Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 1 đến 6 - Năm học 2019-2020 - Đoàn Nguyệt Hằng

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Xác định được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.

- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.

 3. Thái độ: Hình thành ý thức tự học, tích cực tự giác trong học tập và yêu thích bộ môn.

4. Năng lực cần hướng tới:

 - Năng lực chung: tự học; giao tiếp; hợp tác; tư duy sáng tạo; phân tích, so sánh và tổng hợp kiến thức; vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

 - Năng lực riêng: tư duy sinh học; sử dụng ngôn ngữ sinh học; phân tích, vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn trồng trọt, chăn nuôi và giải bài tập.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Giáo án điện tử có thiết kế nội dung điền khuyết mục III.

 2. Học sinh: Bảng phụ

III/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1 phút). Kiểm tra sĩ số

2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (4 phút)

- Thế nào là kiểu hình? Cho ví dụ?

- Phát biểu nội dung quy luật phân li.

- Giải thích kết quả thí nghiệm của Menđen.

3. BÀI MỚI:

 

doc30 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 1 đến 6 - Năm học 2019-2020 - Đoàn Nguyệt Hằng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g.
	Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV xác định chuẩn kiến thức
 Biến dị tổ hợp: là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P.
VD: vàng, nhăn và xanh, trơn trong TN của Menđen là biến dị tổ hợp.
3.3. Luyện tập (3 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm sau:
1. Biến dị tổ hợp là những tổ hợp có
 A. kiểu hình giống P. B. kiểu hình khác P. C. kiểu gen giống P. D. Tính trạng giống P.
2. Trong TN lai 2 cặp tính trạng của Menđen ông đã thu được kết quả ở F1 là:
 	A. 100% tính trạng trội. 	B. 50% trội, 50% lặn. 
 	C. 100% tính trạng lặn 	D.100% tính trạng trung gian
3. Trong TN lai 2 cặp tính trạng của Menđen ông đã thu được kết quả ở F2 có mấy loại kiểu hình?
	A. 1 loại	B. 2 loại	C. 3 loại	D. 4 loại.
4. Trong TN lai 2 cặp tính trạng của Menđen ông đã thu được kết quả ở F2 có bao nhiêu tổ hợp?
	A. 4	B. 8 	C. 12	D. 16.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Mỗi HS làm việc độc lập để lựa chọn đáp án đúng nhất .
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
	HS xung phong trình bày kết quả. Các HS còn lại nhận xét, bổ sung
	Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	GV nhận xét và kết luận. Đáp án: 1B, 2A, 3D, 4D.
3.4. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng (3 phút)
1. Căn cứ vào đâu mà Menđen lại cho rằng: các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong TN của mình di truyền độc lập với nhau?
Hướng dẫn trả lời: căn cứ vào tỉ lệ của mỗi loại kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ phân li của các tính trạng hợp thành nó.
 2. Biến dị tổ hợp là gì? Biến dị tổ hợp xuất hiện phổ biến ở hình thức sinh sản nào?
Hướng dẫn trả lời: biến dị tổ hợp là những tổ hợp có kiểu hình khác P. Biến dị tổ hợp xuất hiện phổ biến ở hình thức sinh sản hữu tính.
 Học bài ở nhà với các nội dung sau:
 + Trình bày TN của Menđen về lai 2 cặp tính trạng.
 + Khái niệm biến dị tổ hợp. Cho ví dụ
 + Làm bài tập 3 trang 16.
 Đọc và trả lời các nội dung thảo luận của mục III bài 5.
TUẦN 3, TIẾT 5.
Ngày soạn: 26/7/2019
Ngày dạy:..
BÀI 5: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (TT)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Giải thích được kết qủa TN lai hai cặp tính trạng của Menđen.
- Nêu được nội dung và ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.
