Tích hợp kiến thức liên môn trong quá trình giảng dạy bài “Ô nhiễm môi trường” môn Sinh học lớp 9 trường THCS

3.Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật: Nếu sử dụng đúng cách đúng liều lượng thì diệt sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng nhưng bên cạnh đó còn tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hướng đến sức khỏe con người.

? HS liên hệ thực tế ?

- Hiện nay có hơn 1000 hợp chất được chế tạo làm hoá chất bảo vệ thực vật DDT, Picloram. và có nhiều hoá chất được dùng trong công nghệ chế biết thực phẩm gây hại cho sinh vật và con người như hàn the, phẩm màu, bột sắt,.

- Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra rất nghiêm trọng gây chết người do sử dụng hóa chất trong bảo quản thực vật : Vụ 10 học sinh ngộ độc thực phẩm tại huyện Mường Nhé là do hóa chất từ hoa quả.

 

doc16 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 885 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích hợp kiến thức liên môn trong quá trình giảng dạy bài “Ô nhiễm môi trường” môn Sinh học lớp 9 trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TRƯỜNG THCS . HUYỆN HOẰNG HÓA
1.Tên tình huống : Tích hợp kiến thức liên môn trong quá trình giảng dạy bài “ Ô nhiễm môi trường” môn Sinh học lớp 9 trường THCS.
2. Mục tiêu dạy học :
Hiện nay, bảo vệ môi trường đang là vấn đề nóng bỏng nhất toàn cầu, khi môi trường bị ảnh hưởng bởi khói bụi do các phương tiện giao thông, các khí thải độc hại từ các nhà máy, nước và rác thải sinh hoạt... Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Vì thế, việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường là việc làm cần thiết.
Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Việc ô nhiễm môi trường có mối quan hệ rất lớn đến sự phát triển dân số, kinh tế và vấn đề ổn định xã hội. Ô nhiễm môi trường liên quan rất nhiều đến các lĩnh vực của xã hội, đến kiến thức của nhiều môn học như toán, lý, hoá, văn, sử, địa... Để tìm hiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường, các em phải sử dụng kiến thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực, chính vì vậy chúng tôi- những giáo viên trực tiếp giảng dạy đã xây dựng bài giảng tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bài: “Ô nhiễm môi trường” Sinh học 9 - Trường THCS. 
Mục tiêu cụ thể là:
a) Về kiến thức 
 Hướng dẫn học sinh sử dụng những kiến thức của các bộ môn như: Sinh học, Toán học, Vật lý, Văn học, Lịch sử, Địa lý... vào từng nội dung của từng bài học khi cần thiết.
Trong bài giảng ô nhiễm môi trường cần đạt kiến thức như sau:
+ Tích hợp kiến thức môn Địa lý, Hoá học, Vật lý để tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
+ Tích hợp môn Địa lý, Toán học để thấy rõ sự phát triển dân số quá nhanh, sự phát triển diện tích khu công nghiệp, khu đô thị đã dẫn tới diện tích rừng, cây xanh bị giảm một cách nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến môi trường sống.
+ Tích hợp với môn Ngữ văn qua bài “Thông tin về Trái đất năm 2000” để các em nắm thêm các kiến thức về môi trường.
+ Qua các kiến thức thu nhận được các em viết báo cáo về việc tìm hiểu môi trường địa phương và đề ra các biện pháp khắc phục.
b)Về kĩ năng
Các em có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, đề ra các biện pháp giải quyết và khắc phục ô nhiễm môi trường hiện nay.
Kỹ năng hoạt động nhóm, thu thập thông tin ngoài xã hội, thông tin thực tế, qua sách báo.
c)Về thái độ:
HS nghiêm túc học tập tốt tất cả các môn học, yêu thích, say mê tìm hiểu kiến thức của nhiều môn học qua các kênh thông tin khác nhau về ô nhiễm môi trường.
Có ý thức học tập tốt các môn học tránh học lệch, học tủ.
