Tiết 33 - Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo)

Điều kiện hoá.

 a. Điều kiện hoá đáp ứng ( Điều kiện hoá kiểu Paplốp)

- Thí nghiệm của Paplốp: SGK.

- Điều kiện hoá đáp ứng là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của kích thích tác động động thời.

b. Điều kiện hoá hành động( Điều kiện hoá kiểu Skinnơ)

- Thí nghiệm của Skinnơ: SGK.

- Điều kiện hoá hành động là kiểu liên kết hành vi của động vật với một phần thưưỏng ( hoặc phạt) sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 5484 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 33 - Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/02/2013
Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3.
Tiết 33:
Bài 32: 
TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
(Tiếp theo)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
 1. Kiến thức:
 	 - Nêu được một số hình thức học tập chủ yếu của động vật.
 - Liệt kê và lấy được ví dụ về một số dạng tập tính phổ biến ở động vật.
 - Nêu được ví dụ về ứng dụng hiểu biết tập tính vào đời sống và sản xuất.
2. Kĩ năng
 	- Rèn luyện được tư duy hệ thống,phân tích sơ đồ để nắm khiến thức.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông
B.PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi
 C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ 32.1., 32.2 SGK và phiếu học tập.
Phiếu học tập.
Hãy đọc SGK để trả lời phiếu học tập sau:
 	 1. Hãy lấy ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống:
Giải trí:……………………………
Săn bắt:……………………………
Bảo vệ mùa màng:………………………….
Chăn nuôi:……………………………………….
An ning, quốc phòng:……………………………
2. Hãy lấy ví dụ về tập tính học đươc ở người không có ở động vật?
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Câu1. Lấy ví dụ về tập tính học được và tập tính bẩm sinh ở động vật? Nêu cơ sở thần kinh của tập tính?
3. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu: Một số hình thức học tập ở động vật .
- Mục tiêu: Nêu được một số hình thức học tập chủ yếu ở Động vật.
- Thời gian: 15 phút.
- Đồ dùng dạy học: H. 32.1; 32.2 SGK.
- Cách tiến hành:
B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi :
- Quen nhờn là gì? 
B2: HS Trả lời câu hỏi.
B3: GV: - Lấy ví dụ về in vết ở động vật? In vết có vai trò gì đối với gà con?
B4: HS: Trả lời câu hỏi, giáo viên chính xác.
B5: - Nêu thí nghiệm của paplốp?Điều kiện hoá đáp ứng là gì?
B6: HS: Đọc SGK và nêu thí nghiệm của Paplốp, trả lời khái niệm điều kiện hoá đáp ứng.
B7: - Nêu nội dung thí nghiệm của Skinnơ? Điều kiện hoá hành động là gì?
B8: HS: Đọc SGK và nêu thí nghiệm của Skinnơ, trả lời khái niệm điều kiện hoá hành động.
- Lấy ví dụ về học ngần? Học ngầm là gì?
B9: HS: Trả lời câu hỏi.
- Lấy ví dụ về học khôn? Học khôn là gì?
B10: Hãy trả lời các câu lệnh SGK?
HS: Trả lời các câu hỏi.
Trả lời các câu lệnh SGK:
Câu 1: B- Điều kiện hoá đáp ứng.
Câu 2: D-Học khôn
Câu 3: B- Quen nhờn.
 Hoạt động II: Tìm hiểu: Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật . 
- Mục tiêu: Liệt kê và lấy được ví dụ về các dạng tập tính ở Động vật.
- Thời gian: 12 phút.
- Đồ dùng dạy học: 
- Cách tiến hành: 
- Tập tính kiếm ăn thuộc loại tập tính bẩm sinh hay học được? Lấy ví dụ khác về tập tính kiếm ăn?
 HS: Trả lời câu hỏi và lấy ví dụ khác.
- Tập tính bảo vệ lãnh thổ có ý nghĩ gì với động vật? Lấy ví dụ khác về tập tính bảo vệ lãnh thổ?
Tập tính sinh sản thường là tập tính bẩn sinh hay học được? Lấy ví dụ khác về tập tính sinh sản?
- Khi chim, cá di cư chúng định hướng bằn cách nào? Lấy ví dụ khác về di cư?
