Trò chơi Sinh hoạt tập thể cho học sinh THPT, THCS

5. Qua cầu ôm ván.

a. Dụng cụ: 2 ghế dài không có tay vịn hay đồ tựa lưng

b. Chuẩn bị:

- Ghế đặt thẳng hàng, cách nhau 1 ô gạch (tùy bạn xếp, sao cho không quá xa không quá gần là ok)

- Chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm đứng lên 1 ghế

c. Bắt đầu chơi:

- Mỗi bạn phải nhớ thứ tự đứng của mình, ví dụ như đứng thứ 3 tính từ khỏang cách của 2 chiếc ghế

- Làm sao thì làm, mỗi bạn phải di chuyển qua ghế bên kia và vẫn giữ thứ tự như lúc ở ghế cũ. Ví dụ như đứng cuối cùng bên ghế bên này thì kết thúc sẽ đứng cuối cùng ở ghế bên kia

- Tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ CHÂN CHẠM ĐẤT hay TÉ XUỐNG GHẾ

d.Mẹo:

- Cách rất hay đó là 2 người sẽ ôm nhau và từ từ xoay qua để đổi chỗ cho nhau, đó là cách rất tốt để chiến thắng trò chơi này.

 

docx23 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Trò chơi Sinh hoạt tập thể cho học sinh THPT, THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sao về mình ?
- Cơ hội hiếm gặp để mọi người có dịp thỏai mái góp ý hay khen ngợi bạn
- Sau trò chơi chắc chắn các bạn trong nhóm sẽ hiểu nhau hơn và có thể tự nhìn nhận lại về mặt mạnh, mặt yếu của mình mà khắc phục.
1. Cao – Thấp – Dài – Ngắn
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai
** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu
2. Tìm tác giả tác phẩm (thơ)
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: Quản trò chia ra từ 1 -> 3 nhóm, quản trò sẽ đọc 1 đoạn của 1 bài thơ, Ví dụ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”. Quản trò sẽ hỏi: 2 câu thơ này của ai – nhóm nào trả lời được thì cộng thêm điểm. Người chơi phải am hiểu thơ văn của dân tộc
3. Đố nghề
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.
4. Thi tìm những con vật có từ láy
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có). Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy”
Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, 
            4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp  Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.
5. Nói và làm ngược
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
            Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt
6. Ngón tay nhúc nhích
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón
Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích  cho đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt
7. Con thỏ ăn cỏ
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi:
- Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
- Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”
- Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Aên cỏ”
- Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”
- Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
- Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”
- Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ”
            Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau)
8. Thụt – Thò
* Mục đích: tạo không khí vui tươi
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 3 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò hô: “Thụt” (đồng thời khuỷ tay thụt ra sau) – “Thò” (đồng thời đẩy tay lên trước). Người chơi vừa làm vừa hô theo quản trò. Quản trò phải nhanh nhẹn và hô nhiều lần, nếu người chơi làm sai sẽ bị bắt ra phạt
Tương tự có thể chuyển thành nắm, mở và ngược lại động tác
9. Trò chơi biểu tượng
* Mục đích: tạo vui nhộn
* Số lượng: 70 -> 100 người
