Vận dụng các kiến thức môn toán, vật lí, hóa học, công nghệ, sinh học trong đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị của cây chè ở xã Phúc Thuận huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên

Năm 2001 cả nước xuất khẩu được gần 70 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 78 triệu USD, trong những năm tới diện tích và sản lượng chè của Việt Nam tiếp tục tăng lên, vì thế cây chè ngày càng khẳng định vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân.

Ngoài giá trị kinh tế, cây chè còn có vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho lực lượng lớn lao động,chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện giao lưu giữa miền xuôi và miền ngược về văn hoá, kinh tế, xã hội góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái.

Xác định được vị trí, vai trò của cây chè trong điều kiện hiện nay. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định hướng phát triển vùng lãnh thổ vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ “ Phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung tạo ra khối lượng hàng hoá lớn như chè, cây ăn quả, phát triển các cây đặc sản. Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư kết hợp với phủ xanh đất trống đồi núi trọc”.

 

doc13 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng các kiến thức môn toán, vật lí, hóa học, công nghệ, sinh học trong đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị của cây chè ở xã Phúc Thuận huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHỔ YÊN
TRƯỜNG THCS BẮC SƠN
Địa chỉ: Xóm A2 - Thị trấn Bắc Sơn - Phổ Yên - Thái Nguyên
Điện thoại: 0280.3.865.024
Email: c2bacson.phongpy@thainguyen.edu.vn
Nhóm nghiên cứu:
Họ và tên
Ngày sinh
Lớp
1. Nguyễn Thị Trà Giang	
9A
2. Nguyễn Thị Hiền 
9A
2. Nguyễn Thị Hiền 
9A
Bài dự thi
VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC
MÔN TOÁN, VẬT LÍ, HÓA HỌC, CÔNG NGHỆ, SINH HỌC
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY CHÈ Ở XÃ PHÚC THUẬN HUYỆN PHỔ YÊN 
TỈNH THÁI NGUYÊN
I. Tên tình huống
	Vận dụng các kiến thức môn toán, vật lí, hóa học, công nghệ, sinh học trong đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị của cây chè ở xã Phúc Thuận huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.
II. Mục tiêu giải quyết tình huống
Phân tích vấn đề về giá trị cây chè, đánh giá thực trạng về giá trị của cây chè trên địa bàn xã Phúc Thuận huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đưa ra những giải pháp, những kiến nghị đề xuất tới từng cá nhân, tập thể, cơ quan nhằm nâng cao giá trị của cây chè trên địa bàn xã.
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
1. Phương pháp thu thập số liệu.
2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn.
3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.
4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn.
5. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu.
IV. Giải pháp giải quyết tình huống
- Thành lập nhóm nghiên cứu.
- Tiến hành nghiên cứu thực tế.
- Tổng hợp các kết quả, đánh giá nghiên cứu, đề xuất kiến nghị đối với cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể và đối với cộng đồng.
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Cây chè là cây công nghiệp dài ngày, một lần trồng cho thu hoạch nhiều năm 20-30 năm thậm chí 60 - 70 năm tuỳ theo điều kiện sinh thái và chăm sóc. 
Ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở Châu Á, cây chè đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân như Ấn Độ, Srilanka, Trung Quốc. 
Nhu cầu về uống chè và tiêu thụ chè trên thế giới ngày càng tăng bởi lẽ chè 
là loại đồ uống bổ dưỡng và có giá trị sinh học cao.
Ở Việt Nam, hiện nay diện tích chè khoảng trên 100 ngàn ha tập trung chủ yếu ở các tỉnh Trung du và miền núi. 
Cây chè đã có mặt trên đất Phúc Thuận cách đây trên 60 năm, lúc đầu chè được trồng, sản xuất và chế biến tại Nông trường quốc doanh Bắc Sơn, Nông trường Quân Chu (sau này là Nhà máy chè Quân Chu).
