Xây dựng chuyên đề Ngữ văn 9

A- Mục tiêu cần đạt:

- Cảm nhận được xúc cảm của tác giả trước cảnh thiên nhiên đất nước.

- Thấy được nghệ thuật xây dựng thiên nhiên của tác giả.

- Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa giá trị của cuộc sống con người.

 

B. Kiến thức, kỹ năng, tiến độ:

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp, sức sống của thiên nhiên, đất nước.

- Nhận xét và phân tích các yếu tố, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu trong tác phẩm văn học, từ đó nhận biết và cảm nhận được, tư tưởng, cảm xúc của tác giả, hình ảnh giản dị đầy sáng tạo.

- Lẽ sống cao đẹp của những con người chân chính.

2. Kỹ năng:

- Đọc hiểu các văn bản thơ, văn hiện đại.

- Hiểu biết về các thể loại thơ và văn xuôi, các phương thức biểu đạt để cảm nhận và phân tích các hình ảnh, chi tiết trong tác phẩm văn học.

- Nhận biết và phân tích những đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm văn học.

- Từ đó cảm nhận được tư tưởng, cảm xúc của các tác giả.

3. Thái độ:

- Trân trọng những vẻ đẹp giản dị của quê hương

- Rèn luyện năng lực cảm thụ về tình yêu thiên nhiên.

- Giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp vốn có của quê hương.

- Những hình ảnh con người hòa cùng vẻ đẹp của thiên nhiên.

