Giáo án tổng hợp Lớp 3 - Tuần 13 (Bản 2 cột)

I-Mục tiêu: A- Tập đọc:

- Đọc đúng: bok Pa, lũ làng, lòng suối, giỏi lắm, làm rẫy.

- Hiểu các từ mới: bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, người Thượng.

- Câu chuyện ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.

B - Kể chuyện: - Biết kể lại được 1 đoạn câu chuyện.

- Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.

II- Đồ dùng dạy- học:- ảnh trong SGK.

III- Các hoạt động dạy - học:

*Tập đọc:

 

doc22 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 3 - Tuần 13 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch nào?
- Gọi 1 em lên giải
+) Bài 3:YC đọc
- BT cho biết gì? hỏi gì?
- Muốn tìm số vịt trên bờ ta cần biết gì?
- Tìm số vịt dưới ao bằng cách nào?
- Gọi 1 em lên giải.
+) Bài 4:
- GV treo bảng phụ vẽ hình như sgk
- YC hs lấy 4 tam giác ra tự xếp.
- Gọi 2 hs lên thi xếp.
*Hoạt động 4 Củng cố – dặn dò: 
- 1 em lên bảng
- hs nêu
- lấy 12 : 3 = 4( lần)
- SB bằng 1 SL
 4
 - 1 em nêu
- cần biết số bò
- lấy 28 + 7 = 35
- ĐS : 1
 5
- Cần biết số vịt dưới ao
 - Lấy 48 : 8= 6 ( con)
- làm vở
- HS nêu
- hs tự xếp hình.
___________________________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Người con của Tây Nguyên
I-Mục tiêu: A- Tập đọc:
- Đọc đúng: bok Pa, lũ làng, lòng suối, giỏi lắm, làm rẫy.
- Hiểu các từ mới: bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, người Thượng.
- Câu chuyện ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.
B - Kể chuyện: - Biết kể lại được 1 đoạn câu chuyện.
- Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học:- ảnh trong SGK.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Gọi 1 em đọc 1 đoạn bài: Nắng phương Nam
- Kể lại 1 đoạn trong chuyện đó?
1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
- GV cho hs quan sát ảnh anh hùng Núp.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+) Luyện đọc câu:
- GV HD phát âm từ khó, dễ lẫn: bok Pa, lũ làng, lòng suối, giỏi lắm, làm rẫy
 (+) Luyện đọc đoạn trước lớp:
+ Yêu cầu 4 hs đọc nối tiếp nhau 3 đoạn( Đ2 cho 2 em đọc), GV nhắc hs nghỉ hơi rõ sau các dấu câu, cụm từ thể hiện đúng cách nói của người dân tộc.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ: bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, người Thượng
(+) Luyện đọc đoạn theo nhóm
- Cho hs thi đọc giữa các nhóm
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Yêu cầu 1 em đọc đoạn 1 
- Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?
+ YC đọc thầm đoạn 2
- ở đại hội về anh Núp kể cho dân làng biết điều gì?
- Chi tiết nào cho thấy ĐH rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
+ Gọi 1 em đọc phần cuối Đ2
- Những chi tiết nào cho thấy dân làng Kông Hoa rất vui, rất tự hào về thành tích của mình?
 + YC đọc thầm 3 đoạn 
- ĐH tặng dân làng Kông Hoa những gì?
- Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao? 
4) Luyện đọc lại:
- Gv đọc diễn cảm Đ3
- HD hs đọc dc đoạn 3( giọng chậm rãi, trang trọng, cảm động)
- Gọi vài hs thi đọc Đ3.
- 3 hs nối tiếp thi đọc cả bài.
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh theo dõi.
- Hs qsát tranh 
- Hs đọc nối tiếp từng câu (2 lượt).
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn ( 2 lượt).
- hs luyện đọc theo nhóm 4( Đ2 cho 2 em đọc)
- lớp đọc thầm theo
- đi dự ĐH thi đua
- Đất nước mình rất mạnh. mọi người đoàn kết đánh giặc
- Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoacông kênh đi khắp nhà.
