Thiết kế trò chơi học Toán 3 (sưu tầm )

2. Trò chơi thứ 2: Kết bạn

 * Mục đích, yêu cầu:

 - Rèn luyện, củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia (số tròn chục, tròn trăm).

 - Luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt.

 * Chuẩn bị chơi: Giáo viên chuẩn bị 10 đến 15 tấm bìa hình chữ nhật kích thước 10 x 15cm; có dây đeo. Mỗi tấm đều ghi một phép tính hoặc kết quả tương ứng.

 Ví dụ: Tiết cộng trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) bài tập 1, trang 4.

 Nội dung ghi trong thẻ như sau:

 300 + 400 500 + 40 300 504

 700 + 400 700 540 124

 100 + 20 + 4 500 + 4 700 - 200 - 20 480

 * Thời gian chơi: từ 5 đến 7 phút

 * Cách chơi: Học sinh xung phong lên rút thẻ của mình, sau đó tất cả đội tập hợp thành vòng tròn, các em đeo thẻ trước ngực, mỗi em tự quan sát số thẻ của mình đứng trước và sau số thẻ của bạn nào trong nhóm mình. Tự tính nhẩm kết quả hoặc phép tính tương ứng với kết quả hoặc phép tính ghi trên thẻ của mình.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế trò chơi học Toán 3 (sưu tầm ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TOÁN 3 (Sưu tầm )
 I. TRÒ CHƠI CÓ NỘI DUNG SỐ HỌC VÀ YẾU TỐ ĐẠI SỐ
 1. Trò chơi thứ 1: Xếp hàng thứ tự
 * Mục đích: Giúp học sinh củng cố cách so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
 * Thời gian chơi: 5 phút
 * Chuẩn bị chơi: 
Giáo viên - chuẩn bị 2 lá cờ hiệu (Cờ giấy nhỏ, 2 lá có màu khác nhau)
 Học sinh - mỗi đội 5 mảnh bìa (có kích thước 10 x 15cm) trong mỗi mảnh bìa có ghi các số.
 Ví dụ: Tiết 1: Đọc, viết và so sánh các số có 3 chữ số, bài tập số 4, 5 (trang 3) 
Khi tổ chức trò chơi giáo viên có thể chuẩn bị nội dung ghi trong bìa: 537; 162; 573; 621; 126.
 * Chọn đội chơi: Mỗi đội 5 em; các em tự đặt tên cho đội mình (ví dụ: tên gọi tương ứng với màu sắc của cờ hiệu như đội Xanh, đội Đỏ).
 * Cách chơi: Hai đội trưởng lên nhận bìa của tổ và phát bìa cho mỗi bạn ở đội mình. Giáo viên yêu cầu hai đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận trong nhóm với nhau (trong 1, 2 phút).
 * Quy ước: Khi giáo viên hô hiệu lệnh và giơ 2 lá cờ trên 2 tay về hai phía (sang ngang) yêu cầu các em nghe, giơ biển lên cao và xếp mỗi đội một hàng ngang, bắt đầu từ giáo viên. Khi cô đưa 2 lá cờ song song về phía trước các em tập hợp hàng dọc.
 * Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như: “Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn”; “Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé” sau hai ba lần thi thay đổi các biển 
giữa hai đội rồi tiếp tục chơi.
 * Ban thư ký ghi kết quả và tổng hợp điểm. Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự, nhanh, không ồn ào, xô lấn, làm lộn xộn, cho 10 điểm. Xếp chậm, không thẳng hàng, mất trật tự trừ 2 điểm. Đội nào xếp sai không ghi điểm. Sau 5 phút kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc.
 Trò chơi có thể sử dụng ở các tiết: 
+ So sánh các số trong phạm vi 10 000 (bài tập 2, trang 101)
+ So sánh các số trong phạm vi 100 000 (bài tập 4, trang 147)
 2. Trò chơi thứ 2: Kết bạn
 * Mục đích, yêu cầu: 
 - Rèn luyện, củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia (số tròn chục, tròn trăm).
 - Luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt.
 * Chuẩn bị chơi: Giáo viên chuẩn bị 10 đến 15 tấm bìa hình chữ nhật kích thước 10 x 15cm; có dây đeo. Mỗi tấm đều ghi một phép tính hoặc kết quả tương ứng.
 Ví dụ: Tiết cộng trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) bài tập 1, trang 4.
 Nội dung ghi trong thẻ như sau:
 300 + 400 500 + 40 300 504
 700 + 400 700 540 124
 100 + 20 + 4 500 + 4 700 - 200 - 20 480
 * Thời gian chơi: từ 5 đến 7 phút
