Xác định thành phần hỗn hợp kim loại, oxit kim loại

Bài 14 Có một hỗn hợp X ở dạng bột gồm Al, Al2O3 , kim loại M và oxit của nó không lưỡng tính. Đun nóng 15,48g X với một lượng dư dung dịch NaOH thu được 2,016 lít khí. Lọc tách được dung dịch A và chất rắn B. Sục khí CO2 vào dung dịch A đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lọc lấy C, nung ở to cao đến khối lượng không đổi thu được 10,2g chất rắn D. Hòa tan chất rắn B bằng dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch E và 2,344 lít khí NO. Thêm lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch E. Lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thu được 9,6g oxit. Để hòa tan lượng oxit này cần 60 ml dung dịch HCl 6 M.

1. Xác định kim loại và oxit của nó? Tính thành phần % về khối lượng của chúng.

2. Tính V dung dịch HNO3 4 M cần dùng để hòa tan hết chất rắn B.

Bài 15Hòa tan 2,16 gam hỗn hợp ba kim loại Na, Al, Fe vào nước ( lấy dư ) thu được 0,448 lít khí và một lượng chất rắn. Tách lượng chất rắn này cho tác dụng với 60 ml dung dịch CuSO4 1 M thu được 3,2 gam Cu và dung dịch A. Tách dung dịch A cho tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH để thu được kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn B.

1. Xác định khối lượng từng chất trong hỗn hợp đầu.

2. Xác định khối lượng chất rắn B.

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 3072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định thành phần hỗn hợp kim loại, oxit kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xác định thành phần hỗn hợp kim loại, oxit kim loại
Bài 1 Cho m gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Cu vào 100 ml dung dịch NaOH 1,2M. Sau phản ứng thu được phần A và 1,344 l khí đo ở 00C, 2 atm. Cho tiếp 100 ml dung dịch HCl 4M vào phần A. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch B và chất rắn C gồm 2 kim loại có khối lượng 2,08 gam. Nếu cho chất rắn C tác dụng với HNO3 loãng, dư thì thu được 0,672 l khí NO. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Xác định số mol các kim loại trong C và giá trị m?
Bài 2Hòa tan hoàn toàn a mol kim loại M (hóa trị n không đổi) phải dùng hết a mol H2SO4 đặc, nóng thu được khí A và dung dịch B. Cho khí A hấp thụ vào 45 ml dung dịch NaOH 0,2 M thì tạo được 0,608 gam muối Na. Mặt khác cô cạn dung dịch B thì thu được 1,56 gam muối khan. Hòa tan muối khan này vào nước rồi cho 0,387 gam hỗn hợp C gồm Zn, Cu vào khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thì thu được 1,144 gam chất rắn D. Tính khối lượng kim loại M đem hòa tan và khối lượng mỗi kim loại trong D và C.
Bài 3
 Cho 9,6g bột A gồm Zn, Fe, Cu vào cốc đựng 170ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch B và kết tủa C. Nung C trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 12g chất rắn. Chia B thành 2 phần bằng nhau. Thêm dung dịch NaOH dư vào phần 1 lọc kết tủa, rửa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,2g chất rắn D. 
Điện phân phần 2 với điện cực trơ trong 10 phút với cường độ dòng điện 10A.
Tính khối lượng các chất thoát ra ở bề mặt các điện cực.
Tính thể tích dung dịch HNO3 5M để hòa tan hết hỗn hợp A. Biết rằng phản ứng chỉ tạo ra khí NO duy nhất. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Bài 4Hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại M có hóa trị không đổi. Hòa tan hoàn toàn 6,6g hỗn hợp X trong dung dịch HCl ( dư ) thu được 5,376 lít khí. Mặt khác, cũng hòa tan 6,6g hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 ( lấy dư 10% so với lượng cần thiết ) thu được 1,792 lít hỗn hợp khí Y gồm N2O và NO dung dịch Z. Cho = 20,25. Hãy xác định kim loại M và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. Cho dung dịch Z tác dụng với 400ml dung dịch NaOH 1,72M. Sau phản ứng lọc, rửa kết tủa, nung ở to cao đến khối lượng không đổi được m(g) chất rắn. Tính m?
