Đề thi KSCL học kỳ II môn Sinh học Lớp 9 - Đề chẵn+lẻ - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Huyện Cẩm Xuyên (Có đáp án)

Câu 1 (5,0 điểm): Trong một hệ sinh thái có các sinh vật sau: Trâu; Sán lá gan; Cá rô; Giun đất; Giun đũa; Hổ; Cỏ; Cò; Hươu; Chim bồ câu; Cò.

a) Hãy cho biết môi trường sống của các sinh vật trên.

b) Dựa vào giới hạn sinh thái về nhân tố nhiệt độ, hãy xếp các sinh vật trên vào các nhóm sinh vật.

c) Em hãy cho biết các mối quan hệ của các loài sinh vật trên.

Câu 2 (2,0 điểm): Trong một hệ sinh thái có các sinh vật sau: Cây cỏ; Ếch đồng; Châu chấu; Rắn; Vi khuẩn; Gà; Dê; Đại bàng.

- Viết 3 chuổi thức ăn có thể có trong hệ sinh thái.

- Vẽ lưới thức ăn của hệ sinh thái trên.

Câu 3 (3,0 điểm): Theo em những hoạt động nào của con người gây ô nhiểm môi trường? Tác hại của ô nhiểm môi trường là gì? Để hạn chế ô nhiểm môi trường cần có những biện pháp nào? Là học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?

 

doc6 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi KSCL học kỳ II môn Sinh học Lớp 9 - Đề chẵn+lẻ - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Huyện Cẩm Xuyên (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM XUYÊN
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2015 – 2016
MÔN THI: SINH HỌC – Lớp 9 
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao nhận đề)
Đề lẻ
 Câu 1 (5,0 điểm): Trong một hệ sinh thái có các sinh vật sau: Bò; Sán lá gan; Sâu đất; Giun kim; Báo; Cỏ; Cò; Nai; Chim én; Cá rô.
Hãy cho biết môi trường sống của các sinh vật trên.
Dựa vào giới hạn sinh thái về nhân tố nhiệt độ, hãy xếp các sinh vật trên vào các nhóm sinh vật.
Em hãy cho biết các mối quan hệ của các loài sinh vật trên.
Câu 2 (2,0 điểm): Trong một hệ sinh thái có các sinh vật sau: Cây cỏ; Ếch đồng; Bọ ngựa; Rắn; Vi khuẩn; Gà; Thỏ; Đại bàng.
Viết 3 chuổi thức ăn có thể có trong hệ sinh thái.
Vẽ lưới thức ăn của hệ sinh thái trên.
Câu 3 (3,0 điểm): Theo em những tác nhân nào gây ô nhiểm môi trường? Tác hại của ô nhiểm môi trường là gì? Để hạn chế ô nhiểm môi trường cần có những biện pháp nào? Là học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
Hết
Họ và tên thí sinh: .
Số báo danh: ..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM XUYÊN
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2015 – 2016
MÔN THI: SINH HỌC – Lớp 9 
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao nhận đề)
Đề chẳn
 Câu 1 (5,0 điểm): Trong một hệ sinh thái có các sinh vật sau: Trâu; Sán lá gan; Cá rô; Giun đất; Giun đũa; Hổ; Cỏ; Cò; Hươu; Chim bồ câu; Cò.
Hãy cho biết môi trường sống của các sinh vật trên.
Dựa vào giới hạn sinh thái về nhân tố nhiệt độ, hãy xếp các sinh vật trên vào các nhóm sinh vật.
Em hãy cho biết các mối quan hệ của các loài sinh vật trên.
Câu 2 (2,0 điểm): Trong một hệ sinh thái có các sinh vật sau: Cây cỏ; Ếch đồng; Châu chấu; Rắn; Vi khuẩn; Gà; Dê; Đại bàng.
Viết 3 chuổi thức ăn có thể có trong hệ sinh thái.
Vẽ lưới thức ăn của hệ sinh thái trên.
Câu 3 (3,0 điểm): Theo em những hoạt động nào của con người gây ô nhiểm môi trường? Tác hại của ô nhiểm môi trường là gì? Để hạn chế ô nhiểm môi trường cần có những biện pháp nào? Là học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
Hết
Họ và tên thí sinh: .
Số báo danh: ..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM XUYÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KSCL HỌC KỲ II 
 NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: SINH HỌC – Lớp 9 
Câu
Đề lẻ
Điểm
1
(5,0đ)
a. 
Môi trường nước: Cá rô.
Môi trường trong đất: Sâu đất.
Môi trường sinh vật: Sán lá gan; Giun kim
Môi trường trên mặt đất – không khí (Môi trường cạn): Bò; Báo Cỏ; Cò; Nai; Chim én.
b. Dựa vào giới hạn sinh thái về nhiệt độ, có hai nhóm sinh vật: 
Sinh vật biến nhiệt: Sán lá gan; Cá rô; Sâu đất; Giun kim; Cỏ.
Sinh vật hằng nhiệt: Bò; Báo; Nai; Chim én; Cò.
c. Mối quan hệ của các loại sinh vật trên:
Cạnh tranh: Bò; Nai; cạnh tranh nhau về cỏ.
Kí sinh: Sán lá gan; Giun kim kí sinh trong cơ thể Bò; Nai; Báo.
Sinh vật ăn sinh vật khác: Báo ăn thịt Bò; Nai.
 Cò ăn Cá rô.
 Bò, Nai ăn Cỏ.
2,0đ
0,5
0,5
0,5
0,5
1,5đ
0,75
0,75
1,5đ
0,5
0,5
0,5
2 (2,0đ)
Bọ ngựa
Ếch đồng
Rắn
Gà
Đại bàng
Thỏ
Vi khuẩn
Cây cỏ
a. Chuổi thức ăn: Ví dụ:
Cây cỏ Bọ ngựa Ếch đồng Rắn Đại bàng Vi khuẩn.
Cây cỏ Gà Đại bàng Vi khuẩn.
Cây cỏ Thỏ Đại bàng Vi khuẩn.
b. Sơ đồ lưới thức ăn:
2,0
1,0
1,0
3
(3,0đ)
a. 
* Những tác nhân gây ô nhiểm môi trường:
- Khí thải: Các khí thải độc hại như: CO2; CO; SO2; NO2;  bụi.
- Chất thải rắn: Các mãnh vụn cao su, thuỷ tinh, kim loại, giấy vụn, bông, băng y tế đã sử dụng 
- Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học.
- Chất phóng xạ.
- Sinh vật gây bệnh: Các sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác sinh vật  không thu gom và xử lý đúng cách.
* Tác hại của ô nhiểm môi trường: Ô nhiểm môi trường làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người, đồng thời tạo điều kiện cho các sinh vật gây bệnh phát triển => gây ra nhiều bệnh cho con người và các sinh vật.
* Để hạn chế ô nhiểm môi trường cần có các biện pháp:
- Xây dựng công viên cây xanh và trồng cây.
- Có kế hoạch khai thác rừng hợp lý, kết hợp trồng rừng.
- Xây dựng nhà máy xử lý rác.
- Cải tiến công nghệ để sản xuất ít gây ô nhiểm.
- Sử dụng nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiểm môi trường như năng lượng gió, mặt trời 
-  v v.
* Việc làm của học sinh góp phần bảo vệ môi trường: (Một số biện pháp mang tính gợi ý)
- Không xả rác bùa bải.
- Không chặt cây bẻ cành, săn bắt động vật hoang dã.
- Tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường do đoàn đội phát động.
- Tuyên truyền cho mọi người dân biết về hậu quả của ô nhiểm môi trường và vai trò của việc bảo vệ môi trường trong lành xanh – sạch – đẹp.
-  v v.
3,0
0,75
0,75
0,75
0,75

