Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Tân Túc 2

Bài tập 2. Tìm các từ:

a. Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật:

M: tươi đẹp

b. Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật, người:

M: xinh xắn

Bài tập 3. Đặt câu với một từ vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc 2.

Bài 4: Điền các thành ngữ hoặc cụm từ ở cột A vào những chỗ thích hợp ở cột

B dưới đây:

pdf5 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 11/11/2023 | Lượt xem: 107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Tân Túc 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Tân Túc 2 
Lớp: Bốn . 
Họ và tên: 
PHIẾU GIAO VIỆC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN – LỚP BỐN 
MÔN TIẾNG VIỆT – TUẦN 22 
Tập làm văn 
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối. 
(SGK trang 41, 42) 
Bài 1: Dưới đây là một số đoạn văn tả lá, thân và gốc một số loài cây. Theo 
em, cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý? 
a/ Tả lá cây : 
Lá bàng 
Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông 
như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là 
màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày 
cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ 
như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy 
lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất 
liệu gì không? Chất sơn mài. 
 Màu lục: Màu xanh sẫm pha vàng 
b/ Tả thân cây và gốc cây 
Cây sồi già 
 Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm 
không xuể, có những cành có lẽ phải gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với 
những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xoè rộng, nó 
như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương 
tươi cười. 
- Kính thưa quý phụ huynh học sinh được nghỉ học sớm để phòng chống dịch bệnh Covid - 
19 nên nhà trường sẽ tổ chức dạy học trực tuyến trên trang website của trường + Phiếu giao việc 
để các em nhận làm tại nhà (nếu PH không sử dụng Internet). 
- Rất mong PH quan tâm, theo dõi, kiểm tra việc học tại nhà của các em. Khi làm bài xong 
PH sẽ giữ các phiếu bài làm và nộp lại vào cho GVCN khi các em trở lại trường học. GVCN sẽ 
dựa vào đó để đánh giá quá trình học tập của các em. Xin trân trọng cám ơn sự hợp tác tích cực 
của quý PH. Trân trọng! 
 Bấy giờ đã là đầu tháng sáu. Mới sau có một tháng, cây sồi già đã thay đổi hẳn, 
toả rộng thành vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ 
đung đưa trong nắng chiều. Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vết 
sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu trước kia. Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, 
những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được chính 
cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá non xanh mơn mởn ấy. 
 Cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý? (tác giả tả bộ 
phận nào của cây, tả theo trình tự nào, tìm hình ảnh so sánh và nhân hóa?) 
Bài 2: Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích. 
VD mẫu: 
1. Những cây chuối trong vườn đã được mấy năm tuổi rồi. Những cây chuối mẹ, 
chuối con sống quây quần bên nhau. Nổi bật hơn cả là những cây chuối mẹ cao 
lớn. Thân cây mọc lên cao, thẳng và hơi vững. Lúc còn nhỏ, da nó nhẵn, mịn màng 
và mỗi khi áp má vào đó em thấy mát như da em bé. Thân chuối được làm thành từ 
rất nhiều bẹ. Từng bẹ lớn nhỏ bao bọc lẫn nhau. Nhưng đến khi đã lớn, những cái 
bẹ bên ngoài khô đi và dần dần thay một cái áo mới. 
2. Lá của giống đa lông rất đặc biệt. Trên mặt lá, cuống lá thường bao phủ một lớp 
lông tơ mịn màng màu trắng. Lớp lông mềm mại này đã tạo nên cho chiếc lá bầu 
dục, màu xanh lam thêm một lớp bàng bạc lóng lánh. Nếu nhìn dưới ánh mặt trời, 
nó sẽ càng lấp lánh hơn, sáng bóng hơn. Những chiếc lá to hơn bàn tay đứa trẻ lên 
năm, xếp vòng quanh và đối nhau qua thân cây.. Trông nó tựa như những bàn tay 
trẻ thơ xòe ra hứng lấy tia nắng mặt trời. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
MRVT: Cái đẹp 
( SGK trang 40, 41) 
Bài tập 1. Tìm các từ: 
a. Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người. 
M: xinh đẹp 
b. Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người. 
M: thùy mị, 
Bài tập 2. Tìm các từ: 
a. Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật: 
M: tươi đẹp 
b. Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật, người: 
M: xinh xắn 
Bài tập 3. Đặt câu với một từ vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc 2. 
Bài 4: Điền các thành ngữ hoặc cụm từ ở cột A vào những chỗ thích hợp ở cột 
B dưới đây: 
 A B 
Đẹp người đẹp 
nết 
 .........................................................., em mỉm cười 
chào mọi người 
Mặt tươi như 
hoa 
Ai cũng khen chị Ba ............................................... 
.. 
chữ như gà bới 
Ai viết cẩu thả chắc chắn ..................................... 
. 

File đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_22_truong_tieu_hoc_t.pdf