 2. Kỹ năng: rèn kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, tư duy so sánh.
 3. Thái độ: có ý thức tự giác và hợp tác trong học tập.
4. Năng lực cần hướng tới:
	- Năng lực chung: tự học; giao tiếp; hợp tác; tư duy sáng tạo; phân tích, so sánh và tổng hợp kiến thức; năng lực tính toán; vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
	- Năng lực riêng: tư duy sinh học; sử dụng ngôn ngữ sinh học; phân tích, vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn và giải được bài tập; vận dụng toán xác suất trong việc tính toán tỉ lệ.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
 1. Giáo viên: Giáo án điện tử có hình 5, bảng 5 SGK.
 2. Học sinh: Bảng phụ	
III/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1 phút). Kiểm tra sĩ số
 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (4 phút)
 - Trình bày TN lai 2 cặp tính trạng của Menđen.
 - Căn cứ vào đâu Menđen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau?
3. BÀI MỚI: 
3.1. Khởi động. (2 phút) 
GV nêu vấn đề: trong TN về lai hai cặp tính trạng của Menđen, ông đã thu được kết quả ở F1 và F2 như thế nào?
HS nêu được: ở F1 thu được 100% tính trạng trội. F2 thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1
GV nêu tiếp vấn đề: vậy Menđen đã giải thích kết qủa TN trên như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
 3.2. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Menđen giải thích kết qủa thí nghiệm (28 phút)
	Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS tìm hiểu đọc thông tin mục III, làm việc theo nhóm 10 phút để vẽ sơ đồ giải thích thí nghiệm về lai 2 cặp tính trạng của Menđen. Đồng thời các nhóm cũng trả lời một số câu hỏi: 
+ Tại sao P chỉ cho 1 loại giao tử?
 	+ Tại sao F1 có 4 loại giao tử?
+ Tại sao F2 lại có 16 hợp tử?
+ Từ những phân tích trên Menđen đã phát hiện ra quy luật nào? Nêu nội dung của quy luật.
- GV hướng dẫn các nhóm hoàn thành các yêu cầu trên bảng nhóm. Cuối cùng GV trình chiếu và hướng dẫn HS hoàn thành bảng 5.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tìm hiểu thông tin, thảo luận nhóm 10 phút để hoàn thành các yêu cầu. Mỗi nhóm thống nhất và ghi nội dung thảo luận vào bảng nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Các nhóm treo bảng và nhận xét cho hoạt động của nhóm bạn để hoàn chỉnh kiến thức.
1 – 2 HS nêu lại nội dung của quy luật phân li độc lập.
	Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV xác định chuẩn kiến thức
Menđen giải thích kết qủa thí nghiệm
- Quy ước gen:
 	A quy định hạt vàng. 	B quy định hạt trơn.
 	a quy định hạt xanh. 	b quy định hạt nhăn.
- Sơ đồ lai:
P: Vàng, trơn (AABB) x Xanh, nhăn (aabb)
GP: AB ab
F1: AaBb (100% vàng, trơn)
GF1: AB, Ab, aB, ab 
F2: 
Cái Đực
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
 KH : 9 vàng - trơn : 3 vàng - nhăn : 3 xanh - trơn : 1 xanh - nhăn.
- Nội dung của quy luật phân li độc lập: các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
Hoạt động 2: Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập (5 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân tìm hiểu thông tin mục IV để rút ra ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
HS độc lập tìm hiểu thông tin để rút ra ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện 1 HS nêu lên ý nghĩa của quy luật phân li độc lập. Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh kiến thức.
	Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV xác định chuẩn kiến thức
Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập: Sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong qúa trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong qúa trình thụ tinh là cơ chế tạo nên các biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng trong chọn giống và tiến hóa.
