Từ thực tế dùng từ của học sinh rút ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất việc dạy và học Tiếng Việt lớp 9 Trung học cơ sở
Do các em có thói quen nói theo những lời nói sai lệch nghĩa, phóng tác nghĩa, chuyển nghĩa theo hướng không lành mạnh từ bạn bè, từ những tầng lớp xã hội xung quanh mà các em có dịp tiếp xúc. Các em chưa phân biệt và phân tích được lời nói văn hoá và lời nói thiếu văn hoá, đầu là đúng đâu là sai.
- Do các em còn mải chơi và hiếu động, hiếu thắng nên các em hay sử dụng lối nói tuỳ tiện, ngẫu hứng không văn hoá để giao tiếp.
- Một phần nhỏ nguyên nhân mà ta không thể nói đến đó là môi trường xã hội mà các em sống không lành mạnh, nên vẫn còn xảy ra hiện tượng dùng từ không văn hoá của học sinh.
Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến thực trạng dùng từ chưa chính xác, dùng sai từ, thiếu từ của học sinh.
có năng lực sử dngj Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp”. Thông qua phân môn Tiếng Việt học sinh có thêm các kiến thức để thẩm nhận, phân tích và khai thác cái hay, cái đẹp trong văn bản văn học. Đồng thời có thêm các kiến thức kỹ năng phục vụ cho việc viết các văn bản Tập làm văn tốt. Nhằm giúp học sinh hình thành, sử dụng và tích luỹ vốn từ một cách hoàn thiện, đầy đủ, chính xác. Tôi đã tiến hành nghiên cứu về thực trạng dùng từ của học sinh qua các giờ học Ngữ Văn, qua hoạt động tập thể, sinh hoạt vui chơi... Từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cho thực trạng đó. PHẦN II NỘI DUNG ĐỀ TÀI I- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mỗi từ, mỗi ngữ cố định không chỉ là sự kiện ngôn ngữ mà còn là những bản tổng kết cô đọng, xúc tích phong phú. Do đó dạy từ ngữ còn phải đảm nhiệm việc cung cấp những hiểu biết, những kinh nghiệm về thực tế thiên nhiên, xã hội, con người và đời sống tâm hồn trí tuệ của học sinh. Những hiểu biết này không thể quy về một bộ môn khoa học nào, song lại rất cần thiết cho xã hội. Chính vì vậy, môn Tiếng Việt là quá trình hai chiều rèn luyện, một mặt tiếp thu kiến thức, mặt khác rèn luyện ngôn ngữ. Cần làm cho học sinh nắm được mọi cách sử dụng biến hoá từ ngữ đề trong thực tế giao tiếp học sinh sử dụng vốn từ sinh hoạt và sáng tạo. Phạm vi nghiên cứu đề tài này là xoay quanh vấn đề dùng từ của học sinh, đưa ra nhận xét về đặc điểm của phân môn này, nhằm khai thác để sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài về thực trạng dùng từ của học sinh. 1. Phương pháp quan sát Quan sát thực tại trước đối tượng, cần nghiiên cứu. Phương pháp này giúp ta hiểu được đối tượng có đặc điểm, thực chất gì ? Yếu tố nào giúp tạo neê đối tượng đó với bản chất như vậy. Đối tượng đó phát triển theo chiều hướng từ đâu. Dùng các giác quan, những lý luận để quan sát kỹ lưỡng. Qua thực tế này nắm bắt được thực trạng của đối tượng. Từ đó vận dụng lý luận để trao đổi vấn đề cần quan sát nghiên cứu. Cụ thể, tôi đã quan sát về thực trạng dùng từ của học sinh trực tiếp qua giờ học Tiếng Việt, qua sinh hoạt học tập của học sinh, cùng trao đổi, phỏng vấn, hỏi đáp giữa cô và trò. 2. Phương pháp đàm thoại. Tổ chức gặp gỡ, trao đổi giữa giáo viên và học sinh về một chủ đề đã lựa chọn kỹ, dựa trên hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị trước nhằm hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo nội dung đã định. Câu hỉ đàm thoại phải tập trung khai thác những khía cạnh xung quanh nội dung đó nhằm nổi bật vấn đề cần đàm thoại. Qua phương hướng này nắm được kết quả của việc đàm thoại là phát huy tư duy, năng lực dùng từ của học sinh đồng