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, tất cả vừa ca vừa nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “te” các bạn đang đứng ở tư thế nào thì đứng ở tư thế đó – sau đó khi nghe tiếng còi “tích” các bạn lại tiếp tục nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “tích” mà các bạn chưa đứng im thì bạn đó sẽ bị phạt
10. Có – Không ?
* Mục đích: tạo vui nhộn, hồi hộp
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài trời
* Vật dụng: nhiều vật dụng có sẵn: giấy viết, bảng, phấn 
Cách chơi: Người chơi ngồi ở trong phòng thành vòng tròn, một người bị sẽ bước ra khỏi phòng. Những người trong phòng chọn 1 đồ vật ở trong phòng hoặc 1 đồ vật bất kỳ khác để làm vật đố. Người bị sẽ được mời vào phòng và phải tìm cho ra vật đố là vật gì? – Người bị được phép hỏi bất cứ ai nhưng phải lựa câu hỏi sao cho người được hỏi chỉ cần trả lời: có (nếu trúng) và không (nếu sai) mà thôi
            Ví dụ: có phải vật đó hình chữ nhật không? Có phải vật đó bằng gỗ không? Vật đó có màu xanh? 
            Sau 5 phút người bị chưa tìm ra vật đố thì người điều khiển phải chọn người thay thế. Người chơi không được dùng cử chỉ, lời nói nào khác ngoài 2 từ “Có hoặc không”. Nên chọn đồ vật gần chỗ người bị có thể quan sát được
11. Cua bò:
* Chỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng
* Số nguời chơi: 5 trở lên. Tùy chỗ chơi rộng hẹp mà định số người chơi.
* Xếp đặt: Nẵm ngửa, mặt và bụng lên trời. Chống với 2 chân và 2 tay, người này nằm nối đuôi người kia.
* Cách chơi: Nghe còi lệnh, bò ngang với 2 chân 2 tay, ai đến sau cùng phải cõng người đầu tiên một vòng. Nếu chỗ chơi hẹp, người chơi đông thì chơi loại dần.
12. Người què chơi bóng
* Chỗ chơi: Sân dài độ 20 thước
* Số người chơi: 10-40
* Vật liệu: Quả bóng tròn
* Xếp đặt: Chia các bạn làm 2 phe cân sức. Trước khi chơi mỗi phe đứng ở một đầu sân đối diện nhau. Quản trò đứng giữa sân, ném quả bóng lên. Khi quả bóng rơi xuống đất rồi, bạn nào lượm được trước, ném về phía phe kia và cuộc chơi bắt đầu. Một bạn phe kia lượm quả bóng và ném trở lại. Phe này lại lượm bóng ném qua phe kia và cứ thế mà mà tục ném bóng qua lại. Trái bóng rơi xuống ở đâu thì phải đứng tại đó mà ném trở lại.
            Mục đích cuộc chơi là làm thế nào liệng quả bóng đến đường đích của đối phương. Muốn thế phải lấn đất, mỗi lần ném bóng, khi phe A ném bóng qua phe B, và truớc khi bóng rơi xuống thì phe B có thể lấy tay và ngăn lại không cho đi sâu vào nội địa, nhưng không được chụp bóng, chỉ đập bóng với bàn tay thôi. Khi qủa bóng rơi xuống đất rồi thì có thể lấy chân chận lại để nó khỏi lăn xa.
13. Ai say ai tỉnh
* Chỗ chơi: Sân rộng có một cây
* Số người chơi:  5 -> 40
* Vật liệu: Một vòng tròn đường kính 2 tấc, một gậy dài độ 8 tấc. Treo vòng tròn trên vào một cành cây cách mặt đất độ 1 thước 50.
* Cách chơi: Các bạn thay phiên nhau chơi. Mỗi bạn đứng cách vòng tròn khoảng 5 thước, xoay quanh người 10 vòng. Xong vòng chót, đứng thẳng dậy, bước ngay tới trước, chĩa thẳng cánh tay trái vào trong vòng treo.
Ai đưa được cách tay vào giữa vòng thì được 5 điểm. Nêú bị đổ lúc xoay tròn hoặc lúc bước đến vòng tròn hoặc đưa tay ra ngoài vòng thì bị loại.
14. Người cụt đội nón
* Chỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng
* Số người chơi: 10-40.
* Vật liệu: Mỗi đội 01 cái nón, 1 cái ghế.
* Cách chơi: Nghe tiếng còi, bắt đầu chơi, mấy bạn đứng đầu mỗi đội chạy lên dùng miệng ngậm vào vành nón, để lật ngửa ra, tìm cách đội lên đầu đi về rồi trở lại để nón lên nghế, lật úp lại. Không được dùng tay để làm các công việc trên. Xong rồi, chạy về đánh vào tay người thứ 2 để bạn này lên thay mình. Đội nào làm xong trước thắng cuộc.
