Văn mẫu 9 - Phân tích về tác giả

Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết :

“Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Lẽ sống cao đẹp ấy đã trở thành lí tưởng trong bài ca cuộc đời của biết bao thế hệ những con người Việt Nam anh hùng. Và khi bước vào ngưỡng cửa của thi ca thì “Sống là cho và chết cũng là cho” cũng chính là niềm khao khát cháy bỏng trong tâm hồn mỗi thi nhân.Trong số đó, ta không khi nào quên nhắc đến tiếng hát nhẹ nhàng ,sâu lắng ,tha thiết của khát vọng với cuộc đời, với đất nước trong thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ được thơ Thanh Hải viết tháng mười 11 năm 1980. Và ta cũng bắt gặp ước nguyện tha thiết chân thành được hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác, ước nguyện sống đẹp, trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc trong khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải sáng tác trước khi nhà thơ qua đời một tháng .Trong tâm lí nặng nề, sức khoẻ và bệnh tật mà hồn thơ Thanh Hải vẫn cất cánh bay cao để rồi mang đến cho cuộc sống một tình yêu, một nỗi niềm thiết tha với quê hương đất nước và cùng theo đó là ước nguyện chân thành được cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Tổ Quốc thân yêu.

 

doc15 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn mẫu 9 - Phân tích về tác giả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dỗ cho con trẻ những bài học luân lý cứng nhắc, không bắt chúng tập làm người lớn từ thưở còn bé thơ. Từng bước một, lũ trẻ sẽ hiểu dần được đời sống từ những bài học đường đời đầu tiên.
Sau Dế mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài cho in hàng loạt tác phẩm đậm chất hiện thực: Quê người(1941), Nhà nghèo (1942), Xóm Giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944)... Ông gần gũi với đám bình dân, ông thông thuộc tâm tính của họ, những người sinh ra trong nhếch nhác, khổ nghèo. Nói về họ, kể về họ thực chất cũng là nói về mình, kể về mình. Tô Hoài là thế, chỉ viết về những điều gì ông thật quen, những gì ông đã nhìn thấy. Trong Tự truyện, Tô Hoài cho biết, thậm chí “cả những chuyện loài vật tưởng như xa lạ kia cũng không ngoài cái rộn ràng hay thầm lặng của khu vườn trước cửa”. Điều mà Tô Hoài gần với Vũ Trọng Phụng, Nam Cao chính là ở đó: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Chỉ có điều, là những cây bút tài năng nên sự thực hiện lên trong mắt họ khác nhau. Tô Hoài đã nhìn nó từ góc nhìn thế sự - đời tư, bởi thế, các chi tiết của ông sắc nét, chuyện trong sách mà ngỡ như chuyện ngoài đời. 
Tô Hoài đặc biệt giỏi trong nghệ thuật tạo không khí. Đặc sắc của nhà văn, theo tôi nghĩ, phụ thuộc rất lớn vào cách tạo các lớp không khí của họ. Viết về người hay vật, viết về cổ hay kim, Tô Hoài đều biết cách đặt chúng trong không khí nào. Màu sắc đời sống, không khí lịch sử trong truyện của Tô Hoài ám rất sâu vào tâm trí người đọc vì đó là thứ không khí toát lên từ tình thế, từ các chi tiết rất gần gũi đời thường. 
Khi đọc Thackerey, Lep Tolstoi, Jac London... ta thấy các cây tiểu thuyết này rất am hiểu phong tục, tập quán của từng vùng, nết tính của từng loại người. Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng cũng thế. Nhưng so với hai cây bút hiện thực xuất sắc này, màu sắc phong tục trong văn Tô Hoài đậm hơn. Hình ảnh những đêm tình mùa xuân trong Vợ chồng A Phủ chẳng hạn, một mặt, cho ta hiểu hơn vẻ đẹp văn hóa vùng cao Tây Bắc, mặt khác, trở thành môi trường để nhân vật bộc lộ tính cách và chiều sâu bản ngã của nhân vật. Những bát rượu mà Mỵ đã uống trong ngày Tết, âm hưởng của tiếng sáo lơ lửng đầu ngõ, âm thanh của tiếng hát huê tình đã trở thành tác nhân thức dậy niềm khát sống trong người con dâu khốn khổ kia. Cứ ngỡ như Mỵ đã bị tê liệt hoàn toàn, đã chán sống đến mức không còn biết đến thời gian, cảm giác... nhưng hóa ra, những đốm lửa khát sống vẫn âm ỉ sau lớp tro lạnh bề ngoài. Và chỉ cần một ngọn gió đánh thức, những đốm lửa ấy sẽ cháy thành ngọn lửa, giục giã, hối thúc Mỵ thèm đi... Chỉ cần một bước chân thôi, ngoài kia đã là tự do và ánh sáng. Rõ ràng, màu sắc phong tục đã trở thành một yếu tố thẩm mỹ quan trọng trong thế giới nghệ thuật của Tô Hoài. 
