Thiết kế giáo án Tiếng Việt phân môn Tập làm văn Lớp 4 - Bài 21: Cấu tạo bài văn tả cây cối - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Hương
4. Phần nhận xét
*Bài tập 1:
- GV cho HS đọc đề.
- GV cho HS đọc bài “Cây gạo”
- Bài văn có mấy đoạn ?
- Cho HS đọc thầm từng đoạn và nêu nội dung của mỗi đoạn?
- Cho HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại ý kiến đúng.
+ Đoạn 1 : 3 dòng đầu : giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà.
+Đoạn 2: 4 dòng tiếp theo :Tả hoa và búp ngô đang trong giai đoạn đơm bông, kết trái.
+Đoạn 3: còn lại: Tả giai đoạn bắp ngô có thể thu hoạch.
- GV cho HS nhắc lại
*Bài tập 2
- Gv gọi hs đọc đề
- Gv yêu cầu HS đọc thầm bài văn
- Gv hỏi bài Cây mai tứ quý có mấy đoạn ?
- Nêu nội dung của mỗi đoạn?
THIẾT KẾ GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT Phân môn :TẬP LÀM VĂN BÀI: Cấu tạo bài văn tả cây cối Người soạn: Trần Thị Hương Lớp: Sư phạm tiểu học 39B Ngày soạn: 04-06-2016 Ngày dạy: 08-06-2016 I.Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo 3 phần (Mở bài , Thân bài ,Kết bài ) của một bài văn tả cây cối( ND ghi nhớ). - Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối( BT1,mục III); biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học( BT2). II Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh một số cây ăn quả để HS làm bài tập 2 - Giấy ghi lời giải BT1và 2 III. Các hoạt động dạy- học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ỏn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật - GV cho HS nhận xét - GV nhận xét-tuyên dương. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài - Tiết học hôm nay, các em sẽ chuyển sang học văn miêu tả cây cối. Bài học mở đầu sẽ giúp các em nắm được cấu tạo của một bài văn tả cây cối. Từ đó, biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc. 4. Phần nhận xét *Bài tập 1: - GV cho HS đọc đề. - GV cho HS đọc bài “Cây gạo” - Bài văn có mấy đoạn ? - Cho HS đọc thầm từng đoạn và nêu nội dung của mỗi đoạn? - Cho HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và chốt lại ý kiến đúng. + Đoạn 1 : 3 dòng đầu : giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà. +Đoạn 2: 4 dòng tiếp theo :Tả hoa và búp ngô đang trong giai đoạn đơm bông, kết trái. +Đoạn 3: còn lại: Tả giai đoạn bắp ngô có thể thu hoạch. - GV cho HS nhắc lại *Bài tập 2 - Gv gọi hs đọc đề - Gv yêu cầu HS đọc thầm bài văn - Gv hỏi bài Cây mai tứ quý có mấy đoạn ? - Nêu nội dung của mỗi đoạn? - Cho HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và chốt lại ý kiến đúng + Đoạn 1: 3 dòng đầu :giới thiệu bao quát về cây mai. + Đoạn 2 : 4 dòng tiếp theo :Đi sâu tả cánh hoa và trái cây. + Đoạn 3: còn lại : nêu lên cảm nghĩ của người miêu tả. - GV cho HS nhắc lại. - Vậy trình tự miêu tả bài “Cây mai tứ” quý có điểm gì khác so với bài Bãi ngô? - GV cầu yêu hs nhận xét. - Gv nhận xét, tuyên dương. - GV rút ra kết luận: Bài “ Cây mai tứ quý” tả từng bộ phận của cây .Bài “ Bãi ngô “ tả từng thời kì phát triển của cây. *Bài tập 3 - Gv gọi hs đọc đề. - Từ cấu tạo của hai bài văn trên, các em hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của một bài văn miêu tả cây cối? - GV yêu cầu hs nhận xét. - Gv nhận xét, tuyên dương. b. Ghi nhớ - Gọi hs đọc ghi nhớ. 5. Luyện tập *Bài tập 1 - Gv gọi hs đọc đề. - Cây gạo miêu tả theo trình tự như thế nào? - GV cho hs nhận xét. - Gv nhận xét, kết luận lại lời giải đúng : Bài văn tả cây gạo già theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông khiến cây gạo như treo rung rinh hang ngàn nồi cơm gạo mới. *Bài tập 2 - Gv gọi hs đọc đề. - Các em chọn một cây quen thuộc để lập dàn ý theo một trong hai cách đã nêu: + Tả lần lượt từng bộ phận của cây + Tả lần lượt từng thời kì phát triên của cây - GV phát phiếu học tập cho hs - Gv gọi 2hs đọc dàn ý đã viết. - Gv nhận xét, tuyên dương. 6. Củng cố - dặn dò - Gv nhận xét tiết học. - Về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý tả một cây ăn quả vào vở. - Dặn dò hs chuẩn bị bài sau “ Luyện tập quan sát cây cối “. - Học sinh hát - HS trả lời: Bài văn miêu tả gồm 3 phần: + Mở bài: giới thiệu đồ vật định tả. +Thân bài: Tả bao quát , tả chi tiết( theo trình tự nhất định) +Kết bài:Nêu cảm nghĩ hoặc tình cảm của người tả đối với đồ vật đó. - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS lắng nghe. - Hs đọc đề. - HS đọc bài. - Hs trả lời: Có 3 đoạn Đoạn 1: Từ đầu đến nõn nà Đoạn 2: từ Trên ngọn đến óng ánh Đoạn 3: Còn lạị - HS đọc thầm từng đoạn và nêu nội dung mỗi đoạn. + Đoạn 1: giới thiệu bao quát về bãi ngô. + Đoạn 2: Tả hoa và búp ngô đang trong giai đoạn đơm bông, kết trái. + Đoạn 3: Tả giai đoạn bắp ngô có thể thu hoạch. - Hs nhận xét. - HS nhắc lại. - Hs đọc đề. - HS đọc thầm bài. - Hs trả lời : có 3 đoạn Đoạn 1 : từ đầu đến cũng chắc Đoạn 2: từ mai tứ quý đến chắc bền Đoạn 3: còn lại + Đoạn 1: giới thiệu bao quát về cây mai. + Đoạn 2 : Đi sâu tả cánh hoa và trái cây. + Đoạn 3: nêu lên cảm nghĩ của người miêu tả. - HS nhận xét , bổ sung. - Hs nhắc lại. - Hs trả lời: Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây. Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây. - Hs nhận xét. - HS lắng nghe. - Hs đọc đề. - Hs trả lời: Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần: + Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây. + Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triễn của cây. + Kết bài: Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả đối với cây. - Hs nhận xét. - Hs lắng nghe. - 3 Hs đọc. - Hs đọc đề.(Cả lớp đọc thầm ) - Hs trả lời: Bài văn tả cây gạo già theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông khiến cây gạo như treo rung rinh hang ngàn nồi cơm gạo mới. - Hs nhận xét. - Hs đọc đề. - Hs chọn cây quen thuộc để lập dàn ý. - Hs làm vào phiếu học tập - 2 hs đọc dàn ý. - HS lắng nghe.
File đính kèm:
- Tuan_21_Cau_tao_bai_van_mieu_ta_cay_coi.docx