Có ý thức tuyên truyền, vận động người thân và gia đình xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp.
3. Đối tượng dạy học của dự án
Số lượng học sinh tham gia dự án: 46 em
Số lớp: 02
Khối lớp: 9
Một số đặc điểm của học sinh đã học theo dự án:
 + Học sinh lớp 9 là đối tượng học sinh đã học 3 năm trong trương trình THCS, các em đã phần nào có những kiến thức cơ bản về các bộ môn toán học, vật lý, sinh học, ngữ văn và 1 số môn học khác. Các em có khả năng vận dụng tốt những kiến thức những môn đã học vào việc tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
 + Các em nhận thức được ý thức và trách nhiệm trước tình hình môi trường đang bị ô nhiễm hiện nay.
4. Ý nghĩa của bài giảng này: 
Việc kết hợp kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề nào đó cho một môn học là một việc làm hết sức cần thiết.Với việc tích hợp như vậy yêu cầu đối với người thầy không chỉ đơn thuần nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình được đào tạo và trực tiếp giảng dạy mà người thầy còn phải thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu kiến thức về những môn học có liên quan đến môn học chuyên môn của mình. Điều đó giúp người thầy mở rộng thêm vốn hiểu biết của mình. Còn đối với các em học sinh việc vận dụng tích hợp kiến thức của nhiều môn sẽ giúp các em hiểu rõ được sự cần thiết phải học toàn diện tất cả các môn học, không nên coi nhẹ môn học nào. Ngoài ra các em còn thấy được sự thống nhất trong Chương trình giáo dục phổ thông, các bộ môn mà các em được học đều là tập hợp những kiến thức khoa học, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, môn này bổ trợ cho môn kia. Từ đó sẽ khích lệ được sự say mê học tập hăng hái tìm tòi, nghiên cứu, khám phá kiến thức mới và giúp các em có được kiến thức phổ thông toàn diện.
 Việc vận dụng kiến thức nhiều môn trong giảng dạy và học tập sẽ giúp học sinh phát huy sự độc lập suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập. Giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong chương trình sách giáo khoa. Tiết học sẽ trở nên sinh động, học sinh sẽ hứng thú học bài nhiều hơn và hiệu quả học tập cao hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu 
Tranh hình SGK Sinh học 9.
Tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm thu thập qua sách báo... trong thực tế.
Tài liệu về ô nhiễm môi trường.
Cuốn sách hỏi đáp về môi trường và sinh thái.
Tranh ảnh về xử lý rác thải, trồng rừng và trồng rau sạch.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học 
a) Mục tiêu bài học:
+ Kiến thức:
	- Học sinh nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
	- Mỗi học sinh hiểu được hiệu quả phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
+ Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng quan sát hình phát hiện kiến thức
	- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
	- Rèn kỹ năng khái quát hoá kiến thức, thu thập thông tin.
+ Thái độ
	- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
b) Cách tổ chức dạy học 
Các hoạt động dạy học trong tiết diễn ra bình thường chúng tôi chỉ mô tả những nội dung trong bài học có yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề.
Hoạt động 1: Tìm hiểu ô nhiễm môi trường là gì?
- Học sinh nắm được khái niệm ô nhiễm môi trường là gì? 
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Hoạt động nào gây ô nhiễm môi trường?
- Qua kiến thức Văn học trong bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” - Ngữ văn 8 và liên hệ thực tế, các em có nhận xét gì về tình hình môi trường hiện nay?
Hoạt động 2: Tìm hiểu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. 
 Ô nhiễm không khí
 CO2 , SO2 
 CO , NO2
+ Sử dụng kiến thức hoá học: 
Hãy nêu các chất khí độc hại gây ô nhiễm môi trường? (CO, CO2, SO2, NO2, ...)
Những hoạt động nào thải ra các loại khí này ? (Hoạt động công nghiệp, GTVT, cháy rừng, sinh hoạt...)
Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu khí được sử dụng để đốt cháy và khí thải ra là gì?
