Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 05 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh

I. MỤC TIÊU:

- HS biết 6 thêm 1 được 7; viết số 7; đọc, đếm từ 1 đến 7; biết so sánh các số trong phạm vi 7, biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.

- Rèn kĩ năng đọc, viết số 7; kĩ năng đếm, so sánh các số trong phạm vi 7.

- GD HS chăm chỉ, tự tin, cẩn thận và hứng thú trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng học toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC:

1. Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng con các số từ 1 đến 6

 - 2, 3 HS đếm xuôi từ 1 đến 6, đếm ngược từ 6 đến 1.

 

doc96 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 05 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HS lên bảng viết mẫu ba vào mô hình 
 - Em vẽ và đưa tiếng chã,chạ vào mô hình .
 - Dưới lớp viết bảng con .
 1.Việc 1: Luyện đọc
 1.a.Đọc chữ trên bảng lớp :
 - Gv viết bảng các tiếng có âm l cho hs đọc : : - Bà kể bé khệ lệ bê ghế cho cha,cho cả mẹ, lạ ghê..
 - GV đọc mẫu .
 - Gv luyện đọc cho HS theo nhiều hình thức .
 - Chú ý cách phát âm ,sửa lỗi cho HS
 1.b. Đọc vở Bài tập thực hành TV CGD lớp 1 tập 1 trang 26
 - Gv hướng dẫn HS đọc trong vở Bài tập thực hành CGD lớp 1 tập 1 trang 26
 - Gv đọc các tiếng trong Vở thực hành TV trang 26
 - Gv hướng dẫn HS luyện đọc các tiếng,đánh vần các tiếng đó. 
 - HS luyện đọc cá nhân ,nhóm đôi, nhóm 4 
 - HS chỉ tay vào mô hình và đọc cá nhân ,cả lớp 
 - Gv nhận xét cách phát âm, sửa lỗi phát âm cho HS
2.Việc 2 : Luyện viết 
 2.a. Viết bảng con
 - Gv đọc cho HS viết từng chữ có âm đầu là m: mẹ,má,me,mẻ
 - HS viết bài ,GV bao quát giúp đỡ các em. 
2.b. Viết chính tả :
 - HS mở vở buổi 2/ngày 
 - Gv đọc cho HS viết :- Bà kể bé khệ lệ bê ghế cho cha,cho cả mẹ, lạ ghê..
 - GV bao quát ,uốn nắn cho HS 
 3.Việc 3 : Thực hành 
 - GV hướng dẫn HS làm bài trong vở Bài tập thực hành TV CGD lớp 1 tập 1 trang 26
 + HS vẽ và đưa tiếng vào mô hình ; na,ná,nể...
 - HS đọc cá nhân, các tiếng mà em đưa vào mô hình .
 - GV bao quát giúp đỡ HS
 + Em vẽ và đư tiếng na,ná vào mô hình
 + Em nối cho đúng (theo mẫu ) 
 + Điền l/n vào chôc trống . 
 * Kết thúc tiết học : GV nhắc lại ngắn gọn yêu cầu tiết học ,cả lớp đồng thanh 
nhắc lại
GV nhận xét chung tiết học và dặn dò HS 
_____________________________________________
Tiết 2
TOÁN
Tiết 20: Số 0 ( tr. 34 )
I. Mục đích, yêu cầu:
	- HS biết viết số 0; biết đọc và đếm các số từ 0 đến 9; biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9, nhận biết vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
	- Rèn kĩ năng đọc, viết, đếm, so sánh các số từ 0 đến 9.
	- GD HS chăm chỉ, cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Chữ số 0.
	- HS: Bộ đồ dùng toán thực hành
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
	- HS làm bảng con: Viết các số từ 1 đến 9
	+ Số bé nhất là số nào? Số lớn nhất là số nào? 
2. Bài mới:(28 phút)
 a. Giới thiệu bài: (1 phút)
 b. Hình thành kiến thức: (10 phút)
 * Hình thành số 0
	- GV hướng dẫn HS lấy 4 que tính, rồi lần lượt bớt đi 1 que tính, mỗi lần như vậy hỏi: Còn bao nhiêu que tính? Cho đến lúc không còn que tính nào nữa.