Cây chè đóng vai trò quan trọng sản xuất nông nghiệp ở xã Phúc Thuận, trước đây chè là cây xóa đối giảm nghèo thì nay đã dần trở thành cây làm giàu của người dân nơi đây.
Ngoài giá trị kinh tế, cây chè còn có vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho lực lượng lớn lao động, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Cây chè đã xuất hiện trên địa bàn xã Phúc Thuận từ lâu và đã trở thành nguồn thu nhập chính của nhân dân trên địa bàn xã.
1. Tiến hành các nghiên cứu về mặt lí thuyết
Trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ về đặc tính của cây chè.
1.1. Điều kiện khí hậu:
- Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm từ 18 đến 23oC.
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm trên 80%
- Lượng mưa hàng năm trên 1200 mm.
1.2. Điều kiện thổ nhưỡng:
- Đất có tầng dày canh tác 50 cm trở lên, kết cấu tơi xốp.
- Mạch nước ngầm ở sâu dưới mặt đất từ 100 cm trở lên.
- Độ PHKCL từ 4,0 đến 6,0; tỷ lệ mùn tổng số 2,0% trở lên.
- Độ dốc bình quân đồi không quá 25o.
1.3. Đặc tính vật lý.
Chè vốn là cây rừng sinh trưởng trong điều kiện ẩm ướt dưới tán rừng vùng nhiệt đới. Nhu cầu ánh sáng của cây chè là trung tính, cây con ưa bóng râm, lớn lên ưa ánh sáng nhiều hơn.
Cây chè sinh trưởng cả đời trên một vị trí cố định, điều quan trọng là bộ rễ phát triển vừa ăn sâu, vừa lan rộng hút được nhiều dinh dưỡng, trên tầng đất dày (1 - 3 m) cây chè cho năng suất cao bền vững, tầng đất mỏng 40 - 60 cm cây chè cho năng suất thấp, chóng tàn.
1.4 Yêu cầu kĩ thuật chăm bón.
Chè là cây cho thu hoạch lá nên N (đạm) là chất dinh dưỡng quan trọng hàng đầu, hàm lượng N tỷ lệ thuận với hàm lượng mùn. Trong quá trình phân giải mùn sẽ cung cấp N cho cây. Những loại đất khi đưa vào trồng chè có mùn < 3% phải bón lót 20 tấn phân chuồng/ha trở lên.
Lân làm tăng cường sự phát triển của rễ mới, nâng cao được chất lượng chè (làm tăng hương vị). Đất chè ở Phúc Thuận, hàm lượng lân tổng số rất thấp (0,06%) không đủ cung cấp lân cho cây sinh trưởng vì vậy khi trồng chè phải 
bón lót 100 kg P2O5/ha (700 - 800 kg supelân).
Kali: Là nguyên tố di động mạnh, trong đất kali dễ bị rửa trôi nên mặc dù 
đất trồng chè có hàm lượng ka li tổng số (K%) ở mức thấp nhưng khi trồng chè không cần phải bón lót kali, quá trình phân huỷ mùn trong đất, trong phân chuồng cũng đủ cung cấp kali cho cây chè ở giai đoạn đầu.
2. Tiến hành các nghiên cứu liên quan cụ thể giải quyết tình huống
2.1. Phân tích điều kiện khí hậu – thổ nhưỡng
Qua điều tra, chúng em nhận thấy điều kiện khí hậu thổ nhưỡng trên địa bàn xã Phúc Thuận hoàn toàn phù hợp với đặc tính sinh học của cây chè.
Cây chè phát triển trên địa bàn xã Phúc Thuận
2.2 Các giống chè phổ biến hiện nay trên địa bàn xã Phúc Thuận
Giống Trung du: Đây là giống trồng hạt chiếm diện tích đa số trong các vườn chè của nông dân ở vùng trung du và vùng đồi thấp. Chủ yếu trên địa bàn xã Phúc Thuận là giống Trung du Tân Cương.