Bài 5 Nung 16,2g hỗn hợp A gồm các oxit MgO, Al2O3 và MO trong một ống sứ rồi cho luồng khí H2 đi qua. ở điều kiện thí nghiệm, H2 chỉ khử MO với hiệu suất 80%. Lượng hơi H2O tạo ra chỉ được hấp thụ 90% bởi 15,3g dung dịch H2SO4 90% kết quả thu được dung dịch H2SO4 86,34%.
Chất rắn còn lại trong ống được hòa tan trong một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch B và còn lại 2,56g kim loại M không tan. Lấy 1/10 dung dịch B cho tác dụng với NaOH dư. Lọc lấy kết tủa nung ở nhiệt cao tới khối lượng không đổi thì thu được 0,28g oxit.
 a. Tính khối lượng nguyên tử của M.
 b. Tính % khối lượng các chất trong A.
Bài 6 Cho mẫu hỗn hợp A chứa Al và một oxit của sắt. Thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm mẫu A thu được 92,35g chất rắn B. Cho lượng dư dung dịch NaOH vào chất rắn B có 8.4 lít khí thoát ra ( ở đktc ). Lọc lấy phần chất rắn còn lại cho vào 0,5 lít dung dịch chứa hỗn hợp 2 muối AgNO3 1,6M và Cu(NO3)2 1M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 112g chất rắn.
 a. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành sau phản ứng.
 b. Xác định công thức của oxit sắt.
Bài 7Cho 1,36 g hỗn hợp bột kim loại Fe, Mg vào 400 ml dung dịch CuSO4 chưa biết nồng độ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A nặng 1,84 g và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với NaOH dư, sau đó lấy kết tủa đem nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi cân được 1,2 g chất rắn C. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu và nồng độ của dung dịch CuSO4?
Bài 8Chia 33g hỗn hợp bột Fe và một kim loại M (có hóa trị không đổi) thành ba phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 8,96 lít khí. Cho phần 2 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc dư, đun nóng thì thu được 10,08 lít khí không màu có mùi hắc. Cho phần 3 trộn với bột Fe2O3 và nung nóng trong bình kín, sau đó làm nguội hỗn hợp rắn thu được và hòa tan hoàn toàn vào dung dịch HNO3 dư thì thu được hỗn hợp khí NO và NO2 có tỷ khối so với CH4 là 2,475.
1. Kim loại M đứng trước hay sau hiđro trong dãy điện hóa? Vì sao?
2. Xác định kim loại M và số gam mỗi chất trong hỗn hợp hai kim loại ban đầu.
3. Tính số mol mỗi khí trong hỗn hợp khí NO và NO2.
Bài 9
 1. Hòa tan a (gam) oxit của kim loại hóa trị 2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 17,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Xác định kim loại trên?
 2. Cho 7,68g Cu tác dụng với 180ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,5M và HNO3 1M. Phản ứng xong thu được V(lít) khí NO ( ở đktc) và dung dịch A.
 a. Tính V ?
 b. Lượng dung dịch A vừa thu được có thể hòa tan tối đa b (gam) oxit MO ở trên. Tính b?
 c. Cho 7,2g hỗn hợp bột Mg và Fe vào dung dịch thu được sau khi đã hòa tan b (gam) MO vào dung dịch A ở trên, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thu được 8,8g chất rắn B gồm hai kim loại. Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp bột trên?
Bài 10Cho 3,58g hỗn hợp X gồm bột Al, Fe, Cu tác dụng với 20 ml dung dịch NaOH 2 M thu được 0,672 lít khí H2. Sau khi kết thúc phản ứng cho tiếp 120 ml dung dịch HCl 1 M và đun nóng đến khi khí ngừng thoát ra. Lọc và tách được cặn rắn A. Cho A tác dụng với HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch B và 2,016 lít ( ở đktc ) một chất khí duy nhất. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa C. Nung C trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam sản phẩm rắn. Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp X và tính giá trị m.