	- Giáo viên hướng dẫn HS quan sát hình vẽ trong SGK và hỏi:
	+ Lúc đầu bể có mấy con cá?
	+ Lấy đi 1 con cá thì còn lại mấy con cá?
	+ Lấy tiếp đi 1 con cá nữa thì còn lại mấy con cá?
	+ Lấy tiếp đi 1 con cá trong bể thì còn lại mấy con cá?
	- GV nêu: Để chỉ không còn con cá hoặc không có con cá nào người ta dùng số 0
 * Giới thiệu chữ số 0 in và chữ số 0 viết:
	- GV giới thiệu chữ số 0 in và chữ số 0 viết
	- HS lấy chữ số 0 trong bộ đồ dùng
	- HS đọc số: 0 :không 
	- GV hướng dẫn viết chữ số 0, HS viết bảng con: 0
 * Nhận biết vị trí của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
	- HS quan sát hình vẽ trong SGK, GV chỉ vào từng ô và hỏi
	+ Có mấy chấm tròn? ( HS: Không, một, ... , chín)
	- HS đọc các số từ 0 đến 9, rồi ngược lại từ 9 đến 0
	+ 0 chấm tròn so với 1 chấm tròn thì nhiều hơn hay ít hơn?
	- Vậy 0 < 1, HS đọc: 0 bé hơn 1.
	+ Số nào bé nhất trong các số đã học ? (Số 0)
	- GV: Số 0 đứng vị trí thứ nhất trong dãy số từ 0 đến 9 
* Giải lao: (3 phút)
c. Thực hành: (17 phút)
 * Bài 1: Viết số 0
	- HS nêu yêu cầu của bài
	- HS viết số 0
 * Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống:
	- GV đọc yêu cầu của bài
	- HS làm bài
 * Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu):
	- GVnêu yêu cầu của bài
	- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mẫu:
	- HS quan sát dãy số từ 0 đến 9, GV hướng dẫn HS xác định số liền trước: Số liền trước của 2 là 1, số liền trước của 1 là 0
	+ Số liền trước của 3 là số nào ?
	- HS làm bài 
 * Bài 4: >, <, =
	- HS nêu yêu cầu: Điền dấu > , < hoặc = vào chỗ chấm
	- HS làm bài sau đó 2 HS lên chữa bài, GV chốt kết quả đúng.
3.Củng cố, dặn dò: (4 phút)
	- HS đọc số từ 0 đến 9 và ngược lại từ 9 về 0.
	+ Các số từ 0 đến 9 số nào bé nhất, số nào lớn nhất?
	- Giáo viên nhận xét chung tiết học, dặn dò HS ôn lại bài.
_________________________________________
Tiết 3
ÔN TẬP TOÁN
 Luyện tập
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố cho HS về: Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 9, thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 1 đến 8. Biết chọn số thích hợp điền vào ô trống.
- Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 8, viết đúng số theo thứ tự. Điền đúng số vào ô trống.
- GD HS chăm chỉ, cẩn thận, tự tin trong học Toán
II. Đồ dựng dạy học:
III. Cỏc hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- GV đọc, HS viết bảng con các số: 1, 2, 3, 4, 5,6 ,7
- 3, 4 HS đọc số
2. Bài mới:( 30 phút)
 a. Giới thiệu bài: (1phút)
GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng
 b. Thực hành: (26 phútt)
GV hướng dẫn HS làm lần lượt bài 1, 2, 3, 4, 5 trong vở Em làm bài tập Toán lớp 1 tập 1 trang 20,21
 * Bài 1: số
- GV đọc yêu cầu của bài.
Gv hướng dẫn mẫu : 9 gồm 8 và mấy ?
- HS viết số vào ô trống còn thiếu theo mẫu 
- GV quan sát kiểm tra, giúp đỡ HS.
 * Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống 
- GV đọc yêu cầu của bài.viết các số theo thứ tự từ 1-9
- HS làm bài.
- HS chữa bài theo nhóm đôi
- GV kiểm tra.
 * Bài 3: >,<,=
- GV nếu yêu cầu của bài.
