Tích hợp kiến thức các môn: Địa lí, Lịch sử, GDCD và hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường dạy học môn Sinh học 9 bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

*Câu hỏi và bài tập củng cố :

- Môi trường là gì? Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả những gi bao quanh nó tác động trực tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.

- Phân biệt nhân tố sinh thái?( Nhân tố vô sinh – hữu sinh.)

- Thế nào là giới hạn sinh thái? ( Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.) Cho thí dụ

*Hướng dẫn học sinh tự học :

*Đối với bài học tiết này:

• Học thuộc bài.

• Vẽ sơ đồ tư duy từng nội dung, cả bài.

- Làm bài tập : 1, 2 , 3, 4 (Tr 121 – Sgk )

 

doc11 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích hợp kiến thức các môn: Địa lí, Lịch sử, GDCD và hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường dạy học môn Sinh học 9 bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU ĐĂNG KÍ DỰ THI:
 + Tên sản phẩm dự thi: Tích hợp kiến thức các môn: địa lí, lịch sử, giáo dục công dân và hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường dạy học môn sinh học 9 qua:
Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
 + Lĩnh vực: Sinh học.
 + Số thành viên thực hiện: 01
 + Thông tin cá nhân của thành viên:
 *   Họ và tên : Võ Thị Đông
      *  Ngày sinh 13/10/1968 . 
 * Nơi sinh: phường Ninh Thạnh,Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
 * Quê quán: Xã Tân Hương, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang.
  * Trường THCS Nguyễn Thái Học
 * Chỗ ở hiện tại: Khu phố Ninh Lợi, phường Ninh Thạnh,Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
 * Điện thoại:0944365663.
 * Email: mssdong@gmail.com
 * Ảnh của người dự thi:
         1. Tên dự án dạy học:
 Tích hợp kiến thức các môn: địa lí, lịch sử, giáo dục công dân và hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường dạy học môn sinh học 9 qua:
Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
 2. Mục tiêu dạy học:
* Về kiến thức: 
- Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống. Nêu các loại môi trường sống của sinh vật, cho ví dụ sinh vật sống ở môi trường đó.
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái. Nêu các nhóm nhân tố sinh thái: Vô sinh, hữu sinh, con người. Trình bày được khái niệm về nhân tố sinh thái.
- Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái. Nêu ví dụ
* Về kĩ năng:
 - Kĩ năng làm chủ bản thân con người cũng như các sinh vật khác đều chịu sự tác động của các nhân tố sinh thái và sống được trong giới hạn sinh thái nhất định do vậy chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và các nhân tố sinh thái để đảm bảo cuộc sống cho chúng ta. 
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực.
 - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ , lớp.
* Về thái độ: 
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. 
 Đồng thời học sinh cần kết hợp kiến thức của các môn học như: địa lí, lịch sử, giáo dục công dân và hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường để hiểu rõ được mục tiêu bài học.
3. Đối tượng dạy học của bài học
Số lượng học sinh: 35
Số lớp thực hiện: 1lớp
Khối lớp : 9
4. Ý nghĩa của bài học
 Việc kết hợp kiến thức giữa các môn học, “ Tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó, ở một môn học, đây là vấn đề hết sức cần thiết. Không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn, không phải nắm bắt kiến thức bộ môn mình giảng dạy, mà còn cần phải trau dồi, nghiên cứu kiến thức của những môn học khác, để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tôi đã trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Sinh học 9 năm học 2013- 2014. Và sẽ thực hiện tiếp ở các năm học liền kề.