Bài 11 Hòa tan 13,9 gam một hỗn hợp A gồm Al, Cu, Mg bằng V ml dung dịch HNO3 5 M vừa đủ, giải phóng ra 20,16 lít khí NO2 duy nhất và dung dịch B. Thêm dung dịch NaOH dư vào B, lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao được chất rắn D. Dẫn một luồng H2 dư đi qua D thu được 14,4 gam chất rắn E.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Tính tổng số gam muối tạo thành trong B.
b. Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong A.
c. Tính Vml .
Bài 12 Nung hỗn hợp (Al, Fe2O3) trong điều kiện không có không khí . Để nguội hỗn hợp sau phản ứng rồi nghiền nhỏ, trộn đều chia thành 2 phần. Phần 2 có khối lượng nhiều hơn phần 1 là 59g. Cho mỗi phần tác dụng với NaOH dư thu được lần lượt là 40,32 và 60,48 lít H2 . Biết H =100%.
 Tính khối lượng mỗi phần và khối lượng các chất đã tham gia phản ứng nhiệt nhôm.
Bài 13 Cho một lượng bột Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 63% thu được một khí duy nhất là NO2 và dung dịch A trong đó HNO3 còn lại có nồng độ 46%. Thêm vào A một lượng Ag (bột), khuấy kỹ để hòa tan hết, thấy thoát ra khí duy nhất NO, thu được dung dịch B có nồng độ HNO3 là 36%.
 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
 2. Tính C% các muối Cu, Ag trong dung dịch B.
Bài 14 Có một hỗn hợp X ở dạng bột gồm Al, Al2O3 , kim loại M và oxit của nó không lưỡng tính. Đun nóng 15,48g X với một lượng dư dung dịch NaOH thu được 2,016 lít khí. Lọc tách được dung dịch A và chất rắn B. Sục khí CO2 vào dung dịch A đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lọc lấy $C, nung ở to cao đến khối lượng không đổi thu được 10,2g chất rắn D. Hòa tan chất rắn B bằng dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch E và 2,344 lít khí NO. Thêm lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch E. Lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thu được 9,6g oxit. Để hòa tan lượng oxit này cần 60 ml dung dịch HCl 6 M.
1. Xác định kim loại và oxit của nó? Tính thành phần % về khối lượng của chúng.
2. Tính V dung dịch HNO3 4 M cần dùng để hòa tan hết chất rắn B.
Bài 15Hòa tan 2,16 gam hỗn hợp ba kim loại Na, Al, Fe vào nước ( lấy dư ) thu được 0,448 lít khí và một lượng chất rắn. Tách lượng chất rắn này cho tác dụng với 60 ml dung dịch CuSO4 1 M thu được 3,2 gam Cu và dung dịch A. Tách dung dịch A cho tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH để thu được kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn B.
1. Xác định khối lượng từng chất trong hỗn hợp đầu.
2. Xác định khối lượng chất rắn B.
Bài 16 Hỗn hợp A gồm 3 kim loại là K, Al, Fe được chia thành 3 phần bằng nhau
Phần 1 cho tác dụng với H2O lấy dư, giải phóng ra 4,48 lít khí.
Phần 2 cho tác dụng với dung dịch KOH lấy dư giải phóng ra 7,84 lít khí.
- Phần 3 hòa tan hoàn toàn trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 1,2M, giải phóng ra 10,08 lít khí và tạo ra dung dịch A .
 1. Tính số gam mỗi kim loại trong hỗn hợp E.
 2. Cho dung dịch A tác dụng với 240 gam dung dịch NaOH 20% thu được kết tủa. Lọc, rửa kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m.