3.3. Luyện tập (2 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm sau:
 1. Cơ thể có kiểu gen AABb tạo ra những loại giao tử nào?
	A. AB, Ab	B. AA, Bb	C. AA, AB, Ab	 D. AB, Ab, aB, ab
 2. Cơ thể có kiểu gen AaBB tạo ra mấy loại giao tử?
	A. 1 loại.	B. 2 loại.	C. 3 loại.	D. 4 loại.
 3. Trong phép lai 2 cặp tính trạng của Menden, ở F1 tạo ra mấy loại giao tử?
	A. 4	B. 8	C. 12	D. 16
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Mỗi HS làm việc độc lập để lựa chọn đáp án đúng nhất .
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
	HS xung phong trình bày kết quả. Các HS còn lại nhận xét, bổ sung
	Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	GV nhận xét và kết luận. Đáp án: 1B, 2B, 3A.
3.4. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng (3 phút)
- Tại sao F2 lại thu được 16 hợp tử?
Hướng dẫn trả lời: vì khi cho F1 tự thụ thì mỗi cơ thể F1 đều phân li tạo 4 loại giao tử. Qua thụ tinh sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 4 loại giao tử đực và cái sẽ tạo ra 16 hợp tử.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 4 trang 19 ở nhà.
- Học bài ở nhà các nội dung sau:
+ Giải thích thí nghiệm của Menđen về lai 2 cặp tính trạng.
+ Nội dung quy luật phân li độc lập.
+ Ý nghĩa quy luật phân li độc lập.
 - Xem trước bài thực hành ở nhà.
....
TUẦN 3, TIẾT 6. 
Ngày soạn: 26/7/2019
Ngày dạy:
BÀI 6: THỰC HÀNH: TÍNH XÁC SUẤT XUẤT HIỆN CÁC MẶT CỦA ĐỒNG KIM LOẠI
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Tính được xác suất xuất hiện của 1 và 2 sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại.
- Vận dụng những hiểu biết về xác suất để giải thích được tỉ lệ các loại giao tử và các loại hợp tử trong lai 1 cặp tính trạng.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng thực hành, phân tích khi gieo các đồng kim loại, theo dõi tính toán kết qủa.
- Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin SGK để tìm hiểu cách tính tỉ lệ %, xác suất, cách xử lí số liệu, quy luật xuất hiện mắt sấp, ngửa của đồng xu.
- Kỹ năng hợp tác, ứng xử, lắng nghe tích cực.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, nghiêm túc trong thực hành.
4. Năng lực cần hướng tới:
	- Năng lực chung: tự học; giao tiếp; hợp tác; tư duy sáng tạo; phân tích, so sánh và tổng hợp kiến thức; năng lực tính toán; vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
	- Năng lực riêng: tư duy sinh học; sử dụng ngôn ngữ sinh học; phân tích, vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn; vận dụng toán xác suất trong việc tính toán tỉ lệ.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
 1. Giáo viên: các đồng kim loại chia cho các nhóm HS (3 đồng / nhóm)
 2. Học sinh: xem trước nội dung bài thực hành	
III/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1 phút). Kiểm tra sĩ số
2. KIỂM TRA BÀI CŨ: Không kiểm tra
3. BÀI MỚI: 
3.1. Khởi động. (3 phút) 
GV nêu vấn đề: bài trước ta thấy Menđen giải thích thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng khi F1 có kiểu gen Aa tạo ra những loại giao tử nào và tỉ lệ của từng loại giao tử?
HS nhớ lại bài học nêu được: F1 cho hai loại giao tử tỉ lệ ngang nhau 1A : 1a. 
GV nêu tiếp vấn đề: còn F2 tạo ra mấy loại hợp tử và tỉ lệ của từng loại?
HS nêu được: F2 tạo ra 3 loại giao tử với tỉ lệ 1AA : 2Aa : 1aa
GV: Menđen giải thích hiện tượng này dựa trên cơ sở nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ có câu trả lời.
 3.2. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1. Gieo một đồng kim loại (17 phút)
	Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS quy trình gieo một đồng kim loại
