Tiểu luận Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Trường tiểu học Bình Phước A - Trần Ngọc Luân

3. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của các tổ chuyên môn

a/ Thuận lợi:

Được sự quan tâm của hiệu trưởng, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, giáo viên giỏi các cấp trên 60%.

Tổ chuyên môn có kế hoạch năm, tháng, tuần và đủ hồ sơ sổ sách theo quy định. Mỗi tháng họp tổ 2 lần.

b/ Khó khăn:

Tổ chuyên môn chưa làm tốt chức năng là cánh tay nối dài của Ban Giám hiệu về hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh.

Việc chuẩn bị (Kế hoạch) cho buổi sinh hoạt chuyên môn chưa khoa học, nội dung sinh hoạt còn sơ sài. Tổ trưởng đánh giá tình hình hoạt động tháng qua và đưa ra kế hoạch hoạt động tháng tới.

Đa số thành viên trong tổ chưa mạnh dạn trao đổi về chuyên môn, nặng về hỏi đáp ít tranh luận và ít đóng góp ý kiến của mình về hoạt động chuyên môn.

Xác định mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành một buổi sinh hoạt chuyên môn chưa rõ ràng còn theo vụ việc, chưa sáng tạo, đổi mới phương pháp hoạt động của tổ chuyên môn nên tạo sự nhàm chán cho các thành viên trong tổ.

Sự chuẩn bị về nội dung của các thành viên trước buổi họp còn hạn chế.

Minh chứng cho buổi họp chỉ được cô đọng bằng biên bản của tổ nên những giải pháp tốt, những ý kiến hay của các thành viên chưa được nhân rộng hoặc áp dụng thí điểm.

Trong buổi sinh hoạt ít tuyên truyền, phổ biến những vấn đề về chủ trương, đường lối về giáo dục,

 