Cũng cần phải nói thêm rằng, trong các tác phẩm của Tô Hoài, văn hóa, phong tục thường gắn với những trang viết về thiên nhiên rất đỗi tài hoa. Tại đây, ta nhận thấy chất thơ trong duyên kể Tô Hoài. Thiên nhiên trong văn Tô Hoài không kỳ vĩ như thiên nhiên của Nguyễn Tuân. Nó như những đóa hoa thấp thoáng nhưng rất giàu sức gợi. Nó góp phần làm cho những câu chuyện đời thường có thêm những nét nhạc trữ tình. 
Sau thành công của tập Truyện Tây Bắc, vào năm 1958, Tô Hoài cho xuất bản Mười năm. Tác phẩm này viết về thời kỳ 1936-1945 ở làng Hạ, tức vùng Nghĩa Đô quê ông. Khi ra đời, Mười nămkhông được chào đón nồng nhiệt. Theo tôi, cái nhìn không nghiêm trọng hóa là thế mạnh của Tô Hoài, nó khiến cho nhà văn, dù viết thể loại nào đi chăng nữa, vẫn thổi được vào đó cái chất tiểu thuyết mà M. Bakhtin từng nói đến. Cái nhìn ấy càng rõ nét hơn trong hai thiên hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều. Đây là hai tác phẩm khiến người đọc ngạc nhiên. Tại sao, đã đến độ thất tuần, bát tuần, Tô Hoài vẫn còn dẻo dai đến thế? 
Tô Hoài rất ít khi dùng thứ ngôn ngữ óng ả, sặc mùi sách vở. Chữ nghĩa của ông cất lên từ đời sống. Nhưng đó là thứ ngôn ngữ được chắt lọc, “thôi xao” kỹ lưỡng. Các chi tiết nghệ thuật trong văn Tô Hoài thường là kết quả của một quá trình quan sát tinh và sắc. Muốn thế, chữ nghĩa phải giàu khả năng tạo hình và có khả năng biểu đạt các tình huống, các sự kiện một cách chính xác nhất. Nhưng tôi nghĩ, điều đáng nói nhất là việc Tô Hoài thực sự đã xác lập được một nhãn quan ngôn ngữ tự sự cho chính bản thân ông. Cũng giống như chàng thợ sơn guốc Kim Lân, thưở nhỏ, Tô Hoài không có điều kiện học hành. Đó là một thiệt thòi lớn. Nhưng ông đã biết cách bù lại bằng khả năng tự học mà nếu không bền chí, hẳn ông đã rất khác so với một Tô Hoài vạm vỡ hôm nay. 
Không phải ngẫu nhiên mà trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã xếp Tô Hoài vào đội ngũ các cây bút tả chân. Bởi thế, đọc Tô Hoài, người ta có thể dễ dàng hình dung lại một cách chân xác chân dung của lịch sử, không khí của mỗi thời. Có lẽ, vì mỗi chi tiết dẫu là nhỏ nhất trong văn Tô Hoài chính là một tế bào của đời sống được Tô Hoài cấu trúc lại theo quan niệm nghệ thuật của mình. Dường như, trong mỗi một thông điệp mà ông trao đến cho người đọc, lẩn quất một nụ cười hóm hỉnh, một cái nheo mắt của Tô Hoài: cái thời ấy, cái hồi ấy, nó là thế, cả cái hay lẫn cái dở, cả cái cao cả lẫn cái nhem nhuốc thường ngày.
Vậy là ở tuổi gần đôi mươi, Tô Hoài cho ra cái ký về Dế Mèn, Dế Trũi... , còn ở độ xưa nay hiếm, ông cho ra liền những cái ký về bè bạn, người thân, từ đó mà nói về thế thái nhân tình. 
