Tổ chức hoạt động dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực: lực đẩy ac si met - Bài tập
Phần này dùng phương pháp kể chuyện có tích hợp hoàn thành nhánh 1 của sơ đồ tư duy
1. Ơ rê ca (tìm ra rồi)
2. Vương miện có pha kim loại khác mà không bị phá hỏng
3. Người thợ kim hoàn có đôi tay khéo léo không bị xử tử
4. Ngày mừng thọ của nhà vua được tổ chức trọn vẹn
5. Uy tín của nhà Bác học được nâng lên
6. Lòng đức độ, khoan dung của nhà vua.
GV có thể giới thiệu HS tìm đọc từ liệu Từ cây gậy thần Ác si mét của NXB KĐ.
PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam - Phòng giáo dục và đào tạo Duy Xuyên - Trường Trung học cơ sở Trần Cao Vân - Địa chỉ: Khối phố Mỹ Hòa, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng nam Điện thoại: 05103.877301 - Thông tin về nhóm giáo viên: 1. Họ và tên: Ngô Nguyệt Thủy Ngày sinh : 02- 10- 1967 Môn: Lý Điện thoại : 0905703768 Email: nguyetthuydx@gmail.com 2. Họ và tên: Đoàn Công Tri Ngày sinh: 22- 01 - 1964 Môn: Lý Điện thoại: 0935190702 Email: tcvdoancongtri@gmail.com PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA NHÓM GIÁO VIÊN 1. Tên hồ sơ dạy học TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Tên chủ đề: LỰC ĐẨY AC SI MET - BÀI TẬP 2. Mục tiêu dạy học a) Kiến thức Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ac- si- met và viết được công thức tính lực đẩy Ac -si - met (những môn học liên quan: Văn học; Vật lý; Toán học; Kỹ năng sống) - Giúp học sinh biết được trong không khí cũng có lực đẩy Ac- si- met nên quả bóng bay bay được trên bầu trời. b) Kỹ năng - Vận dụng công thức để tính lực đẩy Ac-si-met FA = d.V - Giải thích được một số hiện tượng và giải các bài tập có liên quan - Rèn kỹ năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, liên hệ thực tế - Vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết các vấn đề. (những môn học liên quan: Văn học; Vật lý; Toán học; Kỹ năng sống; môi trường; Hóa học;) c) Thái độ - Tích cực học tập, quan sát thí nghiệm, - Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức liên môn. - Say mê tìm tòi, giáo dục tính nhân văn qua truyền thuyết ( tích hợp: kỹ năng sống: lòng say mê; tính nhân văn; bảo vệ môi trường) 3. Đối tượng dạy học của bài học - Đối tượng học sinh + Số lượng học sinh: 67 em + Số lớp thực hiện: 2 lớp + Khối lớp: 8 - Học sinh của lớp hầu hết là chăm, có năng lực học tập và có sự hợp tác trong hoạt động học tập 4. Ý nghĩa của bài học Qua dạy học thực tế nhiều năm, chúng tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn khác, có như thế mới giúp học sinh vận dụng giải quyết các tình huống , các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất. Việc tích hợp các môn Văn học; Vật lý; Toán học; Kỹ năng sống; Giáo dục môi trường; Hóa học vào bài dạy giúp học sinh biết, hiểu và nêu được một số ứng dụng về tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó; viết được công thức tính và phát biểu được kết luận về lực đẩy Ac-si-met. Học sinh biết vận dụng kiến thức về lực đẩy Ac-si-met để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập có liên quan. Đồng thời giáo dục các em lòng say mê tìm tòi, trải nghiệm; kỹ năng sống phát triển; có ý thức bảo vệ môi trường. Bài dạy có tích hợp kiến thức của các môn học khác giúp các em tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh học hứng thú, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn. 5. Thiết bị dạy học, học liệu - Thiết bị, đồ dùng dạy học: 5 bộ thí nghiệm đồng bộ tìm hiểu về lực đẩy Ac-si-met (giá thí nghiệm; lực kế; bình tràn; chậu nhựa; cốc chia vạch có thể tích bằng thể tích quả nặng và có móc treo; quả nặng có chia vạch) - Học liệu: sách GK; SGV; sách tham khảo từ cây gậy thần Ac-si-mét của NXBKĐ; các phiếu học tập; các biểu mẫu - Ứng dụng công nghệ thông tin: tải các tư liệu về hiện tượng tràn dầu; tàu thuyền ở sông, biển; tàu ngầm; các khinh khí cầu; hình ảnh về Ac-si-met... 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học STT Nội dung dạy học Các nội dung dạy học theo chủ đề Các hoạt động của học sinh cần thực hiện trong từng nội dung để phát triển năng lực thành phần chuyên biệt (trả lời câu hỏi, làm bài tập, thí nghiệm, giải quyết nhiệm vụ...) Năng lực thành phần của năng lực chuyên biệt vật lý được hình thành tương ứng khi học sinh hoạt động 1 (2ph) Ổn định GV cho lớp ngồi theo 4 nhóm, HS ngồi đối diện nhau Nêu các nhiệm vụ, yêu cầu của tiết học Giới thiệu thầy cô giáo phân công hỗ trợ, giúp đỡ cho cá nhân hoặc nhóm (15- 20ph) Lực đẩy Ác si mét - Bài tập 1. HS hoạt động theo nhóm theo phương pháp TN đồng loạt kiểu trạm dựa trên kiến thức cũ các yếu tố của lực để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập và ghi số liệu lên phần bảng lớp theo nhóm của mình (mẫu phiếu học tập và mẫu ghi số liệu ở bảng; HS không sử dụng vở, sách liên quan, trên bàn chỉ có phiếu học tập và dụng cụ thí nghiệm) Trạm 1: Tổ chức cho HS làm TN khi nhúng chìm 1/4 vật vào nước và đổ nước vào cốc treo cũng ở mức 1/4 cốc (chú ý khi đổ nước vào cốc cần điều chính giá đỡ TN để vật luôn chìm ở vạch 1/4) Trạm 2: Tổ chức cho HS làm TN khi nhúng chìm 2/4 vật vào nước và đổ nước vào cốc treo cũng ở mức 2/4 cốc (chú ý khi đổ nước vào cốc cần điều chính giá đỡ TN để vật luôn chìm ở vạch 2/4) Trạm 3: Tổ chức cho HS làm TN khi nhúng chìm 3/4 vật vào nước và đổ nước vào cốc treo cũng ở mức 3/4 cốc (chú ý khi đổ nước vào cốc cần điều chính giá đỡ TN để vật luôn chìm ở vạch 3/4) Trạm 4: Tổ chức cho HS làm TN khi nhúng chìm toàn bộ vật vào nước và đổ nước đầy vào cốc treo (chú ý khi đổ nước vào cốc cần điều chính giá đỡ TN để vật luôn chìm hoàn toàn trong nước 2. Cho HS quan sát kết quả ghi bảng của 4 trạm và rút ra điểm giống nhau của 4 nhóm ( F = P1 - P2 = Pn đổ vào cốc) Tiếp tục cho các trạm nêu các nhận xét trong phiếu học tập để các trạm khác nhận xét - phần này GV tổ chức để HS thấy xuất hiện kiểu Bàn tay nặn bột ( Qua trình tổ chức bước này, có thể ghi điểm cá nhân phần bài cũ cho HS hoặc tổ chức đánh giá đồng đẳng) K1; K2; K3; K4; P1; P2; P3; P4; P5; P7; P8; P9; X1; X2; X5; X6; X7; X8; K1 dùng lực kế đo được trọng lượng vật ngoài không khí, trong nước K2 biết được số chỉ của lực kế trong nước giảm có liên quan đến vật nhúng trong đó K3 dùng kiến thức về các yếu tố của lực để thực hiện F = P1 - P2 K4 dự đoán, tính toán, giải thích được F = Pn = dV P1 vì sao P2< P1 ? P2 nhận xét được các yếu tố của Fđ P3 ghi được kết quả thí nghiệm, xử lý số liệu để xác định P1 = P3; tìm được F = dV P4 từ kết quả cụ thể, tìm được kết quả chung F = Pn = dV P5 từ kết quả TN sử dụng kiến thức toán để có công thức tính