- Lũ làng rất vui, đứng hết dậy nói: Đúng đấy! đúng đấy!
- ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, 1 cây cờ có thêu chữ, 1 huân chương cho Núp.
- Rửa tay thật sạch.cầm lên từng thứ coi đi coi lại đến nửa đêm.
- Hs luyện đọc Đ3 theo nhóm 4.
* Kể chuyện :
1- GV nêu nhiệm vụ:
2- Hướng dẫn hs kể chuyện .
- Gọi 1 em kể mẫu đoạn 1
- Từng nhóm hs tập kể mỗi em kể 1 đoạn câu chuyện
- Cho hs thi kể trước lớp.
5) Củng cố - dặn dò:câu chuyện ca ngợi điều gì?
- Từng nhóm hs luyện kể .
- Hs thi kể...
- ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.
_____________________________________________ 
Chiều Đạo đức
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường ( tiết2).
Mục tiêu:- HS hiểu thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường .
- Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến mình.
- GD hs phải yêu quý các bạn tích cực tham gia việc lớp, việc trường .
II-Tài liệu- phương tiện: VBT 
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động1: Xử lý tình huống( BT 4)
+) Mục tiêu:HS biết thể hiện tính tích cực tham gia việc lớp, việc trường . 
+) Cách tiến hành :- YC mỗi nhóm thảo luận xử lý 1 tình huống.
 - Đại diện nhóm lên trình bày cách ứng xử có thể bằng lời có thể đóng vai.
- Gọi nhóm khác NX, bổ sung.
- KL:a, Em nên Tuấn đừng từ chối.
b, Em nên xung phong giúp các bạn học.
c,
* Hoạt động 2 : Đăng ký tham gia làm việc lớp, việc trường( BT 5)
+) Mục tiêu:-Tạo cơ hội cho hs thể hiện sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
+) Cách tiến hành :- GV yc hs ghi ra giấy những việc lớp, trường mà em có khả năng tham gia và mong muốn tham gia 
- Gọi 1 số em lên đọc phiếu của mình.
- Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn ?
- Cam kết thực hiện tốt các công việc được giao.
- Gv kết luận: Việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi hs
Hoạt động 4: củng cố: cần tích cực tham gia việc lớp, việc trường 
_________________________________________
 Tiếng Việt ( T )
 Luyện đọc, luyện viết : Người con của Tây Nguyên.
I-Mục tiêu: - Củng cố về cách đọc câu chuyện : Người con của TN.
- Luyện viết đoạn 3 của bài. Rèn kn viết đúng mẫu, cỡ chữ.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
A- KTBC : - Em hãy đọc 1 đoạn trong bài : Người con của TN.
- GV nx, cho điểm .
B - Bài mới : 
1) GTB:
2) Luyện đọc : 
- Gv chia lớp làm 2 ĐT : Giỏi - Khá ; TB –Yếu
- Nêu yc luyện đọc đối với 2 đối tượng: 
+ TB -Y : luyện đọc đúng 
+ K- G : luyện đọc diễn cảm .
 Đọc giọng kể chậm rãi. Lời anh Núp nói với lũ làng: mộc mạc, tự hào.Đoạn cuối đọc với giọng trang trọng , cảm động.
- HS luyện đọc theo nhóm 2.
- Gọi 1 số thi em đọc trước lớp.
- GV theo dõi nhận xét .
3) Nghe viết đoạn 3: - GV đọc đoạn 3
- Trong bài viết có chữ nào cần viết hoa?( chữ đầu câu, tên riêng)
- HD viết chữ khó: Bok Hồ, lũ làng, nửa đêm.
- HS luyện viết chữ khó vào bảng con.
- Đọc baì cho hs viết vào vở.
- Chấm 1 số bài.
C, Củng cố- dặn dò: Luyện đọc đúng, đọc hay.
_____________________________________
Tự học
Hoàn thành bài tập trong tuần
I- Mục tiêu: - hs tự hoàn thành các bài tập trong VBT toán trang 70
- - Tự hoàn thành bài viết chữ I trong vở tập viết. 