Đồi chè tại xóm Khe Lánh – Phúc Thuận.
Giống chè PH1: Đây là giống được chọn lọc tại Viện Nghiên cứu Chè Phú Hộ có nguồn gốc chè Atsam nhập từ Ấn Độ năm 1918.
Giống chè lai LDP1: Đây là giống chè được chọn lọc từ hạt lai hữu tính năm 1981 tại Phú Hộ, với mẹ là giống Đại Bạch Trà (giống Trung Quốc chất lượng tốt) và bố là giống PH1.
 Giống chè lai LDP1 thực sự đã phát triển trên cánh đồng chè xóm
 Đức Phú – Phúc Thuận.
Giống chè lai LDP2: Đây là giống chè được chọn lọc từ hạt lai hữu tính năm 1981 tại Phú Hộ cùng bố mẹ với giống LDP1.
Một số giống có chất lượng cao đang được lựa chọn từ tập đoàn những giống chè Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Bước đầu có một số giống có triển vọng như giống Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên. Tuy nhiên những giống này chưa được phổ biến.
Giống chè TRI777: là giống nhập nội năm 1977 từ Srilanca, xuất xứ nguồn gốc ở Chồ Lồng - Mộc Châu - Sơn La (Việt Nam). Thuộc biến chủng chè Shan, có thể trồng ở những nơi đồi núi, độ dốc trên 250.
2.3 Phân tích tình hình diện tích trồng chè trên địa bàn xã Phúc Thuận
Diện tích trồng chè trên toàn xã hiện nay (theo số liệu thống kê quý 1 năm 
2014 của Sở nông nghiệp Thái Nguyên)
Đơn vị
Tổng diện tích chè (ha)
DT chè kinh doanh (ha)
Năng suất TB (tạ/ha/ năm)
Sản lượng (tấn)
 Phúc Thuận
537.8
447.8
102
5267.6
Trong đó diện tích chè giống trung du Tân Cương vẫn chiếm số lượng rất lớn, trên 73%; giống chè lai LPD1 chiếm diện tích 25%; các giống khác chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ chiếm 2%.
2.4. Phân tích giá trị kinh tế của cây chè 
Chè là cây công nghiệp dài ngày, có nhiệm kỳ kinh tế dài, một lần trồng cho thu hoạch nhiều năm 20 - 30 năm thâm trí 60 -70 năm tuỳ theo điều kiện sinh thái và chăm sóc. Trên thế giới nhất là ở Châu á nhiều nước cây chè đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân như Ấn Độ, Srilanka, Trung Quốc. Nhu cầu về uống chè và tiêu thụ chè trên thế giới càng tăng bởi lẽ chè là thứ uống bổ dưỡng và có giá trị sinh học cao.
Ở Việt Nam, hiện nay diện tích chè khoảng trên 100 ngàn ha tập trung chủ yếu ở các tỉnh Trung du và miền núi. Trong những năm gần đây cây chè thực sự đã đóng vai trò to lớn trong việc xóa đói giảm nghèo và dần dần tiến tới làm giàu cho người trồng chè.
Năm 2001 cả nước xuất khẩu được gần 70 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 78 triệu USD, trong những năm tới diện tích và sản lượng chè của Việt Nam tiếp tục tăng lên, vì thế cây chè ngày càng khẳng định vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân.
Ngoài giá trị kinh tế, cây chè còn có vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho lực lượng lớn lao động,chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện giao lưu giữa miền xuôi và miền ngược về văn hoá, kinh tế, xã hội góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái.
Xác định được vị trí, vai trò của cây chè trong điều kiện hiện nay. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định hướng phát triển vùng lãnh thổ vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ “ Phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung tạo ra khối lượng hàng hoá lớn như chè, cây ăn quả, phát triển các cây đặc sản... Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư kết hợp với phủ xanh đất trống đồi núi trọc”.
