Tiểu luận Chị Dậu - Ánh hào quang cả về vẻ đẹp hình thức lẫn tâm hồn (“ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố)

Ngô Tất Tố đã thành công trong nghệ thuật khắc họa nhân vật và ông đã dùng ngòi bút sắc sảo và đanh thép của mình để tố cáo bọn thực dân phong kiến và cũng chính ngòi bút đó để cho ra được nhân vật chị Dậu. Chị Dậu mang một vẻ đẹp cả thể xác lẫn tâm hồn, về hình thức bên ngoài lẫn bên trong, chị toát lên một vẻ đẹp của người phụ nữ dân quê chân chất và hiền hậu nhưng đôi khi cũng có lúc vùng dậy để bảo vệ bản thân và người thân của mình trước sự uy hiếp của bọn cường hào.

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6264 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chị Dậu - Ánh hào quang cả về vẻ đẹp hình thức lẫn tâm hồn (“ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài :
 Như một nguồn mạch dồi dào, bất tận, như một dòng chảy mạnh mẽ không ngừng. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã đi vào văn học một cách hết sức tự nhiên, và rồi cứ thế xuất hiện xuyên suốt trên hầu khắp các trang viết của mọi thế hệ từ xưa đến nay.
 Đáng yêu biết bao là người phụ nữ trong truyện cổ, ca dao với những phẩm chất cao quý và vẻ đẹp hồn nhiên. Đáng trân trọng biết bao là người phụ nữ trong văn học trung đại dù chịu nhiều bất hạnh đắng cay mà vẫn giữ tấm lòng son, trinh bạch. Để rồi trải qua thăng trầm của lịch sử cùng những thay đổi của thời gian, người phụ nữ Việt Nam hiện lên trong văn học hiện đại mới thật đáng khâm phục biết bao. Đó là hình ảnh người phụ nữ mang đậm hơi thở của thời đại, ghi đậm dấu ấn của những cuộc kháng chiến trường kỳ, chống Pháp và chống Mỹ.
 Và có thể nói chị Dậu trong tác phẩm “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là một điển hình cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ chống thực dân Pháp. Nhân vật chị Dậu tuy có những yếu tố mang tính lý tưởng nhưng vẫn là nhân vật hiện thực và cho nên trong một số lần chị Dậu bị đẩy vào tình thế hiểm nghèo rất có thể bị làm nhục nhưng chị đã giữ toàn vẹn phẩm giá, không phải đau đớn và dằn vặt. Nguyễn Tuân đã có những ý sắc sảo : “Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa thấy sừng sững cái chân dung lạc quan của chị Dậu”. Chị Dậu không gục ngã trước thử thách, chị là chỗ dựa cho cả một gia đình ở vào thề cũng quẫn, bị đe dọa, chị Dậu là một mẫu mực vừa gần gũi, vừa cap đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kỳ trước cách mạng. Chị hiện lên với ánh hào quang cả về vẻ đẹp hình thức lẫn tâm hồn. 
 II. NỘI DUNG
2.1. Giới thiệu về tác giả:
Ngô Tất Tố (1893-1954) người huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) sinh ra trong một gia đình thuộc loại nghèo phải lãnh thêm ruộng làng để cày cấy và thường phải vay nợ lãi. Thuở nhỏ, học với cha ở các trường làng tổng thuộc mấy huyện Lang Tài, Thuận Thành, đều thuộc tỉnh Bắc Ninh. Cuộc sống của ông gần gũi với người nông dân lao động đã giúp ông hiểu được bản chất tốt đẹp, có thái độ cảm thông và trân trọng họ. Đó là cơ sở để tạo nên cái gốc nhân đạo rất sâu và tư tưởng nhân dân sâu sắc trong sáng tác của ông. Năm 1912 ông thi hỏng kỳ thi hạch đệ nhất .Năm 1914 ông bắt đầu hoạt động sáng tác, dịch  sách, viết bài cho báo chí, nhưng đến năm 1915 ông lại đỗ đầu trong kỳ thi hạch đệ nhất ở Bắc Ninh nên từ đó ông có cái tên “đầu sứ tố” .Nhưng lại thi hỏng trong kỳ thi đệ nhị đó là khoa thi cuối cùng của chế độ khoa cử bằng chữ Hán. Ngô Tất Tố đã dùng ngòi bút của mình để phục vụ cho kháng chiến và viết cho báo : “Cứu quốc và báo thông tin khu 12, phụ trách văn nghệ kiên khu 1”. Năm 1948 ông gia nhập Đảng Cộng Sản Đông Dương. Sau 30 năm làm báo và viết văn, Ngô Tất Tố đã để lại một sự nghiệp sáng tác có giá trị rất đáng trân trọng. Năm 1952 được nhận hai giải thưởng trong giải thưởng văn nghệ Việt Nam (1951-1952) và đến năm 1996 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Nguyễn Đăng Mạnh có nhận xét: “ Nhìn chung qua những bài bình luận, bút chiến, phong sự, ta thấy Ngô Tất Tố là một nhà báo hăng hái và chân thành chiến đấu cho những yêu cầu cải cách dân chủ thực sự vì lợi ích của nhân dân lao động. Những việc ông làm, những điều ông đấu tranh như thế đã khiến ông gần với cách mạng”.