FA P7 từ kết quả 4 nhóm suy ra được công thức chung P8 biết được mục đích TN, lắp ráp, tiến hành, xử lý kết quả và rút ra nhận xét P9 từ kết quả TN đã phát biểu được kết luận về lực đẩy của nước khi nhúng vật chìm vào trong nước. X1 trao đổi kiến thức các yếu tố của lực và phát biểu nhận xét các yếu tố của các lực này (P; F) X2 từ hiện tượng TN HS biết sử dụng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lý để diễn tả (lò xo co lại; lực đẩy...) X5 HS nghe giảng, tìm kiếm thông tin qua kiến thức cũ về các yếu tố của lực để làm TN, làm việc nhóm và ghi kết quả theo phiếu học tập X6 trình bày được kết quả trên phần bảng của nhóm, nhận xét kết quả của nhóm trước lớp X7 các cá nhân thảo luận và thống nhất kiến thức để hoàn thành các nhận xét, số liệu trong phiếu X8 từng cá nhân tham gia hoạt động nhóm 2 (20- 15ph) Lực đẩy Ác si mét - Bài tập Qua phần tổng hợp ở trên, GV tóm lại cho HS thấy việc các trạm thực hiện trong 15 phút mà vào thời gian khoảng năm 300 TCN nhà Bác học Ác si mét người Hy lạp cổ, đã quên ăn, quên ngủ để giải quyết bài toán hóc búa do nhà Vua Hê rôn giao cho. Phần này dùng phương pháp kể chuyện, đàm thoại nêu vấn đề có tích hợp và kết hợp sơ đồ tư duy để hoàn thành nội dung bài học K1; K2; K3; K4; P1; P2; P3; P4; P5; P7; P8; P9; X1; X2; X5; X6; X7; X8; C1; C2 2a Lực đẩy Ác si mét - Bài tập Phần này dùng phương pháp kể chuyện có tích hợp hoàn thành nhánh 1 của sơ đồ tư duy 1. Ơ rê ca (tìm ra rồi) 2. Vương miện có pha kim loại khác mà không bị phá hỏng 3. Người thợ kim hoàn có đôi tay khéo léo không bị xử tử 4. Ngày mừng thọ của nhà vua được tổ chức trọn vẹn 5. Uy tín của nhà Bác học được nâng lên 6. Lòng đức độ, khoan dung của nhà vua..... GV có thể giới thiệu HS tìm đọc từ liệu Từ cây gậy thần Ác si mét của NXB KĐ... P1 HS có thể tự đặt câu hỏi cách giải bài toán của Ac si mét ntn qua chuyện kể của GV X8 thông qua chuyện kể HS có thể có ý tưởng lập nhóm học tập vật lý C1 qua chuyện HS tự xác định được trình độ, khả năng của mình mà có định hướng (thái độ) trong học tập vật lý C2 cũng qua chuyện kể HS có thể định hướng để lập kế hoạch học tập tốt bộ môn vật lý 2b Lực đẩy Ác si mét - Bài tập Dùng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề tổ chức cho HS hoàn thành nhánh 2 của sơ đồ tư duy Nêu các yếu tố của lực đẩy Ác si mét (GV nghe và ghi các yếu tố của FA theo ký hiệu) Qua các yếu tố vừa nêu phát biểu hoàn chỉnh kết luận về Lực đẩy FA (GV giới thiệu kết luận này cũng được gọi là định luật Ácsi mét) K3 dùng kiến thức về các yếu tố của lực để phát biểu các yếu tố của FA K4qua nội dung K3 phát biểu được kết luận FA = Pn = dV P4biết được từ kết quả cụ thể, tìm được kết quả chung F = Pn = dV P9 từ kết quả TN đã phát biểu được kết luận về lực đẩy của nước khi nhúng vật chìm vào trong nước. X1 trao đổi kiến thức các yếu tố của lực và phát biểu nhận xét các yếu tố của các lực này (P; F) X7 các cá nhân biết lựa chọn kiến thức để hoàn thành sơ đồ tư duy trong vở học của mình X8 từng cá nhân tham gia hoạt động C1 xác định được thái độ của mình trong việc lĩnh hội kiến thức C2 có suy nghĩ điều chỉnh việc học tập của mình 2c Lực đẩy Ác si mét - Bài tập Dùng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề tổ chức cho HS hoàn thành nhánh 3 của sơ đồ tư duy.Nhánh 3.1 là các yếu tố phụ thuộc; nhánh 3.2 là phần bài tập vận dụng Nhánh 3.1 cho HS nêu công thức tính độ lớn FA; từ công thức tiếp tục cho HS nêu các yếu phụ thuộc (2 yếu tố: d, V) theo 2 nhánh con Tiếp tục gợi ý cho HS nêu sự phụ thuộc theo tỉ lệ nào? GV củng cố thêm từ kết quả số liệu của 4 trạm còn ở bảng ghi là với V chìm khác nhau thì FA khác nhau; GV hướng dẫn thêm các yếu tố phụ thuộc này được tìm hiểu ở tiết thực hành sau và để thấy rõ các yếu tố phụ thuộc thì tiếp tục phần bài tập vận dụng Nhánh 3.2 bài tập vận dụng Cách 1: GV đọc từng bài tập, tổ chức cho HS trả lời Cách 2: GV treo bảng phụ ghi sẵn từng bài tập và tổ chức cho HS trả lời Cách 3: GV trình chiếu từng bài tập tổ chức cho HS trả lời Trong 3 cách này đều tổ chức cho HS khác nhận xét và GV treo, hoặc trình chiếu đáp án của từng bài tập Cách 4: GV có thể làm phiếu học tập cá nhân để tất cả HS cùng trả lời 4 bài tập và tổ chức đánh giá đồng đẳng theo đáp án của GV treo hoặc trình chiếu GV nhận xét sự hoạt động của HS khi tham gia hoàn thành nhánh này và chuyển sang nhánh 4 Ứng dụng K1nêu lại được công thức tính độ lớn FA K4 giải thích được các yếu tố phụ thuộc từ công thức FA = dV P2 nhận xét được các yếu tố phụ thuộc P5 từ công thức tính FA trình bày được các nội dung giải, trả lời bài tập X1 trao đổi kiến thức các yếu tố phụ thuộc để giảithích trả lời BT X2 từ hiện tượng trong BT HS biết sử dụng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lý để diễn tả sự chìm hơn, nổi hơn trong BT X5 HS nghe trả lời hoặc qua đáp án, tìm kiếm thông tin qua kiến thức cũ hoán thành nhiệm vụ học tập cá nhân X6 trình bày được kết quả trong vở hoặc phiếu học tập cá nhân X8 từng cá nhân tham gia hoạt động với lớp C1 xác định được triình độ hiện có sau khi học để xác định thái độ cá nhân C2 qua đó tự lập kế hoạch học tập của cá nhân 2d Lực đẩy Ác si mét - Bài tập GV nêu các tình huống có vấn đề để HS tham gia xây dựng nhánh 4 của sơ đồ FA này được ứng dụng trong đời sống kỹ thuật như thế nào? Nhánh 4.1 trong chất lỏng ? (GV gợi ý cùng HS để có được: tàu ngầm, trục vớt tàu đắm, hiện tượng tràn dầu...) Nhánh 4.2 trong chất khí? (GV tổ chức tương tự để: khí cầu, bóng thám không...) Cũng có thể sử dụng trình chiếu để giới thiệu các phần này; GV tổ chức nhanh phần này và giới thiệu để HS về nhà tìm hiểu các thông tin liên quan trong các kênh để chuẩn bị cho tiết học sau nữa: Sự nổi K4qua kiến thức đã thu thập dự đoán được việc ứng dụng của FA trong đ/s, kt ở các chất lỏng, khí P9 từ kết quả TN hiểu được ý nghĩa của lực đẩy của chất lỏng (khí) khi nhúng vật vào trong đó. X1 trao đổi kiến thức đã thu thập được đểhoàn thành yêu cầu X2 từ các hiện tượng trong đ/s, kt biết sử dụng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lý để diễn tả X8 từng cá nhân có định hướng thu thập thông tin C1 xác định được triình độ hiện có sau khi học để xác định thái độ cá nhân C2 qua đó tự lập kế hoạch học tập của cá nhân 3 (8ph) Lực đẩy Ác si mét - Bài tập GV nhận xét sự hoạt động của HS Hướng dẫn phần chuẩn bị cho các tiết sau liên quan đã nêu ở trên Giới thiệu tìm hiểu thông tin liên quan, hướng dẫn thêm BT Cho các nhóm thu dọn dụng cụ Kết thúc tiết học C1 xác định được triình độ hiện có sau khi học để xác định thái độ cá nhân C2 qua đó tự lập kế hoạch học tập của cá nhân 