thời phát hiện ra những lỗi dùng từ các em thường mắc phải khi giao tiếp. 3. Phương pháp tổng hợp so sánh. Phương pháp này tổng hợp lại những số liệu qua hai phương pháp đàm thoại và quan sát của người điều tra. Phương pháp tổng hợp đem lại kết quả khả quan, đánh giá được vấn để ở nhiều khía cạnh. Mức độ của phương pháp này rộng vì đã tổng hợp đúc kết những vấn đề sâu sắc để phân tích từ hai phương pháp trên. II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 1. Thực trạng dùng từ của học sinh. Để việc nghiên cứu đề tài được chính xác, tôi xin đưa ra số liệu về thực tế dùng từ của học sinh qua thực tế: A. Dùng từ trong học tập. * Bảng thống kê giờ Tiếng việt số học sinh Dùng từ chính xác Dùng từ chưa chính xác Thiếu từ Dùng từ sai 122 40% 25% 30% 5% * Bảng thống kê giờ học giảng văn số học sinh Dùng từ chính xác Dùng từ chưa chính xác Thiếu từ Dùng từ sai 122 80% 10% 5% 5% * Bảng thống kê giờ học tập làm văn (luyện nói tại lớp) số học sinh Dùng từ chính xác Dùng từ chưa chính xác Thiếu từ Dùng từ sai 122 75% 15% 7% 3% B. Dùng từ trong sinh hoạt - Quan sát trong giờ ra chơi. Qua nhóm học sinh nam lớp 9A, B để tìm hiểu thực tế dùng từ của các em (nhóm 1). Số lần Số HS Dùng từ chính xác Dùng từ chưa chính xác Thiếu từ Dùng từ sai Lần 1 15 80% 10% 2% 8% Lần 2 10 60% 30% 5% 5% Lần 3 20 70% 15% 10% 5% Nhóm 2: Gồm các em nam và nữ lớp 9C, D Số lần Số HS Dùng từ chính xác Dùng từ chưa chính xác Thiếu từ Dùng từ sai Lần 1 25 70% 10% 10% 10% Lần 2 20 80% 10% 10% 0 Lần 3 20 85% 10% 5% 0 Nhóm 3: Các em nữ lớp 9A, B, C Số lần Số HS Dùng từ chính xác Dùng từ chưa chính xác Thiếu từ Dùng từ sai Lần 1 25 85% 10% 2% 3% Lần 2 20 90% 5% 3% 2% Lần 3 15 90% 7% 2% 01% Lần 4 20 87% 10% 1% 02% Từ số liệu điều tra và thống kê trên, tôi thấy cần phải nêu lên một số nguyên nhân va thực trạng dùng từ của học sinh * Nguyên nhân của việc dùng từ chưa chính xác, bí từ: Do khối lượng từ ngữ quá đồ sộ, không thể chuyển tải hết và triệt để vào chương trình giảng dạy, nên hó chỉ được học từ ngữ qua các chủ đề cơ bản. Do trong giờ một số học sinh chưa chú ý nghe giảng, chưa chịu khó tham gia xây dựng bài. Do giáo viên chưa bao quát hết việc phát vấn học sinh cùng tham gia xây dựng bài. Trong bài giảng với lượng kiến thức nhiều giáo viên không có thời gian gợi ý được hết để tìm hiểu, bởi một đặc thù, tiếng việt vấn nhiều và nhiều tầng nghĩa, trong khi đó khả năng tiếp thu, cảm nhận của học sinh còn rất hạn chế. Do ở giá đình nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc các em sử dụng từ ngữ. Khi các em dùng từ chưa chính xác hoặc bí từ không hướng dẫn hoặc kịp thời uốn nắn sai xót cho các em. * Nguyên nhân của việc đùng từ sai, thiếu từ. Do các em có thói quen nói theo những lời nói sai lệch nghĩa, phóng tác nghĩa, chuyển nghĩa theo hướng không lành mạnh từ bạn bè, từ những tầng lớp xã hội xung quanh mà các em có dịp tiếp xúc. Các em chưa phân biệt và phân tích được lời nói văn hoá và lời nói thiếu văn hoá, đầu là đúng đâu là sai. - Do các em còn mải chơi và hiếu động, hiếu thắng nên các em hay sử dụng lối nói tuỳ tiện, ngẫu hứng không văn hoá để giao tiếp. - Một phần nhỏ nguyên nhân mà ta không thể nói đến đó là môi trường xã hội mà các em sống không lành mạnh, nên vẫn còn xảy ra hiện tượng dùng từ không văn hoá của học sinh. Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến thực trạng dùng từ chưa chính xác, dùng sai từ, thiếu từ của học sinh. III. ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN. Cở sở mang lại ưu điểm của việc dùng từ chính xác là môi trường trường học, đây là môi trường giáo dục tốt nhất cho các em học sinh, nơi ươm mầm cho những măng non tương lai của đất nước. Ngay từ buổi đầu tiên đến trường các em được các thầy giáo, cô giáo tận tình chỉ bảo, uốn nắn về cách giao tiếp, đặc biệt là trong các giờ học đạo đức... giáo viên đax liên hệ từ bài học đến thực tiễn nhằm giúp các em tự ý thức được mình trong lời ăn, tiếng nói, trong nếp sinh hoạt, sử dụng ngôn ngữ. Các phong trào thi đua trong nhà trường cũng là một động lực để thúc đẩy phát huy cách dùng từ chuẩn, mẫu mực cho các em như phong trào: “Nói lời hay, làm việc tốt”. Gia đình cũng là yếu tố quan trọng trong việc giáo dục học sinh ở gia đình các em được cha mẹ quan tâm chỉ bảo trong cách nói, cách giao tiếp. Ví dụ: Bối cảnh hai anh em chơi đùa cùng nhau nhưng vì một lý do nào đó hai anh em cãi nhau với những lời lẽ thiếu văn hoá, cha mẹ thấy tình thế như vậy khuyên và phân tích ngay lời nói thiếu văn hoá của chúng là không đúng, không nên. Qua lời khuyên răn đó, các em đã nhận ra sai xót của mình, những lời nói những ngôn ngữ không nên dùng, các em tự ý thức được hành vi và lời nói của mình. Học sinh THCS là lứa tuổi rất ngây thơ trong sáng cho nên bất cứ một sự kiện nào tác động đến các em có thể tìm hiểu và so sánh ngay. Mặt khác, các em dễ bắt chước, dễ hoà nhập hay tin người lớn, làm theo người lớn. Do vậy đến trường, lớp đựoc thày cô dạy bảo, uốn nắn và học theo gương bạn tốt, các em sẽ có ý thức lời nói của mình. Trong việc dùng từ chưa chính xác và còn bí từ của học sinh có những nguyên nhân đem lại ưu điểm và nguyên nhân đem lại nhược điểm. * Nguyên nhân đem lại ưu điểm. - Hiện nay, công tác giáo dục là yếu tố quan trọng nhất trong việc đào tạo con người. Bởi vậy, trong các tiết học các em đều được sử dụng từ ngữ ở những phân môn khác nhau, và đặc biệt là phân môn Tiếng việt. Các em được học về từ, về cấu trúc câu và được học tập theo phương pháp đổi mới, với thiết bị dạy học minh hoạ hiện đại giúp các em khắc sâu từ ngữ, hình ảnh. Giáo viên hướng dẫn về cấu trúc từ ngữ kỹ lưỡng nên các em dễ nhớ. Mặt khác, giáo viên tận tình chỉ bảo khuyến khích các em dùng từ chuẩn. Với tấm lòng tận tuỵ, nhiệt tình giảng dạy, say mê với nghề, cập nhật tốt phương pháp dạy học đổi mới, nên đã nâng cao chất lượng giảng dạy. Kết quả phần lớn học sinh đã dùng từ chính xác. - Phía gia đình: Do có điều kiện, có trình độ, các em thường xuyên được cha mẹ dạy dỗ, uốn nắn trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày. - Phía học sinh: Do các em ham hiểu biết, nhận khó học hỏi, đọc các tác phẩm hay, nổi tiếng. Trong giờ học, các em chú ý tiếp thu kiến thức tốt. Qua quá trình học tập các em nắm bắt, tích luỹ được vốn từ phong phú, từ đó giúp các em có khả năng tốt trong giao tiếp xã hội. * Nguyên nhân dẫn đến nhược điểm: - Số lượng kiến thức trong một tiết dạy nhiều do vậy giáo viên khó sát sao trực tiếp bao quát hết lượt học sinh trong một giờ giảng. Trong lúc phát vấn học sinh dùng từ chưa chính xác, giáo viên chưa kịp thừi uốn nắn ngay. Phương pháp truyền đạt của một số ít giáo viên chưa khoa học, chất lượng tiết dạy chưa cao. - Học sinh: Với khối lượng kiến thức lớn, sự tiếp thu chú ý của các em chưa cao, học sinh chưa kịp hiểu từ của bài học trước đã phải làm quen với từ ngữ ở bài học sau. Do các em còn mải chơi, chưa tập trung trong giờ học, về nhà không chịu khó học bài, không chịu rèn luyện ngôn ngữ trong giao tiếp. C. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH. 1. Thực trạng giảng dạy của giáo viên. Với cơ cấu đặc trưng của phân môn Tiếng việt đó là dạy từ, dạy ngữ, cấu trúc câu, sử dụng câu theo mục đích nói cho đúng, hay và ý nghĩa. Giáo viên cần phải vận dụng khéo léo linh hoạt, dạy từ ngữ phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Ở trường THCS Nguyễn Du, bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp đều được trang bị đầy đủ và có bài bản về phương pháp dạy học văn nói chung và dạy Tiếng việt nói riêng. Chúng tôi luôn trau dồi kiến thức, cập nhật thông tin để tăng thêm độ phóng phú, sáng tạo và sức hấp dẫn của mỗi giờ giảng. Đặc biệt, chúng tôi chú ý nhiều tới việc dạy từ, phân tích từ, lớp từ, ngữ, giảng ý nghĩa vận dụng liên hệ nhằm trang bị cho học sinh các đơn vị ngôn ngữ của Tiếng việt (từ, câu, các biện pháp tu từ vựng, cú pháp, các kiểu văn bản...) nắm được khái niệm giao tiếp chủ yếu là ngữ cảnh, nhân vật giao tiếp, mục đích giao tiếp... trang bị cho học sinh đầy đủ cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trên cơ sở vận dụng tri thức lí thuyết một cách chủ động vào các lĩnh vực giao tiếp khác nhau trong đời sống và trong học tập. Đó cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong việc phát triển nhân cách và tri thức cho học sinh. Tuy vậy, trong phương pháp giảng dạy của giáo viên đôi lúc còn bộc lộ những mặt hạn chế của mình, đó là chưa thực sự quan tâm đến chất lượng học của học sinh, chưa phát huy được hết năng lực của các em trong học tập. 2. Thực trạng học tập của học sinh Do tính hiếu động và khả năng tiếp thu kiến thức chưa cao, các em chưa nhận thức được học tập là mục tiêu chính mà chỉ là sự bắt buộc. Nhưng được sự giáo dục, giúp đỡ của giáo viên các em dần dần hình thành được khả năng tiếp thu học tập, học theo gương bạn bè học giỏi, chịu khó tìm hiểu những vấn đề về con người, xã hội thiên nhiên qua các giờ học. Nhìn chung các em học sinh 3 lớp 9A, 9B, 9C có ý thức học tập tốt, yêu thích học môn Văn, đặc biệt là môn Tiếng Việt. Cụ thể các em đã biết vận từ ngữ trong viết văn, thơ, sáng tác.... IV. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG DÙNG TỪ CHƯA CHUẨN CỦA HỌC SINH VÀ DẠY TỐT MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ. Với thực trạng sử dụng từ ngữ của học sinh hiện nay, nhất là trong giai đoạn bùng nổ thông tin. Vấn đề học và sử dụng ngôn ngữ trở nên hết sức quan trọng. Ở nhà trường giáo viên rất quan tâm nhiệt tình say sưa dạy dỗ các em nhưng vẫn còn thiếu sót, bởi chưa bao quát hết học sinh, nên vẫn còn tồn tại thực trạng học sinh dùng từ chưa chuẩn, bí từ... là một giáo viên dạy Văn, tuổi đời và tuổi nghề còn non trẻ, kinh nghiệm tích luỹ còn hạn chế. Song tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất về việc dạy môn Tiếng Việt lớp 9 đạt hiệu quả cao. * Giáo viên là người truyền đạt kiến thức tới học sinh. Nhiệm vụ hàng đầu là phải trang bị cho mình vốn tri thức , kỹ năng vững vàng. - Truyền đạt kiến thức thông qua ngôn ngữ giảng dạy phải trong sáng, mạch lạc, phải làm một tấm gương về cách sử dụng từ ngữ mẫu mực để học sinh noi theo. Một yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là tâm huyết với nghề nghiệp, luôn quan tâm theo dõi tới học sinh, chú ý sát sao các em trong thời gian lên lớp. Phải chuẩn bị chu đáo, công phu cho một giờ dạy. Phải có một hệ thống câu hỏi thật chu đáo, khoa học, chặt chẽ, logíc và phải đảm bảo tính vừa sức với học sinh, phù hợp với sự nhận thức của các em. - Khi giảng dạy giáo viên phải kết hợp hài hoà giữa hỏi và giảng giải. Trong một tiết học Tiếng Việt, sau khi giải nghĩa và tìm hiểu cấu tạo từ..., giáo viên có thể đưa ra một