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 15647 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng chuyên đề Ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG
XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 9
Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận thực hiện trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong những năm gần đây. Cùng với việc giảng dạy theo quan điểm mới, cách thức dạy học nói chung, môn ngữ văn nói riêng, đổi mới dạy học đã trở thành vấn đề cấp thiết và điểm mấu chốt của ngữ văn tập chung hai chữ “tích” tích hợp và tích cực. Có tích cực mới phát huy tốt tính chất tích hợp, qua tích hợp học sinh càng tích cực hơn.
Thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống câu hỏi “tích hợp trong giảng dạy ngữ văn, liên quan đến bài học này với bài học kia, môn này với môn khác như vậy cũng hình thành cho các em khả năng tư duy tích hợp trong tình huống, trong cuộc sống hàng ngày.
HỌC KỲ I:
CHUYÊN ĐỀ: CHỦ ĐỀ
Người lính và tình đồng chí
A-Mục tiêu cần đạt: 
- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực giản dị của tình đồng chí, đồng đội vfa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng qua các cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
- Thấy được những đặc điểm nổi bật được thể hiện qua những tác phẩm văn học.
- Cảm nhận được vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm của những người lính năm xưa.
B- Kiến thức, kỹ năng, thái độ.
1.Kiến thức:
- Vẻ đẹp chân thực, giản dị của người lính trong hai cuộc kháng chiến.
- Giọng điệu thơ văn sôi nổi, trẻ trung mà sâu sắc.
- Giàu chất triết lí, suy tư của con người.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm những tác phẩm thơ và văn xuôi, bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong tác phẩm văn học và giá trị nghệ thuật của chúng trong thơ văn.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung trong chiến tranh.
- Cảm nhận được giá trị của ngôn từ và những hình ảnh độc đáo trong các tác phẩm tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
3. Thái độ:
- Trân trọng tình cảm bạn bè giúp đỡ nhau trong cuộc sống
- Xây dựng tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước trong chiến tranh.
- Cảm phục tôn kính những anh hùng thế hệ thanh niên.
- Biết rút ra bài học về cách sống cho mình.
- Học tập tấm gương sáng của các chiến sĩ trong chiến tranh để áp dụng vào con đường học vấn của mình.
C. Kế hoạch cụ thể:
1. Tích hợp ngang:
Kiểm tra bài cũ ở phần văn bản có kết hợp tiếng việt, tập làm văn trong toàn bộ chương trình.
Ví dụ: Hãy tìm những hình ảnh trong bài thơ “Ánh trăng” và phân tích những hình ảnh đó.
=> Ở câu hỏi này học sinh vận dụng kiến thức về ẩn dụ trong tiếng việt để trả lời.
2.Tích hợp dọc.
VD1: Kết hợp kiểm tra bài cũ với giới thiệu bài mới
Trả lời nhanh các câu hỏi:
a) Tên bài thơ nổi tiếng của Bà huyện Thanh quan mà em đã học ở lớp 8?.
b) Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu thơ sau:
 “Mỗi năm hoa đào nở
 Lại thấy……………”
c) Một tên gọi khác của “Truyện Kiều”
d) Thúy Kiều có sắc đẹp như thế nào?
e) Nguyễn Đình Chiểu còn có tên gọi khác là gì?
g) Người lợi dụng đêm tối đẩy Lục Văn Tiên xuống sông là ai?
h) Tên một bài thơ nổi tiếng của Phạm Tiến Duật viết về người lính trường sơn?
Q
U
A
Đ
E
O
N
G
A
N
G
Ô
N
G
Đ
Ô
G
I
A
Đ
O
A
N
T
R
Ư
Ơ
N
G
T
Â
N
T
H
A
N
H
N
G
H
I
Ê
N
G
N
Ư
Ơ
C
N
G
H
I
Ê
N
G
T
H
A
N
H
Đ
Ô
C
H
I
Ê
U
T
R
I
N
H
H
Â
M
T
I
E
U
Đ
Ô
I
X
E
K
H
Ô
N
G
K
I
N
H
Mỗi đáp án của câu tương ứng với hàng ngang, tìm ra đáp án của 7 câu hỏi trên ta tìm hàng dọc có tên là “ đồng chí” Trên cơ sở đó giáo viên vào bài mới.
Ví dụ 2: Phần đọc hiểu văn bản:
Tích hợp ngang với ba phân môn: Ngữ Văn, Tập làm văn, Tiếng việt.
Cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội
STT
Câu hỏi
Hướng trả lời
Hướng tích hợp
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Mở đầu tác giả đã giới thiệu quê hương của các anh như thế nào?
Em có nhận xét gì về cách giới thiệu này?
Nhận xét cấu trúc của hai câu thơ?
Với nghệ thuật và cấu trúc đó gợi cho em điều gì?