doc23 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Trường tiểu học Bình Phước A - Trần Ngọc Luân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đạt danh hiệu GVG cấp tỉnh 8/13GV dạy lớp, chiếm 61% GVG trường 01/13 chiếm 7,7%.
Giáo viên đủ về số lượng và chất lượng tương đối đồng đều, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng giáo dục.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác.
Thực trạng tổ chuyên môn của Trường Tiểu học Bình Phước A
2.1. Các tổ chuyên môn ở Trường Tiểu học Bình Phước A
Trường có hai tổ chuyên môn: Tổ 1 gồm các khối lớp 1, 2, 3 và tổ 2 gồm các khối lớp 4, 5.
Tổ 1: Gồm 09 thành viên; 02 giáo viên dạy lớp một, 02 giáo viên dạy lớp hai và 02 giáo viên dạy lớp ba, 01 giáo viên chuyên Anh văn, 01 giáo viên chuyên Mĩ thuật. Tổ trưởng cô Nguyễn Thị Phương Đào dạy lớp hai, tổ phó cô Nguyễn Thị Bảy dạy lớp một.
Tất cả giáo viên có trình độ trên chuẩn trong đó trình độ cao đẳng 01, đại học 08, giáo viên giỏi cấp tỉnh 03. Đa số giáo viên có nhiều năm công tác và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
Tổ 2: Có 09 thành viên; 02 giáo viên dạy lớp bốn và 02 giáo viên dạy lớp năm, 01 tổng phụ trách, 01 giáo viên phổ cập, 01 giáo viên Âm nhạc, 01 giáo viên thể dục và 01 cán bộ thư viện – thiết bị. Tổ trưởng cô Trần Ngọc Ngân Hà dạy lớp năm. Tổ phó thầy Lê Trường Chinh dạy lớp năm.
Tất cả giáo viên có trình độ trên chuẩn trong đó trình độ cao đẳng 04, đại học 05, giáo viên giỏi cấp tỉnh 02 và 01 giáo viên giỏi cấp trường. Đa số giáo viên có nhiều năm công tác và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
2.2. Các hoạt động của tổ chuyên môn 
Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc. Nội dung còn sơ sài nên không thu hút được giáo viên. Vấn đề đưa ra trao đổi chưa đi sâu vào trọng tâm, chưa phong phú, những vấn đề mới và khó ít được đưa ra bàn bạc, thảo luận và tháo gỡ. Vì vậy không khí buổi họp thường im lặng thiếu sôi nổi, sinh động. Thời gian sinh hoạt tổ thường rất ngắn khoảng 30- 40 phút, đôi lúc còn họp vào buổi trưa hoặc vào giờ ra chơi chủ yếu là đọc chép, nội dung thường là nhận xét đánh giá sơ lược công tác tháng qua, phổ biến công tác tháng tới.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn chưa tổ chức cho giáo viên thảo luận những vấn đề mới và khó trong chương trình. Thống nhất những vấn đề trọng tâm, chưa dự kiến được những vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện chương trình và dự kiến biện pháp giải quyết khả thi theo khả năng của giáo viên trong tổ chuyên môn. Một số giáo viên chưa nắm chương trình toàn cấp chưa thấy được vị trí và yêu cầu về trình độ kiến thức mà khối mình cần đạt. Từ đó không xác định những vấn đề cần tập trung rút kinh nghiệm cho bản thân hoặc cần thảo luận ở tổ chuyên môn.
Đầu năm học tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên trong tổ trao đổi những vấn đề liên quan đến việc chuẩn bị cho giảng dạy có định hướng chung thống nhất trong tổ và những việc phải làm của tổ trong cả năm nhưng còn chung chung chưa cụ thể, rõ ràng.
Tổ chức thảo luận nội dung chương trình để phát hiện những vấn đề khó khi dạy, phân tích các phương pháp có thể vận dụng nhưng chưa nêu rõ những chỗ mạnh, chỗ yếu của mỗi phương pháp. Tổ chức làm đồ dùng dạy học nhưng phong trào chưa mạnh, giáo viên chủ yếu chỉ làm lại những đồ dùng đã cũ, hư mang tính chất thay thế thiếu sự sáng tạo không sử dụng được cho nhiều môn học. 
Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra việc soạn bài của giáo viên hai tuần một lần nhưng chưa mạnh dạn nhận xét, góp ý một cách cụ thể để giúp giáo viên rút kinh nghiệm soạn bài tốt hơn. 
Tổ trưởng chuyên môn chưa xây dựng kế hoạch dự giờ của tổ trong cả năm học. Tổ chức việc dự giờ và phân tích sư phạm giờ dạy của giáo viên trong phạm vi tổ còn hạn chế.
Tổ chức thao giảng về đổi mới phương pháp và hình thức dạy học: có đánh giá, rút kinh nghiệm nhưng chưa thật tốt, chỉ nhận xét ưu khuyết điểm của tiết dạy chưa làm tốt công tác tư vấn, thúc đẩy.
