Tóm tắt 4 văn bản học kì I – lớp 9

* Tóm tắt “Lặng lẽ Sa Pa”:

Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già,bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết. Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng.

 

doc1 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt 4 văn bản học kì I – lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÙM TAÉT 4 VAÊN BAÛN HOÏC KÌ I – LÔÙP 9 (2014 – 2015)
Eš&›F
* Tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương”:
“Chuyện người con gái Nam Xương” viết về một cuộc đời, một số phận đầy oan khuất của một thiếu phụ tên là Vũ Thị Thiết. Đó là người con gái thùy mị, nết na, đức hạnh và xinh đẹp. Lấy chồng là Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ.Để dỗ con, tối tối, nàng thường chỉ bóng mình trên tường mà bảo đó là cha nó.Khi Trương Sinh về, lúc đó mẹ già đã mất, đứa con bấy giờ đang tập nói, ngây thơ kể với chàng về người đêm đêm vẫn đến nhà chàng. Sẵn có tính hay ghen, nay thêm hiểu lầm, Trương Sinh mắng nhiếc đuổi vợ đi. Phẫn uất, Vũ Nương chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn,chàng lập đàn giải oan cho nàng.
* Tóm tắt “Làng”:
Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải đưa gia đình đi tản cư. Ở đây, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng.Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian. Ông không biết bày tỏ với ai,không dám đi ra ngoài. Thế là ông đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ bớt những đau khổ tinh thần. Khi nhận tin cải chính, vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình.
* Tóm tắt “Lặng lẽ Sa Pa”:
Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già,bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết. Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng.
* Tóm tắt “Chiếc lược ngà”:
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến.Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không giống với người cha trong bức ảnh mà em biết. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến khi Thu nhận ra cha,tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường trở về khu căn cứ. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con. Trong một trận càn, ông Sáu hi sinh. Trước lúc ra đi mãi mãi, ông đã kịp trao cây lược cho bác Ba, nhờ bạn chuyển cho con gái.

File đính kèm:

  • docTom_tat_4_VB_HKI_lop_9_20150725_032244.doc