15. Gánh nước thi
* Chỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng
* Số người chơi: 3-40 người
* Vật liệu: Mỗi đội 2 chén nước đầy
* Xếp đặt: Các đội đứng thành hàng dọc. Cách mấy bạn đầu độ 10 thước, vạch một đường. Mấy bạn đứng đầu hàng cầm mỗi bạn một chén nước đầy.
* Cách chơi: Nghe tiếng còi lệnh, các bạn đứng đầu mỗi hàng chạy lên đường vạch, để chén nước xuống và chạy về đánh vào tay em thứ nhì, đoạn chạy ra hàng sau mà đứng. Người thứ nhì vội chạy lên cầm chén nước đưa cho người thứ 3 tiếp tục chạy lại.
            Đội nào chạy mau nhất và còn nước nhiều nhất được cuộc.
16. Mưa rơi
* Chỗ chơi : Trong hội trường, trong vòng tròn hoặc trên xe
* Cách chơi : Vòng tròn chú ý theo người điều khiển. Người điều khiển đưa tay dưới thắt lưng vòng tròn vỗ tay nhẹ ( mưa nhỏ ). Người điều khiển đưa tay lên cao dần, vỗ tay to dần và nhanh lên dần. Khi người điều khiển đưa tay qua đầu vòng tròn, vỗ tay nhanh và lớn ( mưa lớn )
            Chú ý : Người điều khiển có thể đưa tay lên cao hoặc xuống thấp nhiều lần, với tốc độ nhanh chậm khác nhau để tạo âm thanh hay.
Để gợi sự chú ý cho vòng tròn, người điều khiển có thể chia vòng tròn thành hai nhóm và thực hiện theo hay tay của người điều khiển.
Trò chơi cũng có thể biến dạng kết hợp tiếng reo theo quy ước. Mưa nhỏ là “ rì, rì” và khi mưa lớn là “ u,u” liên tưởng có gió lớn.
17. Ban nhạc hòa tấu.
Vòng tròn có thể được chia thành 4 nhóm :
+ Nhóm 1 : Thực hiện tiếng trống “ Thùng thình “
+ Nhóm 2 : Thực hiện tiếng mỏ “ Tóc tóc “
+ Nhóm 3 : Thực hiện tiếng đàn “ Tùng tùng “
+ Nhóm 4 : Thực hiện tiếng chuông “ Keng keng “
            Quản trò đưa tay về phía nhóm nào thì nhóm đó sẽ reo vang loại nhạc cụ mà mình được phân công.
            Để trò chơi thêm hững thú, quản trò có thể điều khiển một lúc hay tay và khi đưa tay lên thì đồng loạt 4 nhạc cụ đều vang lên và ngân dài nhạc cụ của mình, quản trò chỉ tay dưới đất thì tất cả đều phát ra tiếng “ Hùm hùm ” và trò chơi được tiếp tục.
18. Nhà báo tìm dũng sỹ
            Vòng tròn cử một người là nhà báo và đi ra khởi vòng ( phòng ).
            Trong phòng cử một người khác là dũng sỹ. Cả vòng tròn ( phòng ) quan sát thật kỹ những đặc điểm của dũng sỹ. Khi hay tin trong vòng ( phòng ) có một dũng sỹ, nhà báo được cử đến phỏng vấn. Nhà báo có thể hỏi trong vòng tròn ( từ 3 đến 10 câu ) tùy theo vòng tròn quy định. Câu hỏi của nhà báo chỉ có thể được là câu hỏi phủ định hay khẳng định. Ví dụ : Dũng sỹ là nam phải không ? Hoặc dũng sỹ có đeo khăn quàng phải không ? Nếu dũng sỹ là nam thì tất cả vòng tròn vỗ tay, nếu dũng sỹ là nữ thì vòng tròn im lặng lăc đầu. Mọi thành viên không được nói, ai nói sẽ bị phạt vi phạm luật chơi. Sau khi hỏi đủ câu hỏi đã quy định sẽ chỉ dũng sỹ đang ngồi trong vòng tròn. Nếu chỉ đúng dũng sỹ đi ra ngoài và thay nhà báo, còn chỉ sai sẽ bị phạt hình phạt do tập thể quy định.
19. Tập tự chủ
            Vòng tròn cử ra một người có khiếu để quản trò
            Tất cả trong vòng đều im lặng, quản trò đến trước mặt một người trong vòng tròn và được làm 3 động tác thật hài hoặc một câu nói dí dỏm sao cho người đối diện mình phải cười. Người đối diện với người quản trò không được cười, nếu cười là vi phạm sẽ thay thế làm quản trò hoặc bị phạt.
20. Nhóm yêu thích
            Quản trò chia vòng tròn thành 2 nhóm đến 4 nhóm.
Quản trò cho một mẫu tự và chỉ một nhóm, tức khắc nhóm bị chỉ phải đọc tên một tên tựa đề phim hoặc tựa bài hát bắt đầu bằng mẫu tự đó.
            Quản trò lại chỉ nhóm kế tiếp. Nếu nhóm nào nói chậm hoặc nói lại tựa phim, tựa bài hát đã nói là bị xử thua.