2.2. Tác phẩm:
Thành tựu văn học của Ngô Tất Tố chủ yếu được kết tinh ở tiểu thuyết “Tắt đèn” (1939). Cuốn tiểu thuyết xuất sắc này đã khẳng định dứt khoát Ngô Tất Tố xứng đáng với danh hiệu nhà văn của nông thôn và người nông dân, xác định vị trí đày vinh dự của ông trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Tiểu thuyết “Tắt đèn” được dư luận đánh giá cao. Đọc quyển “Tắt đèn” này, những độc giả khó tính sẽ cũng phải chịu rằng óc quan sát của Ngô Tất Tố về những cảnh làm ruộng, thu thuế, chè chén, xôi thịt, hà lạm, ức hiếp, bán vợ đợ con của đám dân quê quả là một thứ óc quan sát tinh tường, rất chu đáo. Phú Hương nhận xét tác giả Tắt đèn đã miêu tả sinh động “những sự tàn bạo ghê gớm, những chuyện hà lạm hèn mạt, những cảnh đói nghèo tai hại” ở nông thôn và khẳng định viết về cuộc đời người nông dân sau lũy tre xanh thì Tắt đèn đã thành công một cách vẻ vang hết sức.
“Tắt đèn” là câu chuyện thảm thương của một gia đình nông dân vì một cái thẻ sưu. Tác phẩm không mở rông không gian và thời gian nghệ thuật, không nói tới tình cảnh người nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, bị bóc lột địa tô, không đề cập tới thảm họa thiên tai, vỡ đê, lụt lội, mất mùa, đói kém, rơi vào cảnh phải chia lìa bỏ quê hương ra vùng mỏ hay đi phu làm đồn điền cao su mà Tắt đèn đưa người đọc vào thẳng cái hoàn cảnh ngột ngạt, đầy căng thẳng của làng Đông Xá trong vụ thuế. Tờ mờ sáng, cổng làng đã bị đóng chặt, việc đồng áng bị đình đốn, tiếng mõ, tiếng trống thúc sưu, tiếng thét đâm, thét đánh náo động láng Đông Xá. “Quanh chị Dậu, quanh cái thẻ sưu thuế người, cả một hệ thống thiên la địa võng bóc lột sự sống, bức tử sự sống” (Nguyễn Tuân). Tắt đèn tập trung xoáy sâu vào nạn thuế thân, một thứ thuế quái gở, hết sức dã man của chế độ thực dân đương thời.
 Tắt đèn là một cuốn tiểu thuyết có giá trị nghệ thuật cao, thể hiện nghệ thuật già dặn của Ngô Tất Tố. Về mặt nghệ thuật, bên cạnh mặt thành công là chủ yếu, Tắt đèn vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm. Câu văn của Ngô Tất Tố đôi khi chưa thật linh hoạt, còn dấu vết của lối văn biền ngẫu. Một số trang miêu tả trong “Tắt đèn” còn vụng về, thiếu sinh động. Ngòi bút của Ngô Tất Tố cũng chưa có khả năng đi sâu vào những ngõ ngách phức tạp trong tâm lý con người và Tắt đèn vẫn là một cuốn tiểu thuyết xuất sắc thuộc trong những tác phẩm “cổ điển” của trào lưu hiện thực và tiểu thuyết Việt Nam trước Cách mạng. Tác phẩm chủ yếu có: Tiểu thuyết “Tắt đèn”, “Lểu chõng”; Phóng sự “Việc làng"; Tác phẩm nghiên cứu “Văn học Việt Nam”, “Lão Tử”, “Mặc Tử”; Tác phẩm dịch “Thơ Đường”, v.v  
Bằng những tình tiết thu thuế ở nông thôn làm tuyến chính, tiểu thuyết “Tắt đèn” đã miêu tả cảnh ngộ bi thảm của gia đình anh nông dân nghèo khổ Nguyễn Văn Dậu. 
“Tắt đèn” là một tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố, với nội dung sâu sắc và nghệ thuật khắc hoạ sinh động các nhân vật điển hình của nó, nên đã được độc giả hoan nghênh. 
“Tắt đèn” được đánh giá là một trong những tác phẩm có giá trị nhất trong những tác phẩm văn học hiện thực chủ nghĩa trước Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam. 
2.3. Vẻ đẹp dung mạo của chị Dậu:
Ngô Tất Tố đã thành công trong nghệ thuật khắc họa nhân vật và ông đã dùng ngòi bút sắc sảo và đanh thép của mình để tố cáo bọn thực dân phong kiến và cũng chính ngòi bút đó để cho ra được nhân vật chị Dậu. Chị Dậu mang một vẻ đẹp cả thể xác lẫn tâm hồn, về hình thức bên ngoài lẫn bên trong, chị toát lên một vẻ đẹp của người phụ nữ dân quê chân chất và hiền hậu nhưng đôi khi cũng có lúc vùng dậy để bảo vệ bản thân và người thân của mình trước sự uy hiếp của bọn cường hào. Chị mang một vẻ đẹp của một người đàn bà có 3 mặt con ấy nhưng vẫn còn nhiều nét của một thời con gái: “cái nhanh nhảu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da đen giòn, cái mượt mà của người đàn bà 24 tuổi”[7;234]. Chính cái mượt mà, đôi mắt sắc ngọt, đôi môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da đen giòn đó đã làm cho biết bao người phải ganh tỵ và thèm thuồn dù đã có 3 mặt con nhưng chị vẫn giữ cho mình được cái tươi trẻ của người phụ nữ đã có chồng. Và chị cũng là đại diện cho sự thống nhất tính chất chung và riêng của một sự hòa hợp gắn bó, vừa được khắc họa trong bối cảnh làng quê những ngày sưu thuế, vừa được thể hiện đậm nét trong vẻ dân quê chân chất và đôn hậu của mình. Ở chị có những nét thuần phác đức hạnh của người phụ nữ truyền thống Việt Nam nhưng mặt khác chị lại mang một vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại chính vẻ thuần phác ấy của chị mà chị đã khoát lên trên người chị một dung mạo mà ai cũng phải ghen tỵ của một người phụ nữ dân quê. Chị Dậu là người phụ nữ tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ Việt Nam trước cách mạng. Đó là số phận người phụ nữ đep người, đẹp nết, ngoại hình của chị uể oải xanh xao vì nhịn ăn để nhường nhịn cho con ăn và phải cho cái Tỉu bú nên xanh nhợt nhạt của người phụ nữ mới vừa 24 tuổi. Chị dùng những lời lẽ ngọt ngào để nói với những đứa con và người chồng thân yêu của mình: “ thầy em, có sao không , thầy em hết bệnh chưa” và những lời lẽ không ai ngờ rằng chị sẽ nói ra: “mầy trói chồng bà đi, bà cho mầy xem”[2;333] chị chưa bao giờ phải nói nặng lời với bất cứ một ai nhưng trong lần này chị bị dồn tới bức đường cùng nên phải thót lên những từ như thế và rồi chị lại trở lại với vẻ hiền diệu thường ngày, và trở lại làm người mẹ, người vợ đảm đang. Tuy năng lời như thế nhưng người đọc có thể bỏ qua cho chị được không hề trách móc chị tại sao lại nói như thế và cũng thông cảm được cho chị. Vì họ cho rằng bất cứ ai ở trong hoàn cảnh đó cũng cư xử như chị thôi . Người phụ nữ đẹp người đẹp nết này lại gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống thường ngày của mình. Kể làm sao cho hết đước những câu nói có giá trị, mỗi một câu đủ lột trần được tâm lý của một hạng người ở sau lũy tre xanh. Ngô Tất Tố đã khéo làm cho người đọc trông thấy những cảnh đau khổ bất bình đã xảy ra với một lối văn rõ rệt, giản dị, rất linh hoạt. Ông còn làm cho ta hồi hộp, căm tức, thương hại, có lúc sung sướng nữa vì người đàn bà lắm nỗi áp bức quá đã liều mạng : 
“Rồi chị túm lấy cổ áo hắn (cai lệ) ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đảy của người đàn bà lục điền, hắn đã ngã chồng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu”.[3;333] 
Hiền hậu là thế nhưng một khi đã bị dồn tới chân tường thì chị bất chấp hết tất cả để bảo về cho người chồng yêu quý của mình, chị hi sinh tất cả để cho chồng được cứu và cho đàn con thơ được ấm no.