- HS làm bài, sau đú 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
 * Bài 4 ; Nối ô trống với số thích hợp
- GV nờu yêu cầu của bài.
- HS làm bài, sau đó 3 HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng HS nhận xétt, chốt kết quả đúng.
 * Bài 5 Số ? 
8 > 6 7
7 < < 9 = 8 5 < 
- GV viết bài lên bảng, nêu yêu cầu
- 2 HS lên bảng làm bài, GV chốt kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò:(5 phút)
	- 2, 3 HS đọc số từ 1 đến 9, từ 9 về 1.
- GV hỏi HS: 8 lớn hơn những số nào? 7 bộ hơn số nào?
- GV nhận xét chung tiết học và dặn dò HS
____________________________________________________
Tiết 4 
SINH HOẠT TẬP THỂ
Nhận xét việc giữ gìn sách vở đồ dùng học tập
Giáo dục HS theo chủ điểm: Cùng bạn tới trường
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS biết thực hiện tốt nền nếp học tập.,giữ gìn sách vở
- HS có ý thức tự giác cao trong học tập, luôn giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
II. Cách tiến hành:
1. Nhận xét nề nếp học tập trong tuần:
- GV cho các tổ trưởng lên nhận xét về các hoạt động của tổ trong tuần qua về: + Truy bài. + Sách vở, đồ dùng học tập.
+ Học bài trên lớp. + Vệ sinh lớp
+ Trang phục. + Hoạt động tập thể.
- GV đánh giá, nhận xét ưu điểm, những tồn tại của từng tổ.
- Các tổ bình bầu tổ xuất sắc và các nhân tiêu biểu.
- GV tuyên dương HS thực hiện tốt nề nếp học tập, nhắc nhở các em thực hiện chưa tốt.
2. Sinh hoạt sao:
- GV nhận xét các sao.
- Nghe hát Đội ca.
- Các sao tổ chức vệ sinh lớp.
3. Tìm hiểu Tết Trung Thu
- Gv giới thiệu cho HS biết về Tết Trung Thu
- Những hoạt động củ yếu là gì ?.
- HS đọc thơ, hát bài hát về Tết Trung Thu.
4. Phương hướng:
- Phát huy tốt các ưu điểm, khắc phục những tồn tại.
- Thi đua học tập tốt.
- Nâng cao chất lượng giờ truy bài.
- Tham gia tốt các hoạt động tập thể của trường, của lớp.
- Vệ sinh, giữ gìn trường, lớp sạch sẽ. Kiểm tra lại đồ dùng học tập
HỌC VẦN
 Bài 17: u ư ( tr. 36 )
I. Mục đích, yêu cầu:
 - HS đọc, viết: u, ư, nụ, thư;đọc từ và câu ứng dụng; luyện nói từ 1-2 câu theo chủ đề: thủ đô. Nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh họa ở SGK.
 - HS đọc được: u, ư, nụ, thư; từ và câu ứng dụng .Biết đọc trơn. Viết được: u, ư, nụ, thư. Viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một. Nói được từ 1-2 câu theo chủ đề: thủ đô. Nói được từ 3-4 câu theo chủ đề: Thủ đô
	- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác, chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Tranh minh phóng to: cử tạ, cá thu, thủ đô; chữ mẫu u, ư, vật thật nụ hoa hồng, lá thư.
	- HS: Bộ chữ HVTH
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	- GV đọc, HS viết bảng con: tò vò, lá mơ.
	- 3, 4 HS: tổ cò, lá mạ, da thỏ, thợ nề, ti vi, tò vò.
	- 2, 3 HS đọc bài trong SGK, GV nhận xét.
2. Bài mới: (35 phút)
 1) Giới thiệu bài: 1 phút
 GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng
 2) Hướng dẫn HS phát âm: (24 phút)
 a) Âm u
 * Nhận diện chữ:
 - GV: Âm u được ghi bằng chữ cái u
 - 2, 3 HS nhắc lại.
 - GV viết bảng: u
 - HS lấy chữ cái u trong bộ chữ.
 * Phát âm và đánh vần tiếng:
 - GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân.
 - GV sửa lỗi phát âm.
 + Có âm u muốn có tiếng nụ ta cần thêm âm nào, dấu nào?