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Tổ trưởng chuyên môn căn cứ vào kế hoạch năm học của tổ, phân công giáo viên phụ trách từng hoạt động. Nhưng giáo viên chưa tích cực tham gia do xem nhẹ các hoạt động này, chủ yếu giao phó cho tổng phụ trách nên phong trào chưa mạnh, chất lượng chưa cao.
Sau mỗi đợt kiểm tra tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Giáo viên thực hiện chưa liên tục chỉ thực hiện khi gần đến ngày kiểm tra định kì, do đó vẫn còn học sinh yếu và học sinh giỏi chưa nhiều.
Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đúng quy định.
3. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của các tổ chuyên môn
a/ Thuận lợi:
Được sự quan tâm của hiệu trưởng, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, giáo viên giỏi các cấp trên 60%.
Tổ chuyên môn có kế hoạch năm, tháng, tuần và đủ hồ sơ sổ sách theo quy định. Mỗi tháng họp tổ 2 lần.
b/ Khó khăn:
Tổ chuyên môn chưa làm tốt chức năng là cánh tay nối dài của Ban Giám hiệu về hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh. 
Việc chuẩn bị (Kế hoạch) cho buổi sinh hoạt chuyên môn chưa khoa học, nội dung sinh hoạt còn sơ sài. Tổ trưởng đánh giá tình hình hoạt động tháng qua và đưa ra kế hoạch hoạt động tháng tới. 
Đa số thành viên trong tổ chưa mạnh dạn trao đổi về chuyên môn, nặng về hỏi đáp ít tranh luận và ít đóng góp ý kiến của mình về hoạt động chuyên môn.
Xác định mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành một buổi sinh hoạt chuyên môn chưa rõ ràng còn theo vụ việc, chưa sáng tạo, đổi mới phương pháp hoạt động của tổ chuyên môn nên tạo sự nhàm chán cho các thành viên trong tổ.
Sự chuẩn bị về nội dung của các thành viên trước buổi họp còn hạn chế.
Minh chứng cho buổi họp chỉ được cô đọng bằng biên bản của tổ nên những giải pháp tốt, những ý kiến hay của các thành viên chưa được nhân rộng hoặc áp dụng thí điểm.
Trong buổi sinh hoạt ít tuyên truyền, phổ biến những vấn đề về chủ trương, đường lối về giáo dục, 
Các tổ trưởng chưa được tập huấn, chưa được tiếp cận các tài liệu về lãnh đạo, về quản lý.
4. Những việc làm của bản thân để quản lí hoạt động tổ chuyên môn
4.1. Chỉ đạo tổ trưởng xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn
	Kế hoạch tổ chuyên môn được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường. Khi xây dựng cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, tình hình đội ngũ giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất và thực tiễn học sinh trong tổ. Trong kế hoạch tổ chuyên môn thì nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một phần quan trọng. Nội dung này phải thể hiện được những công việc cần làm cho cả năm học và bổ sung những vấn đề nhà trường chỉ đạo hoặc nảy sinh như tăng cường biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu sau mỗi lần kiểm tra định kì; dạy học theo nhóm đối tượng học sinh, theo nhóm sở thích; những vấn đề giáo viên chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy đặc biệt quan tâm đến những giáo viên mới ra trường hoặc năng lực chuyên môn còn hạn chế. 
Năm học này, tôi chỉ đạo tập trung vào các vấn đề: Tiếp tục thực hiện các nội dung của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn học; ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; dạy học hòa nhập đối với học sinh khuyết tật. Tôi chỉ đạo tổ trưởng nghiên cứu về giáo viên của tổ, những giáo viên nào năm trước đã ở tổ và năm nay mới bổ sung, đặc điểm của mỗi giáo viên đó, nghiên cứu hồ sơ năm trước tổ đã làm được những chuyên đề nào, chuyên đề nào đã áp dụng thành công, chuyên đề nào cần tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh, cần tổ chức mới những chuyên đề nào.
	4.2. Bồi dưỡng cho tổ trưởng tổ phó tổ chuyên môn
	Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn thường là những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, có sức khỏe tốt, được hiệu trưởng tin tưởng, giáo viên tin cậy nhưng lại chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí như hiệu trưởng hay phó hiệu trưởng. Vì vậy tôi quan tâm đến bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên môn trong tổ. Đó là các kiến thức, kĩ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ theo năm học, tháng, tuần; bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ: kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiện chương trình, thời khóa biểu của các thành viên trong tổ; kiểm tra hiệu quả giáo dục của các thành viên trong tổ; kiểm tra việc sử dụng sách, thiết bị dạy học của các thành viên trong tổ; tham gia kiểm tra toàn diện giáo viên theo sự điều động của hiệu trưởng nhà trường.