số câu mẫu chuẩn, hoặc liên hệ từ các tác phẩm nghệ thuật, có sử dụng từ loại đó để học sinh quan sát, gợi ý cho học sinh đặt câu, sử dụng câu dựng đoạn văn... Giải nghĩa, tìm nghĩa của câu, tìm từ ngữ đối lập, tương đương hoặc đồng nghĩa, khác nghĩa làm rõ những sắc thái khác nhau của từ trong các ngữ cảnh khác nhau. Giúp học sinh phát hiện ra rõ ràng. Từ đó học sinh biết vận dụng để giao tiếp trong sinh hoạt học tập. Trong một tiết dạy Tiếng Việt giáo viên phải khai thác kỹ, liên hệ tốt, giúp cho học sinh hiểu bài và liên hệ với cuộc sống hàng ngày giúp cho các em phát huy được khả năng giao tiếp. 1. Truyền đạt kiến thức trong giờ dạy Tiếng Việt - Phân môn Tiếng Việt nằm trong chương trình tích hợp cùng với văn học và Tập làm văn có tên gọi là Ngữ Văn, hướng tới mục đích chung nhằm: “HÌnh thành những con người có bản lĩnh, có tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành và có năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy giao tiếp”. - Để đảm bảo tính tích hợp, phân môn Tiếng Việt bao gồm các yếu tố lý thuyết nằm trong hệ thống văn bản chung và được trình bày hướng tới phần văn học và Tập làm văn. Cụ thể thông qua phân môn Tiếng Việt giáo viên giúp học sinh có thêm kiến thức thẩm nhận phân tích và khai thác cái hay, cái đẹp, đồng thời có thêm các kiến thức kỹ năng phục vụ cho việc viết các văn bản theo yêu cầu của Tập làm văn. a) Về tri thức: Nắm được các đơn vị ngôn ngữ của Tiếng việt (từ, câu, các biện pháp tu từ, từ vựng, cú pháp, các kiểu văn bản, các phương châm hội thoại, sự phát triển của từ vựng, trau dồi vốn từ, phép phân tích và tổng hợp, các thành phần biệt lập, nghĩa tường minh, hàm ý...) b) Về kỹ năng. Thực hành đầy đủ cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trên cơ sở vận dụng các tri thức lý thuyết một cách chủ động vào các lĩnh giao tiếp khác nhau trong đời sống, trong học tập. c) Về tích hợp. Phương châm của việc tích hợp là nhằm hướng cho học sinh, bên cạnh hệ thống tri thức riêng của từng phân môn, phải nắm được những tri thức có quan hệ với nhau theo chiều ngang. Quan trọng hơn là học sinh giúp học sinh biết vận dụng những tri thức của Tiếng việt vào việc thẩm nhận cái hay, cái đẹp, của văn chương bộ môn nghệ thuật ngôn từ. Đồng thời vận dụng các kỹ năng, tri thức về Tiếng việt vào việc tạo lập các loại hình văn bản, phục vụ cho hoạt động giao tiếp trong đời sống hằng ngày và trong học tập. Định hướng như vậy buộc người dạy và người học phải luôn quan tâm đến ngữ cảnh không được tách các ngữ liệu ngôn ngữ khỏi văn cảnh khỏi văn bản. Cần triệt để khai thác các yếu tố trong văn bản văn học để học Tiếng việt. Và ngược lại, từ các kiến thức về Tiếng việt vận dụng để bình giá, phát hiện vẻ đẹp của văn học. Cũng như vậy, đối với quan hệ giữa phân môn Tiếng việt và Tập làm văn. Trong quá trình dạy học Tiếng việt có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Song theo tôi một số phương pháp sau là tối ưu hơn cả: Phân tích ngôn ngữ, dùng mẫu, giao tiếp là phương pháp đặc thù cho việc dạy học Tiếng việt. * Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Là phương pháp học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên vạch ra những hiện tượng ngôn ngữ nhất định từ các tài liệu ngôn ngữ cho trước, quy tắc hiện tượng đó vào một phạm trù nhất định và chỉ rõ đặc trưng của chúng. Giáo viên lựa chọn các cứ liệu ngôn ngữ có sẵn theo định hướng bài học, yêu cầu học sinh quan sát, phân tích chúng để tìm ra những đặc điểm đặc trưng cho hiện tượng ngôn ngữ. Nó có tác dụng kích thích sự sáng tạo, chủ động của học sinh trong quá trình tìm hiểu ngôn ngữ, giúp học sinh hiểu sâu sắc và nhớ kỹ bài học hơn. Và đồng thời có tác dụng rèn luyện tư duy cho học sinh nhằm thực hiện nhiệm vụ rèn luyện ngôn ngữ gắn với rèn luyện tư duy. Sử dụng phương pháp này đáp ứng được yêu cầu chủ động, sáng tạo đối với học sinh. Phương pháp phân tích ngôn ngữ có thể được áp dụng hầu hết trong tất cả những bài cung cấp kiến thức mới. Các thao tác cơ bản trong phân tích ngôn ngữ: - Phân tích phát hiện: Trên cơ sở tài liệu mẫu, giáo viên nêu các câu hỏi để học sinh quan sát, tìm ra đặc điểm của hiện tượng từ đó rút ra nhận xét kết luận về hiện tượng ngôn ngữ được học. Ví dụ: Dạy bài sự phát triển của từ vựng, giáo viên chuẩn bị một lượng cứ liệu vừa đủ phù hợp với nội dung học tập. Sự phát triển của từ vựng cũng như ngôn ngữ nói chung được thể hiện trên cả 3 mặt: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Bài học này đề cập đến sự phát triển của Tiếng việt về mặt từ vựng. Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo hai cách: Sự phát triển nghĩa của từ ngữ và phát triển số lượng của các từ ngữ. Bước 1: Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 8 để giải thích nghĩa của từ Kinh tế trong bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và trả lời câu hỏi. H: Từ Kinh tế trong bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác có nghĩa là gì” H: Ngày nay chúng ta có thể hiểu nghĩa từ này theo nghĩa như cụ Phan Bội Châu đã dùng hay không ? H: Qua đó em nhận xét gì về nghĩa của từ. Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành. Hoặc yêu cầu học sinh xác định trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào (từ xuân chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ; từ tay chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ...). - Phân tích chứng minh: Thao tác phân tích chứng minh được sử dụng để củng cố kiến thức, sau khi học sinh đã khám phá các hiện tượng ngôn ngữ và sơ bộ có khái niệm về chúng. Nội dung của thao tác này như sau: Giáo viên đưa ra các tài liệu có chứa hiện tượng ngôn ngữ vừa học yêu cầu học sinh vận dụng những tri thức mới học để phát hiện và chứng minh. Thao tác này cần được lặp đi lặp lại một số lần vừa đủ để học sinh có thể nắm và áp dụng được kiến thức mới học vào hoạt động ngôn ngữ. - Phân tích - phán đoán: Khi học sinh đã nắm vững kiến thức cần học giáo viên có thể áp dụng thao tác phân tích - phán đoán, cũng giống như thao tác phân tích - chứng minh thường được dùng để củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên nó khác thao tác phân tích - chứng minh ở chỗ không yêu cầu học sinh phải tái hiện lại định nghĩa mà chỉ yêu cầu các em phát hiện nhanh và đúng hiện tượng ngôn ngữ. Nói cách khác, thao tác phân tích - phán đoán chỉ yêu cầu các em chỉ ra hiện tượng mà không cần nói tại sao. Nhờ điểm khác biệt đó, nên thao tác phân tích - phán đoán có lợi thế là tạo được những điều kiện để học sinh luyện tập nhiều hơn và nhanh chóng hình thành kỹ năng phát hiện các hiện tượng ngôn ngữ. Song cũng cần ghi nhớ rằng trước khi áp dụng thao tác phân tích - phán đoán cần thực hiện thao tác phân tích - chứng minh. Và chỉ khi thật tin tưởng vào khả năng chứng minh hiện tượng ngôn ngữ của học sinh mới chuyển sang phân tích - phán đoán. - Phân tích - Tổng hợp: Thao tác phân tích - Tổng hợp yêu cầu học sinh biết vận dụng những kết quả có được từ những bước trên vào hoạt động thẩm nhận cái đẹp văn học hoặc sử dụng chúng phù hợp trong giao tiếp hàng ngày nói cù
File đính kèm:
- sangkien kinh nghiem.doc