Thiết kế bài giảng Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Bài 48: Quả

a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận:

• Mục tiêu:

- HS quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả?

• Tiến hành:

- Bước 1: Làm việc cá nhân.

- GV hỏi: Để biết sự khác nhau của các loại quả, cả lớp mở SGK trang 92, 93 quan sát các hình về quả và trả lời câu hỏi:

+ Kể tên các loại quả có trong hình?

+ Trong các loại quả đó, em đã ăn quả nào?

+ Em hãy nhớ và nêu lại một số đặc điểm về hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả?

- Bước 2: Hoạt động lớp:

- Sau khi HS quan sát xong, GV hỏi lại từng câu HS trả lời.

- Sau đó GV minh họa về một số quả thật.

- Nhận xét chung về các loại quả.

- Nói cụ thể về quả cam, táo, đậu.

- Chuyển ý sang bước 3

- Kiểm tra quả HS mang đến lớp.

- Bước 3: Làm việc với vật thật.

- GV chia các nhóm thảo luận (nhóm 4)

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát tất cả các loại quả của nhóm. Sau đó chọn một loại quả quan sát thật kĩ về độ lớn, màu sắc, mùi vị, độ lớn của quả, bóc hoạt gọt vỏ của quả để quan sát quả đó có hạt không? Vỏ có gì đặc biệt?

- Thời gian thảo luận nhóm 3 phút

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài giảng Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Bài 48: Quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
Môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài: QUẢ
Mục tiêu:
Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người.
Kể tên các bộ phận thường có của 1 quả.
Đồ dùng dạy học:
GV và HS sưu tầm quả thật hoặc ảnh chụp các loại quả mang đến lớp.
GV và HS sưu tầm các câu đó về quả.
Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Tiết trước chúng ta học bài gì?
GV cho HS quan sát hình và yêu cầu HS chỉ các bộ phận của hoa.
Hoa có chức năng gì?
Hoa có lợi ích gì?
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Cho HS nghe bài hát: Quả
Bài hát vừa rồi em thấy những loại quả nào?
Trong những loại quả ấy, em đã ăn loại quả nào?
Trong thiên nhiên còn rất nhiều loại quả khác nhau, chúng có đặc điểm và lợi ích gì, chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay: Quả.
Cho HS nhắc lại tên bài học.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận:
Mục tiêu:
HS quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả?
Tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân.
GV hỏi: Để biết sự khác nhau của các loại quả, cả lớp mở SGK trang 92, 93 quan sát các hình về quả và trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các loại quả có trong hình?
+ Trong các loại quả đó, em đã ăn quả nào?
+ Em hãy nhớ và nêu lại một số đặc điểm về hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả?
Bước 2: Hoạt động lớp:
Sau khi HS quan sát xong, GV hỏi lại từng câu HS trả lời.
Sau đó GV minh họa về một số quả thật.
Nhận xét chung về các loại quả.
Nói cụ thể về quả cam, táo, đậu.
Chuyển ý sang bước 3
Kiểm tra quả HS mang đến lớp.
Bước 3: Làm việc với vật thật.
GV chia các nhóm thảo luận (nhóm 4)
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát tất cả các loại quả của nhóm. Sau đó chọn một loại quả quan sát thật kĩ về độ lớn, màu sắc, mùi vị, độ lớn của quả, bóc hoạt gọt vỏ của quả để quan sát quả đó có hạt không? Vỏ có gì đặc biệt?
Thời gian thảo luận nhóm 3 phút
Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày.
GV theo dõi và sau đó hỏi:
Quả chín thường có màu gì?
Hình dạng quả có gì khác nhau?
Mùi vị của quả như thế nào?
Em hãy nêu sự khác nhau về các loại quả?
Kết luận: Quả khác nhau về hình dạng, kích thước, mùi vị, màu sắc.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi.
Mục tiêu: HS kế tên các bộ phận của một loại quả.
Nêu chức năng của hạt, lợi ích của quả.
Tiến hành:
Bước 1: Hai HS cùng bàn quan sát hình 92, 93 trao đổi trả lời câu hỏi:
+ Mỗi quả gồm có các bộ phận nào?
+ Phần nào của quả khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ mọc thành cây?
+ Hạt có chức năng gì?
+ Nêu lợi ích của quả?
Bước 2: GV mời một số cặp trình bày.
GV bổ sung: 
+ Có những loại quả chỉ có vỏ và hạt: đậu ngự, đậu nành.
+ Có những loại quả chỉ có vỏ và thịt: chuối
+ Có những loại quả có hạt rất to, không ăn được hạt: xoài
+ Có những loại quả có hạt rất nhỏ, ăn được hạt: thanh long, ổi, sim.
+ Khi chín người ta thường chon những quả hạt to, chứa nhiều dinh dưỡng để làm giống, sau đó gặp độ ẩm thích hợp, một thời gian sau hạt nảy mầm thành cây mới.
+ Quả còn dùng để làm mức, đóng hộp.
+ Quả chứa rất nhiều vi-ta-min rất cần cho cơ thể, ăn quả rất tốt nên chọn quả tươi ngon để ăn.
Hoạt động 3: Trò chơi đố quả.
Mục tiêu: củng cố bài học.
Tiến hành:
GV hướng dẫn HS chơi.
GV nêu các câu đố về quả HS trả lời.
GV nhận xét, tuyên dương HS.
Tổng kết bài: Thiên nhiên xung quanh em thật sinh động với biết bao nhiêu màu sắc về quả.
Em hãy nêu: 
+ Sự khác nhau giữa các loại quả?
+ Mỗi quả thường có các bộ phận nào?
+ Hạt có chức năng gì?
+ HS đọc mục: Bóng đèn tỏa sáng.
Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài mới: Động vật.
HS hát
 Hoa.
1 HS lên bảng chỉ các bộ phận của hoa.
1 HS trả lời.
1 HS trả lời.
HS lắng nghe và hát theo.
HS trả lời.
HS trả lời
HS lắng nghe.
HS nhắc lại tên bài học.
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
HS chú ý lắng nghe.
HS để quả thật lên bàn cho GV kiểm tra.
Các nhóm thảo luận chọn một loại quả quan sát thật kĩ về hình dạng, độ lớn, màu sắc, mùi vị của quả.
Đại diện các nhóm trình bày.
Đỏ, xanh vàng, tím thẫm.
Thon dài ( chuối), bầu dục ( dưa hấu), hình cầu ( cam), to ( mít), nhỏ ( nho, nhãn)
Ngọt, chua, cay , đắng.
HS lắng nghe.
Quan sát thảo luận theo cặp.
Vỏ, thịt, hạt.
Hạt.
Mọc thành cây mới nếu gặp điều kiện thích hợp.
HS trả lời.
4 cặp HS trình bày.
HS lắng nghe.
Cả lớp tham gia trò chơi.
HS trả lời.
1 HS đọc.

File đính kèm:

  • docBai_48_Qua.doc