	Bồi dưỡng kĩ năng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ; một số kĩ năng ra đề kiểm tra cho học sinh trong các đợt kiểm tra định kì, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời.
	Biện pháp bồi dưỡng là: Yêu cầu tổ trưởng nắm vững các văn bản chỉ đạo, nắm vững chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản các môn học của các lớp thuộc khối lớp trong tổ phụ trách. Những vấn đề nào chưa hiểu thì tôi giải thích bổ sung trên nguyên tắc tự bồi dưỡng là chủ yếu.
	4.3. Tư vấn cho tổ trưởng về nội dung sinh hoạt chuyên môn, thiết kế và tiến hành một buổi sinh hoạt chuyên môn
	4.3.1 Nội dung, cấu trúc sinh hoạt tổ chuyên môn
	Năm học 2013 -2014, tôi chỉ đạo và tư vấn cho tổ trưởng sinh hoạt chuyên môn tập trung vào các vấn đề thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức lớp học phù hợp với từng đối tượng học sinh, phát huy tính tích cực trong lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh, đánh giá xếp loại học sinh, dự giờ rút kinh nghiệm, tổ chức chuyên đề, sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, rèn viết đúng chính tả, rèn viết chữ đẹp; nội dung giáo dục địa phương. Học tập, bồi dưỡng chuyên môn bằng các hình thức khác như đọc sách trong thư viện nhằm tăng vốn hiểu biết của giáo viên, nghiên cứu các bài viết, các chuyên đề trên các tạp chí Giáo dục, khai thác thông tin trên mạng và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài trường. Nghiên cứu, học tập các văn bản chỉ đạo, tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương bổ trợ kiến thức cho giáo viên.
	Dành quỹ thời gian cố định cho việc học tập các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành. Ưu tiên cho những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Chú trọng đến kĩ năng tổ chức giờ dạy, phối hợp các phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh học tập tích cực, tự giác, chủ động và phát huy được khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
	Tôi chỉ đạo mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn thường gồm có 2 hoặc 3 phần. Phần đầu là đánh giá công tác tháng qua và triển khai công tác tháng tới. Phần chính là sinh hoạt chuyên môn. Phần thứ ba là các hoạt động bổ trợ kiến thức cho giáo viên.
	Tổ trưởng chủ động thiết kế nội dung, trình duyệt với lãnh đạo nhà trường trước một tuần. Khi đó, tôi mới tư vấn cho tổ trưởng về nội dung để đảm bảo tính kế hoạch của nhà trường. Coi trọng sự chủ động, sáng tạo của tổ trưởng và giáo viên trong tổ chứ không áp đặt phải sinh hoạt về nội dung gì.
4.3.2 Một số nội dung dự kiến triển khai nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn.
Nội dung 1. Thảo luận những văn bản chỉ đạo về việc nâng cao chất lượng giáo dục để nắm vững và vận dụng vào thực tiễn công tác. Thảo luận, tìm biện pháp có hiệu quả để phụ đạo học sinh yếu hoàn thành kiến thức, kĩ năng cơ bản, sử dụng thiết bị dạy học, cách hình thành động cơ học tập cho học sinh, thiết kế phiếu học tập 
	Nội dung 2. Đánh giá mức độ nắm kiến thức, kĩ năng môn đánh giá bằng điểm số sau mỗi kì kiểm tra định kì. Tôi chỉ đạo các tổ và giáo viên thống kê từng kiến thức, kĩ năng một ở mức độ học sinh đạt được, từ đó bàn biện pháp tăng cường bồi dưỡng, giúp đỡ để học sinh tiến bộ.
	Nội dung 3. Tổ chức chuyên đề
	Chuyên đề là vấn đề chuyên môn được nghiên cứu sâu cả về lí luận và thực tiễn, được xem xét toàn diện và thực hiện trong một thời gian tương đối dài, các biện pháp đưa ra phải được kiểm chứng trước khi báo cáo và áp dụng. Chuyên đề thường xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác như dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, dạy học theo nhóm đối tượng học sinh Chuyên đề phải có báo cáo bằng văn bản, có thể được dạy minh hoạ tùy theo nội dung. Các chuyên đề dự định làm trong năm học phải được xây dựng, dự kiến từ đầu năm học, phân công người thực hiện. Báo cáo chuyên đề phải được gửi đến các thành viên nghiên cứu trước 3- 5 ngày.