 -Qua đó, tôi thấy rằng tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn và sâu hơn về vấn đề trong môn học đó.
 -Tích hợp trong giảng dạy giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dựng vào thực tiễn.
- Cụ thể đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em 
 + Sử dụng kiến thức môn địa lí để trả lời: cường độ ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất tăng dần từ sáng tới trưa, sau đó giảm dần vào buổi chiều cho tới tối. 
 Độ dài ngày thay đổi theo mùa, mùa hè có ngày dài hơn mùa đông.
 Ở Việt Nam trong một năm nhiệt độ thay đổi theo mùa: mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng nực, mùa đông lạnh giá, mùa thu mát mẻ. 
 Ở xích đạo nhiệt độ cao trong suốt cả năm, nhiệt độ trung bình hàng năm luôn luôn cao hơn 25°C khi đo ở độ cao ngang mực nước biển và gần như ổn định quanh năm
+ Sử dụng kiến thức lịch sử trả lời : do sự phát triển cao về trí tuệ nên con người tác động vào môi trường tự nhiên bằng các nhân tố xã hội. Tác động của con người vào môi trường tự nhiên là tác động có ý thức, có quy mô rộng lớn, vì vậy làm thay đổi mạnh mẽ môi trường và sinh giới ở nhiều nơi. Ngoài ra con người không những biết khai thác thiên nhiên mà còn biết cải tạo thiên nhiên.
+ Sử dụng kiến thức địa lí: để giảng giải thêm về các nhân tố sinh thái thay đổi theo từng môi trường và thời gian.
 Nhiệt độ: vùng núi thường thấp hơn vùng đồng bằng vì càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6o C.
 Áp suất khi quyển giảm dần khi lên cao dần, vì càng lên cao thì trọng lượng của cột không khí bên trên càng nhỏ.
+ Sử dụng kiến thức GDCD để có ý thức bảo vệ môi trường 
 Trong thực tế tôi thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi, được khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
Tranh H41.1 SGK. 
Sưu tầm 1số tranh về môi trường trong tự nhiên.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
õHĐ 1: Mở bài:
 Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả những gi bao quanh nó tác động trực tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.
õHĐ 2: Môi trường sống của sinh vật.
GV: Viết sơ đồ lên bảng
 Thỏ rừng
GV hỏi: Thỏ sống trong rừng chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?
-HS: trao đổi nhóm đôi (2’) và điền vào các mũi tên: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, thức ăn, thú dữ. Đại diện nhóm hoàn thành sơ đồ
-GV : tất cả yếu tố trên tạo nên môi trường sống của thỏ. à Vậy môi trường sống là gì?
-HS: từ sơ đồ ® khái quát ® khái niệm về môi trường sống. HS khác bổ sung.
-GV: giúp HS hoàn chỉnh khái niệm.
-HS: hoàn thành bảng 41.1 SGK/119 và quan sát các tranh đã nghiên cứu H41.1
-HS: dựa vào bảng 41.1 kể tên các sinh vật và môi trường sống khác.
- GV: sinh vật sống trong môi trường nào?
- HS: khái quát thành 1 số loại MT cơ bản.
- GV: có rất nhiều môi trường khác nhau nhưng thuộc 4 loại môi trường.
* Liên hệ GDBVMT:
HĐ3: Các nhân tố sinh thái của môi trường:
- Kĩ năng làm chủ bản thân con người cũng như các sinh vật khác đều chịu sự tác động của các nhân tố sinh thái do vậy chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và các nhân tố sinh thái để đảm bảo cuộc sống cho chúng ta. 
- KN hợp tác lắng nghe tích cực, tự tin trình bày 
-GV: Thế nào là nhân tố sinh thái?
- Thế nào là nhân tố vô sinh? 
- Thế nào là nhân tố hữu sinh?
-HS: nghiên cứu SGK/119 trả lời khái niệm
-GV: yêu cầu HS hoàn thành bảng 41.2/119
+ Nhận xét nhân tố vô sinh - hữu sinh.
-HS: Trao đổi nhóm đôi (3’), điền vào bảng 41.2 (5’).