 - GD ý thức tự giác làm bài
II- Hoạt động học:
- YC hs hoàn thành bài viết chữ I trong vở tập viết.
- YC hs TB, Y hoàn thành bài 1, 2, 5 VBT toán trang 70
- YC hs k, G hoàn thành bài tập 1, 2, 3, 5 VBT trang 70
- GV theo dõi giúp đỡ hs làm bài tập.
- HS KG viết chữ nghiêng
 ĐS B2: 1/5
 B3:35 ô tô
____________________________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Thi giải toán
I-Mục tiêu: - HS thi theo nhóm giải các bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- Biết chọn cách giải nhanh.
- GD ý thức học hỏi bạn bè, tinh thần đoàn kết.
II- Đồ dùng dạy- học: 
 II- Các hoạt động- dạy học:
1, ổn định tổ chức
2, Nêu yc tiết học
3, Tổ chức cho hs thi giải toán
.
* HĐ3: củng cố- dặn dò:- NX giờ học.
Sáng
Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2006
Thể dục
GV chuyên
_______________________________________
Toán
Bảng nhân 9
I.Mục tiêu: - HS tự lập và học thuộc bảng nhân 9
Củng cố ý nghĩa phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân
- Rèn kỹ năng làm đúng các phép nhân với 9
II- Đồ dùng dạy- học: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn
III- Các hoạt động dạy – học :
* Hoạt động 1: Lập bảng nhân 9
- 9 chấm tròn được lấy 1 lần bằng mấy chấm tròn?
- GV nêu: 9được lấy 1 lần ta viết 9 x 1 = 9
- 9 chấm tròn được lấy 2 lần bằng mấy chấm tròn?
- GV nêu: 9 được lấy 2 lần ta viết 9 x 2= 18
- 9 chấm tròn được lấy 3 lần bằng mấy chấm tròn?
- 9 lấy 3 lần được viết thành phép nhân ntn?- 1 em lên viết
- Gọi vài hs nêu lại 3 công thức 9x1; 9x2; 9x3
- NX: tích thứ 2( 18) bằng tích thứ nhất cộng thêm mấy?
 tích thứ 3( 27) bằng tích thứ 2 cộng thêm mấy?
=> Vậy mỗi tích liên tiếp sau sẽ bằng tích liền trước cộng thêm mấy?
- Dựa vào đó các em hãy lập tiếp bảng nhân 9
 9x4=9x3+9=27+9= 36
 9x5= 9x4+9= 36+9= 45
* Hoạt động2: Luyện đọc thuộc bảng nhân 9 
* Hoạt động3 : luyện tập
+) Bài 1: gọi hs nêu yc
- yc nhẩm và nêu kết quả 
+) Bài 2: tính
- GV ghi các phép tính lên bảng
- YC nêu cách tính và tính kết quả.
+) Bài 3:Gọi hs nêu yc
BT cho biết gì? hỏi gì?
 Muốn biết 3 tổ có bn bạn ta ltn?
+) Bài 3: Đếm thêm 9 và viết số thích hợp vào ô trống
- yc hs lên bảng điền
- Em có Nhận xét gì về đặc điểm của dãy số này?
*Hoạt động 4 Củng cố – dặn dò:
- gọi đọc bảng nhân 9
- 9 chấm tròn
- 18 chấm tròn
- 27 chấm tròn
- 9x3=27
- cộng 9
- cộng 9
 -9
- hs tự lập
- lần lượt từng em lên bảng viết phép nhân
- hs đọc thuộc.
- HS nêu
- tính vào vở.
- lấy 9 x 3 = 27. Giải vào vở
- hs đếm
- số sau hơn số trước là 9
___________________________________________
 Chính tả( nghe viết)
Đêm trăng trên Hồ Tây
 I- Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác , trình bày đúng bài “Đêm trăng trên Hồ Tây”.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, Làm đúng các bài tập chính tả .
- Gd học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II- Đồ dùng dạy- học : Bảng phụ 
III- Các hoạt động dạy- học :
A-KTBC:- GV đọc cho HS viết bảng 1 số từ : bắt đầu bằng ch, tr.
- Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới : 1- Gtb
2- Hướng dẫn nghe - viết : a) Chuẩn bị :
+ GV đọc bài chính tả- 
+Hỏi :Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp ntn?
- Trong bài có những chữ nào được viết hoa?
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó:toả sáng, gió đông nam, lơ thơ, nở muộn.
- Yêu cầu hs tập viết chữ khó vào bảng con.
b) GV đọc bài cho HS viết bài
c) Chấm 1 số bài , nhận xét. 
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+ BT2: treo bảng phụ: Điền vào chỗ trống
- Gọi 1 em lên điền
- Gvnhận xét .
+ Bài 3a: Viết lời giải câu đố
- Gọi 1 em đọc lời đố.
- YC lớp viết lời giải đố vào bảng con.
- NX chốt lời giải đúng.
- Dặn HS về nhà luyện viết chữ khó 
- 2 HS viết bảng lớp .
- Lớp viết bảng con.
- 1HS đọc lại, lớp theo dõi SGK..
- Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn, gió
- chữ đầu câu
- viết bảng con.
- HS viết bài, soát lỗi bằng chì.
- Điền vào VBT
khúc khuỷu, khẳng khiu, khuỷu tay.
- 
- Con ruồi, quả dừa, cái giếng
_____________________________________
Thủ công
Cắt dán chữ H, U( tiết 1).
I- Mục tiêu :- HS biết kẻ , cắt dán chữ H, U.
- Kẻ , cắt dán được chữ H, U đúng qui trình kĩ thuật.
- Hs hứng thú với giờ học cắt dán chữ.
II- Đồ dùng dạy- học : 
- Chữ mẫu đã dán và chưa dán .- Tranh qui trình 
- Giấy màu, thước kẻ, kéo, hồ
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu : 
*HĐ1:GV hướng dẫn quan sát nhận xét
- Cho hs quan sát mẫu chữ đã cắt. 
+ Chữ H cao mấy ô? rộng mấy ô? ( cao 5 ô, rộng 3 ô)
+ Chữ U cao mấy ô? rộng mấy ô?( cao 5 ô, rộng 3 ô)
+Nét chữ rộng mấy ô? ( 1 ô)
+ Nếu cô gấp đôi chữ H, U theo chiều dọc thì em có NX gì?( 2 nửa trùng khít nhau)
* HĐ2: HD cách cắt dán 
- Cho quan sát qui trình kẻ, cát, dán
- Gv vừa làm vừa hd- hs quan sát cô làm
+Bước 1: Kẻ chữ H, U
+Bước 2 : Cắt chữ.
+Bước 3: Dán chữ
GV nhắc hs qui trình dán
.Kẻ 1 đường chuẩn xếp chữ cho cân đối trên đường đó.
. Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán vào vị trí qui định
- Gọi hs nhắc lại các bước cắt dán chữ H, U .
- Cho 1 em lên thao tác lại kẻ cắt chữ H
1 em kẻ cắt chữ U - lớp quan sát
* HĐ 3 : Thực hành
- GV tổ chức cho HS thực hành kẻ, cắt chữ H, U bằng giấy nháp ( chữ U không yêu cầu hs phải cắt lượn như mẫu)
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh yếu.
*HĐ4: Củng cố- dặn dò :
- Nhắc lại các bước cắt, dán chữ H, U 
- Trong thực tế , em thấy người ta cắt chữ để làm gì? ( trang trí khẩu hiệu, biển q cáo)
- Dặn dò Hs chuẩn bị cho giờ sau : kéo, giấy thủ công, hồ , thước, chì.
__________________________________
Sáng
Thứ năm ngày 30 tháng 11 năm 2006
Toán
Luyện tập
I) Mục tiêu : - Củng cố vận dụng bảng nhân 9 để làm tính và giải toán
-Rèn kĩ thực hiện đúng phép nhân có thừa số 9
 II) Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi bài tập 4( 2 dòng cuối), phấn màu
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
* Hoạt động 1: KTBC
- Gọi hs đọc bảng nhân 9
* Hoạt động2 : luyện tập
+) Bài 1:tính nhẩm
a, - GV chép các phép tính lên bảng
- YC hs tính nhẩm và ghi kq ra bảng con.