Khổ 4-5 Mùa xuân nho nhỏ và Khổ cuối Viếng lăng Bác
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết :
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Lẽ sống  cao đẹp  ấy đã trở thành lí tưởng trong  bài ca cuộc đời của biết bao thế hệ những con người Việt Nam anh hùng. Và khi bước vào ngưỡng cửa  của thi ca thì “Sống là cho và chết cũng là cho” cũng chính là niềm khao khát cháy bỏng trong tâm hồn mỗi thi nhân.Trong số đó, ta không khi nào quên nhắc đến tiếng hát nhẹ nhàng ,sâu lắng ,tha thiết của khát vọng với cuộc đời, với đất nước trong thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ được thơ Thanh Hải viết tháng  mười 11 năm 1980. Và ta cũng bắt gặp ước nguyện tha thiết chân thành được hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác,   ước nguyện sống đẹp, trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc trong khổ cuối bài thơ  Viếng lăng Bác  của Viễn Phương.
Bài thơ  Mùa xuân nho nhỏ được Thanh  Hải sáng tác trước khi nhà thơ qua đời một tháng .Trong tâm lí nặng nề, sức khoẻ và bệnh tật  mà hồn thơ Thanh Hải vẫn cất cánh bay cao để rồi mang đến cho cuộc sống một tình yêu, một nỗi niềm thiết tha với quê hương đất nước  và cùng theo đó là ước nguyện chân thành được cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Tổ Quốc  thân yêu.
Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết :
"Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến"
Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giầu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Ước nguyện  được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập”vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước.  Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu quá! 
Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái , ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp  kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên.  Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình. Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Thái độ ‘lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.
Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. "Dù là tuổi hai mươi" khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và những câu thơ này là một trong những câu thơ cuối cùng. "Một mùa xuân nho nhỏ" cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.
Và “Viếng lăng Bác”, bài thơ gây một xúc cảm đặc biệt. Viễn Phương bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng đã diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ. Từ tình cảm thành kính , ngưỡng mộ mà toàn dân tộc Việt Nam dành cho Bác  nhà thơ đã truyền cảm xúc của mình đến với người đọc khi nguyện làm tiếng chim hót , làm bông hoa đẹp , làm cây tre trung hiếu và sẵn sàng làm muôn ngàn công việc tốt để kính dâng Người :
Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng
Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Mặc dù hiện tại nhà thơ đang đứng bên lăng Người , trong lăng Người nhưng khi nghĩ đến những ngày phải rời miền Bắc , ngày xa Bác Viễn Phương thấy bịn rịn không muốn rời . Tình cảm trong những ngày được sống bên Bác luôn luôn sâu lắng từng giây từng phút . Tác giả không thể nào ngăn được nữa những dòng nước mắt trào dâng và tha thiết .Câu thơ thật bình dị nhưng chứa chan tình thương  ấp ủ sâu lắng tận đáy lòng làm cho mỗi chúng ta khi đọc lên  cảm thấy vô cùng xúc động.
Điệp ngữ “ Muốn làm ” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện ước nguyện muốn tự nguyện tự giác của Viễn Phương . nhà thơ muốn làm con chim hót dâng tiếng hót vui . Muốn làm bông hoa dâng hương thơm và sắc đẹp. Muốn làm cây tre trung hiếu canh giữ cho lăng Bác ngày đêm . Hình ảnh cây tre lại xuất hiệnở đoạn cuối bài thơ làm nhiệm vụ khép lại bài thơ một cách khéo léo , tạo cho người đọc một ấn tượng mạnh mẽ khó phai mờ. 
Khổ thơ đầu là hàng tre, khổ thơ cuối là cây tre. Nghĩa là muốn hóa thân thành một cây tre trong hàng tre kia để luôn được ở bên Bác, bộc lộ một tình cảm quyến luyến. Đó là tấm lòng yêu mến và sự tôn kính đối với Bác Hồ.Và thật cao đẹp biết bao khi nhà thơ muốn hóa thân làm cây tre trung hiếu, trong muôn ngàn cây tre quanh lăng Bác, để được ở mãi bên Bác. Hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất được lặp lại trong khổ thơ cuối tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, giúp hoàn thiện biểu tượng cây tre Việt Nam. Nếu ở khổ thơ thứ nhất, tre là hình ảnh tượng trưng cho phẩm chất kiên cường, bất khuất; thì ở khổ thơ cuối, hình ảnh cây tre được lặp lại nhưng là để tượng trưng cho phẩm chất  trung hiếu. Cây tre đã trở thành biểu tượng toàn vẹn cho phẩm chất của con người và dân tộc Việt Nam. 