Vì sao họ ở miền xa lạ lại trở lên thân thiết với nhau?
Nghệ thuật nào được sử dụng trong câu “ Súng bên súng, đầu sát bên đầu”?
Giá trị của các biện pháp nghệ thuật ấy?
Cở sở tạo nên tình đồng chí, đồng đội?
Nhận xét về câu thơ giữa bài “Đồng chí”?
=>Quê hương gắn với một miền quê nghèo: Nước mặn đồng chua…đất sỏi đá.
=>Lời trò chuyện tâm tình tự nhiên, giản dị.
=>Song hành, đối xứng.
=>Nguồn gốc xuất thân, đồng cảm, tâm sự với nhau về cái nghèo của quê hương
=>Chung mục đích, chung lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc.
=>Điệp từ rất hàm súc.
=>Gắn bó, gần gũi, chia sẻ
…trong chiến đấu.
=>Đồng cảnh, đồng cảm, cùng chung mục đích, lý tưởng đấu tranh vì hòa bình dân tộc.
=>Câu đặc biệt….
Tích hợp Tiếng việt
Tích hợp TLV
Tích hợp TV
Tích hợp TLV
Tích hợp TLV
Tích hợp TV
Tích hợp TLV
Tích hợp TLV
Tích hợp TLV
b) Câu hỏi có ý nghĩa tổng kết: Tích hợp dọc
VD: Trong Ngữ văn 9 tập I có những tác phẩm nào nói về người lính, tình đồng chí đồng đội?
=>Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng, Chiếc lược ngà…
HỌC KỲ II
CHỦ ĐỀ: TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN
A- Mục tiêu cần đạt:
Cảm nhận được xúc cảm của tác giả trước cảnh thiên nhiên đất nước.
Thấy được nghệ thuật xây dựng thiên nhiên của tác giả.
Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa giá trị của cuộc sống con người.
B. Kiến thức, kỹ năng, tiến độ:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp, sức sống của thiên nhiên, đất nước.
- Nhận xét và phân tích các yếu tố, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu trong tác phẩm văn học, từ đó nhận biết và cảm nhận được, tư tưởng, cảm xúc của tác giả, hình ảnh giản dị đầy sáng tạo.
- Lẽ sống cao đẹp của những con người chân chính.
2. Kỹ năng:
- Đọc hiểu các văn bản thơ, văn hiện đại.
- Hiểu biết về các thể loại thơ và văn xuôi, các phương thức biểu đạt để cảm nhận và phân tích các hình ảnh, chi tiết trong tác phẩm văn học.
- Nhận biết và phân tích những đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm văn học.
- Từ đó cảm nhận được tư tưởng, cảm xúc của các tác giả.
3. Thái độ:
- Trân trọng những vẻ đẹp giản dị của quê hương
- Rèn luyện năng lực cảm thụ về tình yêu thiên nhiên.
- Giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp vốn có của quê hương.
- Những hình ảnh con người hòa cùng vẻ đẹp của thiên nhiên.
C. Kế hoạch cụ thể:
1. Tích hợp ngang:
VD: Khi tìm hiểu văn bản “Mùa xuân nho nhỏ” trong phần 1: Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên.
STT
Câu hỏi
Hướng trả lời
Hướng tích hợp
1
2
3
4
5
6
Tác giả đã phác họa hình ảnh thiên nhiên mùa xuân như thế nào?
Cấu tạo ngữ pháp trong hai câu thơ đầu có gì đặc biệt? Hai câu thơ này có tác dụng gì?
Ý nghĩa của hai câu thơ?
Ngoài hai câu thơ trên tác giả còn sử dụng kiểu câu gì ở các câu tiếp theo?
Thể hiện cảm xúc gì?
Thử phỏng đoán trong hai câu thơ tiếp theo “giọt long lanh” là giọt gì?
Hãy xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”
=>Cảnh thiên nhiên mùa xuân với những hình ảnh quen thuộc: Dòng sông xanh, bông hoa tím, tiếng chim chiền chiện.
Đảo vị ngữ =>dụng ý nghệ thuật của tác giả.
=>Đột ngột, bất ngờ, gây sự chú ý cho người đọc, người nghe, hình ảnh sống động.
=>Câu cảm thán: “ôi…..trời”
=>Không khí mùa xuân rộn ràng, ấm áp và náo nức, cảm xúc say sưa ngây ngất trước cảnh mùa xuân
=>Có thể là giọt sương sớm, giọt mùa xuân, hay giọt nước phản chiếu bình minh. Phải chăng đó là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện hay rộng hơn là cảm xúc của nhà thơ trước thiên nhiên tươi đẹp trong sáng.
=>Ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc, thông thường tiếng chim được cảm nhận bằng thính giác…..nhưng giọt long lanh lại được cảm nhận bằng xúc giác “đưa tay tôi hứng”
Tích hợp TLV
Tích hợp TV
 Tích hợp TLV
Tích hợp TV
Tích hợp TV và TLV
Tích hợp TV
2. Tích hợp dọc:
VD: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân giống cảm xúc của nhà thơ nào?
->(GV bình chú thêm)
“Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”
 (Xuân Diệu)
Hỏi: Câu thơ trên thể hiện điều gì?
