Giáo án Sinh học 8 - Tuần 17 - Năm học 2015-2016

 CHƯƠNG VI. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

Bài 31. TRAO ĐỔI CHẤT

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Phân biệt được sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài với sự trao đổi chất ở tế bào.

- Trình bày được mối liên hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở tế bào.

2. Kỹ năng: Rèn luyện cho hs kỹ năng quan sát, thu thập kiến thức và hoạt động nhóm.

3. Thái độ

Giáo dục tư tưởng: Tìm hiểu yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tuần 17 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/12/2015
Tiết thứ: 33	Tuần 17
	 Bài 30: VỆ SINH TIÊU HOÁ
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá và mức độ tác hại của nó. 
- Trình bày được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và đảm bảo hệ tiêu hoá có hiệu quả.
2. Kỹ năng
- Thu thập thông tin, quan sát tranh hình -> phát hiện kiến thức.
- Khái quát tổng hợp kiến thức.
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ 
Giáo dục tư tưởng: ý thức thực hiện nghiêm túc các biện pháp để có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án. 
- Học sinh: SGK lớp 8, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Những đặc điểm nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng.
3. Nội dung bài mới:
Chúng ta thường thấy các tác nhân gây hại cho cơ quan tiêu hoá vậy các tác nhân đó là gì? Cần phải làm gì để đảm bảo tốt hôm nay ta nghiên cứu bài vệ sinh hệ tiêu hoá.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá
- Yêu cầu HS đọc thông tin n SGK và trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 98.
+ Gọi từng từng nhóm lên trình bày.
+ GV nhận xét và kết luận kết quả.
- Yêu cầu HS rút ra các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá.
Hoạt động II: Các biện pháp bảo vệ.
- Yêu cầu HS đọc thông tin n SGK và trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 98:
+ Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách?
+ Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?
+ Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả?
- GV rút ra kết luận.
- GV đặt ra câu hỏi:
+ Tại sao những người lái xe đường dài hay bi đau da dày?
+ Lưu ý: Không chỉ có lái xe đường dài, những người chiu áp lực công việc cao, không nghi ngơi, hoạt động nhẹ nhàng trong vòng 30 phút sau khi ăn hay vừa ăn vừa làm việc khác đều có nguy cơ cao đau dạ dày.
+ Tại sao không nên ăn quá non vào buổi tối?
+ Tại sao không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ?
- Đọc thông tin và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Đại diện nhóm trình bày.
+ Theo dõi kết quả. 
- Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời: Đánh răng trước và sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mềm và thuốc đánh răng có chứa Ca và F.
+ Đứng lên trả lời: Ăn chín uống sôi, rau sống và trái cây rửa sạch trước khi ăn, không ăn đồ ôi thiu, không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn.
+ Ăn chậm nhai kĩ giúp thức ăn nghiền nhỏ dễ thấm dịch tiêu hóa nên tiêu hóa được hiệu quả. Ăn đúng giờ, đúng bữa thì sự tiết dịch tiêu hóa sẽ thuận lợi hơn, số lượng và chất dịch dịch tiêu hóa cao hơn và tiêu hóa được hiệu quả. Ăn thức ăn hợp vị và bầu không khí vui vẻ giúp tiết dịch dịch tiêu hóa cao hơn. Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi giúp hoạt động co bóp của dạ dày và ruột được tập trung hơn nên sự tiêu hóa được hiệu quả.
+ Không có thời gian để ăn đúng giờ, khi ăn thường là ăn các món ăn nhanh. Ăn xong làm việc luôn. Khi ăn xong không nghỉ ngơi thì thần kinh không điều khiển được co bóp dạ dày gây rối loạn, không tiêu hóa được thức ăn, tiết axit tiêu hóa quá nhiều -> đau dạ dày. 
+ Hệ tiêu hóa của bạn cũng phải hoạt động vô cùng vất vả hay khiến lượng thức ăn tiêu hóa chưa hết ứ đọng ở dạ dày, dễ bị thẩm thấu các chất độc hại vào bên trong các tế bào thành dạ dày, ruột.
+ Trong khoang miệng của chúng ta có chứa nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn lợi dụng chất đường trong thức ăn để tạo ra một loại đốm khuẩn nằm ở vị trí giữa khe răng và răng. Những đốm khuẩn này trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn. Chúng tồn tại trong các đốm khuẩn sinh sôi và nảy nở. Cứ thế, vi khuẩn tạo ra nhiều đốm khuẩn.
I. Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá
Nội dung bảng 30.1 (cuối bài)
II. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả.
- Ăn uống hợp vệ sinh.
- Khẩu phần ăn hợp lý.
- Ăn uống đúng cách.
- Vệ sinh răng miệng sau khi ăn.
Bảng 30.1 Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa
Tác nhân
Cơ quan ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
Vi khuẩn
- Răng.
- Dạ dày.
- Ruột.
- Các tuyến tiêu hoá
Tạo lên môi trường axít làm hỏng men.
- Bị viêm loét.
- Bị viêm
Giun sán
- Ruột.
- Các tuyến tiêu hoá
- Gây tắc ruột
- Gây tắc ống dẫn mật
Ăn uống không đúng cách
Cơ quan tiêu hoá
Có thể bị viêm.
Hoạt động tiêu hoá
Kém hiệu quả.
Hoạt động hấp thụ.
Kém hiệu quả.
Khẩu phần ăn không hợp lý
Các cơ quan tiêu hoá
Dạy dày, ruột bị mệt mỏi, gan có thể bị xơ
Hoạt độngtiêu hoá
Bị rối loạn
Hoạt động hấp thụ
Bị rối loạn
4. Củng cố
- Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá là gì? 
- Cần làm gì để bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân gây hại?