3. Thuyết minh các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
- Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp như: các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phúc Thuận. Các số liệu thứ cấp thu thập từ Ủy ban Nhân dân xã Phúc Thuận.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Tiến hành phỏng vấn
+ Đối tượng phỏng vấn: hộ gia đình, cá nhân
+ Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn một số hộ gia đình, cá nhân sinh sống và làm chè tại xã Phúc Thuận.
+ Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp. 
+ Đối tượng được phỏng vấn: Các hộ gia đình sinh sống tại làng nghề chè Đức Phú – xã Phúc Thuận và một số xóm khác trong địa bàn xã.
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung nghiên cứu đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ nông nghiệp tại xã.  
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn. Việc trực tiếp điều tra trên địa bàn từng xóm, điều tra tìm hiểu tình hình để có những nhận xét đánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng giá trị của cây chè trên địa bàn xã.
- Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu.
V. Đề xuất kiến nghị
1. Đối với UBND và các tổ chức đoàn thể trong xã Phúc Thuận
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp sản xuất chế biến tại địa phương và người trồng chè; đồng thời, nhà nước cần hỗ trợ thêm về giống, vốn để thay đổi giống chè cũ sang giống chè mới cho năng suất chất lương cao; cần có những giải pháp phù hợp để mở rộng nguồn nguyên liệu sản xuất, trú trọng việc phổ biến kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, mở rộng thị trường tiêu thụ mà trước hết là đầu tư xây dựng các chợ đầu mối nông sản liên vùng ở trong huyện; cần tìm kiếm khách hàng thu mua ổn định và có tiềm năng về năng lực - Tài chính để hỗ trợ xây dựng Thương hiệu cho sản phẩm chè Phúc Thuận.
Địa phương cần phát huy nội lực và kêu gọi sự hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp để xây dựng và thương hiệu cho sản phẩm chè Phúc Thuận, tiếp tục đẩy mạnh và phát huy văn hóa truyền thống làng nghề chè, tăng cường công tác quảng bá giới thiệu để sản phẩm chè Phúc Thuận được nhiều người biết đến.
	Mở các lớp tập huấn sản xuất chè an toàn cho người trồng chè trong xã.
- Nhân rộng mô hình làng nghề chè ở địa bàn xã.
- Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia cải tạo giống chè trên địa bàn xã, thay thế giống chè bản địa cho năng suất thấp, chất lượng trung bình bằng những giống chè có chất lượng và năng suất cao như giống chè lai LDP1, giống Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên.
- Tại những vùng đồi có độ dốc lớn, đang trồng cây lâm nghiệp giá trị thấp nên đưa vào những giống chè như Shan, TRI777 dần thay thế cây lâm nghiệp phát triển rừng chè, vừa mang lại giá trị kinh tế cao, vừa mang lại ý nghĩa cân bằng môi trường sinh thái, tăng diện tích che phủ của rừng.
- Có kế hoạch xây dựng bể đựng vỏ thuốc trừ sâu tại các nương chè theo quy mô xóm, bảo vệ môi trường, tạo uy tín thương hiệu. 
- Ban hành những quy định có tính pháp lí về vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm chè tại địa phương.
2. Đối với nhà trường
- Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học. Nhà trường cần khuyến khích, tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao tình yêu thiên nhiên, đất nước, ý thức tự giác bảo vệ nguồn lợi sẵn có của địa phương đối với các bạn học sinh tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở... Để sản phẩm chè Thái Nguyên nói chung, chè xã Phúc Thuận nói riêng giữ vững thương hiệu trên thị trường.