- Liên hệ thực tế: việc đốt cháy nhiên liệu trong gia đình như: than, củi, gassinh ra lượng CO2, khí này tích tụ sẽ gây ô nhiễm. Vậy trong từng gia đình phải có biện pháp thông thoáng khí để tránh tích tụ khí độc.
Không nên đốt củi, lò than để sưởi trong nhà kín vì sinh nhiều khí CO, CO2. Không khí bị ô nhiễm gây ngộ độc gây bệnh ung thư phổi, viêm phế quản có thể dẫn đến chết người. 
VD: Hiện nay số người mắc bệnh ung thư tăng 30% dân số. Các nhà máy Gang – Thép, các lò than công nghiệp thải ra nhiều khí CO, nhiều khí độc hại, bụi bẩn nên nước mưa bị nhiễm độc không sử dụng được, lượng rác thải sinh hoạt với khối lượng lớn.
- Bằng kiến thức hóa học của mình em hãy giả thích hiện tượng mưa axit?
Sự hoà tan khí SO2, NO2 trong không khí vào nước mưa gây ra hiện tượng mưa a xít gây hại cho các sinh vật và con người:
SO2 + H2O ↔ H2SO3
CO2 + H2O ↔ H2CO3
2NO2 + H2O → HNO2 + HNO3
 ? Nguyên nhân chính gây thủng tầng ôzôn trên trái đất ?
Dung dịch hoá học Freon thể lỏng (gas) được dùng trong cơ chế khép kín của tủ lạnh, máy lạnh để gây lạnh, ngoài ra còn được dùng trong các dung dịch giặt tẩy, trong bình cứu hoả. Lượng hoá chất Freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ôzôn (chiếc áo ôzôn được xem như là lá chắn để bảo vệ sự sống) làm cho tia cực tím chiếu thẳng xuống trái đất gây hại cho sinh vật cũng như con người.
+ Sử dụng kiến thức Địa lý, lý học:
 ? Việc tăng dân số quá nhanh ảnh hưởng tới môi trường như thế nào ?
Việc tăng dân số quá nhanh, sự phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường : Chặt phá rừng, diện tích cây xanh bị thu hẹp, diện tích rừng trên trái đất hiện nay đang bị thu hẹp →gây hiệu ứng nhà kính → nhiệt độ tăng→ băng hai cực tan → nước biển dâng cao → diện đất liền bị thu hẹp, diên tích đất nông nghiệp thu hep → thiếu lương thực.
 Hiệu ứng nhà kính Thiên tai, lũ lụt
 Nhiệt độ tăng, băng tan Nước biển dâng cao
+ Sử dụng kiến thức toán học
 Bằng những con số toán học cụ thể người ta đã đưa ra các thống kê:
- Hàm lượng khí CO2 bình thường trong không khí là 0.03% thì cây phát triển bình thường, nhưng nếu tăng cao quá 0.2% thì cây bị đầu độc và có thể bị chết. (Cạnh các lò gạch, lò vôi, nhà máy,...) 
Một số số liệu tham khảo tình trạng ô nhiễm không khí :
 Theo thống kê thế giới, hàng năm con người thải vào bầu khí quyển: 
	+ 20 tỉ tấn CO2, NO2, CH4 
	+ 600.000 tấn hơi thuỷ ngân , hơi chì và các chất độc hại khác. 
	+ 700 triệu tấn bụi
- Qua kiến thức của nhiều môn học như Toán , Lý , Hóa Văn, Sử, Địa  học sinh nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và tác hại của chúng. 
2. Ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
+ Sử dụng kiến thức hoá học, kiến thức thực tế :
Cho HS quan sát một số hình ảnh về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt và qua quan sát hình trong SGK các em trả lời các câu hỏi sau :
?1.Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường được tích tụ ở môi trường nào ?
?2.Mô tả con đường phát tán của các loại hóa chất đó ?
?3.Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật là gì?
Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật: Nếu sử dụng đúng cách đúng liều lượng thì diệt sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng nhưng bên cạnh đó còn tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hướng đến sức khỏe con người.