Lưu ý : Đồng kim loại có 2 mặt (sấp và ngửa), mỗi mặt tượng trưng cho 1 loại giao tử, chẳng hạn mặt sấp chỉ loại giao tử A, mặt ngửa chỉ loại giao tử a, tiến hành:
- Lấy 1 đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định.
- Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.1
GV lưu ý các nhóm sau khi có kết quả cộng kết quả chung của các nhóm, tính tỉ lệ và so sánh với kết quả thí nghiệm
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi nhóm 4 -5 HS cử ra 1 em. Em đó cầm đứng cạnh đồng kim loại và thả rơi tự do từ 1 độ cao nhất định. Ghi kết qủa vào bảng 6.1
- Mỗi nhóm tính % và điền vào bảng. (Mỗi nhóm gieo ít nhất 50 lần)
- Đại diện HS tính kết quả chung của các nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
	Các nhóm báo cáo kết quả gieo 1 đồng kim loại của từng nhóm sau khi đã tính tỉ lệ
	Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV xác định chuẩn kiến thức
Thứ tự lần gieo
S
N
1
2
3
100
Cộng
Số lượng
%
Hoạt động 2: Gieo hai đồng kim loại (19 phút)
	Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS quy trình gieo hai đồng kim loại
- Lấy 2 đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định.
- Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.2. Nếu xuất hiện 2 mặt sấp ứng với AA, 1 sấp 1 ngửa ứng với Aa, 2 mặt ngửa ứng với aa.
GV lưu ý các nhóm sau khi có kết quả cộng kết quả chung của các nhóm, tính tỉ lệ và so sánh với kết quả thí nghiệm.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi nhóm 4 -5 HS cử ra 1 em. Em đó cầm đứng cạnh 2 đồng kim loại và thả rơi tự do từ 1 độ cao nhất định. Ghi kết qủa vào bảng 6.2.
- Mỗi nhóm tính % và điền vào bảng. (Mỗi nhóm gieo ít nhất 100 lần)
- Đại diện HS tính kết quả chung của các nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
	Các nhóm báo cáo kết quả gieo 2 đồng kim loại của từng nhóm sau khi đã tính tỉ lệ.
	Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV xác định chuẩn kiến thức
Thứ tự lần gieo
SS
SN
NN
1
2
3
100
Cộng
Số lượng
%
3.3. Luyện tập (4 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 6.1,2 vào tập.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Mỗi HS dựa vào kết quả gieo đồng kim loại của nhóm để hoàn thành bảng 6.1,2 vào tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
	HS báo cáo kết quả gieo 1 đồng kim loại và 2 đồng kim loại của nhóm.
	Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	GV nhận xét kết quả và liên hệ thực tế gieo đồng kim loại để khẳng định kết quả thí nghiệm của Menđen.
3.4. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng (1 phút)
GV yêu cầu HS ôn lại kiến thức đã học ở chương I và giải trước bài tập chương 1 ở nhà.
-----------------------------------------------------------------
TUẦN 4, TIẾT 7. 
Ngày soạn: 28/7/2019
Ngày dạy:..
BÀI 7: BÀI TẬP CHƯƠNG I
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Củng cố, luyện tập, vận dụng, rèn luyện kỹ năng trong việc giải quyết các bài tập di truyền.
- Mở rộng và nâng cao kiến thức về di truyền học.
2. Kỹ năng: rèn kỹ năng giải bài tập, tư duy so sánh.
3. Thái độ: nâng cao tính tích cực, tự giác của học sinh.
4. Năng lực cần hướng tới:
	- Năng lực chung: tự học; giao tiếp; hợp tác; tư duy sáng tạo; phân tích, so sánh và tổng hợp kiến thức; năng lực tính toán để giải bài tập.
	- Năng lực riêng: tư duy sinh học; sử dụng ngôn ngữ sinh học; phân tích, vận dụng kiến thức đã học giải các bài tập di truyền.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
 1. Giáo viên: Chuẩn bị thêm các bài tập tương tự.
 2. Học sinh: HS làm trước bài tập ở nhà	
III/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1 phút). Kiểm tra sĩ số
2. KIỂM TRA BÀI CŨ: Không kiểm tra
3. BÀI MỚI: 
3.1. Khởi động. (2 phút) 