 - HS lấy chữ cái và dấu thanh trong bộ chữ ghép tiếng nụ.
 - HS đọc cá nhân, cả lớp: đánh vần, đọc trơn.
 - HS phân tích tiếng nụ.
 - GV đưa nụ hoa cho HS quan sát và giới thiệu về nụ hoa.
 - HS đọc: u / nụ / nụ.
b) Âm ư
 - GV tiến hành dạy theo quy trình tương tự âm u.
 * Đọc tiếng ứng dụng:
 - GV viết bảng: cá thu thứ tự
 đu đủ cử tạ
 - GV đọc mẫu.
 - 1, 2 HS đọc trơn.
 - HS tìm tiếng có âm u, ư; GV kẻ chân.
 - GV giải thích từ ( sử dụng tranh minh họa: cá thu, cử tạ )
 - HS đánh vần, đọc trơn.
 - GV sửa lỗi phát âm cho HS.
 - 2, 3 HS đọc toàn bài.
* Giải lao: (3 phút)
 3) Hướng dẫn viết chữ u, ư:( 7 phút)
 - GV giới thiệu 4 kiểu chữ.
 - GV gắn chữ mẫu u, ư lên bảng, HS quan sát. 
 - HS nhận xét cấu tạo chữ u, ư
 - GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
 - HS viết bảng con: u, ư
 - GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi.
TIẾT 2
 4) Luyện tập:( 37 phút)
 a) Luyện viết:( 12 phút)
 - GV hướng dẫn HS viết chữ: nụ, thư
 - GV viết mẫu chữ: nụ, thư lên bảng, HS quan sát.
 - HS nhận xét cấu tạo chữ.
 - GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
 - HS viết bảng con: nụ, thư.
 - GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi.
 - HS viết bài trong vở Tập viết.
 - GV quan sát, giúp đỡ HS.
* Giải lao:(3 phút)
 b) Luyện đọc: (17 phút)
 * Đọc bài trên bảng lớp:
 - Luyện đọc các âm, tiếng, từ ở tiết 1: GV chỉ bảng, HS đọc cá nhân, cả lớp.
 - Đọc câu ứng dụng:
 + HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK:
 . Tranh vẽ cảnh gì?
 + GV viết bảng câu ứng dụng: thứ tư, bé hà thi vẽ, HS đọc thầm.
 + HS: Tìm tiếng có âm ư.
 + GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, cả lớp.
 + 2, 3 HS đọc toàn bài.
 * Đọc bài trong SGK:
 - HS đọc cá nhân, cả lớp.
 - GV sửa lỗi phát âm cho HS. 
 c) Luyện nói: (5 phút)
	- Học sinh quan sát tranh phóng to: Thủ đô
	- Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý, HS luyện nói:
	+ Trong tranh, cô giáo đưa học sinh đi thăm cảnh gì?
	+ Chùa Một Cột ở đâu?
	+ Hà Nội còn được gọi là gì?
	+ Mỗi nước có mấy Thủ đô? Em biết gì về Thủ đô Hà Nội?
3. Củng cố, dặn dò:( 3 phút)
	- 1, 2 HS đọc bài.
	- HS tìm tiếng mới có âm u, ư
	- Giáo viên nhận xét chung tiết học và dặn học sinh luyện đọc lại bài.
TOÁN
Tiết 17: Số 7 ( tr. 28 )
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS biết 6 thêm 1 được 7; viết số 7; đọc, đếm từ 1 đến 7; biết so sánh các số trong phạm vi 7, biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7. 
- Rèn kĩ năng đọc, viết số 7; kĩ năng đếm, so sánh các số trong phạm vi 7. 
- GD HS chăm chỉ, tự tin, cẩn thận và hứng thú trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: 7 chấm tròn, chữ số 7
	- HS: Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3phút)
	- HS viết bảng con các số từ 1 đến 6
	- 2, 3 HS đếm xuôi từ 1 đến 6, đếm ngược từ 6 đến 1.