	Nội dung 4. Cả tổ chuyên môn dự giờ 1 tiết, rút kinh nghiệm một cách tỉ mỉ, cụ thể từ lí luận phương pháp dạy học đến điều kiện trang thiết bị dạy học, tình hình thực tế của học sinh trong tổ. Nghiên cứu, thảo luận một số tiết dạy khó trong 2 tuần kế tiếp.
	Nội dung 5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Căn cứ tình hình thực tế, tôi chỉ đạo làm từ bước khởi điểm, đó là bồi dưỡng cho giáo viên đã biết soạn thảo văn bản tập soạn giáo án điện tử, khi đã tương đối thành thạo tôi chỉ đạo thảo luận, trao đổi kĩ thuật làm sao cho nhanh, dễ sử dụng. Khai thác mạng tìm tư liệu phục vụ giảng dạy.
	4.4. Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn và đánh giá sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng, hàng kì
	Mỗi tháng tôi tham gia sinh hoạt cùng một tổ chuyên môn một lần. Khi tham gia sinh hoạt tôi đóng vai trò là thành viên để tạo không khí bình đẳng, dân chủ, thân thiện trong buổi sinh hoạt, không áp đặt ý kiến của mình, không đánh giá ý kiến của người khác, lắng nghe ý kiến của mọi thành viên với thái độ trân trọng. Tôi cũng nhận một phần việc như chuẩn bị tài liệu, báo cáo, phân tích hoặc làm rõ một số điểm mới đối với những văn bản chỉ đạo , hỗ trợ giáo viên khi cần thiết. Trong quá trình dự sinh hoạt, tôi ghi chép các nội dung chính, hoặc những vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc.
 Từ những thông tin thu thập được sau mỗi lần dự sinh hoạt cùng các tổ, tôi góp ý cho tổ trưởng cần bổ sung những nội dung nào giáo viên còn thiếu còn yếu, phát huy thế mạnh, năng lực sở trường của giáo viên để có thể nghiên cứu sâu hơn.
	 Trong các cuộc họp chuyên môn hàng tháng, tôi đều đánh giá hoạt động của các tổ chuyên môn. Đánh giá những việc đã làm được và những việc chưa làm được, đánh giá thi đua giữa các tổ. Tham mưu với Hội đồng thi đua khen thưởng đưa nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua tổ, thi đua cá nhân. Mỗi năm học có khen thưởng cho tổ chuyên môn làm tốt nhiệm vụ, khen thưởng cho nhóm giáo viên làm chuyên đề có giá trị. Khen thưởng đối với những cá nhân có nhiều đóng góp trong sinh hoạt tổ. Những việc làm đó có tác dụng điều chỉnh và bổ sung kế hoạch tổ chuyên môn và việc sinh hoạt chuyên môn có chất lượng, có hiệu quả hơn.
III. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỀU ĐÃ HỌC TRONG CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO Ở TRƯỜNG
Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 1 tháng tới
TT
TÊN CÔNG VIỆC
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
NGƯỜI/ ĐƠN VỊ/ TỔ CHỨC PHỐI HỢP
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
RỦI RO/ KHÓ KHĂN/ CẢN TRỞ NẾU CÓ
HƯỚNG KHẮC PHỤC RỦI RO
1
1
Xây dựng kế hoạch chuyên môn theo tuần, tháng, năm.
Cụ thể hóa nhiệm vụ năm học, chi tiết, khả thi thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2013 – 2014. 
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng,
Tổ trưởng, giáo viên.
Điều tra cơ bản, xác định tình hình đầu năm; phân tình hình và xác định mục tiêu cho năm học mới; viết dự thảo kế hoạch; hoàn chỉnh kế hoạch.
Thời gian thực hiện kế hoạch trùng với các kế hoạch của cấp trên.
Điều chỉnh thời gian thực hiện để hoàn thành kế hoạch đề ra.
2
Xây dựng thời khóa biểu.
Đảm bảo tổ chức hoạt động học tập của học sinh trong suốt tuần lễ và trong mỗi ngày học một cách nhịp nhàng, đúng đắn về mặt sư phạm. duy trì mức độ cao nhất trong suốt năm học khả năng lao động của giáo viên và học sinh, tạo điều kiện cho giáo viên làm việc hợp lí và có năng suất cao.
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh.
Cần có đầy đủ các tư liệu sau: Kế hoạch chuyên môn của trường; bảng phân phối chương trình các môn học; danh sách phân công giáo viên theo môn, theo lớp; số lượng phòng học, thiết bị dạy học. 
Các tiết dạy của giáo viên chuyên bị trùng.
Điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo về mặt sư phạm.