GV nêu vấn đề: chúng ta đã tìm hiểu xong về các TN về lai 1 cặp tính trạng, lai 2 cặp tính trạng và các quy luật DT của Menđen. Vậy chúng ta vận dụng các kiến thức đó để giải các bài tập như thế nào? Chúng ta cùng vào bài mới.
 3.2. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1. Giải bài tập di truyền về lai 1 cặp tính trạng (17 phút)
Giảm tải: Bài tập 3 trang 22 không yêu cầu HS làm
	Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giới thiệu đến HS có 2 dạng bài tập.
Dạng 1: (toán thuận). Biết kiểu hình của P => xác định kiểu gen, kiểu hình ở F1, F2
Cách giải: Cần xác định xem P có thuần chủng hay không về tính trạng trội.
- Quy ước gen để xác định kiểu gen của P.
- Lập sơ đồ lai: P, GP, F1, GF1, F2.
- Viết kết quả lai, ghi rõ tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình.
Dạng 2: (toán nghịch). Biết kết quả F1, xác định kiểu gen, kiểu hình của P.
Cách giải: Căn cứ vào kết quả kiểu hình ở đời con.
a. Nếu F1 đồng tính mà một bên bố hay mẹ mang tính trạng trội, một bên mang tính trạng lặn thì P thuần chủng, có kiểu gen đồng hợp: AA x aa
b. F1 có hiện tượng phân li:
F: (3:1) " P: Aa x Aa
F: (1:1) " P: Aa x aa (trội hoàn toàn)
 	GV yêu cầu HS dựa vào gợi ý trên thảo luận nhóm 5 phút hoàn thành các bài tập 1,2,4 SGK
- Nhóm 1: bài tập 1.
- Nhóm 2: bài tập 2.
- Nhóm 3,4: bài tập 4.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
HS ghi nhận nội dung của 2 dạng bài tập, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập theo yêu cầu. Nhóm sẽ chọn những đáp án đúng và giải thích cho kết quả của nhóm đã chọn
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
	Các nhóm treo bảng nhóm. Các nhóm khác sẽ nhận xét cho bài tập của nhóm bạn để nắm được các dạng bài tập khác.
	Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV xác định chuẩn kiến thức	
1. Bài tập 1 trang 22.
P: Lông ngắn thuần chủng x Lông dài
F1: Toàn lông ngắn.
Vì F1 đồng tính mang tính trạng trội nên đáp án a.
2. Bài tập 2 trang 22: Từ kết quả F1: 75% đỏ thẫm: 25% xanh lục " F1: 3 đỏ thẫm: 1 xanh lục. Theo quy luật phân li " P: Aa x Aa " Đáp án d.
3. Bài tập 4 trang 23: Người con mắt xanh có kiểu gen aa mang 1 giao tử a của bố, 1 giao tử a của mẹ. Con mắt đen (A-) " bố hoặc mẹ cho 1 giao tử A " Kiểu gen và kiểu hình của P: Aa (Mắt đen) x Aa (Mắt đen)
 Aa (Mắt đen) x aa (Mắt xanh)
" Đáp án: b, c.
Hoạt động 2: Giải bài tập di truyền về lai 2 cặp tính trạng (20 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giới thiệu đến HS có 2 dạng bài tập.
Dạng 1: Biết P " xác định kết quả lai F1 và F2.
Cách giải: Quy ước gen " xác định kiểu gen P.
- Lập sơ đồ lai
- Viết kết quả lai: tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình.
* Có thể xác định nhanh: Nếu bài cho các cặp gen quy định cặp tính trạng di truyền độc lập " căn cứ vào tỉ lệ từng cặp tính trạng để tính tỉ lệ kiểu hình:
	(3:1)(3:1) = 9: 3: 3:1	
(3:1)(1:1) = 3: 3:1:1
Dạng 2: Biết số lượng hay tỉ lệ kiểu hình ở F. Xác định kiểu gen của P
Cách giải: Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con " xác định kiểu gen P hoặc xét sự phân li của từng cặp tính trạng, tổ hợp lại ta được kiểu gen của P.
F2: 9:3:3:1 = (3:1) (3:1) " F1 dị hợp về 2 cặp gen " P thuần chủng 2 cặp gen.
F1: 3:3:1:1 = (3:1) (1:1)" P: AaBb x Aabb
F1: 1:1:1:1 = (1:1) (1:1)" P: AaBb x aabb hoặc P: Aabb x aaBb
GV yêu cầu HS dựa vào gợi ý trên thảo luận nhóm 5 phút hoàn thành các bài tập 5 trang 23 SGK.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
HS ghi nhận nội dung của 2 dạng bài tập, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập theo yêu cầu. Nhóm sẽ chọn những đáp án đúng và giải thích cho kết quả của nhóm đã chọn.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