Bài 17 Có một hỗn hợp A gồm Al và FexOy Sau khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được 69,6 g chất rắn B. Hoà tan B trong dung dịch NaOH dư thấy có 6,72 l khí bay ra và còn lại phần rắn không tan B. Hoà tan 1/3 lượng chất C cần dùng 60 g dung dịch H2SO4 98%, đun nóng. Tính khối lượng của Al2O3 và xác định công thức của oxit sắt?
Bài 18 Hòa tan hoàn toàn a gam một oxit sắt bằng H2SO4 đặc nóng thấy thoát ra khí SO2 duy nhất. Trong thí nghiệm khác sau khi khử hoàn toàn cũng a gam oxit sắt đó bằng CO ở nhiệt độ cao rồi hòa tan lượng sắt tạo thành bằng H2SO4 đặc, nóng thì thu được lượng khí SO2 nhiều gấp 9 lần lượng khí SO2 ở thí nghiệm trên. Viết các phương trình phản ứng trong hai thí nghiệm trên và xác định công thức của oxit sắt.
Bài 19 Cho 7,02g hỗn hợp bột lim loại gồm Al, Fe, Cu vào bình A chứa dung dịch HCl dư, còn lại chất rắn B. Lượng khí thóat ra được dẫn qua một ống chứa CuO nung nóng, thấy khối lượng của ống giảm 2,72g. Thêm vào bình A một lượng dư muối natri, đun nóng nhẹ thu được 0,896 lít một chất khí không mầu, hóa nâu trong không khí.
a. Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra ở dạng ion đầy đủ và dạng ion thu gọn. Xác định muối natri đã dùng.
b. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Bài 20 Hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Fe, Ba. Chia X thành ba phần bằng nhau.
- Phần I tác dụng với nước dư thu được 0,896 lít H2.
- Phần II tác dụng với 50 ml dung dịch NaOH 1 M (dư ) thu được 1,568 (lít) H2.
- Phần III tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 2,24 (lít) H2.
 1. Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp X.
 2. Sau phản ứng ở phần II, ta được dung dịch Y. Tính thể tích dung dịch HCl 1M cần thêm vào dung dịch Y để: a. Thu được lượng kết tủa nhiều nhất. b. Thu được 1,56 gam kết tủa.
Bài 21 Hòa tan hết 4,52g hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại A, B kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II bằng 200ml dung dịch HCl 0,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch C và 1,54 lít khí CO2 ở 27,30C và 0,8 atm.
1. Cho biết tên của hai nguyên tố A, B.
2. Tính tổng khối lượng của muối tạo thành trong dung dịch C.
3. Toàn bộ lượng khí CO2 thu được ở trên được hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ba(OH)2 Tính CM của dung dịch Ba(OH)2 để:
 a. Thu được 1,97 gam kết tủa.
 b. Thu được lượng kết tủa lớn nhất, nhỏ nhất.
Bài 22 aĐể hoà tan hết 5,8 g oxit FexOy cần 100ml dung dịch HCl 2M. Xác định CTPT của oxit sắt?
Cho luồng khí CO đi qua ống đựng m g Fe2O3, đốt nóng thu được 4,856 g hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3 dư. Trong A, khối lượng FeO bằng 1,35 lần khối lượng của Fe2O3. Khi hoà tan A trong 65 ml dung dịch H2SO4 0,4M thì thu được 0,448 l khí H2. Phản ứng xong chỉ còn một lượng sắt dư. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính khối lượng sắt dư và giá trị m?
Bài 23 aĐể hoà tan 4 g FexOy cần 52,14 ml dung dịch HCl 10% (d= 1,05 g/ml). Xác định CTPT của oxit sắt?
Cho V l CO đi qua ống sứ đựng m g oxit FexOy trên, đốt nóng. Giả sử lúc đó chỉ xảy ra phản ứng khử oxit sắt thành sắt kim loại. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí A có và chất rắn B. Nếu hoà tan hết chất rắn b thì thấy tốn hết 50 ml dung dịch H2SO4 0,5M, còn nếu dùng HNO3 thì thu được 1 loại muối sắt duy nhất có khối lượng nhiều hơn chất rắn B là 3,84 g. Tính % thể tích các khí trong A, V, m ?