- Để tìm được kết quả em dựa vào bảng nhân mấy?
b, 2 x 9 9 x 2
- YC nêu kết quả.
- So sánh 2 kết quả?
- Em rút ra NX gì? 
+) Bài 2: Tính 
 a, 9 x 3 + 9 9 x 4 + 9
- Nêu thứ tự thực hiện?
- yc làm bảng con
b, HD Tương tự
+) Bài 3: gọi hs nêu
- BT cho biết gì? hỏi gì?
- Muốn biết xem công ti có bn ô tô ta cần biết gì?
- tính số ô tô của 3 đội còn lại bằng cách nào?
- YC hs giải vào vở
+) Bài 4: treo 2 bảng phụ.
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi: Điền nhanh, điền đúng( chỉ điền phép nhân 8 và 9)
 Mỗi đội cử 5 em, mỗi em điền 2 ô trống ở dòng nhân 8
Mỗi đội cử 5 em khác , mỗi em điền 2 ô trống ở dòng nhân 9
*Hoạt động 4 Củng cố – dặn dò: Đọc thuộc bảng nhân 9
 - 2 em đọc- lớp theo dõi.
- hs làm bảng con
- Dựa vào bảng nhân 9
- Đều bằng 18.
- Khi đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
- Tính ra nháp.
- Nhân trước cộng sau.
- hs tự tóm tắt.
- số ô tô của 3 đội còn lại.
- lấy 9 x 3 = 27( ô tô)
- ĐS :36 ô tô
- chơi trò chơi.
_________________________________________
 Tập Đọc
 Cửa Tùng
I- Mục tiêu : -H/s đọc đúng : lịch sử, luỹ tre, xanh lơ, chiếc lược.
- Hiểu 1 số từ ngữ trong bài: Bến Hải, Hiền Lương , đồi mồi, bạch kim
.- Ca ngợi vẻ đẹp vẻ đẹp diệu kỳ của cửa Tùng.
II- Đồ dùng dạy- học : Tranh minh hoạ ( SGK ) 
 III- Các hoạt động dạy- học : 
A- KTBC
-Y/c h/s đọc 1 đoạn trong bài : Người con của Tây Nguyên.
- Hỏi : câu 3( sgk)
- GV nhận xét, cho điểm .
B- Bài mới : 
1- GTB : 
2- Luyện đọc : 
a) GV đọc diễn cảm toàn bài 
- cho hs quan sát tranh( sgk)
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc và giải nghĩa từ :
+) Đọc từng câu :
- GV cho hs đọc nối tiếp từng câu. 
- GV sửa lỗi phát âm cho HS .
+) Đọc từng đoạn trước lớp : 
-cho hs đọc nối tiếp 3 đoạn
- Hỏi nghĩa từ: Bến Hải, Hiền Lương , đồi mồi, bạch kim 
+) Luyện đọc trong nhóm : 
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4 ( Đ2 cho 2 em đọc) 
- Tổ chức cho HS thi đọc .
3- Tìm hiểu bài : 
- 1 h/s đọc Đ1, 2
- Cửa Tùng ở đâu?
- Cảnh 2 bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
- Gọi 1 em đọc lại Đ2
- Em hiểu thế nào là “ Bà chúa của bãi tắm”
- YC đọc thầm đọc 3 và tìm nét đặc sắc của sắc màu nước biển ở Cửa Tùng?
- Người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với gì?
4- Luyện đọc lại : 
- GV đọc dc đoạn 2
- HD đọc
- Gọi 2 em thi đọc Đ2
- 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn.
- 1 em đọc cả bài.
5- Củng cố dặn dò : Bài văn tả cảnh gì?
- 2 Hs đọc .
- Lớp nx . 
- HS theo dõi . 
- HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu( 2 lượt) .
- Hs nối tiếp đọc 3 đoạn .
- Hs đọc theo nhóm đôi .
- Lớp đọc thầm theo.
- Nơi dòng sông Bến Hải gặp biển.
- Thôn xóm mướt màu xanh của luỹ tre làng, những rạng phi lao
- Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm.
- Thay đổi 3 lần trong 1 ngày.
- Chiếc lược đồi mồi.
- HS đọc .
- NX bình chọn bạn đọc hay
- Vẻ đẹp diệu kỳ ở Cửa Tùng.
______________________________________________
 Luyên từ và câu
 Từ địa phương. Dấu chấm hỏi, chấm than
I-Mục tiêu : - Nhận biết và sử dụng 1 số từ thường dùng ở cả 3 miền qua BT phân loại từ và tìm từ cùng nghĩa.
- LT sử dụng dấu chấm hỏi, chấm than.
- Rèn kỹ năng sử dụng đúng dấu câu. 
II- Đồ dùng dạy- học : - Bảng phụ chép BT 2,3
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu : 
A- KTBC - gọi 2 em làm miệng B1, 3 tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm .
B - Bài mới :1- GTB
2-Hướng dẫn làm bài tập :
 a)BT1:- Gọi 1 HS đọc yêu cầu- GV nhắc lại yc
 - YC thảo luận nhóm 2 và làm bài vào VBT
- Gọi 2 em lên bảng điền.
- Gv nhận xét, chốt kq đúng
- Qua BT này cta thấy từ ngữ trong TV rất phong phú cùng 1 sự vật đối tượng mà mỗi miền có cách gọi khác nhau. 
b) BT2: treo bảng phụ - Gv gọi hs nêu yêu cầu 
- YC hs đọc đoạn thơ và các từ trong ngoặc đơn.
- YC tìm từ cùng nghĩa với các từ in đậm
- Gọi 1 em đọc đoạn thơ đã thay thế bằng các từ cùng nghĩa( từ địa phương)
c) BT 3: treo bảng phụ.
- YC hs điền dấu câu và chỗ trống .
- Gọi 1 em lên điền.
- Chữa bài.
3- Củng cố, D dò: nhắc lại nội dung bài.
- 2 HS làm, lớp theo dõi .
- 1 em đọc, lớp đọc thầm theo
- hs làm vào VBT
- MB: gọi là bố me.
- MN: gọi là ba má..
- 1 em nêu
- Đọc đoạn thơ
- HS tìm và ghi vào VBT
- HS đọc 
- Đọc thầm
- Điền vào VBT
- NX
.
_____________________________________________
. Tự nhiên và xã hội 
Không chơi các trò chơi nguy hiểm
I- Mục tiêu: - Nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm
- Sử dụng thời gian nghỉ ngơi sao cho vui khoẻ.
- GD hs cầc biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm ở truờng.
II- Đồ dùng dạy- học: hình trong sgk trang 50, 51
III- Hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
+) Mục tiêu: Biết sử dụng thời gian ở trường sao cho vui, khoẻ, an toàn.Nhận biết trò chơi dễ gây nguy hiểm.
+) Cách tiến hành:
GV yc các cặp qs hình trang 50, 51 trả lời:
+ Tranh vẽ gì?
+ Chỉ và nói tên những trò chơi dễ gây nguy hiểm?
+ Điều gì có thể xảy ra nếu chơi trò chơi đó?
+ Bạn khuyên các bạn trong tranh NTN?
- GV nx bổ sung hoàn thiện câu tra lời cho hs
- KL
- các cặp thảo luận: 1 em hỏi 1 em trả lời và ngược lại.
- 1 số cặp lên trình bày trước lớp.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4
+) Mục tiêu : Biết lựa chọn và chơi các trò chơi để đề phòng nguy hiểm.
+) Cách tiến hành : - Cho hs thảo luận theo 2 câu hỏi sau:
- Kể tên các trò chơi mình thường chơi?
- Các trò chơi đó có lợi hay có hại?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV cùng hs phân tích các trò chơi của các nhóm.