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập - Thông qua quá trình hoạt động dạy-học kết hợp đánh giá kết quả học tập theo các hình thức: + Kiến thức cũ: thực hiện khi các em làm thí nghiệm vận dụng kiến thức về đo lực, GHĐ, ĐCNN; các yếu tố của lực... khi tham gia trình bày trước lớp + Tinh thần, thái độ hợp tác: thực hiện trong hoạt động nhóm về các phần việc tham gia + Lĩnh hội kiến thức mới: thông qua phiếu học tập cá nhân hay trả lời các bài tập vận dụng + Cả quá trình của nhóm bài (chủ đề): quá trình thu thập, tìm hiểu, xử lý thông tin theo yêu cầu 8. Các sản phẩm củahọc sinh a) Các phiếu, mẫu chuẩn bị cho học sinh, giáo viên thực hiện PHIẾU HỌC TẬP TỔ: . LỚP: 8/ Ngày học: Lực kế có: GHĐ: ..N; ĐCNN :..N P1 = Pc + Pv = ..N P1 có: - Điểm đặt - Hướng + phương: + chiều: - Độ lớn P2 = Pc + Pvch = ..N So sánh: P1 .. P2 Nhận xét và dự đoán - P2 P1 vì có lực .... tác dụng vào vật. Lực F này có - Điểm đặt - Hướng + phương: +Chiều -Độ lớn Đổ nước vào đầy cốc và quan sát P3 = Pc + Pvch + Pn = .. N so sánh: P1 P3; P n F Nhận xét V nước đổ vào V vật chìm công thức tính trọng lượng theo trọng lượng riêng: P = Rút ra công thức tính độ lớn F theo P: F = MẪU BỐ TRÍ Ở PHẦN BẢNG GIẢNG CHO 4 TỔ GHI SỐ LIỆU T.1 P1 = N P2 = N F = N P3 = N Pn1/4c = N So sánh: F Pn1/4c T.2 P1 = N P2 = N F = N P3 = N Pn2/4c = N So sánh: F Pn2/4c T.3 P1 = N P2 = N F = N P3 = N Pn3/4c = N So sánh: F Pn3/4c T.4 P1 = N P2 = N F = N P3 = N Pnđc = N So sánh: F Pnđc NỘI DUNG PHẦN TRÌNH BÀY CHO SƠ ĐỒ TƯ DUY CỦA TIẾT LỰC ĐẨY AC SI MET- BÀI TẬP I. Nhánh 1. Truyền thuyết Ác si mét 1. Ơ rê ca (tìm ra rồi) 2. Vương miện có pha không bị phá hỏng 3. không xử tử người thợ kim hoàn có bàn tay tài ba 4. ngày mừng thọ của nhà vua tổ chức trọn vẹn 5. Uy tín của nhà bác học được nâng lên 6. lòng đức độ, khoan dung của nhà vua....................................................... (có thể giới thiệu HS tìm đọc tư liệu Từ cây gậy thần Ac si mét NXB KĐ...) II. Nhánh 2. Kết luận (định luật) 1. Biểu diễn FA theo ký hiệu các yếu tố 2. Từ các yếu tố cho HS nêu kết luận III. Nhánh 3. Các yếu tố phụ thuộc và vận dụng 1. Ghi công thức tính độ lớn FA và từ đây chia 2 nhánh phụ thuộc d, V càng lớn (với kết quả đã có, với các yếu tố phụ thuộc chúng ta sẽ được tìm hiểu kỹ hơn trong tiết sau phần thực hành) 2. Vận dụng nhanh a) 1 m3 nhôm, 1m3 sắt cùng nhúng ngập vào nước thì lực đẩy FA tác dụng lên các vật như thế nào. Vì sao? b) 1 m3 nhôm nhúng ngập vào nước ngọt, 1m3 sắt ngập vào nước biển thì lực đẩy FA tác dụng lên các vật như thế nào. Vì sao? c) Tàu từ sông ra biển (và ngược lại) thì nổi lên hơn hay chìm xuống hơn. Giải thích? d) 2 vật bằng nhôm, sắt có khối lượng bằng nhau cùng nhúng vào nước. Hỏi lực đẩy FA tác dụng vào các vật như thế nào. Vì sao? IV. Nhánh 4. Ứng dụng trong đời sống kỹ thuật 1. Trong chất lỏng: tàu ngầm, trục vớt tàu đắm, hiện tượng tràn dầu... 2. Trong chất khí: khí cầu, bóng thám không... Từ nhánh này giới thiệu để HS tìm thêm thông tin liên quan (Cần thiết nêu: Tàu to tàu nặng hơn kim; thế mà tàu nổi kim chìm tại sao?) a) Ảnh chụp phiếu học tập của một nhóm b) Ảnh chụp phần ghi kết quả của các nhóm trên bảng lớp c) Anh chup nhom TH d) Ảnh kết quả ghi bài của thầy (sơ đồ tư duy); e) Ảnh kết quả ghi bài của học sinh
File đính kèm:
- Bai_du_thi_nhom_Ly_20152016.doc