi, hấp dẫn khách du lịch; qua đó nhận biết được dạng địa hình này qua tranh ảnh và trên thực tế; từ đó có ý thức bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam;
- Các tranh ảnh do học sinh sưu tầm về dạng địa hình cacxtơ.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp::
2.Kiểm tra bài cũ:*/ Phân biệt sự khác nhau giữa nội lực và ngoại lực ? Ví dụ?
(- Nội lực: là lực sinh ra từ bên trong Trái Đất. (Núi lửa, động đất, tạo núi).
- Ngoại lực: là lực sinh ra từ bên ngoài bề mặt đất. ( Nước chảy chỗ trũng, gió thổi bào mòn đá, nước lấn bờ)).
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung chính
*Hoạt đông 1: Núi và độ cao của núi.
GV: Yêu cầu HS quan sát kiên thức và bảng thống kê, Hình 34 (SGK) cho biết:
- Núi là gì?( Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.)
- Núi có những đặc điểm gì ?
- Phân loại núi? ( Núi thấp: Dưới 1000 m. Núi cao: Từ 2000 m trở lên.Núi trung bình: Từ 1000 m -> 2000 m.)
-Treo BĐTNVN cho HS chỉ ngọn núi cao nhất nước ta ?
- QS H34cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi khác cách tính độ cao tương đối như thế nào ? ( Độ cao tương đối: Đo từ điểm thấp nhất đến đỉnh núi.
 Độ cao tuyệt đối: Đo từ mực nước biển lên đỉnh núi.)
 *Hoạt động 2: Tìm hiểu núi già, núi trẻ
+Hoạt động nhóm :4nhóm 
- B1giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- Yêu cầu HS đọc kiến thức SGK và quan sát H35 phân loại núi già và núi trẻ 
- B2 thảo luận thống nhất ghi vào phiếu
- B3thảo luận trước toàn lớp 
Treo phiếu học tập –GV đưa đáp án-cácnhóm nhận xét 
 *Hoạt động3:Địa hình cactơ 
- Yêucầu HS QS H37cho biết:
- Địa hình cacxtơlà thế nào ?(địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.)
- Đặc điểm của địa hình? (Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn.
- Nước mưa có thể thấm vào khe và kẻ đá, tạo thành hang động rộng và sâu) 
-Yêu cầu HS quan sát H37, H38 (SGK) cho biết:
-Thế nào là hang động đặc điểm của nó?
*/ Hang động cacx-tơ là một trong những dạng địa hình độc đáo của vùng núi đá vôi hấp dẫn khách du lịch nên chúng ta cần phải làm gì để vẻ đẹp ấy không bị mất đi ? 
- Hs trả lời, GV tiểu kết.
? Vậy từ đó em cần làm gì để bảo vệ các cảnh đẹp tự nhiên ở địa phương mình?
( Không có hành vi tiêu cực làm giảm vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên).
1. Núi và độ cao của núi.
+ Núi: là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, có độ cao tuyệt đối trên 500m.
+ Núi gồm các bộ phận:
 - Đỉnh .
 - Sườn .
 - Chân núi.
+ Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển ( Độ cao tuyệt đối)
2. Núi già, núi trẻ.
a) Núi già.
- Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm.
- Trải qua các quá trình bào mòn mạnh.
- Có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng và nông.
b) Núi trẻ.
- Được hình thành cách đây vài chục triệu năm.
- Có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu và hẹp.
3. Địa hình cacxtơ.
- Là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.
- Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn.
+ Hang động:
- Là những cảnh đẹp tự nhiên.
- Hấp dẫn khách du lịch.
- Có các khối thạch nhũ đủ màu sắc
VD: Động Phong Nha – Kẻ Bàng. (Quảng Bình )
4. Củng cố .
- Gọi 1-2 hs đọc phần ghi nhớ; 1 hs khác đọc phần đọc thêm.
Từ đó nêu câu hỏi cho hs trả lời.
- Độ cao tuyệt đối khác độ cao tương đối ở điểm nào?
- Phân biết núi theo độ cao và theo thời gian hình thành ?
5. HD tự học.
- Học bài, trả lời các câu hỏi sgk;
- Chuẩn bị bài 14.
Ngày soạn:30/03/2016
 Tiết 31- Bài 24 : BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG 
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- HS biết được: Độ muối của biển và nguyên nhân làm cho nước biển, đại dương có muối.
- Biết các hình thức vận động của nước biển và đại dương (Sóng, thủy triều, dòng biển) và nguyên nhân của chúng.
- Sự khác nhau của các hiện tượng sóng, thủy triều và dòng biển .
*/ GDMT : -Biết vai trò của biển và đại dương đối với đời sống con người trên Trái Đát.
- Các nguyên nhân làm ô nhiễm và sự cần thiết phải bảo vệ biển và đại dương trên thế giới.
2. Kỹ năng: Phân tích tranh ảnh, lược đồ.
3. Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm thực tế.
- Lên án, phê phán những hành vi làm ô nhiễm môi trường biển và đại dương.
- Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Bản đồ tự nhiên thế giới.
Tranh ảnh minh họa các hiện tượng sóng, thủy triều.	
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
 Câu 1 : Sông và hồ khác nhau như thế nào?
 - Sông là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
 - Hồ là khoảng nước đọng không chảy thường xuyên.
 Câu 2 : Nêu sự phân loại hồ ?
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung chính
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về độ muối của nước biển và đại dương.
( Hoạt động cá nhân – nhóm)
Hỏi: Bằng thực tế hoặc trên các kênh thông tin, em hãy mô tả lại hình ảnh về biển mà em từng gặp?