5. Hướng dẫn HS học bài, làm bài và soạn bài mới ở nhà.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 99.
- Xem trước nội dung: “Bài 31. Trao đổi chất và năng lượng”
VI. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết thứ: 34	 Tuần 17
	 CHƯƠNG VI. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 
Bài 31. TRAO ĐỔI CHẤT 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Phân biệt được sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài với sự trao đổi chất ở tế bào.
- Trình bày được mối liên hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở tế bào.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho hs kỹ năng quan sát, thu thập kiến thức và hoạt động nhóm.
3. Thái độ
Giáo dục tư tưởng: Tìm hiểu yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án. 
PHIẾU HỌC TẬP
Hệ cơ quan
Vai trò trong trao đổi chất
Tiêu hóa
Hô hấp
Tuần hoàn
Bài tiết
- Học sinh: SGK lớp 8, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá là gì?
- Cần làm gì để bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân gây hại?
3. Nội dung bài mới:
Chúng ta thường thấy các quá trình hoạt động của cơ thể cần các yếu tố cần thiết cho cơ thể vậy các yếu tố này được thực hiện như thế nào hôm nay ta nghiên cứu bài Trao đổi chất và năng lượng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động I: Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài.
- Yêu cầu HS đọc thông tin n và quan sát hình 31.1, cùng với hiểu biết bản thân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
* Đối với học sinh trung bình – yếu:
+ Sự trao đổi giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?
+ Hệ tiêu hóa đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất?
+ Hệ hô hấp đóng vai trò gì?
+ Hệ bài tiết thực hiện vai trò nào trong sự trao đổi chất?
+ Hệ tuần hoàn có vai trò gì trong sự trao đổi chất?
- GV chốt kiến thức.
* Đối với học sinh Giỏi:
+ Thảo luận nhóm hoàn thành phiểu học tập trong 3 phút.
+ Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài  có ý nghĩa gì?
- GV chốt lại kiến thức.
Hoạt động 2: Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong
- Yêu cầu HS đọc thông tin n và thảo luận nhóm trong vòng 3 phút trả lời các câu hỏi:
+ Máu và nước mô cung cấp những gì cho tế bào?
+ Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra những sản phẩm gì?
+ Những sản phẩm đó của tế bào đổ vào nước mô rồi vào máu và được đưa tới đâu?
+ GV nhận xét và kết luận các câu hỏi.
- GV chốt lại kiến thức.
Hoạt động 3: Mối liên hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở câp độ tế bào
- GV giảng sơ đồ 31.2 SGK:
+ Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ô xi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất.
- Yêu cầu HS quan sát hình 31.2 và trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK.
- GV nhận xét và kết luận kết quả câu hỏi.
- GV chốt lại kiến thức.
- Đọc thông tin n và quan sát hình, cùng với hiểu biết bản thân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước, muối khoáng.
+ Tổng hợp nên những sản phẩm, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài qua hậu môn.
+ Lấy Ôxi từ môi trường ngoài để cung cấp cho cơ thể và thải ra ngoài khí cacbônic.
+ Lọc máu thu gom chất thải để bài tiết ra ngoài dưới dạng nước tiểu và mồ hôi.
+ Vận chuyển Oxi, chất dinh dưỡng tới tế bào và CO2, các chất thải từ tế bào tới các cơ quan bài tiết.
+ Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
+ Nhờ trao đổi chất mà cơ thể và môi trường ngoài cơ thể tồn tại và phát triển, nếu không cơ thể sẽ chết. 
- Đọc thông tin n và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời: Các chất dinh dưỡng và oxi.
+ Đứng lên trả lời: CO2, sản phẩm phân hủy.
+ Đứng lên trả lời: đưa tới cơ quan bài tiết.
- Đứng lên trả lời: Hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.
I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài.
- Ở môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước muối khoáng và ôxi qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân huỷ và khí CO2 từ cơ thể ra ngoài.
- Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là đặc trưng cơ bản của sự sống
II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong
Các chất dinh dưỡng và oxi tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dung cho các hoạt động sống. Đồng thời các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi thải ra ngoài.
III. Mối liên hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở câp độ tế bào
- Trao đổi chất ở hai cấp độ có liên quan mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
Hệ cơ quan
Vai trò trong trao đổi chất
Tiêu hóa
+ Tổng hợp nên những sản phẩm, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài.
Hô hấp
+ Lấy O2 từ môi trường ngoài để cung cấp cho cơ thể và thải ra ngoài CO2.
Tuần hoàn
+ Vận chuyển Oxi, chất dinh dưỡng tới tế bào và CO2, các chất thải từ tế bào tới các cơ quan bài tiết.
Bài tiết
+ Lọc máu thu gom chất thải để bài tiết ra ngoài: nước tiểu và mồ hôi.
4. Củng cố:
- Trao đổi chất trong và ngoài cơ thể như thếnào?
- Trao đổi chất có liên quan tới các thành phần nào trong cơ thể?
 5. Hướng dẫn HS học bài, làm bài và soạn bài mới ở nhà.
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 101.
 - Xem trước nội dung: “Bài 32. Chuyển hóa”
IV. Rút Kinh Nghiệm
Ký duyệt tuần 17
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng

File đính kèm:

  • doctuần 17 lớp 8.doc