 * Cách chơi: Học sinh xung phong lên rút thẻ của mình, sau đó tất cả đội tập hợp thành vòng tròn, các em đeo thẻ trước ngực, mỗi em tự quan sát số thẻ của mình đứng trước và sau số thẻ của bạn nào trong nhóm mình. Tự tính nhẩm kết quả hoặc phép tính tương ứng với kết quả hoặc phép tính ghi trên thẻ của mình.
 * Yêu cầu cả đội nhảy cò cò, vừa hát vừa vỗ tay cùng cả lớp: “Nhảy cò cò cho cái giò nó khỏe, đi xen kẽ cho nó khỏe cái giò”. Khi giáo viên hô “Tìm bạn! Tìm bạn!” các em phải nhanh chóng tìm và chạy về với bạn đeo thẻ có kết quả hoặc phép tính tương ứng với thẻ của mình. Những ai tìm đúng, tìm nhanh bạn mình nhất thì ghi được điểm 10. bạn nào tìm sai thì phải tự nhẩm lại để tìm đúng bạn mình. Sau một lượt giáo viên đổi thẻ lẫn lộn, sau đó cho các em tiếp tục chơi hoặc nhóm khác chơi.
 Trò chơi có thể áp dụng cho tiết luyện tập bài 2 trang 103, tiết luyện tập bài 3 trang 148, tiết ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000.
 3. Trò chơi thứ 3: Gieo xúc sắc
 * Mục đích chơi: Giúp học sinh nắm vững cấu tạo số tự nhiên có 4 chữ số.
 * Chuẩn bị chơi: Giáo viên chuẩn bị 4 con xúc sắc bằng gỗ hình lập phương trên các mặt có ghi các số trong khoảng từ: 0 → 9.
 Học sinh chuẩn bị giấy nháp, bút chì và quan sát sẵn sàng.
 * Cách chơi: Chơi theo kiểu đồng đội, mỗi đội 4 em ( 2 đội thi đua). Cả lớp quan sát, khuyến khích cổ vũ. Hai đội xếp thành 2 hàng, giáo viên đứng giữa và gieo đồng thời 4 con xúc sắc. Các em ở 2 đội sẽ bàn nhau viết tất cả các số có 4 chữ số đó và góp kết quả lại. Sau 2 phút thì tất cả dừng bút và nộp kết quả viết cho cô giáo.
Trong một đội nếu kết quả trùng nhau thì chỉ tính điểm một lần. Giáo viên kiểm tra kết quả, mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Nếu có đội nạp kết quả thì chưa hết giờ mà đúng thì được cộng thêm một điểm. (Trò chơi được sử dụng cho tiết các số có bốn chữ số trang 91)
 4. Trò chơi thứ 4: Phân tích số
 * Mục đích chơi: 
 - Giúp học sinh củng cố cách phân tích số có bốn chữ số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
 - Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp.
 - Rèn tác phong nhanh nhẹn.
 * Chuẩn bị chơi: Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy rô ki có nội dung ghi giống nhau. Một số mảnh giấy ghi kết quả tương ứng.
 Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 ........= 1000 + 900 + 50 + 2 
 7550 = ......... + ...... + .......
 ........= 9000 + 900 + 90 + 9 
 7050 = ......... + ...... + .......
 ........= 9000 + 100 + 50 + 2 
 1095 = ......... + ...... + .......
 - Học sinh chuẩn bị phấn (hoặc bút dạ)
 * Thời gian chơi: 3 → 5 phút.
 * Cách chơi: Chơi theo kiểu đồng đội, chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chọn đội chơi (5 - 10 em), các em còn lại cổ vũ cho đội mình.
 Hai đội xếp thành hai hàng dọc. Đội trưởng lên nhận và phát cho mỗi bạn trong đội mình một mảnh giấy ghi kết quả tương ứng với nội dung ghi trên bảng. Các em đọc, quan sát, so sánh tìm vị trí của mình cần điền (1 - 2 phút).
 Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, yêu cầu từng bạn trong đội lên điền kết quả của mình vào bảng phụ treo trên bảng lớp (phần bài của đội mình). Bạn thứ nhất điền xong quay xuống nhanh chóng và vỗ vào tay bạn thứ hai, bạn thứ hai lên điền... Cứ thế liên tục cho đến hết. Học sinh dưới lớp và giáo viên đánh giá, thống kê điểm. Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Đội nào nhiều điểm sẽ thắng. Trong trường hợp cả hai đội đều điền đúng kết quả thì đội nào nhanh hơn, trình bày đẹp hơn sẽ thắng. (Trò chơi được sử dụng ở tiết các số có bốn chữ số (tiếp theo) bài 2, trang 96, vận dụng; tiết ôn tập các số đến 100 000 bài 3, trang).
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=264205947248682&set=g.880748805325690&type=1&theater

File đính kèm:

  • docThiet ke tro choi day Toan 3 (ST).doc