Bài 24 ó m g hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3 với tỉ lệ khối lượng lần lượt là 7 : 18 : 40. A hoà tan vừa đủ trong 500 ml dung dịch H2SO4 0,68 M (loãng) thu được dung dịch B và có V l khí H2 bay ra. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch B, kết tủa thu được đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 22,4 g chất rắn. Tính m, V và số mol các chất tan có trong dung dịch B?
Bài 25 oà tan hoàn toàn m1 g hỗn hợp A gồm Al, Fe3O4, FeCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,344 l hỗn hợp khí B có . Mặt khác nếu hoà tan hết m1 g hỗn hợp A vào dung dịch HNO3 thì thu được hỗn hợp khí C gồm NO và CO2 có . Cho 1,344 l hỗn hợp B ở trên tác dụng với 2 l dung dịch gồm NaOH 0,008M và Ca(OH)2 0,005M đến khi phản ứng kết thúc thu được kết tủa D và dung dịch E. Cô cạn dung dịch E, nung sản phẩm thu được đến khi khối lượng không đổi thu được m2 g chất rắn. Tính % theo khối lượng các chất trong A, khối lượng kết tủa D, m1, m2?
Bài 26 hi nung m g hỗn hợp A gồm Al, Fe2O3 được hỗn hợp B (H=100%). Chia hỗn hợp B thành 2 phần bằng nhau. Hoà tan phần 1 trong H2SO4 loãng, dư thu được 1,12 l khí. Phần còn lại hoà tan trong dung dịch NaOH dư thì thu được khối lượng chất rắn không tan là 4,4g. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính khối lượng các chất trong hỗn hợp B và giá trị m?
Bài 27 ho 1,58 g hỗn hợp A ở dạng bột gồm Mg và Fe tác dụng với 125 ml dung dịch CuCl2. Khuấy đều hỗn hợp, lọc rửa kết tủa thu đươch dung dịch B và 1,92 g chất rắn C. Thêm vào b một lượng dư dung dịch NaOH, lọc rửa kết tủa mới tạo thành. Nung kết tủa đó trong khồn khí ở nhiệt độ cao thu được 0,7 g chất rắn D gồm 2 oxit kim loại. Tất cả các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong A và CM của dung dịch CuCl2?
Bài 28 Cho m gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Cu vào 200 ml dung dịch NaOH 0,6M. Sau phản ứng thu được phần A và 2,688 l khí H2. Cho tiếp 200 ml dung dịch HCl 2M vào phần A. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch B và chất rắn C gồm 2 kim loại có khối lượng 2,08 gam. Nếu cho chất rắn c tác dụng với HNO3 loãng, dư thì thu được 0,672 lít khí NO. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong C và tính m?
Bài 29 ho hỗn hợp Mg, Cu tác dụng với 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp 2 muối AgNO3 0,3M và Cu(NO3)2 0,25M. Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch A và chất rắn B. Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư , lọc rửa kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 3,6 gam hỗn hợp hai oxit. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp B trong H2SO4 đặc nóng thu được 2,016 lít khí SO2. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu?
Bài 30 Hỗn hợp A có khối lượng 8,14 gam gồm Cu, Al2O3, FexOy. Cho H2 dư đi qua A nung nón. Sau khi phản ứng xong thu được 1,44 g H2O. Hoà tan hoàn toàn A cần dùng 170 ml dung dịch H2SO4 1M loãng được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với NaOH dư , thu lấy kết tủa. Đem kết tủa nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thu được 5,2 gam chất rắn. Xác định CTPT của oxit sắt và tính khối lượng của từng oxit trong A?