? HS liên hệ thực tế ?
- Hiện nay có hơn 1000 hợp chất được chế tạo làm hoá chất bảo vệ thực vật DDT, Picloram... và có nhiều hoá chất được dùng trong công nghệ chế biết thực phẩm gây hại cho sinh vật và con người như hàn the, phẩm màu, bột sắt,...
- Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra rất nghiêm trọng gây chết người do sử dụng hóa chất trong bảo quản thực vật : Vụ 10 học sinh ngộ độc thực phẩm tại huyện Mường Nhé là do hóa chất từ hoa quả.
Nước thải từ nhà máy xí nghiệp không qua xử lý nên lượng hoá chất và các chất độc hại lớn gây ô nhiễm môi trường. 
VD: dòng sông Thị Vải trở thành dòng sông chết do nước thải của nhà máy sản xuất bột ngọt VEDAN, chôn thuốc trừ sâu của công ty thuốc bảo vệ thực vật Nicotex Thanh Hoá ...
+ Qua tài liệu kiến thức môn Lịch sử và bằng phép toán thống kê giúp ta thấy rõ tác hại của việc sử dụng thuốc diệt cỏ của Mỹ trong chiến tranh:
Tại một số vùng thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế bị Mĩ rải chất diệt cỏ, rụng lá (chất độc hóa học điôxin) trong chiến tranh, các tật, bệnh di truyền bẩm sinh (tật u não, khe hở môi hàm, lác mắt, đục thể thuỷ tinh, chân khoèo...) chiếm tỷ lệ 2.34 - 9.3%, tăng rõ rệt so với thành phố Huế là nơi không bị rải chất độc hoá học.
 3. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
+ Sử dụng kiến thức môn Hoá học, kiến thức thực tế cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
?1.Kể tên các loại chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường ?
?2.Các loại chất thải rắn có thể được chia làm mấy loại?
?3. Việc phân loại rác đó nhằm mục đích gì?
Có hàng trăm loại rác thải:
Được chia làm ba loại: 
	* Rác hữu cơ: Lá cây, xác động thực vật...
	* Rác vô cơ: gạch, đá 
	* Rác thải không phân huỷ: bao bì nilông, kim loại tổng hợp, bơm kim tiêm y tế...
- Từ đó đề ra các biện pháp xử lý các loại rác thải thích hợp chống ô nhiễm môi trường: 
	* Rác thải hữu cơ: tái sản xuất làm phân bón vi sinh...
Rác thải không phân hủy: thu gom đưa vào tái chế để sử dụng...
 Thu gom rác thải Tái chế
Hoạt động 3: Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
a. Kiến thức lí thuyết:
Bằng các kiến thức liên môn các em đã nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó các em hãy đề ra các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường? 
Học sinh nêu được các biện pháp:
+ Tích cực trồng nhiều cây xanh, sử dụng năng lượng sạch (năng lượng gió, năng lượng nước...), các nhà máy phải có hệ thống xử lý khói thải, cải tiến công nghệ để sản xuất liên hoàn không có chất thải ít gây ô nhiễm môi trường.
 Công viên cây xanh Sử dung năng lượng gió
 Sử dụng năng lượng mặt trời
+ Sử dụng hợp lý đúng cách, đúng liều lượng khi sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ và các hoá chất chế biến thực phẩm, xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, chất thải, xây hầm bi ô gas, ủ phân động vật, sử dụng thiên địch để diệt sâu bọ hại cây trồng
 Bộ lọc xử lý khói bui cho bếp, nhà máy, lò nug 
 Nhà máy xử lý nước thải
* Sử dụng kiến thức môn Công nghệ:
- Chọn giống cây trồng mới có khả năng chống chịu bệnh tốt, cho năng suất cao. 
- Bố trí cây trồng hợp lý, luân canh, bón phân hợp lý để nâng cao sức đề kháng của cây, hạn chế việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật. 