2. Bài mới: (34 phút)
 a. Giới thiệu bài:( 1 phút)
	GV giới thiệu viết tên bài lên bảng.
 b. Hình thành kiến thức: (14 phút)
 Giới thiệu số 7:
 * Bước 1: Lập số 7
	- Học sinh quan sát tranh vẽ:
	+ Có mấy em chơi cầu trượt, thêm mấy em chạy tới? 
	+ Tất cả có mấy em?( HS: Tất cả có 7 em)
	+HS nhắc lại: có 7 em.
	* Giáo viên gắn 6 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn? ( HS: 6 chấm tròn)
	- Giáo viên gắn thêm 1 chấm tròn nữa và hỏi: Thêm 1 chấm tròn nữa, tất cả có mấy chấm tròn? ( HS: Có 7 chấm tròn)
	*Học sinh theo dõi hình vẽ trong sách giáo khoa
	- Có 6 con tính thêm 1 con tính, tất cả có mấy con tính? 
	- Giáo viên nêu: 7 học sinh, 7 chấm tròn, 7 con tính đều có số lượng là 7.
 * Bước 2:
	- Giới thiệu chữ số bảy in và chữ số bảy viết
	- Giáo viên: Số bảy viết bằng chữ số 7. Giáo viên giới thiệu chữ số 7 in và chữ số 7 viết.
	- HS lấy chữ số 7.
	- Học sinh đọc số: 7 - bảy
	- Học sinh nhận xét cấu tạo chữ số 7
	- Giáo viên viết mẫu, nêu quy trình viết
	- Học sinh viết bảng con: 7
 * Bước 3: Nhận biết thứ tự số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
	- Học sinh đếm xuôi từ 1 đến 7, đếm ngược từ 7 đến 1.
	- Học sinh viết các số từ 1 đến 7 vào ô trống.
	+ Số liền sau số 6 là số nào?
* Giải lao:( 3 phút)
 c. Thực hành: (14 phút)
 * Bài 1: Viết số 7
	- GV nêu yêu cầu của bài
	- Học sinh viết số 7
 * Bài 2: Số?
	- GV nêu yêu cầu của bài.
	- HS làm bài.
	- GV dựa vào tranh hướng dẫn HS nhận ra cấu tạo số 7. 
 * Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
	- Giáo viên đọc yêu cầu của bài
	- Học sinh điền số vào ô trống
	+ Học sinh so sánh từng cặp số liền nhau 1< 2; 2 < 3; 3 < 4
	+ Trong các số từ 1 đến 7 số nào lớn nhất?
	+ Số 7 liền sau số nào?
 * Bài 4: > , < = 
	- GV nêu yêu cầu của bài
	- HS làm bài vào vở, sau đó chữa bài theo nhóm đôi.
3. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- HS đọc số các số từ 1 đến 7.
+ Số 7 lớn hơn những số nào?
- GV nhận xét chung tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 17/ 9 / 2015
Ngày dạy: Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2015
HỌC VẦN
Bài 18: x ch ( tr. 38 )
I. Mục đích, yêu cầu:
 - HS đọc, viết: x, ch, xe, chó; đọc từ và câu ứng dụng; luyện nói từ 1-2 câu theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô. Nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh họa ở SGK.
 - HS đọc được: x, ch, xe, chó; từ và câu ứng dụng. Biết đọc trơn. Viết được: x, ch, xe, chó. Viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một. Nói được từ 1-2 câu theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô. Nói được từ 3-4 câu theo chủ đề: Xe bò, xe lu, xe ô tô.
	- GD HS biết chăm sóc con vật nuôi.
II.Đồ dùng dạy học:
	- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, tranh phóng to phần luyện nói
	+ Chữ mẫu x.
	- HS: Bộ chữ HVTH
III.Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	- GV đọc, HS viết bảng con: u, ư, đu đủ, cử tạ
	- 3 HS đọc bài: u, ư, nụ, thư, đu đủ, cá thu, cử tạ, thứ tự, thủ đô.
	- 2, 3 HS đọc bài trong SGK, GV nhận xét.
2. Bài mới: (35 phút)
 1) Giới thiệu bài: (1 phút)
 GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng
 2) Hướng dẫn HS phát âm: (24 phút)
 a) Âm x
 * Nhận diện chữ:
 - GV: Âm x được ghi bằng chữ cái ích xì
 - 2, 3 HS nhắc lại.