 + Sử dụng kiến thức môn địa lí để trả lời cường độ ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất tăng dần từ sáng tới trưa sau đó giảm dần vào buổi chiều cho tới tối. Độ dài ngày thay đổi theo mùa, mùa hè có ngày dài hơn mùa đông. Ở Việt Nam trong một năm nhiệt độ thay đổi theo mùa: mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng nực, mùa đông lạnh giá, mùa thu mát mẻ. Ở xích đạo nhiệt độ cao trong suốt cả năm, nhiệt độ trung bình hàng năm luôn luôn cao hơn 25°C khi đo ở độ cao ngang mực nước biển và gần như ổn định quanh năm
+ Sử dụng kiến thức lịch sử trả lời : do sự phát triển cao về trí tuệ nên con người tác động vào môi trường tự nhiên bằng các nhân tố xã hội. Tác động của con người vào môi trường tự nhiên là tác động có ý thức, có quy mô rộng lớn, vì vậy làm thay đổi mạnh mẽ môi trường và sinh giới ở nhiều nơi. Ngoài ra con người không những biết khai thác thiên nhiên mà còn biết cải tạo thiên nhiên.
+ Sử dụng kiến thức địa lí để giảng giải thêm về các nhân tố sinh thái thay đổi theo từng môi trường và thời gian.
 Nhiệt độ: vùng núi thường thấp hơn vùng đồng bằng vì càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6o C.
 Áp suất khi quyển giảm dần khi lên cao dần, vì càng lên cao thì trọng lượng của cột không khí bên trên càng nhỏ.
+ Sử dụng kiến thức GDCD để có ý thức bảo vệ môi trường 
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung ® hoàn thành và khái quát ® kiến thức về nhân tố sinh thái.
HĐ4: Giới hạn sinh thái
- Kĩ năng làm chủ bản thân con người cũng như các sinh vật khác đều sống được trong giới hạn sinh thái nhất định do vậy chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và các nhân tố sinh thái để đảm bảo cuộc sống cho chúng ta. 
-GV: yêu cầu HS quan sát H41.2/SGK/120, cho biết: cá rô phi ở VN sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ nào? (50C – 420C).
Tại sao ngoài nhiệt độ 50C và 420C thì cá rô sẽ chết.
(Vì quá giới hạn chịu đựng).
-GV: đưa thêm 1 số ví duï SGV.
-HS: từ VD trên em nhận xét gì về khả năng chịu đựng của sinh vật với mỗi nhân tố sinh thái? Từ đó đưa ra khái niệm.(Mỗi loài chỉ chịu được 1 giới hạn nhất định với các nhân tố sinh thái).
-GV: tóm tắt:
- Câu hỏi nâng cao: các SV có giới hạn sinh thái rộng đối với tất cả nhân tố sinh thái thì khả năng phân bố của chúng như thế nào? (phân bố rộng, dễ thích nghi)
- Nắm được ảnh hưởng các nhân tố sinh thái và giới hạn có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp.
-HS: Gieo trồng đúng thời vụ, tạo điều kiện sống tốt cho vật nuôi, cây trồng.
I Môi trường sống của sinh vật:
Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả những gi bao quanh nó tác động trực tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.
Có các loại môi trường:
- Môi trường nước
- Môi trường đất, không khí
- Môi trường trong đất
- Môi trường sinh vật.
II/ Các nhân tố sinh thái của môi trường:
* Nhân tố vô sinh:
- Khí hậu: nhiệt độ, ánh sáng, gió
- Nước: nước ngọt, mặn, lợ
- Địa hình, thổ nhưỡng, độ cao, đất.
* Nhân tố hữu sinh:
- Nhân tố sinh vật: các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật.
- Nhân tố con người:
+ Tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghét.
+ Tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá.
Các nhân tố sinh thái tác động lên sự thay đổi theo từng môi trường và thời gian
III/ Giới hạn sinh thái
 Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.
*Câu hỏi và bài tập củng cố :
- Môi trường là gì? Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả những gi bao quanh nó tác động trực tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.
- Phân biệt nhân tố sinh thái?( Nhân tố vô sinh – hữu sinh.)
- Thế nào là giới hạn sinh thái? ( Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.) Cho thí dụ