* Sử dụng kiến thức môn Công dân:
? Là người học sinh em phải làm gì để bảo vệ môi trường?
- Tích cực trồng và bảo vệ cây xanh, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, tham gia ngày làm sạch môi trường, đổ rác đúng nơi quy định
- Tuyên truyền vận động cho mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng mọi hình thức.
- Tham gia thực hiện giờ trái đất để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
b. Những hành động cụ thể để bảo vệ môi trường 
* Vệ sinh Xanh - Sạch - Đẹp trường, lớp học
       Ngoài vệ sinh lớp học hằng ngày, cứ đến ngày chủ nhật cuối cùng của tháng, chúng em thực hiện một buổi lao động công ích, làm sạch các khu vực * 
* Hạn chế sử dụng túi ni lông
          Túi ni lông khi đốt cháy tạo ra chất độc, gây khó thở, ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ; khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy quá trình biến đổi khí hậu. Theo các nhà khoa học chất phụ gia hóa dẻo trong túi ni lông có thể làm tổn thương, thoái hóa thần kinh và tủy sống; chất tạo màu trong túi ni lông gây hại cho não và là một trong những nguyên nhân gây ung thư; chất DOP (dioctinplatalat) trong túi ni lông có thể gây vô sinh nam và dậy thì sớm ở bé gái.
Thế nhưng hiện nay hầu hết các siêu thị, hiệu sách, cửa hàng, chợ, và trong sinh hoạt hằng ngày ở cộng đồng, mọi người có thói quen sử dụng túi ni lông để đựng đồ cho khách hàng. Còn tại các quán ăn, hàng trăm hộp xốp được sử dụng để đựng thức ăn sẵn cho khách hàng mang về. Như vậy hằng ngày các bạn học sinh đều sử dụng túi nilon, hộp xốp để đem thức ăn sáng, quà vặt,. đến trường. Đây là loại rác không thể tái chế được và phải mất hàng nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn năm để phân hủy trong môi trường tự nhiên.
Thay vì sử dụng túi ni lông hay hộp xốp chúng ta có thể sử dụng các túi sinh thái, túi giấy, hộp nhựa, cặp lồng,.. để mang thức ăn hay đồ dùng đến trường.    
* Phân loại rác
          Theo các chuyên gia thì trong 100 tấn rác chúng ta thải ra chỉ có 2,22 tấn là rác vô cơ không thể tái chế cần phải đem chôn lấp, hai loại rác còn lại là rác hữu cơ và rác tái chế đều có thể tận dụng để chế biến làm phân bón hoặc tái chế thành các sản phẩm có ích.
Tuy nhiên rác thải để lẫn lộn với nhau thì không có giá trị gì. Rác thải được phân loại chính xác mới trở thành nguyên liệu có giá trị. Vậy tại sao chúng ta không học cách vứt bỏ rác có ý thức hơn?
Em và các bạn đã dán nhãn để đánh dấu cho các bạn trong trường biết đâu là thùng rác hữu cơ, đâu là thùng rác vô cơ. Chúng được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà trường như ở cangtin, trong sân trường, nhà xe,.Như vậy, thông qua những thùng rác này các bạn đã biết cách phân loại rác.
* Làm phân ủ hữu cơ
       Rác hữu cơ có thể sử dụng làm phân ủ hữu cơ để bón cho các bồn hoa trong sân trường, các chậu cây trong lớp học,.
       Cách tiến hành:
       - Chuẩn bị một thùng xốp có nắp thoáng khí, đáy của thùng có lỗ thoáng để tiếp xúc với không khí. Đặt thùng cách mặt sàn khoảng 5cm, đặt 1 khay ở dưới để hứng nước (nếu có).