Gv: Gợi ý để hs thấy được sự khác nhau giữa biển và hồ về độ lớn, tính chất của nước.
- HS xác định trên bản đồ tự nhiên thế giới 4 đại dương thông nhau 
GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) cho biết:
- Độ muối của nước biển và đại dương là do đâu mà có? :
( Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra)
- Độ muối của nước biển và các đại dương có giống nhau không?Vì sao ? 
Cho ví dụ?( Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau: Tùy thuộc vào nuồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
VD: - Biển VN: 33%0
 - Biển Ban tích:10 %0 -15 %0
*Hoạt động 2 :Tìm hiểu về sự vận động của nước biển và đại dương(Thảo luận nhóm)
GV: Yêu cầu HS quan sát H61, 62, 63, 64 và kiến thức (SGK) cho biết:
+Nhóm 1: Sóng biển được sinh ra từ đâu? 
- HS dọc SGK cho biết phạm vi hoạt động của sóng, nguyên nhân có sóng thần, sức phá hoại sóng thần ? (Mặt biển không bao giờ yên tĩnh, luôn nhấp nhô, dao động. Sóng được sinh ra chủ yếu là nhờ gió. Gió càng mạnh thì sóng càng lớn.)
+ Nhóm 2+ 3: Tìm hiểu về thủy triều: - HS quan sát H62,63 nhận xét sự thay đổi ngấn nước ven bờ biển ?tại sao có lúc bãi biển rộng, lúc thu hẹp?
(nước biển lúc dâng cao, lúc lùi xa gọi là nước triều)
- HS đọc SGK cho biết.Có mấy loại thủy triều ? ( Có 3 loại thủy triều:
+ Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.
+ Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần
+ Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần).
- Ngày nào thì có hiện tượng triều cường và triều kém? (Triều cường: Ngày trăng tròn (giữa tháng)
Ngày không trăng (đầu tháng)
+ Triều kém: 
 Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng)
 Ngày trăng lưỡi liềm (Cuối tháng)
- Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều là gì ? (Là sức hút của mặt trăng và 1phần mặt trời làm nước biển và đại dương vận động lên xuống )
GV mặt trăng tuy nhỏ hơn mặt trời nhưng gần trái đất hơn, nắm vững quy luật thuỷ triều phục vụ nền kinh tế .....
+ Nhóm 4- Dòng biển được sinh ra từ đâu? Trong các biển và đại dương có những dòng nước chảy giống nhau như những dòng sông trên lục địa.
- Nguyên nhân sinh ra dòng biển ?
(là do các loại gió thổi thường xuyên ở trái đất như gió tín phong, tây ôn đối )
- Có mấy loại dòng biển. ?QS H64 nhận xét về sự phân bố dòng biển ?(Có 2 loại dòng biển:
+ Dòng biển nóng.
+ Dòng biển lạnh.
-Dựa vào đâu chia ra dòng biển nóng, lạnh ?(Nhiệt độ của dòng biển chênh lệch với nhiệt độ khối nước xung quanh, nơi xuất phát các dòng biển ...)
-Vai trò các dòng biển đối với khí hậu, đánh bắt hải sản.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của các dòng biển.
-(Hđ cá nhân – nhóm).
Gv giảng giải để hs thấy vai trò của các dòng biển đối với khí hậu, giao thông vận tải, đánh bắt hải sản
* Hỏi: Hiện nay hiện tượng ô nhiễm biển đang ở mức báo động vậy theo em nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
- Hs đưa ra một số nguyên nhân.
Gv: cung cấp bổ sung một số nguyên nhân hs chưa đề cập, tiểu kết.
Hỏi: Muốn bảo vệ MT biển chúng ta cần phải làm gì?
Liên hệ thực tế Việt Nam để hs thấy được trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ môi trường biển.
1. Độ muối của nước biển và đại dương.
- Các biển và đại dương đều thông với nhau.
- Nước biển và đại dương có độ muối trung bình 35%0.
- Độ muối trong các biển và đại dương không giống nhau.
2. Sự vận động của nước biển và đại dương:
- Có 3 sự vận động chính:
a) Sóng 
- Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.
- Nguyên nhân: Sóng được sinh ra chủ yếu là nhờ gió. Gió càng mạnh thì sóng càng lớn.
+ Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần
b) Thủy triều:
- Là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì.
- Nguyên nhân: Do sức hút của mặt Trăng và Mặt Trời
c) Dòng biển:
- Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt, tạo thành các dòng chảy trong biển và đại dương.
- Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở trái đất như gió tín phong ,tây ôn đới.
- Có 2 loại dòng biển:
+ Dòng biển nóng.
+ Dòng biển lạnh.
* Vai trò của các dòng biển:
- Có ảnh hưởng đến khí hậu, đánh bắt hải sản và giao thông vận tải.
3.Củng cố / Đánh giá.
- Tại sao độ muối của các biển và các đại dương lại khác nhau?
- Kể tên 3 hình thức vận động của nước biển ?
- Nêu vai trò của biển và đại dương đối với cuộc sống con người ?
4.HD tự học:.
- Đọc bài đọc thêm.
- Sưu tầm các hình ảnh về biển và đại dương (ở Việt nam và trên thế giới).
- Tìm thêm các bài viết, hình ảnh nói về hiện tượng ô nhiễm biển, đại dương ở Việt Nam và trên thế giới.
- Chuẩn bị trước bài 25. 

File đính kèm:

  • docBai_13_Dia_hinh_be_mat_Trai_Dat.doc
Giáo án liên quan