Ứng động không sinh trưởng.Tiết 26 - Bài 24: Ứng động

Ứng động không sinh trưởng.

 - Ví dụ: Cây trinh nữ khi chạm phại thì cụp lại, Cây gọng vó gập các sợi lông để giữ con mồi.

- Khái niêm: ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.

- Cơ chế: Do sự biến đổi sức trương nước của các tế bào và trong cấu trúc chuyển hoá hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hoá học gây ra.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 25158 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng động không sinh trưởng.Tiết 26 - Bài 24: Ứng động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/01/2013
Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3.
Tiết 26:
Bài 24: ỨNG ĐỘNG
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
 	- Phát biểu được khái niệm về ứng động, phân biệt ứng động với hướng động.
 	- Nêu được các kiểu ứng động và tác nhân gây nên các kiểu ứng động đó.
 	- Trình bày được vai trò của ứng động trong đời sống của thực vật.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện được tư duy hệ thống, so sánh và phân tích sơ đồ để nắm khiến thức.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông.
B.PHƯƠNG PHÁP
- Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi. 
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ 24.1., 24.2, 24.3, 24.4 SGK và phiếu học tập.
Phiếu học tập.
 Hãy đọc SGK để trả lời phiếu học tập sau:
Kiểu ứng động
Ví dụ
Khái niệm
Cơ chế
Sinh trưởng
Không sinh trưởng
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Câu 1; Hướng động là gì? Cho ví dụ? Nguyên nhân gây nên hướng động? 
 	Câu 2: Nêu vai trò của hướng sáng, hướng trọng lực với cây? Vai trò chung của hướng động?
 3. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu: Khái niệm ứng động .
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm, phân loại ứng động.
- Thời gian: 5 phút. 
- Đồ dùng dạy học: 
- Cách tiến hành:
+B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK, đưa ví dụ và hỏi:
Ví dụ: Dưới ánh sáng cây bồ công anh nở hoa– Gọi là ứng động.
Vậy cảm ứng là gì? Dựa vào nguồn tác nhân kích thích chia ứng động thành những dạng nào?
+B2: Học sinh nghiên cứu SGK, trả lời.
+B3: GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động II: Tìm hiểu: Các kiểu ứng động.
- Mục tiêu: - Nêu được các kiểu ứng động và tác nhân gây nên các kiểu ứng động đó.
- Thời gian: 18 phút.
- Đồ dùng dạy học: H.24.1 - 24.3 SGK.
+ phiếu học tập.
- Cách tiến hành: 
+B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK quan sát hình vẽ 21.1, 24.2, 24.3 SGK và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu thảo luận trên.
+B2: HS: Thảo luận theo nhóm để hoàn thiện phiếu học tập.
+B3: GV: Điều khiển học sinh thảo luận nhóm để hoàn thiện phiếu học tập và chính xác kiến thức.
+B4: GV: Sử dụng các câu hỏi bổ sung:
Hãy so sánh sự khác nhau giữa ứng động với hướng động.
HS: Trả lời câu hỏi.
+B5: GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động III: Tìm hiểu: Vai trò của ứng động .
- Mục tiêu: - Trình bày được vai trò của ứng động trong đời sống của thực vật.
- Thời gian: 7 phút.
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
+B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK, trao đổi nhóm và hỏi:
Vai trò của việc đóng mở tế bào lỗ khí?
Cây trinh nữ cụp lá khi va chạm có ý nghĩ gì với đời sống của nó?
+B2: HS: Tả lời các câu hỏi.
+B3: GV: Vậy theo em ứng động có vai trò gì đối với đời sống thực vật?
I. Khái niệm ứng động.
- Ứng động: là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích không định hướng.
- Phân loại ứng động: Quang ứng động, nhiệt ứng động, thuỷ ứng động, hoá ứng động, ứng động tiếp xúc….
II. Các kiểu ứng động.
1. Ứng động sinh trưưỏng.
- Ví dụ: Hiện tượng nở hoa.
- Khái niệm: ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh.
- Cơ chế: Do tốc độ sinh trưởng không đều của tế bào ở hai phía của cơ quan thực vật.
2. Ứng động không sinh trưởng.
 - Ví dụ: Cây trinh nữ khi chạm phại thì cụp lại, Cây gọng vó gập các sợi lông để giữ con mồi.
- Khái niêm: ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.
- Cơ chế: Do sự biến đổi sức trương nước của các tế bào và trong cấu trúc chuyển hoá hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hoá học gây ra.
III. Vai trò của ứng động.
- Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường sống đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.
4. Củng cố:
GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về tính ứng động của cây, cơ chế gây nên ứng động sinh trưởng và ứng động khống inh trưởng và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố.
Câu 1: Phân biệt ứng động với hướng động:
Câu 2. Hướng động có vai trò gì với đời sống của cây? 
5. Hướng dẫn về nhà:
 	 GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK, Trả lời các câu hỏi cuối sách và chuẩn bị cho bài 25 – Thực hành hướng động. 
 6.Rút kinh nghiệm giờ dạy
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 26.doc