 - GV viết bảng: x
 - HS lấy chữ cái x trong bộ chữ.
 * Phát âm và đánh vần tiếng:
 - GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân
 - GV sửa lỗi phát âm.
 + Có âm x muốn có tiếng xe ta cần thêm âm nào? 
 - HS lấy chữ cái trong bộ chữ ghép tiếng xe.
 - HS đọc cá nhân, cả lớp: đánh vần, đọc trơn.
 - HS phân tích tiếng xe.
 - GV cho HS quan sát tranh trong SGK
 + Tranh vẽ gì?
 + GV giới thiệu về xe ô tô
 - HS đọc: x / xe / xe.
b) Âm ch
 - GV tiến hành dạy theo quy trình tương tự âm x.
 * Đọc tiếng ứng dụng:
 - GV viết bảng: thợ xẻ xa xa
 chì đỏ chả cá
 - GV đọc mẫu.
 - HS tìm tiếng có âm x, ch; GV kẻ chân. 
 - 1, 2 HS đọc trơn.
 - GV giải thích từ.
 - HS đánh vần, đọc trơn.
 - GV sửa lỗi phát âm cho HS.
 - 2, 3 HS đọc toàn bài.
* Giải lao: (3 phút)
 3) Hướng dẫn viết chữ x, ch: (7 phút)
 - GV giới thiệu 4 kiểu chữ x
 - GV gắn chữ mẫu x lên bảng, viết mẫu chữ ch HS quan sát. 
 - HS nhận xét cấu tạo chữ x, ch
 - GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
 - HS viết bảng con: x, ch
 - GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi.
TIẾT 2
 4) Luyện tập:( 37 phút)
 a) Luyện viết: (12 phút)
 - GV hướng dẫn HS viết chữ: xe, chó
 - GV viết mẫu chữ: xe, chó lên bảng, HS quan sát.
 - HS nhận xét cấu tạo chữ.
 - GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
 - HS viết bảng con: xe, chó.
 - GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi.
 - HS viết bài trong vở Tập viết.
 - GV quan sát, giúp đỡ HS.
* Giải lao:( 3 phút)
 b) Luyện đọc:(17 phút)
 * Đọc bài trên bảng lớp:
 - Luyện đọc các âm, tiếng, từ ở tiết 1: GV chỉ bảng, HS đọc cá nhân, cả lớp.
 - Đọc câu ứng dụng:
 + HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK:
 . Tranh vẽ cảnh xe ô tô làm gì?
 + GV viết bảng câu ứng dụng: xe ô tô chở cá về thị xã, HS đọc thầm.
 + HS: Tìm tiếng có âm x, ch.
 + GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, cả lớp.
 + 2, 3 HS đọc toàn bài.
 * Đọc bài trong SGK:
 - HS đọc cá nhân, cả lớp.
 - GV sửa lỗi phát âm cho HS. 
 c) Luyện nói:( 5 phút)
	- Giáo viên gắn tranh phóng to lên bảng, HS quan sát
	- Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý, HS luyện nói
	+ Có những loại xe nào trong tranh? Em hãy chỉ từng loại xe?
	+ Xe bò thường dùng làm gì?
	+ Xe lu dùng để làm gì?
	+ Xe ô tô trong tranh gọi là xe ô tô gì? Nó dùng để làm gì?
	+ Có những loại xe ô tô nào nữa? Chúng được dùng để làm gì? Còn có những loại xe nào, ở quê em thường dùng loại xe nào?
3. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
	- HS nhắc lại âm, tiếng mới học.
	- HS thi tìm tiếng mới có âm x, ch
	- Giáo viên nhận xét chung tiết học và dặn HS đọc lại bài.
TOÁN
Tiết 18: Số 8 ( tr. 30 )
I. Mục đích, yêu cầu:
	- HS biết 7 thêm 1 được 8; viết số 8; biết đọc, đếm từ 1 đến 8; biết so sánh các số trong phạm vi 8, biết vị trí số 8 trong dãy số từ 1 đến 8. 
- Rèn kĩ năng đọc, viết số 8; kĩ năng đếm, so sánh các số trong phạm vi 8. 