2.3. Vẻ đẹp nhân phẩm của chị Dậu:
Tác phẩm “ Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam dưới ách đô hộ của thức dân Pháp. Tác giả Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu, một người phụ nữ trong hoàn cảnh tố tăm cực khổ nhưng vẫn có những phẩm chất cao đẹp. Vốn là con nhà nghèo, từ ngày chị Dậu lại càng nghèo khổ hơn. Hai vợ chồng chị “đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào” mà vẫn “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”. Chị Dậu vừa tiếp nối hình ảnh truyền thống của người phụ nữ Việt Nam xưa trong truyện cổ tích, truyện Nôm vừa là hiện thân của tình trạng bần cùng hóa, phá sản của giai cấp nông dân Việt Nam trước cách mạng. Nhưng chính trong cảnh cức khổ cùng đường trong gian truân hoạn nạn, vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu lại càng ngời sang, về phương diện này chị Dậu rất tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ nông dân. Vượt lên hẳn những nhân vật nông dân trong văn học đương thời, chị Dậu không chỉ là một nạn nhân đáng thương mà còn là một tâm hồn đầy ánh sang được Ngô Tất Tố miêu tả với nhiều đức tính, nhiều phẩm chất cao đẹp. Phẩm chất căn bản nhất của chị Dậu là lòng yêu thương đằm thắm, là tính vị tha, đức hi sinh: yêu thương chồng, hi sinh bản thân cho chồng và con thơ và chị làm tất cả những chuyện đó chỉ vì chồng và con thôi chứ không còn một lý do nào khác cả. Chị Dậu lành mạnh về cơ thể và hồn nhiên trong cách nghĩ trong việc làm, hồn nhiên hiểu theo cái nghĩa của sự thẳng thắng tự nhiên ở một tâm tính người cũng có khi chị hối tiếc những ngày thơ trẻ vô tư của mình có lúc lại than thở về số phận khốn khổ của mình nhưng chị lại là người phụ nữ suốt đòi hi sinh cho chồng, cho con, tấm lòng, trí não của chị vẫn thường dành cho chồng, cho con. Chị thương chồng ốm đau mà vẫn bị trói, bị đánh đập, chị đau đớn như đứt từng khúc ruột và dày vò, day dứt mãi khi bán đi đứa con gái bé bổng, hiếu thảo, ngoan ngoãn chẳng có tội gì của mình chỉ vì một suất sưu của bố phải đem thân đánh đổi một đồng bạc để cứu bố. Cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng, họ đều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân, chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con. Chị dành tình yêu của mình cho chồng và những đứa con bé bỏng và ngoan ngoãn của mình chị không bao giờ than vãn và cũng không bao giờ chịu lùi bước trước cái đói và cảnh nghèo khổ của mình thà hi sinh bản thân của mình dù phải đi lên tỉnh ở vú để nuôi sống gia đình và chị cũng không bị đồng tiền của bọn cường hào làm mờ mắt mà bán đi thanh danh và phẩm chất của mình, chị ý thức được là chị đã có chồng và có con cho nên chị quyết sống chết để chống lại sự dâm dục của quan huyện và của quan cụ.