- GV KL
- Nhảy dây, bắn bi, bắn súng cao su
- Bắn súng cao su có hại vì dễ bắn vào đầu người khác
* HĐ 4: Củng cố- dặn dò : Khi giải lao giữa giờ cần chơi các trò chơi sao cho vui vẻ, an toàn.
__________________________________
Chiều Ngoại ngữ
 GV chuyên dạy
_______________________________________
Toán(t)
Luyện tập : Bảng nhân 9
I-Mục tiêu : - Củng cố, luyện tập về bảng nhân 9
- Rèn kỹ năng làm đúng tính nhân .
- GD ý thức tự giác làm bài.
II-Đồ dùng dạy- học :VBTT
III-Các hoạt động dạy- học:
*HĐ1:KTBC: - YC hs đọc thuộc bảng nhân 9.
-Nhận xét, cho điểm.
* HĐ2: Thực hành luyện tập :
+) Bài 1( trang 72 - VBTT)
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi: điền nhanh, điền đúng
Mỗi đội cử 4 bạn lên thi
. +) Bài 2( VBTT trang 72 )
- Gọi hs nêu yc: tính
- YC giải vào VBT
- Gv gọi 1 số hs lên chữa bài.
- Nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong BT?
+) Bài 3 trang 72
- YC hs nêu cách giải và giải vào VBT
+) Bài 4( HSKG) Tìm x
a, X : 9 = 73 ( dư 8) b, 900 : x = 48 : 8
- YC nêu cách giải và giải vào vở.
*HĐ3: Củng cố- dặn dò : học thuộc bảng nhân 9
- 1 H/s đọc.
- Lớp theo dõi.
- Lớp cổ vũ động viên.
- Làm vào vở BT
- nhân chia trước, cộng trừ sau
- Giải vào vở BT. Đs: 35 bạn
- Giải vào vở
 ĐS: a, 525 b, 155
 ________________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Phát động thi đua chào mừng 22/ 12
I- Mục tiêu: - HS hưởng ứng tích cực đợt thi đua cm 22- 12
- Hát múa , đọc thơ về chủ đề Ngày 22- 12.
- Gd lòng biết ơn các anh hùng ls, chú bộ đội.
II- Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: Gv nêu nội dung, yêu cầu tiết học.
*Hoạt động 2: Phát động thi đua cm 22 – 12: Thi đua dạy tốt học tốt, rèn luyện theo gương anh bộ đội Cụ Hồ.
- Mỗi bạn giành 20 điểm tốt.
- Thực hiện tốt các nề nếp sinh hoạt ngoại khoá.
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn.
- Tập các ĐT ĐHĐN để chuẩn bị cho 22 - 12
- Tập văn nghệ chào mừng 22 - 12
- Em hãy nêu những bài hát, bài thơ có nội dung về anh bộ đội mà em biết. 
- Trong số những bài hát, bài thơ đó em thuộc những bài nào?
- Cho hs luyện các bài hát đó theo nhóm
=> gd về lòng biết ơn các TBLS 
- Nhắc hs thực hiện tốt phong trào thi đua cm ngày 22 -12
_____________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 1 tháng 12 năm 2006
âm nhạc
(GV chuyên)
______________________________________________
Toán
Gam
I-Mục tiêu: - Nhận biết về gam ký hiệu của gam . Quan hệ giữa gam và kg
- Biết đọc kq khi cân. Thực hiện các phép tính về ĐV đo .
- Vận dụng vào thực tế có liên quan
II- Đồ dùng dạy- học: cân, quả cân
III- Các hoạt động dạy – học :
* Hoạt động 1: KTBC.
- Nêu tên đơn vị đo khối lượng đã học?
* Hoạt động2 : GThiệu gam
- GV giới thiệu :
+ Gam là 1 đơn vị đo khối lượng. Viết tắt là: g
 1000 g = 1kg
- Cho hs quan sát các quả cân: 10 g, 500 g, 100 g
* HĐ 3: thực hành
+) Bài 1: gọi hs nêu yc
- YC quan sát hình trang 65 trả lời:
+ Hộp đường cân nặng bn gam?
+ 3 quả táo cân nặng bn gam?

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_13_ban_2_cot.doc
Giáo án liên quan