3
Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học.
Kế hoạch phải chính xác hóa và cụ thể hóa các nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch chuyên môn và kế hoạch năm học của nhà trường cho phù hợp.
Tổ trưởng, giáo viên, phó hiệu trưởng, hiệu trưởng.
Hiệu trưởng cung cấp những thông tin căn bản và trao đổi với tổ trưởng những căn cứ cần thiết để xây dựng kế hoạch (văn bản về chương trình, nhiệm vụ năm học; tình hình thực tế của nhà trường, của tổ; những yêu cầu của nhà trường đối với chất lượng dạy học giáo dục, 
Chưa xây dựng được chương trình hành động cụ thể phù hợp với thực tế nhà trường.
Trao đổi thảo luận đưa ra chương trình hành động khả thi.
4
Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động chuyên môn.
Thực hiện đúng quy định chế độ sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. Thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra của trường và của tổ chuyên môn.
Tổ trưởng, phó hiệu trưởng.
 Căn cứ vào các hoạt động của tổ chuyên môn, căn cứ vào yêu cầu trọng tâm trọng điểm của chương trình trong từng thời gian.
Kế hoạch bị động với các hoạt động khác của trường và cấp trên
Điều chỉnh thời gian, đảm bảo kế hoạch.
5
Xây dựng kế hoạch dự giờ của tổ trong cả năm
Trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, giáo viên
Dựa vào quy định số tiết dự giờ của của hiệu trưởng trong từng học kì, thời khóa biểu.
Kế hoạch dự giờ trùng với các hoạt động khác của nhà trường và cấp trên.
Điều chỉnh thời gian dự giờ.
6
Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.
Nâng cao chất lượng giáo dục
Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, giáo viên.
Xác định đối tượng, xây dựng nội dung bồi dưỡng và phụ đạo, phân công giáo viên phụ trách, kiểm tra, đánh giá.
Giáo viên gặp khó khi chọn bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi.
Giới thiệu và cung cấp sách tham khảo, tư vấn, kiểm tra hàng tuần.
2. Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 3 tháng tới
TT
TÊN CÔNG VIỆC
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
NGƯỜI/ ĐƠN VỊ/ TỔ CHỨC PHỐI HỢP
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
RỦI RO/ KHÓ KHĂN/ CẢN TRỞ NẾU CÓ
HƯỚNG KHẮC PHỤC RỦI RO
1
Thảo luận những vấn đề mới và khó trong chương trình.
Thống nhất những vấn đề trọng tâm, giúp giáo viên thực hiện tốt chương trình dạy học
Giáo viên, tổ trưởng.
Văn bản chỉ đạo, nội dung, chương trình, SGK, SGV
Không tìm được biện pháp giải quyết những vấn đề mới và khó trong chương trình.
Định hướng, trao đổi thảo luận giải quyết vấn đề.
2
Dự kiến những vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện chương trình.
Dự kiến biện pháp giải quyết khả thi theo khả năng của từng giáo viên.
Giáo viên, tổ trưởng.
Văn bản chỉ đạo, nội dung, chương trình, SGK, SGV; thực tế tình hình trường.
Không tìm được biện pháp giải quyết những vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện chương trình.
Gợi ý, định hướng, trao đổi thảo luận giải quyết vấn đề.
3
Nghiên cứu kĩ chương trình các khối lớp được phân công giảng dạy và nghiên cứu thêm chương trình toàn cấp. 
Xác định những vấn đề cần tập trung rút kinh nghiệm cho bản thân hoặc cần thảo luận trong tổ. Nắm chương trình để thấy vị trí và yêu cầu về trình độ kiến thức mà khối mình cần đạt.
Giáo viên, tổ trưởng.
Văn bản chỉ đạo, nội dung, chương trình, SGK, SGV toàn cấp.
Các tổ nghiên cứu mang tính chất đối phó.
Kiểm tra, đánh giá.
4
Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu nắm vững các quy định kiểm tra, đánh giá, xếp loại học tập của học sinh.
Kiểm tra, đánh giá , xếp loại học sinh đúng quy định.
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, giáo viên.
Thông tư số: 32/2009/TT/BGDĐT.
Những văn bản, tài liệu có liên quan.
Đánh giá chưa đúng thực chất.
Theo dõi, kiểm tra.
5
Tổ chức trao đổi những vấn đề liên quan đến việc chuẩn bị cho giảng dạy.
Đưa ra định hướng chung thống nhất trong tổ. Giúp giáo viên chuẩn bị bài dạy có chất lượng tốt.
+ Xác 

File đính kèm:

  • docTIEU LUAN QUAN LI HOAT DONG CUA TO CHUYEN MON. Luan VinhLong.doc
  • docBIA TIEU LUAN.doc