	Nhóm hoàn thành nhanh nhất treo bảng nhóm. Các nhóm khác sẽ nhận xét cho bài tập của nhóm và so sánh với nhóm mình để hoàn chỉnh bài tập.
	Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV xác định chuẩn kiến thức	
Bài tập 5 trang 23
F2: 901 cây quả đỏ, tròn: 299 quả đỏ, bầu dục: 301 quả vàng tròn: 103 quả vàng, bầu dục " Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: 9 đỏ, tròn: 3 đỏ bầu dục: 3 vàng, tròn: 1 vàng, bầu dục 
= (3 đỏ: 1 vàng)(3 tròn: 1 bầu dục)
" P thuần chủng về 2 cặp gen
" Kiểu gen P: AAbb (đỏ,bầu dục) x aaBB (vàng, tròn)
Đáp án d.
3.3. Luyện tập (4 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Ở cà chua, quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng. Hãy lập sơ đồ lai để xác định kết quả về kiểu gen và kiểu hình của con lai F1 trong các trường hợp sau :
a. Trường hợp 1 : P : Quả đỏ x Quả đỏ
b. Trường hợp 2 : P : Quả đỏ x Quả vàng
c. Trường hợp 3 : P : Quả vàng x Quả vàng
- GV hướng dẫn cách giải:
 	 + Quy ước gen.
 	 + Xác định kiểu gen của cây quả đỏ: AA hoặc Aa, kiểu gen của cây quả vàng là aa.
 + Viết sơ đồ lai.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Mỗi HS làm việc độc lập để hoàn thành bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
	3 HS lên bảng giải bài tập ứng với a, b, c. Các HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh.
	Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	GV nhận xét kết quả.
3.4. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng (1 phút)
 GV nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị của HS
 Cho điểm HS giải đúng các bài tập.
 Về nhà làm các bài tập đã cho thêm.
 Đọc và trả lời các nội dung thảo luận của mục I bài 8.
---------------------------------------------------------------------
TUẦN 4, TIẾT 8. 
Ngày soạn: 01/8/2019
Ngày dạy:.. 
CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ
BÀI 8: NHIỄM SẮC THỂ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Mô tả được sự biến đổi hình thái NST trong chu kỳ tế bào.
- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kỳ giữa của qúa trình phân bào.
- Xác định được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
 3. Thái độ: Hình thành ý thức tự học, tích cực tự giác trong học tập và yêu thích bộ môn.
4. Năng lực cần hướng tới:
	- Năng lực chung: tự học; giao tiếp; hợp tác; tư duy sáng tạo; phân tích, so sánh và tổng hợp kiến thức; vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
	- Năng lực riêng: tư duy sinh học; sử dụng ngôn ngữ sinh học; phân tích, vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Giáo án điện tử có các H8.1,2,3,4,5 SGK
 2. Học sinh: Bảng phụ
III/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1 phút). Kiểm tra sĩ số.
2. KIỂM TRA BÀI CŨ: Không kiểm tra.
3. BÀI MỚI: 
 3.1. Khởi động. (2 phút)
 GV nêu lại vấn đề: trong các TN của Menđen, ông cho rằng: tính trạng của sinh vật được quy định bởi yếu tố nào?
HS nhớ lại kiến thức đã học nêu được: tính trạng của sinh vật được quy định bởi NTDT. 
GV nêu tiếp vấn đề: nhân tố di truyền nằm trên NST. Vậy nhiễm sắc thể là gì, nó có cấu trúc và chức năng như thế nào? muốn biết điều đó, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
 3.2. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Tính đặc trưng của bộ NST (19 phút)
	Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi liên quan đến kiến thức lớp 8: Trong tế bào NST tồn tại ở đâu? Tìm hiểu thông tin mục I, quan sát H8.1 trên màn hình, cho biết:
 	+ Trong cơ thể sinh vật được phân làm mấy loại tế bào?
 	+ T

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tuan_1_den_6_nam_hoc_2019_2020_doan_n.doc
Giáo án liên quan