            Nên quy định tỷ số thắng bại. Trò chơi này còn có thể phát triển thêm các kiểu như sau :
a. Nói địa danh
b. Tên danh nhân, nhân vật lịch sử
c.Hoặc hát theo chủ đề : Những bài hát có chũ “ Mưa “, chữ “ Sông “
Một số trò chơi tập thể vui... (P1)
Được đăng ngày Thứ sáu, 09 Tháng 3 2012 02:48
Đăng bởi Thành Đoàn Đà Lạt
1. Cùng nhau giải toán 
* Mục đích: phán đoán nhanh
* Số lượng: 30 -> 40 người, chia thành 3 -> 4 đội
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 3 -> 5 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: quản trò chia người chơi ra thành từng đội (tuỳ ý), cử 1 đại diện. Bắt đầu quản trò nói nhỏ với 1 người đại diện đứng cuối ở mỗi đội 1 con số nào đó và bạn chạy về đội mình lấy số đó (VD: 18) cộng thêm 3 (là 21) dùng ngón tay viết kết quả lên lưng 1 người ngồi trước mình. Người thứ 2 nhận được số truyền từ dưới thì cũng phải cộng thêm 3 và viết lên 1 người kế tiếp. Đến người cuối cùng đầu hàng, cũng nhận được con số mới rồi cộng thêm 3 và lấy kết quả lên báo vói người quản trò
Đội nào báo với quản trò đúng kết quả thì sẽ thắng, khi truyền số các bạn chỉ được viết lên lưng và không được nói
2. Con muỗi 
* Mục đích: tạo không khí vui vẻ
* Số lượng: 50 -> 70 người
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi đứng thành hàng dài, dọc, ngang
- Quản trò (hô to): “Tay đâu” (2 lần)
- Người chơi (hô to): “Tay đây” (2 lần)
Quản trò bắt bài hát: “Mình dài dài dáng thon thon ngày ngày chui rút ở trong bụi rơm,chiều tà tà tối bay ra nhằm vào con mắt mà chích người ta” – và người chơi làm theo hành động chích vào mắt người bên phải mình. Quản trò tiếp tục đưa ngón tay lên và làm con muỗi – người chơi cũng tiếp tục đưa ngón tay lên và cùng với quản trò kêu “O O” và quản trò la to “cắn vào má” và người chơi làm theo quản trò lại hô to “đập” và người kế bên “đập” thật mạnh vào con muỗi. 
Người chơi phải làm theo lời nói của quản trò chứ không làm theo hành động của quản trò
Ví dụ: quản trò nói cắn vào miệng mà tay của quản trò cắn vào tai thì người chơi không làm theo – nếu làm sai sẽ bị phạt
3. Địa danh Việt Nam
* Mục đích: sự hiểu biết về địa danh đất nước
* Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người (có từ 2 nhóm trở lên)
* Vật dụng: trang bị giấy viết cho mỗi nhóm, hoặc trang bị bảng + phấn chia ô cho mỗi nhóm
* Thời gian: 5 -> 10 phút
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
Cách chơi: các đội sẽ ghi lên bảng tên các Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã (thuộc Tỉnh) trong toàn cả nước. Quy định: chữ đầu của từ cuối Tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu Tỉnh sau
Thí dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Lão (Huyện của Tỉnh Hải Phòng), Long Thành (Đồng Nai), 
Không được lập lại – nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh đó nhưng tiếp theo vẫn được tính, sau khoảng thời gian đội nào có nhiều địa danh đội đó thắng.
4. Bà Ba đi chợ 
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, tính phản ứng nhanh
* Số lượng: ít nhất 2 đội tham gia – mỗi đội từ 4 -> 10 người
* Vật dụng: mỗi đội gồm giấy + viết
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Địa điểm: trong phòng
* Thời gian: trong vòng 10 phút
Cách chơi: tìm trái cây, thức ăn, vật dụng  theo chữ. Hai đội vào vị trí riêng biệt của mình – giấy viết đặt phía trước mỗi đội cách xa 2 -> 4m. Khi nghe hiệu lệnh thứ tự từng người (của mỗi đội) lên ghi những trái cây có chữ “N” đứng đầu vào giấy, sau 30 giây đến 1 phút trọng tài ra hiệu lệnh cho những người thứ nhất về cho những người thứ hai lên  Sàu cùng thời gian đội nào ghi được nhiều nhất đội đó thắng (Trò chơi có thể thay đổi nhiều nội dung: từ mua trái cây đến mua thịt, cá, con vật, )