Bài thơ "Viếng lăng Bác" đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị - Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời:
"Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa"
Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất. Thanh Hải và Viễn Phương  đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó hai ông đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau, để thơ mãi trường tồn.  Và có tình yêu nào rộng lớn hơn tình yêu quê hương đất nước? Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của hai nhà thơ, chúng ta càng thêm tin yêu vào mùa xuân của đất nước và “mùa xuân nho nhỏ” trong lòng mình. Chúng ta muốn cùng con chim chiền chiện hót lên khúc ca ngọt ngào gọi xuân về, học thành tài để trở thành cây tre trung hiếu của đất nước, góp phần công sức nhỏ bé để tô điểm cho mùa xuân cuộc đời thêm đẹp.
CÔ TÔ – NGUYỄN TUÂN
Nguyễn Tuân được đánh giá là người nghệ sĩ bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ. Cô Tô là một bài kí thu hoạch nhân chuyến đi thực tế quần đảo này. Bài kí đã thể hiện nhiều nét tài năng ngôn ngữ văn chương của Nguyễn Tuân. Trích đoạn được giới thiệu trong sách giáo khoa nằm ở phần cuối của bài kí, miêu tả vẻ tươi đẹp của thiên nhiên và con người trên quần đảo sau cơn bão biển. 
Ngay bắt đầu vào đoạn này, Nguyễn Tuân đã có mấy câu miêu tả khái quát rất giàu sức gợi: "Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi". 
Ở đây xuất hiện nhiều cấp độ so sánh, không đơn thuần chỉ là so sánh vẻ "trong trẻo, sáng sủa" của ngày hôm nay với vẻ "thiên hôn địa ám" của mấy ngày bão tràn về đảo, mà là một sự so sánh ngầm rất ấn tượng, trong cách dùng các tổ hợp hàm ý so sánh: "từ khi... thì... bao giờ... cũng... như vậy", "lại thêm", "lại... hơn hết cả", "nếu... thì nay". Điều này không chỉ cho thấy Nguyễn Tuân đã phải cất công thế nào để tìm hiểu về Cô Tô khi viết bài kí này, mà quan trọng hơn, xuất phát từ niềm tự hào khi được chứng kiến "sự chiến đấu dũng cảm của con người" trước thiên tai, và nữa, bởi lòng "yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây".
Nếu như mấy câu mở đầu bao quát lấy Cô Tô ở vẻ đẹp của thiên nhiên (bầu trời, cây núi, mặt biển, bãi cát), của cuộc sống con người (lưới thêm nặng mẻ cá giã đôi) thì ở những trang viết sau, Nguyễn Tuân đi vào miêu tả chi tiết một vài vẻ đẹp tiêu biểu ấy. Vẫn khai thác phép so sánh, nhưng với một sự hiểu biết sâu rộng và vốn ngôn ngữ phong phú, Nguyễn Tuân có được những trang viết đáng được coi là tuyệt bút. Chúng ta có thể tìm hiểu bút lực và sự tài hoa của Nguyễn Tuân bằng việc phân tích và so sánh cách viết hai đoạn văn dưới đây:
Đoạn một: "Nước bể Cô Tô sao chiều nay nó xanh quá quắt đến như vậy?... Nghe nó lại càng chung chung, chưa sướng gì nhưng thôi, hãy tạm khoanh lại đó đã".
Đoạn hai: "Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ  Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông".