=>Thể hiện sự khát khao tưởng như muốn ngấu nghiến, muốn “nuốt chửng” lấy mùa xuân của đất trời.
VD: Khi tìm hiểu văn bản: “Sang thu” của Hữu Thỉnh cảm nhận không gian đất trời sang thu?
STT
Câu hỏi
Hướng trả lời
Hướng tích hợp
1
2
3
4
5
6
 Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận bắt đầu bằng dấu hiệu nào?
 Tác giả nhận ra dấu hiệu này bằng các giác quan nào?
 Để thể hiện sự biến chuyển của đất trời sang thu, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
 Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
 Sự biến chuyển của đất trười sang thu còn được cảm nhận qua dấu hiệu nào nữa?
 Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để diễn tả sự biến đổi của đất trời sang thu?
 Trời đất sang thu còn có sự biến đổi như thế nào?
Thiên nhiên được gợi ra bằng những hình ảnh nào? Đó là những dấu hiệu như thế nào?
=>“Hương ổi, gió se, sương chùng chình”
=>Xúc giác, thị giác.
=>Từ láy, nhân hóa, tình thái từ
=>Cảm nhận bằng tâm hồn chứng tỏ tác giả gắn bó sâu sắc với cuộc sống nơi làng quê.
=>Sông: dềnh dàng
 Chim: vội vã
 Đám mây: vắt nửa mình.
=>Từ láy, nhân hóa, đối lập, cách liên tưởng, tưởng tượng độc đáo.
- Nắng: nhạt dần Biến đổi 
 - Mưa: ít hơn của 
 - Sấm: bớt dần thiên nhiên 
Tích hợp TLV
Tích hợp TV
Tích hợp TV
Tích hợp TLV
Tích hợp TV
Tích hợp TLV
CHỦ ĐỀ: TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC, YÊU QUÊ HƯƠNG, TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái.
- Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương.
- Tình yêu làng, yêu nước của người dân Việt Nam.
- Trân trọng những gì quý giá từ gia đình, quê hương và trân trọng những điều gì gần gũi quanh ta.
- Các hình ảnh nghệ thuật và cách diễn tả độc đáo, các tình huống kịch tính trong các tác phẩm.
2. Kỹ năng:
- Đọc, hiểu các văn bản giàu chất trữ tình, lãng mạn và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong các tác phẩm.
- Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh ngợi cảm qua các nhân vật trong truyện.
- Rèn kỹ năng phân tích các tác phẩm có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lí.
3. Thái độ:
- Giữ gìn và phát huy vẻ đẹp vốn có của quê hương.
- Đề cao tinh thần yêu nước, yêu quê hương và tình cảm gia đình ấm cúng, bền bỉ.
- Tự hào về truyền thống yêu nước, sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương.
C. Kế hoach cụ thể:
1. Tích hợp ngang:
VD: Tìm hiểu văn bản “Nói với con” của Y Phương.
STT
Câu hỏi
Hướng trả lời
Hướng tích hợp
1
2
3
4
5
6
Bốn câu thơ đầu trong bài thơ “Nói với con” diễn tả điều gì?
Nhận xét về hình ảnh thơ được diễn đạt trong 4 câu thơ trên?
Con lớn lên trong tình yêu của cha mẹ, bên cạnh đó còn lớn và trưởng thành từ đâu?
Người cha đã nói với con về những đức tình gì của người đồng mình?
Em có nhận xét gì về nhịp điệu của các câu thơ và cách diễn đạt của tác giả?
Từ đó người cha mong muốn con điều gì?
=>Tả, kể đứa trẻ tập đi, tập nói lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ.
=>Hình ảnh cụ thể, độc đáo, tạo không khí gia đình ấm cúng.
=>Trưởng thành trong cuộc sống lao động, tình yêu thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng với quê hương.
=> “Người đồng mình thương lắm con ơi.
…không lo cực nhọc”.
=>Ngữ điệu cảm thán, nghệ thuật so sánh, điệp ngữ, thành ngữ và cách nói khác lạ.
=> Chung thủy với quê hương, tự hào về quê hương.
Tích hợp TLV
Tích hợp TV
Tích hợp TLV
Tích hợp TV
Tích hợp TLV
2. Tích hợp dọc:
? Hãy kể tên các văn bản nói về tư tưởng yêu nước, yêu quê hương và tình cảm gia đình?
VD: Làng- Kim Lân; Bến quê - Nguyễn Minh Châu; Nói với con- Y Phương.
Tóm lại:
- Đưa hệ thống câu hỏi tích hợp vào bài giảng là cần thiết. Điều này chứng minh rất rõ qua lí thuyết và thực hành. Người thầy không ngừng tích lũy, trau dồi kiến thức các phân môn mà còn ở các lĩnh vực khác trong đời sống. Từ đó góp phần mở rộng cho học sinh những kiến thức văn học có liên quan để các em cảm thụ thơ văn một cách tốt và hiệu quả hơn.
 Hồng Dương, ngày 15 tháng 10 năm 2014
 Người xây dựng chuyên đề
 Nguyễn Thị Thanh Lê

File đính kèm:

  • docXay dung chuyen de ngu van 9thanh le.doc