5. Tin mật
* Mục đích: rèn luyện khả năng nhớ
* Vật dụng: 1 cây viết + mảnh giấy trắng
* Số lượng: mỗi nhóm 10 người, chia nhiều đội
* Ban tổ chức: 1 người, soạn sẵn những nội dung thông tin vào mảnh giấy (không quá 5 dòng)
* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài sân
Cách chơi: tất cả các đội xếp hàng dọc, người quản trò (người điều khiển) cho người đứng đầu hàng đọc nội dung của bản thông tin (tất cả cùng chung 1 bản). Thứ tự từ đội thứ nhất truyền tin cho người thứ hai bằng cách (nói nhỏ vào tai) – cứ thế người trước truyền tin cho người sau – người cuối cùng nhận tin và ghi vào giấy và trao cho người điều khiển. Đội nào có nội dung bản tin giống bản tin gốc nhất là đội đó thắng
6. Có - Không ? 
* Mục đích: tạo vui nhộn, hồi hộp
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài trời
* Vật dụng: nhiều vật dụng có sẵn: giấy viết, bảng, phấn 
Cách chơi: Người chơi ngồi ở trong phòng thành vòng tròn, một người bị sẽ bước ra khỏi phòng. Những người trong phòng chọn 1 đồ vật ở trong phòng hoặc 1 đồ vật bất kỳ khác để làm vật đố. Người bị sẽ được mời vào phòng và phải tìm cho ra vật đố là vật gì? – Người bị được phép hỏi bất cứ ai nhưng phải lựa câu hỏi sao cho người được hỏi chỉ cần trả lời: có (nếu trúng) và không (nếu sai) mà thôi
Ví dụ: có phải vật đó hình chữ nhật không? Có phải vật đó bằng gỗ không? Vật đó có màu xanh? 
Sau 5 phút người bị chưa tìm ra vật đố thì người điều khiển phải chọn người thay thế. Người chơi không được dùng cử chỉ, lời nói nào khác ngoài 2 từ “Có hoặc không”. Nên chọn đồ vật gần chỗ người bị có thể quan sát được
7. Hát đếm số
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra
Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay
Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)
Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”
Quản trò đưa 2 ngón tay:
Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi ”
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt
8. Ngón tay nhúc nhích 
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón
Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích  cho đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt
9. Nói và làm ngược
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt
10. Thi tìm những con vật có từ láy 
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có). Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy”
Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, 
4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp  Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc
1. Nghĩ nhanh: Có một tàu điện đi về hướng nam. Gió hướng tây bắc. Vậy khói từ con tàu sẽ theo hướng nào?
2. Làm thế nào để không đụng phải ngón tay khi bạn đập búa vào một cái móng tay?
3. Nếu bạn nhìn thấy con chim đang đậu trên nhánh cây, làm sao để lấy nhánh cây mà không làm động con chim?
4. Cái đầu giống mèo, chân giống mèo, và tai giống con mèo, nhưng không phải con mèo. Vậy là con gì?
5. Miệng rộng nhưng không nói một từ, là gì?
6. Không bố mẹ nào phản ứng khi giáo viên đánh những đứa trẻ trong lớp, tại sao?
7. Cái gì luôn ở phía trước bạn, mà bạn không bao giờ nhìn thấy?
8. Cái gì bạn không mượn mà trả?
9. Cái gì luôn đi đến mà không bao giờ đến nơi?
10. Vào lúc nào thì đồng hồ gõ 13 ti

File đính kèm:

  • docxCD_Thang_3_Thanh_nien_voi_van_de_lap_nghiep.docx
Giáo án liên quan