Bài 31 Hoà tan hoàn toàn 6,72 g hỗn hợp A gồm kim loại M và oxit MxOy bằng dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch B và 1,344 lít khí NO. Thêm NaOH dư vào dung dịch B đến khi phản ứng kết thúc thu lấy kết tủa, nung trong không khí đên khối lượng không đổi được một oxit của kim loại M. Để hoà tan hết 9,6 gam oxit này cần 120 ml dung dịch HCl 3M. Xác định kim loại M và oxit của nó biết trong hỗn hợp A, số mol của M và MxOy có tỉ lệ tương ứng là 20: 7? Tính khối lượng từng chất trong A?
Bài 32 Hoà tan hết 3,96 gam hỗn hợp A gồm Mg và kim loại M (hoá trị 3) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 1,3M và HCl 0,4M được dung dịch B. Để trung hoà hết lượng axit dư trong B cần 450 ml dung dịch C gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOh 0,2M
Xác định kim loại M? Tính số gam mỗi kim loại trong A biết MA > MMg
Cho tiếp dung dịch C vào b để kết tủa hết ion SO42-? Tính thể tích dung dịch C đã dùng và số gam kết tủa tạo thành?
Bài 33 Cho 12,88 gam hỗn hợp Mg, Fe vào 700 ml dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn C nặng 48,72 gam và dung dịch D. Cho dung dịch NaOH vào D rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 14 gam chất rắn. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu và nồng độ của dung dịch AgNO3 đã dùng?
Bài 34 Thêm từ từ bột Mg vào 200ml dung dịch A chứa HCl 1M và HNO3 a M cho tới khi ngừng thoát khí thì thu được dung dịch B chứa các muối của Mg và 0,9636 lít hỗn hợp D gồm 3 khí đều không màu với khối lượng của d là 0,772 gam. Trộn 0,4816 lít D với 1 lít oxi thì thu được 1,3696 lít hỗn hợp khí E. 
Xác định các khí trong hỗn hợp D và tính % thể tích các khí trong hỗn hợp D? Cho biết trong hỗn hợp D có hai khí có thể tích bằng nhau.
Tính khối lượng Mg đã dùng và xác định a?
Bài 35 Để hoà tan 12 gam hỗn hợp A (MgO, CuO, Fe2O3) cần dùng vừa đủ 450 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác nếu đốt nóng 12 gam hỗn hợp A và cho luồng khí CO dư đi qua, sau phản ứng xong thu được 10 chất rắn và khí X.
Tính thành phần % khối lượng mỗi oxit trong A?
Dẫn toàn bộ khí X vào 0,5 lít dung dịch Ba(OH)2 thì thu được 14,775 gam kết tủa. Tính CM của dung dịch Ba(OH)2?
Bài 36 Cho 2,24 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A và dung dịch B. Tính số gam chất rắn trong A và nồng độ mol/ l các chất có trong B? Cho dung dịch NH3 đến dư vào B, sau khi phản ứng xong thu được kết tủa C. Nung C trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tính m?
Bài 37 Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hoà tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,176 lít khí H2. 
Xác định công thức của oxit kim loại?
Cho 4,06 gam oxit trên tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được dung dịch X và có khí SO2 bay ra. Hãy xác định CM của các muối trong X?
Bài 38 Cho 5,1 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe vào 250 ml dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc được 6,9 gam chất rắn B và dung dịch C. Lọc ờy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 4,5 gam chất rắn D. Tính:
Thành phần % theo khối lượng các kim loại trong A?
CM của dung dịch CuSO4?
Thể tích khí SO2 thu được khi hoà tan rắn B trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư?
Bài 39 Cho hỗn hợp A có khối lượng m gam gồm bột Al và oxit FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp A trong điều kiện không có không khí, được hỗn hợp B. Chia b thành 2 phần. Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hoà tan hết trong dung dịch HNO3 đun nóng, được dung dịch C và 3,696 lít khí NO duy nhất. Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOh đun nóng thấy giải phóng ra 0,336 lít H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định công thức của oxit sắt và tính m?

File đính kèm:

  • docCD BD hoa hoc THCS.doc
Giáo án liên quan