Chị Dậu đã giữ trọn cho mình vẻ đẹp nhân phẩm của mình một cách trong sạch và đã có dũng khí để đáu tranh. Chị Dậu là một người phụ nữ trung hậu, đảm đang, tháo vát, chị thông minh, sắc sảo, có tính quyết đoán chị không phải dễ bị lừa, không ngây thơ, ngu ngơ trước thủ đoạn của bọn thống trị. Hình như Ngô Tất Tố có dụng ý bắt anh Dậu bị ốm để nói lên tính tháo vát và để thấy được phảm chất cao đẹp của chị Dậu. Chị Dậu của Ngô Tất Tố thông minh sắc sảo gần như suốt tác phẩm chúng ta có thể thấy chị bị ức hiếp vì thân cô thế cô chứ không bao giờ bị lường gạt. Chị Dậu ở đây rõ rang có đanh đá, nhưng đanh đá không làm chúng ta khó chịu, trái lại còn làm chúng ta sảng khoái. Nhưng khi cơn giận đã qua chị lại trở lại với bản chất hiền lành của chị, chị như tiếc cái việc đã xảy ra.
Chúng ta hiểu đây là một cách nói đầy chất tạo hình để đánh giá cao sức sống của nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn”. Chị Dậu đã từ cuộc đời bước vào tác phẩm thì co khả năng chị Dậu có thể bước từ tác phẩm cuộc đời để tiếp tục sống trong hoàn cảnh mới.
2.4. So sánh với một số nhân vật khác:
Đọc “Tắt đèn” chúng ta thấy ở chị Dậu có cái đảm đang tháo vát rất truyền thống, cái đảm đang tháo vát đã xuất hiện trong ca dao: “ thân cò lăn lội bờ sông” cái đảm đang tháo vát của vợ Nguyễn Khuyến: “hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xoắn váy quay cồng nam đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc” của vợ Tú Xương : “quanh năm buôn bán ở mon sông, nuôi đủ năm con với một chồng”. Cái đức hi sinh ấy sau này còn gặp ở chị Út Tịch, ở má Chín, má Tư, má Bảy trong những năm chống Mỹ cứu nước với sắc thái mới của thời đại.Các tác giả đã ví thân phận người phụ nữ như thân cò nhỏ bé như Tú Xương đã dùng hình ảnh thân cò để miêu ta thân phận của người phụ nữ trong thơ xưa : “con cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non” còn đến hình ảnh chị Dậu trong “Tắt đèn” ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong năn học đã có một bước phát triển mới cả về tâm hồn lẫn chí khí.
 III. KẾT LUẬN:
Theo cách gọi khác của: “Tắt đèn” là “tức nước vỡ bờ” khi mà con người bị dồn vao thế bí thì sẽ bất chấp tất cả để giải thoat cho mình.Đúng là “tức nước” sẽ đến “vỡ bờ”.Ở trong một hoàn cảnh khác, chị Dậu hẳn đã phải có vài câu đáp lại cái thói cư xử coi người như rác của bọn cai lệ nhà ông Lý.Nhưng chị Dậu vẫn kiên nhẫn van nài.Chỉ hẳn đã hiểu quá rõ cái thân phận hèn mọn của mình và lại càng hiểu hơn cái thói hung ác của bọn tay sai. 
Ngô Tất Tố đã tạo ra một tình huống giàu kịch tính để rồi cứ thế nhân vật chính va chạm với những tính cách khác từ đó bộc lộ phẩm chất của mình.Quá trình diễn biến tâm lý của chị Dậu diễn ra nhanh chóng nhưng tinh tế.Đặc biệt nó rất phù hợp với quy luật phát triển tính cách cũng như hoàn toàn phù hợp với phẩm chất của người nhân vật. Đó là sự thể hiện có tính toán và sắc sảo của nhà văn. Ngô Tất Tố đã đóng góp cho lĩnh vực văn học mà tiêu biểu nhất là tiếu thuyết “Tắt đèn” đã khẳng định ong là nhà văn của người nông dân, nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán. Đặc biệt dùng thân phận người phụ nữ để phê phán cái xã hội thối nát đã chèn ép người nông dân.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 1, Mai Hương – Tôn Phương Lan (2000):Ngô Tất Tố về tác gia và tác phẩm, NXB GIÁO DỤC
2, Tiểu thuyết Ngô Tất Tố (1997), NXB VĂN HỌC

File đính kèm:

  • docTieu_luan_20150725_042206.doc
Giáo án liên quan