- Nhà trường tổ chức các hoạt động để tuyên truyền về giá trị của cây chè bằng nhiều hình thức khác nhau như: vẽ tranh cổ động, tuyên truyền môi trường xanh sạch đẹp, tìm hiểu thế mạnh kinh tế của địa phương, . Tổ chức thi sáng tác sáng tác thơ, ca, ca ngợi lao động sản xuất, tuyên truyền về xây dựng sản xuất thực phẩm an toàn, câu lạc bộ yêu thiên nhiên, câu lạc bộ chống nạn rác thải bừa bãi
3. Đối với các hộ gia đình
Phòng trừ sâu bệnh hại chè
Phòng trừ sâu, bệnh hại chè bằng biện pháp tổng hợp đảm bảo hợp lý về kinh tế và bền vững dựa trên sự phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống và hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất trong môi trường.
Phải kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm để tập trung phòng trừ sâu bệnh. Các biện pháp phòng trừ cụ thể:
- Biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh.
- Biện pháp sinh học sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè. Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích, cân bằng sinh thái nương chè.
- Biện pháp hoá học: Không phun thuốc theo định kỳ mà phun thuốc theo dự tính, dự báo khi có sâu non hoặc khi chè mới bị bệnh.
Dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng dùng đối với các loại sâu, bệnh hại. Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10 – 15 ngày mới được thu hái đọt chè.
Canh tác đúng khoa học, đảm bảo quy trình sản xuất chè an toàn.
4. Đối với học sinh
- Nâng cao hiểu biết về cây trồng chủ lực của địa phương, thực trạng khai thác thế mạnh của loại cây công nghiệp mang lại nhiều giá trị về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường rừng ở địa phương.
- Nâng cao ý thức sản xuất chè an toàn, tuyên truyền tới các gia đình về ý thức sản xuất chè an toàn, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa bàn xã.
- Nâng cao hiểu biết về môi trường, tác hại của thuốc bảo vệ thực vật, cách thức bảo vệ môi trường và sức khỏe người sản xuất chè cũng như người sử dụng sản phẩm chè. Các hình thức giảm thiểu tác hại của thuốc bảo vệ thực vật bằng hình thức tham gia trao đổi, thảo luận theo nhóm, qua các kênh thông tin, đài báo.
- Tự tập thói quen giữ gìn bảo vệ nguồn lợi kinh tế của địa phương, xây dựng và bảo vệ thương hiệu chè Phúc Thuận. 
- Vận động mọi người cùng tham gia góp phần nâng cao giá trị kinh tế bền vững của cây chè trên địa bàn xã Phúc Thuận. 
- Là những tuyên truyền viên tích cực ngay ở lớp, ở trường và nơi ở bằng nhiều hình thức khác nhau.
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống này sẽ giúp học sinh chúng em học tập biết vận dụng học đi đôi với hành. Thấy được việc học tập vận dụng vào thực tế có hiệu quả, do đó kích thích được việc học tập tốt hơn.
Các giải pháp được thực hiện  sẽ rất có ý nghĩa trong việc mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho cây chè trên địa bàn, tạo một môi trường xanh, sạch, đẹp cho cảnh quan của xã Phúc Thuận đặc biệt là thương hiệu cây chè Việt Nam. Sức khỏe của mọi người dân được bảo vệ. Động, thực vật có môi trường tốt hơn để sinh trưởng và phát triển. Đem lại những lợi ích kinh tế không nhỏ cho địa phương và khai thác tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất kết hợp bảo vệ môi trường sống, tăng diện tích rừng che phủ.  
Người dân trên địa bàn xã Phúc Thuận đã quan tâm hơn đến công tác nâng cao giá trị kinh tế cho cây chè trên địa bàn, có ý thức cải tạo giống chè địa phương chuyển sang những giống chè cho sản lượng cao, phẩm chất tốt. Có ý thức hơn trong xây dựng sản phẩm chè an toàn.
Bắc Sơn, tháng 11 năm 2014
Nhóm nghiên cứu tình huống

File đính kèm:

  • docBai_van_dung_kien_thuc_lien_mon_cua_truong_THCS_Bac_Son_Pho_Yen_Thai_Nguyen.doc
Giáo án liên quan