- GD HS chăm chỉ, tự tin, cẩn thận và hứng thú trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Tranh minh hoạ trong SGK, 8 chấm tròn, chữ số 8
	- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:( 3 phút)
	- Học sinh làm bảng con: Viết các số từ 1 đến 7
	- 2 HS đọc số 
2. Bài mới: (34 phút) 
 a. Giới thiệu bài: (1phút)
 b. Giới thiệu số 8: (14 phút)
 * Bước 1: Lập số 8
	- Học sinh quan sát tranh vẽ SGK.
	- GV: Có mấy bạn chơi nhảy dây? Thêm mấy bạn tới? 
	+ Tất cả có mấy bạn? 
	- HS nhắc lại: Có 8 bạn
	* HS lấy 7 que tính, sau đó lấy thêm 1 que tính nữa. Tất cả có mấy que tính?
	( HS: Tất cả có 8 que tính )
	* GV đính 7 chấm tròn, sau đó đính thêm 1 chấm tròn và hỏi: Tất cả có mấy chấm tròn? 
	- HS đếm số con tính và nêu: có 7 con tính, thêm 1 con tính tất cả có 8 con tính? 
 * Bước 2: 
	- Giới thiệu chữ số 8 in và chữ số 8 viết
	- GV nêu: Người ta dùng số 8 để chỉ các nhóm đồ vật có số lượng là 8
	+ Số 8 được viết bằng chữ số 8. GV gắn chữ số 8 lên bảng
	+ HS đọc số (8: tám) 
	+ GV hướng dẫn viết số 8 - HS viết bảng con: 8
 * Bước 3:
	- Nhận biết thứ tự của số 8 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
	- Học sinh đếm xuôi: Từ 1 đến 8, đếm ngược lại từ 8 đến 1.
	- GV giúp học sinh nhận ra số 8 sau số 7.
* Giải lao: (3 phút)
c. Thực hành:( 14 phút)
 * Bài 1: Viết số 8
	- GV nêu yêu cầu của bài
	- Học sinh viết số 8
 * Bài 2: Số?
	- GV nêu yêu cầu của bài.
	- HS làm bài.
	- GV dựa vào hình vẽ hướng dẫn HS nhận ra cấu tạo số 8. 
 * Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
	- Giáo viên đọc yêu cầu của bài
	- Học sinh điền số vào ô trống
	+ Học sinh so sánh từng cặp số liền nhau 1< 2; 2 < 3; 3 < 4
	+ Trong các số từ 1 đến 8 số nào lớn nhất?
	+ Số 8 liền sau số nào? 
 * Bài 4: > , < = )
	- GV nêu yêu cầu của bài
	- HS làm bài, sau đó chữa bài theo nhóm đôi.
3.Củng cố, dặn dò: (3 phút)
	- Trong các số từ 1 đến 8 số nào lớn nhất? Số 8 đứng vị trí thứ mấy trong dãy số từ 1 đến 8?
	- GV nhận xét chung tiết học và dặn dò HS.
Ngày soạn:2 1/ 9 / 2015
Ngày dạy: Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2015
HỌC VẦN
Bài 20 : k ,kh ( tr. 42 )
I. Mục đích, yêu cầu:
 - HS đọc, viết: k,kh,kẻ ,khế ; đọc từ và câu ứng dụng; luyện nói từ 1-2 câu theo chủ đề: kẽ hở ,kỡ cọ ,khe đá ,cá kho. Nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh họa ở SGK.
 - HS đọc được: k,kh,kẻ ,khế ; từ và câu ứng dụng. Biết đọc trơn. Viết được: x, ch, xe, chó. Viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một. Nói được từ 1-2 câu theo chủ đề: ự ự vo vo,vự vự ,ro ro,tu tu. Nói được từ 3-4 câu theo chủ đề: ự ự vo vo,vự vự ,ro ro,tu tu
	- GD HS biết chăm sóc con vật nuôi.
II.Đồ dùng dạy học:
	- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, tranh phóng to phần luyện nói
	+ Chữ mẫu k,kh
	- HS: Bộ chữ HVTH
III.Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	- GV đọc, HS viết bảng con: s,r,sẻ,rễ

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_05_nam_hoc_2017_20.doc