- Tập tính xã hội có ở nhóm động vật nào? Lấy ví dụ khác về tập tính xã hội?
HS: Trả lời các câu hỏi và vận dụng kiến thức cũ lấy thên các ví dụ.
Hoạt động III: Tìm hiểu: ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất – Thảo luận nhóm.
GV.Yêu cầu học sinh đọc SGK và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 4 phút .
GV quan sát điều khiển các nhóm thảo luận và chính xác kiến thức.
IV. Một số hình thức học tập ở động vật.
1. Quen nhờn.
 - Ví dụ: SGK.
- Quen nhờn: Là hình thức học tập đơn giản nhất. Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào. 
2. In vết.
 - Ví dụ: Gà con mới nở đi theo vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Nhờ in vết mà gà con di chuyển theo mẹ và được chăm sóc nhiều hơn.
3. Điều kiện hoá.
 a. Điều kiện hoá đáp ứng ( Điều kiện hoá kiểu Paplốp)
- Thí nghiệm của Paplốp: SGK.
- Điều kiện hoá đáp ứng là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của kích thích tác động động thời.
b. Điều kiện hoá hành động( Điều kiện hoá kiểu Skinnơ)
- Thí nghiệm của Skinnơ: SGK.
- Điều kiện hoá hành động là kiểu liên kết hành vi của động vật với một phần thưưỏng ( hoặc phạt) sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó.
4. Học ngần.
- Ví dụ: SGK.
- Học ngần là kiểu học không ý thức, không biết rõ là mình đã học được. Say này, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện lại giúp động vật giải quyết được các tình huống tương tự.
5. Học khôn.
- Ví dụ: SGK.
- Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cữ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. Chỉ có ở động vật có hệ thần kinh phát triển như người, bộ linh trưởng.
V. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật.
1. Tập tính kiếm ăn.
- Ví dụ: SGK.
- ở động vật có hệ thần kinh bậc thấn là tập tính bẩn sinh, còn ở động vật có hệ thần kinh phát triển phần lớn là tập tính học được.
2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
- Ví dụ: SGK.
- Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình để chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.
3. Tập tính sinh sản.
- Ví dụ: SGK.
- Thông thường tập tính sinh sản là tập tính bẩn sinh, mang tính bản năng.
4. Tập tính di cư.
- Ví dụ: Chim én di cư tránh rét vào đầu màu đông.
- Di cư là tập tính phức tạp, động vật ở cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng sao, địa hình; động vật ở nước định hướng dựa vào thành phần hoá học của nước, hướng chảy dòng nước.
5. Tập tính xã hội
- Là tập tính sống theo bầy đàn.
a. Tập tính thứ bậc. Ví dụ SGK.
b. Tập tính vị tha.
VI. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất.
 - Động vật: Làm xiếc, chó trinh sát đánh hơi kẻ trộm, voi, ngựa đánh trận…
- Con người: Tránh dây điện bị đứt khi có gió bão, làm toán, văn…
4. Củng cố:
 	- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về một số hình thức học tập, một số tập tính phỏ biến, và ứng dụng và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố.
 	 Câu 1: Lấy ví dụ về tập tính sinh sản? Tập tính sinh sản thuộc loại tập tính gì?
 Câu 2: Hãy xác định các tập tính sau đâu là tập tính vị tha:
 a. Mèo bắt chuột. 
 b. Kiến lính chiến đấu đến chết để bảo vệ tổ.
 c. Chó sói tranh thức ăn với sư tử bị cắn chết. 
d. hải li đắp đập ngăn sông để bắt cá.
5. Hướng dẫn về nhà:
 	GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK. Chuẩn bị trước cho bài 33 – Thực hành Xem phin về tập tính của động vật. 
 Yêu cầu mỗi nhóm học sinh sưu tầm 5 tranh ảnh về tập tính của động vật.
6.Rút kinh nghiệm giờ dạy
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 33.doc