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM XUYÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KSCL HỌC KỲ II 
 NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: SINH HỌC – Lớp 9 

Câu
Đề chẵn
Điểm
1
(5,0đ)
a. 
Môi trường nước: Cá rô.
Môi trường trong đất: Giun đất.
Môi trường sinh vật: Sán lá gan; Giun đũa
Môi trường trên mặt đất – không khí (Môi trường cạn): Trâu; Hổ; Cỏ; Cò; Hươu; Chim bồ câu.
b. Dựa vào giới hạn sinh thái về nhiệt độ, có hai nhóm sinh vật: 
Sinh vật biến nhiệt: Sán lá gan; Cá rô; Giun đất; Giun đũa; Cỏ.
- Sinh vật hằng nhiệt: Trâu; Hổ; Cò; Hươu; Chim bồ câu.
c. Mối quan hệ của các loại sinh vật trên:
Cạnh tranh: Trâu; Hươu cạnh tranh nhau về cỏ.
Kí sinh: Sán lá gan; Giun đủa kí sinh trong cơ thể Trâu; Hươu; Hổ.
Sinh vật ăn sinh vật khác: Hổ ăn thịt Trâu; Hươu.
 Cò ăn Cá rô.
 Trâu; Hươu ăn Cỏ.
2,0đ
0,5
0,5
0,5
0,5
1,5đ
0,75
0,75
1,5đ
0,5
0,5
0,5
2 (2,0đ)
Châu chấu
Ếch đồng
Rắn
Gà
Đại bàng
Dê
Vi khuẩn
Cây cỏ
a. Chuổi thức ăn: Ví dụ:
Cây cỏ Châu chấu Ếch đồng Rắn Đại bàng Vi khuẩn.
Cây cỏ Gà Đại bàng Vi khuẩn.
Cây cỏ Dê Đại bàng Vi khuẩn.
b. Sơ đồ lưới thức ăn:
2,0
1,0
1,0
3
(3,0đ)
a. 
* Những hoạt động của con người gây ô nhiểm môi trường:
- Chặt phá rừng bừa bải và đốt rừng.
- Khai thác khoáng sản bừa bải.
- Đốt cháy nhiên liệu.
- Xả rác không đúng nơi quy định.
- Xả nước thải của các nhà máy, nước sinh hoạt chưa xử lý ra ao hồ, sông biển.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều.
-  v  v.
* Tác hại của ô nhiểm môi trường: Ô nhiểm môi trường làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người, đồng thời tạo điều kiện cho các sinh vật gây bệnh phát triển => gây ra nhiều bệnh cho con người và các sinh vật.
* Để hạn chế ô nhiểm môi trường cần có các biện pháp:
- Xây dựng công viên cây xanh và trồng cây.
- Có kế hoạch khai thác rừng hợp lý, kết hợp trồng rừng.
- Xây dựng nhà máy xử lý rác.
- Cải tiến công nghệ để sản xuất ít gây ô nhiểm.
- Sử dụng nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiểm môi trường như năng lượng gió, mặt trời 
-  v v.
* Việc làm của học sinh góp phần bảo vệ môi trường: (Một số biện pháp mang tính gợi ý)
- Không xả rác bùa bải.
- Không chặt cây bẻ cành, săn bắt động vật hoang dã.
- Tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường do đoàn đội phát động.
- Tuyên truyền cho mọi người dân biết về hậu quả của ô nhiểm môi trường và vai trò của việc bảo vệ môi trường trong lành xanh – sạch – đẹp.
-  v v.
3,0
0,75
0,75
0,75
0,75

File đính kèm:

  • docde_thi_kscl_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_9_de_chanle_nam_hoc_2.doc