       - Để dưới đáy thùng các vật liệu như lá khô, trấu, rơm hoặc một phần đất xốp dày khoảng 15cm. Tiếp đó cho các loại rác hữu cơ như lá rau, vỏ hoa quả, bã chè, bã cà phê, (Chú ý không cho các chất béo, mỡ thịt, các sản phẩm bơ sữa vì chúng sẽ gây mùi ; không cho các loại lá cây bị sâu bệnh, phân chó mèo vì có thể có sán và không được phân hủy hết trong quá trình ủ)
       - Rảy chút nước vào để đảm bảo độ ẩm vừa đủ ở mức như ta vắt một miếng mút.
       - Cung cấp oxi bằng cách đảo trộn thường xuyên và cho thêm các rác hữu cơ mới vào thùng phân ủ hằng ngày.
       - Sau 30 ngày chúng ta có một thùng phân ủ với đầy đủ các chất dinh dưỡng để bón cho cây, vừa tiết kiệm chi phí mà lại không gây ô nhiễm môi trường. 
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 
a) Cách thức kiểm tra dự án sử dụng nhiều hình thức để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh .
+Hình thức kiểm tra miệng đầu giờ: Có thể sử dụng 1 câu hỏi hoặc 1 bài tập nhỏ để kiểm tra 1 nội dung bài học mà học sinh đã được học ở những tiết học trước đó hoặc có thể yêu cầu học sinh tái hiện lại kiến thức bài học trước bằng 1 số sơ đồ tư duy tổng quát ngắn gọn.
+Hình thức kiểm tra trong phần củng cố bài sau mỗi tiết học:Giáo viên kiểm tra phần nắm bắt kiến thức bài vừa học có thể bằng 1 số câu hỏi hoặc bài tập tổng quát kiến thức, 1 sơ đồ tư duy hoặc viết 1 báo cáo ngắn gọn về tình hình thực tế ở địa phương phù hợp với nội dung bài học,hoặc 1 trò chơi nội dung có liên quan đến nội dung bài học.
Cụ thể chúng tôi cho học sinh giải quyết một số tình huống:
?1. Em hãy nêu ý kiến của mình trước việc bố mẹ và người thân đốt rơm rạ ở ngoài đồng?
?2. Việc người dân sử dụng thuốc trừ sâu và vứt bao bì ở sông ngòi. Bằng kiến thức đã học của mình em hãy tuyên truyền cho mọi người thế nào về việc làm trên?
?3. Ở trường có bạn đổ rác ra sông, gốc cây điều đó đúng hay sai? Tại sao?
?4. Nêu quan điểm của em về việc vứt xác động vật chết ra sông ngòi?
b) Tiêu chí đánh giá kết quả của học tập của học sinh.
 Học sinh đã hiểu bài ở mức độ như thế nào ?
 Khả năng vận dụng kiến thức ở mức độ ra sao?
 Khả năng vận dụng các bộ môn học khác vào để giải quyết vấn đề trong nội dung bài học của học sinh đã tốt chưa? môn học nào các em còn yếu? 
 Học sinh đã rèn được những kĩ năng nào? Kĩ năng nào còn yếu?
8. Sản phẩm của học sinh
Qua bài “Ô nhiễm môi trường” học sinh đã viết thu hoạch bài thực hành “Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương” 
- Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm môi trường?
- Có biện pháp nào khắc phục không?
- Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi khí hậu? Sự biến đổi ấy ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người?
- Bản thân em phải làm gì để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?
- Cảm tưởng của em sau khi học xong bài “Ô nhiễm môi trường” và sau khi tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương? 
Hầu hết các bài thu hoạch đều nêu ra được:
- Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường và biện pháp khắc phục.
- Học sinh đã hiểu và nâng cao được nhận thức của mình về việc bảo vệ môi trường, có ý thức tuyên truyền vận động mọi người đều có trách nhiệm trong việc bảo vệ Trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta.
Trên đây là bài giảng tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy môn sinh học lớp 9 trường THCS mà nhóm chúng tôi đã thực hiện và đã đạt được kết quả nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp để hiệu quả bài giảng ngày một tốt hơn nữa. 
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_TICH_HOP_LIEN_MON_SINH_HOC_9_O_NHIEM_MOI_TRUONG.doc
Giáo án liên quan