*Hướng dẫn học sinh tự học :
*Đối với bài học tiết này:
 Học thuộc bài.
Vẽ sơ đồ tư duy từng nội dung, cả bài.
Làm bài tập : 1, 2 , 3, 4 (Tr 121 – Sgk )
*Đối với bài học tiết sau:
 Đọc trước bài ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật. 
- Chuẩn bị :Xem bài mới: “Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật”. Ôn lại kiến thức sinh thái thực vật lớp 6. Sưu tầm lá cây ưa bóng, ưa sáng.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
 Yêu cầu học sinh làm bài tập tình huống. Đánh giá, kết luận thông qua kết quả và sự tán thành ý kiến của học sinh và học sinh.
Bài tập tình huống: Linh và Thắm đến căn-tin nhà trường mua bánh và nước đem lên lớp ăn,cùng chơi thải đá với các bạn. Nghe trống vào lớp các bạn bỏ các viên đá, sỏi và thức ăn còn dở dang, rơi rãi tại phòng học rồi vào lớp.
1. Em có đồng tình với các bạn không ? Vì sao?
2. Nếu em là các bạn thì trong trường hợp đó em sẽ làm gì? 
 Trên đây là dự án thử nghiệm của tôi mong được sự ủng hộ đóng góp của quý thầy cô, để tôi hoàn thiện hơn dự án này.
Xin chân thành cảm ơn
Ninh Thạnh, ngày 10 tháng 01 năm 2014
Tác giả
Võ Thị Đông
 8. Các sản phẩm của học sinh
+ Trong một ngày (từ sáng tới tối ) ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào ?
Trả lời: cường độ ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất tăng dần từ sáng tới trưa sau đó giảm dần vào buổi chiều cho tới tối)
+ Ở nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau ?
Trả lời: độ dài ngày thay đổi theo mùa, mùa hè có ngày dài hơn mùa đông)
+ Sự thay đổi nhiệt độ trong một năm diễn ra như thế nào ?
Trả lời: Ở việt nam trong một năm nhiệt độ thay đổi theo mùa: mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng nực, mùa đông lạnh giá, mùa thu mát mẻ.
ở xích đạo nhiệt độ cao trong suốt cả năm (nhiệt độ trung bình hàng năm luôn luôn cao hơn 25°C khi đo ở độ cao ngang mực nước biển) và gần như ổn định quanh năm
+ Tại sao nhân tố con người lại được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng ? 
Trả lời: do sự phát triển cao về trí tuệ nên con người tác động vào môi trường tự nhiên bằng các nhân tố xã hội . Tác động của con người vào môi trường tự nhiên là tác động có ý thức , có quy mô rộng lớn , vì vậy làm thay đổi mạnh mẽ môi trường và sinh giới ở nhiều nơi . Ngoài ra con người không những biết khai thác thiên nhiên mà còn biết cải tạo thiên nhiên.
Phụ lục I
Cấu trúc bài viết dự thi
Cuộc thi Vận dụng kiến thức kiên môn để giải quyết
tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học
A. Trang bìa
          - Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị Xã Tây Ninh
          - Trường THCS Nguyễn Thái Học
          - Địa chỉ Nính Ninh Phúc- Ninh Thạnh – Thị xã Tây Ninh
                   Điện thoại:.0663821453.; Email:....................................
          - Thông tin về học sinh (hoặc nhóm không quá 03 học sinh):
                   1. Họ và tên Đinh Thị Tường Oanh
                             Ngày sinh 17/ 03/ 1999. Lớp 9A 1
2. Họ và tên ..
                             Ngày sinh . Lớp..
3. Họ và tên ..
                             Ngày sinh . Lớp..
B. Các trang tiếp theo
1. Tên tình huống
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
4. Giải pháp giải quyết tình huống
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
    Mô tả quá trình thực hiện, các tư liệu được sử dụng, các thiết bị sử dụng trong việc giải quyết tình huống
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
    Mô tả ‏‎‎ý nghĩa, vai trò của việc giải quyết tình huống được lựa chọn đối với thực tiễn học tập và thực tiễn đời sống kinh tế- xã hội

File đính kèm:

  • docbai_du_thi_KTLM_CUA_CO_DONG_TRUONG_NGUYEN_THAI_HOC_TN.doc