Ở đoạn thứ nhất, màu xanh nước biển là chủ đề vẫy gọi các so sánh, liên tưởng. Nó đứng ở vị trí trung tâm vẫy gọi các hình ảnh tương đồng khác. Từ những sự vật hiện tượng cụ thể: lá chuối non, lá chuối già, mùa thu ngả cốm làng Vòng đến những điều trừu tượng hơn: màu áo Kim Trọng trong tết Thanh Minh (từ trong câu Kiều: Tuyết in sắc ngựa câu giòn/ Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời), cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư Mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu (từ trong thơ Tì bà hành của Bạch Cư Dị: Giang Châu Tư Mã thanh sam thấp/ Giang Châu Tư Mã đượm màu áo xanh), hay cảm tính hơn: màu áo cưới, một trang sử của loài người, cái màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương... để rồi đi đến tạm chấp nhận hai điều được đem ra để so sánh dẫu còn "chung chung": Ở chiều cụ thể, màu xanh của ngọc bích, một cái màu biến ảo theo chính độ tuổi của ngọc cũng như những môi trường khác nhau mà viên ngọc được thành hình, và ở chiều cảm tính, niềm hy vọng trên cửa bể, vừa có cái gì đó man mác buồn theo cái ý vẫn lấy từ Truyện Kiều, "Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh", vừa ánh lên khát vọng và niềm tin, trong cái cách mà người dân chài chờ đợi mẻ cá đầy và sự may lành mỗi lần ra khơi.
Ở đoạn thứ hai, không còn là sự so sánh của cái này với những cái khác nữa, mà là cái nọ vẫy gọi cái kia trong một trò dượt đuổi liên tiếp những hình dung, so sánh. Cái việc ngắm "hụt" cảnh bình minh trên biển Trà Cổ Sa Vỹ trên đường ra đảo khiến cho việc ngắm cảnh mặt trời lên ở đây được chuẩn bị chu đáo. Không chỉ là "dậy từ canh tư", "cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo", mà còn trong hành động "rình" mặt trời lên, cứ như thể nếu lộ liễu quá thì mặt trời sẽ không lên tỏ nữa, dù đã dự đoán "sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi", không còn gì có thể che lấp mặt trời. Vậy mà, cảnh mặt trời mọc trên biển vẫn đẹp rực rỡ đến sững sờ! Một lần nữa, cảnh đẹp Cô Tô lại "thử thách cái vốn tự vị" của tác giả vốn đã sẵn "nổi gió trong lòng". Và để lột hiện bức tranh mặt trời lên, biện pháp so sánh lại được huy động. 
Đầu tiên là mặt trời tỏ "tròn trĩnh phúc hậu" được đem ra so sánh với "lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn". Tất cả được "đặt lên một mâm bạc" mà "đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng". Rồi cả cái mâm ấy lại "y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông"... Nếu như ở đoạn thứ nhất, màu xanh nước biển là trung tâm của mọi so sánh, như hải đảo Cô Tô giữa biển trời vịnh Bắc bộ, nơi sóng bể tràn vào rồi lại loang rộng ra xa, thành những vòng sóng; thì ở đoạn thứ hai, mỗi so sánh lại tạo thành những con sóng nối tiếp, tạo thành nhịp sóng, nơi những người chài lưới Cô Tô vượt sóng ra khơi. 
Đó là vẻ đẹp trong sáng, kì vĩ của Cô Tô, bên cạnh vẻ đẹp bình dị thường ngày của nó. Như bên cái giếng nước ngọt ở ria hòn đảo, nơi người dân sinh hoạt và lấy nước cho mỗi chuyến xa khơi, "vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền". Chỉ đến chỗ này, khi hòa vào không khí sinh sống và lao động của người dân, cái màu xanh nước biển "xanh như mầu hy vọng trên cửa bể" mới thực sự được định hình. Nó không còn cái man mác buồn trước nỗi bấp bênh, chìm nổi của thân phận con người khi xưa, mà nó ánh ỏi lên niềm vui sống, trong phong thái, dáng hình của chị Châu Hòa Mãn địu con tiễn chồng ra khơi, "dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
BẾN QUÊ – NGUYỄN MINH CHÂU
Là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu có nhiều những tìm tòi quan trọng góp phần đổi mới văn học nước nhà. Truyện ngắn của ông thường chứa đựng những suy ngẫm trải nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời. “Bến quê ” là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài đó.
Toàn bộ câu chuyện xoay quanh nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời. Chuỗi nghịch lý bắt đầu chính trong những ngày ấy. Bị cột chặt trên giuờng bệnh, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông. Cảnh vật nơi ấy đẹp như thơ như hoạ: Những bông bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc, con sông Hồng màu đỏ nhạt, ánh nắng sớm, vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Những cảnh sắc vốn quen thuộc gần gũi nhưng dường như rất mới mẻ đối với anh. Chính vào lúc nhận ra vẻ đẹp

File đính kèm:

  • doctác giả 2.doc
Giáo án liên quan