Thiết kế bài dạy thi giáo viên giỏi cấp huyện môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hương

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS:

- Nêu được chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật và lợi ích của thân cây đối với đời sống con người.

- Giáo dục KNS:

 + Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây đối với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.

 + Biết giữ gìn vệ sinh sau khi tiến hành thực nghiệm.

- Giáo dục BVMT: Biết ích lợi của cây đối với đời sống của con người, có ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

II. Chuẩn bị:

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy thi giáo viên giỏi cấp huyện môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD$ĐT KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN DÂN.
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI HUYỆN
BÀI : THÂN CÂY (TIẾP THEO)
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI - LỚP 3
 GV: Nguyễn Thị Hương
 Ngày soạn: 8/ 1/2016
Ngày giảng: 12/1/2016
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS: 
- Nêu được chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật và lợi ích của thân cây đối với đời sống con người.
- Giáo dục KNS: 
 + Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây đối với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
	 + Biết giữ gìn vệ sinh sau khi tiến hành thực nghiệm.
- Giáo dục BVMT: Biết ích lợi của cây đối với đời sống của con người, có ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng học tập:
- Hình phóng to ích lợi của thân cây trong SGK	 - Khăy, giấy lau tay.	 
- Các loại cây do HS và GV sưu tầm	 - Bảng nhóm.	 
- Nam châm	 - Bút dạ
2. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp hỏi - đáp
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp bàn tay nặn bột
III. Các hoạt động dạy học: (Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột ở HĐ 1)
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giờ trước các em đã học bài Thân cây. Bây giờ có em nào muốn hỏi các bạn về nội dung bài cũ không ?
- Cô mời 1 em nhận xét phần hỏi - đáp kiến thức cũ của các bạn ?
- Cô khen 2 em đã mạnh dạn đặt câu hỏi cho các bạn. Qua câu trả lời, cô thấy các em nắm bài cũ rất tốt. Cô khen cả lớp nào.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài ( lồng vào phần nội dung HĐ 1)
b. Nội dung.
HĐ1: Chức năng của thân cây. (sử dụng PP BTNB)
- HS 1: + Bạn cho mình biết, thân cây có mấy cách mọc ? Đó là những cách nào ? Mời bạn. ( Thân cây có 3 cách mọc, đó là: thân mọc đứng, thân bò, thân leo)
- HS 2: Theo bạn, có mấy loại thân cây ? Thân cây su hào thuộc loại thân gì ? (Thân cây có 3 loại đó là: thân gỗ, thân thảo, thân củ). Thân cây su hào thuộc loại thân củ).
- Em thưa cô, các bạn hỏi và trả lời đúng nội dung bài thân cây, các bạn nói to và rõ ràng ạ.
- Vỗ tay
Bước 1: Tình huống xuất phát - câu hỏi nêu vấn đề
- Cả lớp cùng nhìn này: Trên tay cô có hai lọ hoa huệ. Các em hãy quan sát thật kĩ xem 2 lọ hoa này nhé. (GV đi từng bàn cho các nhóm quan sát).
- Em nào có ý kiến thắc mắc gì sau khi quan sát 2 lọ hoa của cô không ?
- GTB: Các em ạ để trả lời cho câu hỏi của bạn A cô cùng các em sẽ tìm hiểu qua bài Thân cây (tiếp theo).
 Vậy nhờ đâu mà bông hoa huệ lại chuyển màu:
Các em dự đoán xem trong thân cây có gì ? Chức năng của thân cây là gì ?
- Phần thứ nhất chúng ta tìm hiểu về chức năng của thân cây. (GV ghi tên bài và HĐ 1 lên bảng).
- HS quan sát 2 lọ hoa.
- Tại sao hoa huệ màu trắng mà ở lọ thứ hai hoa huệ lại chuyển màu xanh ?
- Ghi đầu bài vào vở.
Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS
- GV giao nhiệm vụ: 
+ Làm việc cá nhân: Hãy vẽ và viết ghi chú vào vở thực hành hình vẽ mô tả điều em vừa dự đoán. 
+ Thảo luận nhóm 4: Trình bày suy nghĩ của mình, thảo luận, thống nhất hình vẽ mô tả chức năng của thân cây vào bảng nhóm.
- Gọi HS nhắc lại yêu cầu
- Các nhóm treo lên bảng - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình
- Yêu cầu HS nhận xét ý kiến của các nhóm
- GV: Suy nghĩ của các em về các chất trong thân cây là khác nhau. Chắc chắn các em có nhiều thắc mắc muốn hỏi cô và các bạn.
- 1 HS
* làm việc cá nhân: HS dự đoán và vẽ vào giấy hình vẽ mô tả chức năng của thân cây.
* Làm việc nhóm: thảo luận thống nhất ý kiến, vẽ vào bảng nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo
- HS nhận xét.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thực nghiệm
Hãy ghi lại câu hỏi vào vở thực hành.
GV ghi câu hỏi của HS lên bảng
- Từ quan niệm ban đầu, HS suy nghĩ đưa ra câu hỏi
- Yêu cầu HS đề xuất các phương án thực nghiệm nhằm tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi mà các em vừa nêu.
? Theo các em, để trả lời cho các câu hỏi này chúng ta cần làm gì?
- GV ghi bảng phụ các ý kiến
- Yêu cầu HS lựa chọn phương án thích hợp nhất
- GV nhận xét các ý kiến đưa ra và thống nhất cả lớp sẽ dùng tay để bẻ đôi thân cây ra để quan sát tìm hiểu trong thân cây có gì, chức năng của thân cây là gì.
- HS dự kiến các phương án thực nghiệm
- Lựa chọn phương án tốt nhất
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm
- Yêu cầu các nhóm để đồ dùng đã chuẩn bị để lên bàn
- Yêu cầu HS tiến hành bẻ đôi các thân cây rau, hoa đã chuẩn bị.
- GV quan sát, đến từng nhóm giúp đỡ.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ, vẽ lại hình mô tả trong thân cây có gì ? Chức năng của thân cây?
- Tiến hành thực nghiệm theo nhóm
- Quan sát, vẽ lại hình mô tả trong thân cây có gì ? Chức năng của thân cây?
Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức
- Cho HS treo tranh và trình bày kết quả của nhóm mình
- Yêu cầu các nhóm đối chiếu với biểu tượng ban đầu của các em xem phát hiện những phần nào đúng, sai hay thiếu.
- Dựa vào kết quả sau khi thực nghiệm, theo em, chức năng của thân cây là gì ?
- GV cho HS quan sát tranh kết luận: Chức năng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
- Yêu cầu HS vẽ lại hình mô tả chức năng của thân cây vào vở thực hành
HĐ2: Ích lợi của thân cây.
- Cho HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4: Quan sát tranh và cho biết mỗi hình dưới đây được dùng để làm gì ? Ghi câu trả lời vào vở thực hành của nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình
- Thân cây có ích lợi gì ?
+ GV kết luận: Thân cây có ích lợi là dùng để làm thức ăn cho người, động vật, làm đồ dùng gia đình, để làm nhà. Thân cây còn cho nhựa.
- Ngoài những ích lợi trên, em hãy kể thêm một số ích lợi của thân cây ?
- GV cho HS quan sát một số tranh nêu thêm 1 số ích lợi của thân cây.
* Liên hệ: Thân cây có nhiều ích lợi như vậy, theo em ta cần làm gì để bảo vệ cây ?
+ Gọi HS đọc mục bạn cần biết
- Treo tranh, đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình
- Đối chiếu, so sánh với biểu tượng ban đầu
- Chức năng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
- Vẽ lại hình.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình chỉ vào từng tranh nêu.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Hình 1: Thân cây cho nhựa.
+ H.4: Thân cây để làm đồ dùng gia đình như giường, tủ, bàn ghế,...
+ H.5: Thân cây cho gỗ, làm đồ mộc.
+ H.6, 7: Thân cây để làm thức ăn cho người (làm rau ăn).
+ H.8: Thân cây để làm thức ăn cho động vật.
- Thân cây có ích lợi là dùng để làm thức ăn cho người, động vật, làm đồ dùng gia đình, để làm nhà. Thân cây còn cho nhựa
- HS nêu.
- HS nêu.
- 1 HS
3. Củng cố, dặn dò : 
- Cho HS chơi trò chơi: Tiếng nói bí ẩn sau bức tranh. 
- GV phổ biến nội dung trò chơi: Sau mỗi bức tranh là một câu nói của một bạn nhỏ, vậy em hãy trả lời câu nói đó. Ai trả lời đúng, cả lớp thưởng cho bạn một tràng pháo tay.
- Cho HS hát bài trồng cây.
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Rễ cây.
- Lắng nghe.
- HS chơi trò chơi.
- HS chơi trò chơi xong cả lớp hát bài Trồng cây.

File đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_thi_giao_vien_gioi_cap_huyen_mon_tu_nhien_v.doc
Giáo án liên quan